1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De KT 45'' (Co ma tran moi)

6 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA : 45 phút (HỌC KÌ I) LỚP 9 1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA a) Về kiến thức : Trình bày được sự ra đời và phát triển của ASEAN từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10” (các nước thành viên). Trình bày sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Mĩ. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Chứng minh vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật : máy tính điện tử ; vật liệu mới ; “cách mạng xanh” ; chinh phục vũ trụ Đánh giá ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật : những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và hạn chế của việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. b) Về kĩ năng : Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện. c) Về thái độ : kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử… 2.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận 3. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Giải thích sự phát triển của tổ chức ASEAN từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu :1/2 Số điểm : 1,5 Số câu :1/2 Số điểm : 1,5 Số câu Số điểm Số câu: 1 3 điểm= 30% 2. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay Phân tích sự phát triển kinh tế và khoa học  kĩ thuật của Mĩ. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu: 2/3 Số điểm: 2 Số câu: 1/3 Số điểm: 1 Số câu : 1 3 điểm= 30 % 3. Cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay Trình bày những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học  kĩ thuật : máy tính điện tử ; vật liệu mới ; “cách Đánh giá ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật : những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và hạn chế của mạng xanh” ; chinh phục vũ trụ việc áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3/4 Số điểm: 3 Số câu Số điểm Số câu: 1/4 Số điểm: 1 Số câu 4 điểm=40 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/2+3/4 Số điểm: 4,5 45 % Số câu: 1/2 +2/3 Số điểm:3,5 35% Số câu:1/3+1/4 Số điểm:2 20% Số câu: 3 Số điểm :10 100% *ĐỀ BÀI : Câu 1 (3 điểm) Hãy cho biết sự ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển từ “ASEAN 6” đến “ASEAN 10”? Câu 2 (3 điểm) Kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 phát triển như thế nào? Theo em trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ thì nguyên nhân nào quan trọng nhất? Tại sao? Câu 3 (4 điểm) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì diệu như thế nào? Hãy phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người. 4.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: Câu 1 (3 điểm) Hãy cho biết sự ra đời, mục tiêu và quá trình phát triển từ “ASEAN 6” đến “ASEAN 10”? - Sự ra đời : (1 điểm) Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Ngày 8 − 8 − 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. - Mục tiêu : (0,5 điểm) "Tuyên bố Băng Cốc" (8 − 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10" : 1, 5 điểm) Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi "vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của Hiệp hội. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mi-an-ma - năm 1997, Cam-pu-chia - năm 1999. Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ, Câu 2 (3 điểm) Kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 phát triển như thế nào? Theo em trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ thì nguyên nhân nào quan trọng nhất? Tại sao? - Sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: (1 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. - Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển : (1 điểm) Mĩ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao. Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí cho các nước tham chiến. Mĩ đã áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế. Kinh tế Mĩ tập trung sản xuất và tư bản cao. Có sự điều tiết của nhà nước. - Nguyên nhân quan trọng nhất để kinh tế Mĩ phát triển: (1 điểm) Tùy HS lựa chọn, những phải lý giải được tại sao chọn nguyên nhân đó. Câu 3 (4 điểm) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì diệu như thế nào? Hãy phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người. - Những thành tựu : (2 điểm) Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán, lí, hoá, sinh, nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien người,… Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có những phát minh lớn: Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động Đã tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời…. Đã sáng chế ra những vật liệu mới như pôlime… Công nghệ sinh học có những đột phá giúp con người thực hiện thành công cuộc Cách mạng xanh khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm… Đạt được những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thành tựu chinh phục vũ trụ…. - Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ: (1 điểm) Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nội dung sau: + Tích cực : (0,5) Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người. Tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu. + Hạn chế : (0,5) cách mạng khoa học - công nghệ cung có những mặt hạn chế như tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất dần nóng lên, các bệnh dịch mới xuất hiện và rất nguy hiểm, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn . Mĩ. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Chứng minh vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Biết được những thành tựu. của Mĩ. Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số. nào quan trọng nhất? Tại sao? - Sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: (1 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh

Ngày đăng: 06/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w