BÀI TẬP TÌM HIỂU VỀ RAM-BỘ NHỚ TRU CẬP NGẪU NHIÊN Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Nguyễn Hoàng Anh (MSV: 1000321) – Biên tập, I. Khái niệm về bộ nhớ. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – II. Tổng quan về bộ nhớ RAM Nguyễn Thị Giang – III. Phân loại bộ nhớ RAM Nguyễn Thị Lợi - III. Phân loại bộ nhớ RAM Nguyễn Tuấn Thành – IV. Cách chọn RAM cho máy tính I. Khái niệm về bộ nhớ: • Bộ nhớ là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy tính, không có bộ nhớ thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai loại bộ nhớ hay dùng nhất là RAM và ROM. • RAM (Random Access Memory) – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Bộ nhớ này lưu trữ các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý CPU, RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xóa khi mất điện. • ROM (Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc): Đây là bộ nhớ cố định, dữ liệu không bị xóa khi mất điện, bộ nhớ này dùng để nạp các chương trình BIOS (Basic Input Output System – Chương trình vào ra cơ sở)- đây là chương trình phục vụ cho quá trình khởi động máy tính và chương trình quản lý cấu hình của máy. II. Tổng quan về bộ nhớ RAM: 1. Khái niệm: RAM ( Random Access Memory) là một loại bộ nhớ chính của máy tính, được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện các thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ỗ nhớ của RAM đều có một đia chỉ, thông thường mỗi ô nhớ là 1 byte (8 bit), tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc hay ra ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 bit). RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (chẳng hạn như các băng từ, đĩa) mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuàn tự để truy cập dữ liệu. Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory). RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage). Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp. Hình 1: Một số loại RAM 2, Ý nghĩa của RAM: • Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM. • Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM. • Khi ta chạu một ứng dụng thì công cụ của ứng dụng ấy cũng được nạp lên RAM. Tóm lại, khi chạy bất kì một ứng dụng nào thì công cụ của chương trình đó đều được nạp lên RAM trước khi có thể sử dụng được chúng. • Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng trống của RAM phải còn khoảng 30 % trở lên, nếu ta sử dụng hết khoảng trống của RAM thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị treo. 3. Dung lượng của bộ nhớ RAM: • Dung lượng bộ nhớ RAM được tính bằng MB (Mega Byte) dung lượng RAM càng lớn thì càng chứa được nhiều dữ liệu và cho phép ta chạy được càng nhiều chương trình cùng lúc. • Dung lượng bộ nhớ nhiều hay ít không phụ thuộc vào Mainboard và CPU mà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. 4. Tốc độ của bộ nhớ RAM (RAM BUS) • Tốc độ bộ nhớ RAM là tốc độ truy cập dữ liệu vào RAM. • Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo Mainboard có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử dụng. III. Phân loại bộ nhớ RAM: 1. Dựa trên công nghệ sản xuất RAM: • SDRAM (Synchonous Dynamic RAM – RAM động theo lịp tốc độ của hệ thống). SD RAM được sử dụng trong các hệ thống máy Pentium 2 và Pentium 3. Hình 2: SDRAM sử dụng trong hệ thống máy Pentium 2 và Pentium 3 Hình 3: Khe cắm SDRAM trên mainboard được chia làm 3 múi • DDRAM (Double Dât Rate SD RAM – SDRAM có tốc độ dữ liệu nhân đôi) Hình 4: DDRAM sử dụng trong các máy Pentium 4 Hình 5: Khe cắm DDRAM trên Mainboard. • DDRAM2: Đây là thanh DDR có tốc độ nhân 2 – hỗ trợ cho các CPU đời mới nhất có tốc độ BUS > 800MHz. 2. Dựa trên kiểu dáng module nhớ: Việc gắn vi mạch nhớ lên mainboard trong máy tính thế hệ XT thật sự là quá bất tiện bởi nó chiếm khá nhiều bề mặt mainboard, khó thay thế và giá thành khá đắt. Từ thế hệ AT, các nhà sản xuất đã đưa ra thiết kế mới bằng cách tổ chức các vi mạch nhớ trên một bản mạch in nhỏ, gọn, có chân cắm lên khe cắm(slot) trên mainboard. Bản mạch in này còn gọi là thanh RAM hay module nhớ. Các kiểu dáng của thanh RAM và khe cắm RAM đã được chuẩn hoá theo thừa số định dạng (Form Factor) về kích thước, số chân và cách bố trí tín hiệu trên các chân. Sự tiêu chuẩn hoá này mà thanh RAM có thể lắp được vào hầu hết các máy tính của các hãng khác nhau. Có ba kiểu module RAM : SIMM, DIMM, RIMM. • SIMM (Single In-Line Memory Module): SIMM là module nhớ một hàng chân (hình 3.18a). Có 2 loại 30 chân và 72 chân: - SIMM 30 chân: hỗ trợ 8bit dữ liệu, dung lượng trên mỗi module là 256KB, 512 KB, 1MB, 2MB và tối đa là 4MB. Được thiết kế theo kiến trúc FPM. - SIMM 72 chân: hỗ trợ 32 bit dữ liệu, dung lượng trên mỗi module là 1MB, 4MB, 8MB, 16MB và tối đa là 32MB. được thiết kế theo kiến trúc EDO. Hình 6: SIMM 72 chân • DIMM (Dual-Line Memory Module): DIMM là module nhớ hai hàng chân, nó xuất hiện cùng sự ra đời của bộ vi xử lý Pentium, Pentium Pro và đã thay thế hoàn toàn SIMM như một thiết bị mở rộng bộ nhớ. DIMM có nhiều loại: - DIMM 168 chân, mỗi mặt có 84 chân, hỗ trợ 64 bit dữ liệu, dung lượng có thể là 32 MB, 64 MB, 128 MB, 256 MB, 512 MB và lớn nhất là 1GB. Vi mạch nhớ được sản xuất theo công nghệ SDRAM. - DIMM 184 chân, mỗi mặt 92 chân, hỗ trợ 64 bit, dung lượng rừ 128 MB đến 2 GB. Vi mạch nhớ được sản xuất theo công nghệ ĐR SDRAM. Hình 7: DIMM 164 Hình 8: DIMM 184 • RIMM (RAMbus Inline Memory Module): RIMM là tên thương hiệu của bộ nhớ Direct Rambus memory module.RIMM trông giống như DIMM , nhưng có 184 hoặc 232 chân. Dung lượng có thể là 128 MB, 256 MB, 512 MB. RIMM truyền dữ liệu 16 bit nối tiếp mà không truyền 64 bit song song như DIMM, nhưng tốc đọ truy nhập và tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, do đó cần phải có phiến tỏa nhiệt bọc ngoài vỏ để bảo vệ chip không bị quá nóng. Công nghệ sản xuất RIMM là DDR SDRAM. IV. Cách chọn RAM cho máy tính: 1. Nguyên tắc chọn RAM Trước khi chọn RAM, bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng. Từ đó, căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard mà bạn chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được. Ngược lại, bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết; hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần hỏi “với mainboard và CPU đã chọn thì dùng loại RAM có bus bao nhiêu là phù hợp nhất?”. Còn nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức: Lấy bus CPU chia 4, tất cả đem nhân với 2 (hay nói cách khác, lấy bus CPU chia 2). Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích vớimainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: (800/4)*2 =200*2 = 400 MHz. Khi đó, bạn chọn loại RAM (DR1, DR2, DR3) tương thích với mainboard và đồng thời có tốc độ bus phải từ 400 MHz. Nếu loại RAM bus 400 MHz không còn hàng, bạn có thể chọn loại RAM có bus cao hơn nhưng không được vượt quá giá trị bus RAM tối đa mà mainboard quy định. Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, tất nhiên là tính ổn định của nó sẽ không cao, đôi khi còn phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng và nhãn hiệu được chọn. Muốn ổn định hơn, bạn chọn loại RAM trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston , bù lại bạn sẽ tốn thêm từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn. Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp. Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán. Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn. Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ, tức là dùng được cho nhiều loại mainboard. Gần đây, một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ. 2. RAM cao cấp và khả năng đáp ứng Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm. Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent. Điển hình, loại RAM DDR2 dung lượng 1 GB (bus 800 MHz), Corsair được bán với giá gần 2,2 triệu đồng, Super Talent là 729.000 đồng (bằng với Kingmax); riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi. Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được! Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin, bạn phải mua 2, hoặc 4, hoặc 6 thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy tính, lúc đó máy tính mới hoạt động. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel). Cho dù bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. . TẬP TÌM HIỂU VỀ RAM-BỘ NHỚ TRU CẬP NGẪU NHIÊN Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Nguyễn Hoàng Anh (MSV: 1000321) – Biên tập, I. Khái niệm về bộ nhớ. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – II. Tổng quan về bộ nhớ. không có bộ nhớ thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai loại bộ nhớ hay dùng nhất là RAM và ROM. • RAM (Random Access Memory) – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) : Bộ nhớ này lưu. cấu hình của máy. II. Tổng quan về bộ nhớ RAM: 1. Khái niệm: RAM ( Random Access Memory) là một loại bộ nhớ chính của máy tính, được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian