1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tảo lục (Chlorophycophyta)

11 1.4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tảo lục (Chlorophycophyta)  1. Phân bố và đời sống: Là ngành lớn nhất. Hiện nay có khoảng 20000 loài. Phân bố rộng rãi khắp mọi nơi có ánh sáng, chủ yếu ở nước ngọt, một số trong nước mặn, trên thân cây hoặc bờ tường đất ẩm có vách, đá ẩm… ngoài ra, còn gặp các dạng kí sinh và cộng sinh. 2. Tổ chức cơ thể: Thể đơn bào, tập đoàn hay đa bào hình sợi đơn, phân nhánh hoặc hình bản mỏng, có khi cấu tạo cộng bào (tản hình ống thông trong chứa nhiều nhân). 3. Cấu tạo tế bào: Màng tế bào thường bằng xenluloz, pectin hóa nhày, một số ít dạng tế bào trần (màng bằng ngoại sinh chất). Thể màu có nhiều hình khác nhau: hình bản, hình giải xoắn, hình sao, hình hạt… chứa diệp lục a và b, carotin, xantophin trong đó diệp lục tố a và b chiếm ưu thế nên tản bao giờ cũng có màu lục. Một số như Chclorococcum và Spongiochloris trong quá trình sinh trưởng của tế bào có thể mất các diệp lục và phát triển các caroten thứ cấp. Sự biến đổi tương tự về sắc tố có thể xảy ra ở hợp tử và bào xác của những loài nhất định và trở thành đỏ. Một số ngoài sắc tố quang hợp còn chứa các sắc tố không bào đỏ thẩm, có thể là hỗn hợp sắt-tamin). Chất dự trữ là tinh bột tập trung quanh hạch tạo bột nằm trong thể màu, đôi khi chất dự trữ là những giọt dầu. Một số Tảo lục đơn bào hoặc tập đoàn có thể di động được ở trạng thái dinh dưỡng nhờ có roi còn các bào tử khác chỉ có bào tử hay giao tử mới có roi di động được. Roi của tế bào vận động ở Tảo lục thường là bằng nhau về độ dài và nhẵn. Một số trên dọc roi có lông mãnh (Chlamidomonas reinhardtii), một số bề mặt roi phủ các vảy nhỏ (Pyramymonas, Prasinocladus và Trichosarcina). Lông roi của tế bào di động ở tảo lục thường có 2 sợi, một số ít có 4 sợi, 8 sợi hay nhiều hơn. Cũng có khi chỉ có 1 sợi lông roi. Phần lớn tế bào tảo lục có 1 nhân. Một số ít có nhiều nhân (coenocytic) Tế bào Tảo lục còn chứa các nội bào quan khác giống sinh vật có nhân khác như Golgi, ty lạp thể, lưới nội chất. Nhiều loài tế bào chất lấp đầy tế bào (Chlamydomonas, Chlorococcum), một số khác có một không bào lớn chiếm phần lớn khoang tế bào. Nhũng té bào chuyển động chứa không bào co bóp làm nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu. 4. Sinh sản: Sinh sản sinh dưỡng bằng phân đôi tế bào (dạng đơn bào), bằng khúc tản (dạng sợi), phân cắt từng đoạn tảo. Hợp tử hình thành thường tiết ra màn bọc, sau một thời gian nghỉ, nảy mầm và phân chia giảm nhiễm cho ra tản mới. Chu trình sống có các kiểu: Không có giao thế hệ chỉ đơn bội (trừ hợp tử) hoặc chỉ lưỡng bội (trừ giao tử) và kiểu giao thế hệ đồng hình và giao thế hệ dị hình. Sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính (dị giao) Một số đại diện thường gặp:  Tảo lục đơn bào (Chlamodomonas)  Tập đoàn Volvox  Tảo(rong) tiểu cầu (Chlorella)  Tảo mắt lưới(Hydrodyction)  Tảo tóc (Ulorix)  Tảo thông tâm(Caulerpa)  Tảo xoắn(Spirogira)  Tảo lưỡi liềm(Closterium): 5. Ứng dụng: Hàng năm tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70-280 tỷ tấn chất hữu cơ. Trong các thủy vực nước ngọt tảo cung cấp ôxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cách tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Nhiều tảo biển còn khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod Nhiều tảo đơn bào được nuôi trồng công nghiệp để tạo ra những nguồn thức ăn cho ngành nuôi tôm hay thuốc bổ trợ giàu protein , vitamin và vi khoáng dùng cho người. Một số vi tảo được dùng để sản xuất carotenoid, astaxanthin, các acid béo không bão hòa Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi và nhiều loài đã được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm và các mục đích kinh tế khác. Các chi có nhiều ứng dụng thực tiễn là Chlorella,Scenedesmus Viên Tảo Lục có khả năng tăng cường sức đề kháng đối với các bệnh hiểm nghèo, ung thư, viêm gan mãn tính, đái tháo đường. Ở Việt Nam, có 2 dạng viên nén và viên nang: 6. Phân loại:  Bộ 1. VOLVOCALES  Bộ 2. TETRASPORALES  Bộ 3. CHLOROCOCCALES  Bộ 4. CHLOROSARCINALES  Bộ 5. CHLORELLALES  Bộ 6. ULOTRICHALES  Bộ 7. CHAETOPHORALES  Bộ 8. OEDOGONIALES  Bộ 9. ULVALES  Bộ 10. CLADOPHORALES  Bộ 11. ACROSIPHONIALES  Bộ 12. CAULERPALES  Bộ 13. SIPHONOCLADALES  Bộ 14. DASYCDALALES  Bộ 15. ZYGNEMATALES Bộ 1: VOLVOCALES  Tảo sống đơn độc hay tập đoàn.  Trừ họ Polyblepharidaceae và một số loài khác nữa còn đều có màng sinh chất.dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp.  Thể màu có nhiều hình dạng tùy loài, trên chúng ít nhất có một hạch tạo bột.  Tế bào có 1, 2,4 hoặc 8 roi, chủ yếu là dạng 2 roi, roi có cấu trúc điển hình gồm 9 sợi đôi ngoại biên và một đôi ở trung tâm, điểm mắt nằm trên thể màu.  Tế bào có một nhân. Không có không bào co trung tâm nhưng có một hay nhiều không bào co bóp (trừ loài sống ở nước mặn)  Sinh sản vô tính bằng cách phân chia nguyên nhiễm tế bào bố mẹ  Volvocaceae thì hình thành tập đoàn trưởng thành bằng cách phân đôi của tất cả (pandorina) hoặc một số (volvox) tế bào hình thành tập đoàn phôi. Gồm các họ tiêu biểu sau:  Họ 1: POLYBLEPHARIDACEAE  Chi Pendinomonas Korschikov : chỉ có 1 roi  Chi Dunaliella Teodoresco: sống ở hồ cực mặn  Chi Polyblepharides Dangeard : có 8 roi dính ở đầu trước.  Chi Pyrmimonas Schmarda: sống ở nước mặn, lợ và ngọt, có bốn roi  Họ 2: CHLAMYDOMONACEAE  Chi Chlamydomonas Ehrenb  Chi Carteria Diesing  Chi Chlorogonium  Chi Haematococus C.A .Agardh  Chi Polytoma Ehrenb  Họ 3: VOLVOCACEAE  Chi Gonium Mueller  Chi Pandorina Bory  Chi Eudorina elegans Ehrenb  Chi Volvox Linnaeus  Chi Stephanosphaera Cohn  Họ 4: SPONDYLOMORACEAE  Chi Pyrobotrys Arnoldi Bộ 2: TETRASPORALES  Tế bào giống Chlamydomonas không chuyễn động hay chỉ chuyễn động yếu trong khối nhầy, trừ pha sinh sản  Không vận động do roi vận động yêu, một số có roi giả không vận động  SSVT: phân mảnh ở các loài tập đoàn và hình thành động bào tử  SSHT: đẳng giao,hợp tử lưỡng bội Gồm các họ tiêu biểu sau:  Họ 1: PALMELLACEAE  Chi Gloeoccus Braun  Chi Palmella Lyngbye  Chi Gloeostis Naageli  Chi asterococcus Scherffel  Chi Hormotila Borzi  Họ 2: CHLORANGIACEAE  Chi Prasinocladus Kuckuck  Họ 3: TETRASPORACEAE  Chi Tetraspora Link  Chi Paulschu lzia Skuja  Chi Apiocystis Naegeli Bộ 3: CHLOROCOCCALES  Đơn bào hoặc tập đoàn, các tế bào liên hệ với nhau, không chuyễn động  Phân chia tế bào tạo động bào tử hoặc giao tử Gồm các họ sau đây:  Họ 1: CHOROCOCCACEAE  Chi Chlorococcum Meneghini  Chi Characium A.Braun  Họ 2: PROTOSIPHONACEAE  Chi Protosiphon Klebs  Họ 3: CHARACIOSIPHONACEAE  Chi Characiosiphon I yengar  HỌ 4. HYDRODICTYACESE  Chi Pediastrum  Chi Sorastrum  Chi Hydrodictyon Bộ 4: CHLOROSARCINALES  Sự khác biệt của bộ này với các bộ khác là khả năng phân bào kiểu desmoschisis hay còn gọi là “sự phân cha tế bào dinh dưỡng”, đó là một quá trình lien đới như sau:  Phân chia nhân, phân chia tế bào và lắng tụ vách tế bào  Các sản phẩm của quá trình phân chia hoặc là các tế bào chuyển động, tiềm tàng chuyển động hoặc là các tế bào đặc biệt khác;  Sự phát triển của vách tế bào của các tế bào chất mới phân chia được khởi đầu ngay và tiếp nối với vách tế bào mẹ;  Mỗi phần tế bào chất trẻ hình thành một màng trên toàn bộ bề mặt của nó;  Màng của tế bào chất trẻ duy trì liên hệ chặt chẽ với màng của tế bào mẹ, ít nhất trong một giai đoạn ngắn;  Sự phá vỡ hay hydrat hóa màng tế bào mẹ để giải phóng các sản phẩm phân chia không xãy ra ngay lập tức mà diễn ra từ từ, kiểu phân chia này khác với phân chia ở hầu hết các bộ tảo đơn bào khác là các sản phẩm phân chia hoặc là trần hoặc là bao bọc bởi màng mới không có liên quan tới màng tế bào mẹ và ngay lập tức màng tế bào mẹ bị phá hủy khi sự phân chia kết thúc để giãi phóng các sản phẩm. Các họ tiêu biểu:  HỌ CHLOROSARCINACEAE  Chi Chlorosarcinaceae Gerneck  Chi Tetracystis  Chi Pseudotetracystis Arneson  Chi Borodi nellopsis  Chi Planophila  Chi Axilophaera Bộ 5: CHLORELLALES  Đơn bào sống đơn độc hay sống tập đoàn, không tạo động bào tử, và chỉ một số hình thành giao tử có roi.  Sinh sản bằng bất động bào tử và tập đoàn tự sinh. Tập đoàn thì thuộc kiểu các tế bào có liên hệ vói nhau.  Sống cả ở biển và nước ngọt.  Tế bào có thể màu bên hay hình thấu kính lồi với hạch tạo bột và đơn nhân. Tảo sống phù du, một vài chi như Chlorella Một số họ đại diện:  Họ 1. CHLORELLACEAE  Chi Chlorella  Chi Prototheca  Chi Golenkinia  Chi Oocytis  Chi Eremosphaera  Chi Ankistrodesmus  HỌ 2. SCENEDESMACEAE  Chi Scenedesmus  Chi Coelastrum:  Chi Dictyosphaerium BỘ 6: ULOTRICHALES  Tảo đa bào dang sợi không phân nhánh với các tế bào đơn hạch, Nhiều chi sinh sản động bào tử. Tảo sống thủy sinh trong nước ngọt, nước biển hay một số có thể sống ở đất và bề mặt đập.  Các sợi sinh sản kiểu khếch tán hoặc tổng quát, trong đó tất cả các tế bào (trừ tế bào chân) đều phân chia. Cấu tạo tế bào đặc trưng bởi một thể màu ở ngoại biên dạng băng, dạng ống kín hay dạng bản cong trên có một hay nhiều hạch dạng bột. thường tế bào có không bào trung tâm lớn.  Phân bào diễn ra giống với thực vật trên cạn là hình thành bản tế bào nhưng thiếu hạt vách hoặc một số khác phân bào bởi rãnh và vắng mặt của bản tế bào.  Sinh sản vô tính bằng phân đoạn sợi hoặc hình thành động bào tử.  Sinh sản hữu tính ở hầu hết nhưng không phải tất cả, các kiểu đẳng giao, di giao và noãn giao đều có gặp và giảm phân ở hợp tử. Gồm các họ tiêu biểu:  HỌ 1. ULOTRICHACEAE  Chi Ulothrix  Chi Klebsormidium  HỌ 2. MICROSPORACEAE  Chi Microspora  Chi Gminella BỘ 7: CHAETOPHORALES  Tảo dạng sợi phân nhánh với các tế bào đơn hạch. Tản thường phân thành hai hệ thống sợi là hệ thông bò và hệ sợi đứng mọc lên từ hệ sơi bò, gọi là di sợi. Trong trường hợp phân nhánh nhiều của hệ sợi bò có thể tạo thành dạng nhu mô giả, trong giống cái đĩa.  Sinh sản vô tính bằng phân đoạn sợi, bằng động bào tử hai hay bốn roi, cũng có loài hình thành bất động bào tử hay hậu bào tử khi bị khô hạn.  Sinh sản hữu tính dẳng giao, di giao và noãn giao.Chu tỉnh sống có cả không gioa thế thế hệ đơn bội và không giao thế thế hệ lưỡng bội. Các họ tiêu biểu:  HỌ 1. CHAETOPHORACEAE  Chi Chaetophora  Chi Draparnaldia  Chi Draparnaldiopsis  Chi Fritschiella  Chi microthamnion  HỌ 2. APHANOCHAETACEAE  chi Aphanochaete  HỌ 3. COEOCHAETACEAE  Chi coleochaeta BỘ 8: OEDOGONIALES  Tản dạng sợi phân nhánh hoặc không. Thể màu hình mạng chứa các hạch tạo bột. Có một hoặc hai không bào trung tâm  Tât cả co sinh sản hữu tính noãn giao và co chu trình sống đơn bội. cả động bào tử và tinh trùng có một vòng roi gần đỉnh có tới 120 chiếc.  Cũng trong sinh sản hữu tính có đặc trưng sinh sản các thể giao tử đực lùn. Bộ có mọt họ Các họ tiêu biểu:  HỌ OEDOGONIACEAE  Chi Oedocladium  Chi Oedogonnium BỘ 9: ULVALES  Bộ đặc trưng bởi các kiểu phân chia tế bào trong sinh trưởng đã tạo nên các dạng tảo khác nhau như dạng sợi hai hàng tế bào, dạng tản một lớp tế bào, dạng bản hai lớp tế bào, ống rỗng hoặc hình trụ đặc. Nhiều loài có tản bao gồm hệ thống đứng mọc ra từ hệ thống bò. Có thể màu dạng bản ở biên với các hạch tạo bột và đơn hạch.  Sinh sản vô tính bằng dộng bào tử hai hoặc bốn roi. Sinh sản hữu tính bằng giao tử hai roi, co cả đẳng giao, di giao và noãn giao. Chu trình có cả giao thế thế hệ đồng hình và di hình, không có giao thế thế hệ lưỡng bội. Cũng có loài không có sinh sản hữu tính.  Bộ chủ yếu phân bố ở nước ngọt và nước mặn, trong nước ngọt rât ít gặp . Các họ tiêu biểu:  HỌ 1. PERCURSARIACEAE  chi Percursaria  HỌ 2. MONTROMATACEAE  Chi Monostroma  HỌ 3. ULVACEAE  Chi Ulvaria  Chi Ulva  Chi Enteromorpha BỘ 10: CLADOPHORALES  Tế bào co hơn một nhân, số lượng giao động từ vài nhân tới nhiều nhân.  Sinh sản động bào tử, giao tử đơn tính và hợp tử định cư rồi phân chia nguyên nhiễm không co sự tương quan giữa phân chia nhân và phân chia tế bào tạo nên tế bào nhiều nhân.  Động bào tử có hai hay bốn roi, giao tử hai roi. Chu trình sống là giao thế thế hệ đồng hình. Các họ tiêu biểu:  HỌ 1: CLADOPHOORACEAE  Chi Sphaeroplea  Chi Cladophora  Chi Pithophora  Chi Rhizoclonium  HỌ 2. SPHAEROPLEACEAE  Chi Rhizodlonium BỘ 11: ACROSIPHONIALES  Bộ có 1 họ Acrosiphoniaceae. Bộ có thể màu đơn độc đục lỗ và phần lớn chu trình sống là giao thế thê hệ dị hình, các thể giao tử đơn bôi xen kẽ với thể bào tử là đơn bào giống cái túi.Giao tử nang có nắp BỘ 12: CAULERPALES  Kiểu cấu trúc ống:tản có dạng ống, không có vách ngăn ngang, ngoại trừ chỗ ranh giới với cơ quan sinh sản hoặc có vách ngăn nhưng tế bào có nhiều nhân.  Cấu trúc ống có thể là hệ thống đơn trục như Derbesia và Bryopsis hay là hệ thống nhiều trục như ở Codium và Halimade.  Kiểu phân chia tế bào: phân chia tế bào phân ly Các họ tiêu biểu:  Họ 1.CODIACEAE  chi Codium  Họ 2. UDOTEACEAE  Chi Chlorodesmis  Họ 3.CAULERPACEAE  Chi Caulerpa.  Họ 4.BRIOPSIDACEAE BỘ 13: SIPHONOCLADALES  Phân chia tế bào phân ly: thực hiện bởi phân cắt nguyên sinh chất thành vài tới nhiều phần kích thước khác nhau, mỗi phần được làm tròn và có màng bao quanh.  Các phần này lớn lên cho tới khi tiếp xúc với các phần kế cận. Sự lớn lên của các phần mới có thể là nội sinh hay ngoại sinh.  Các thể màu hình cầu sắp xếp trong 1 mạng, không có hạch tạo bột  Không có cơ quan sinh sản đặc biệt. Các họ tiêu biểu:  Họ 1: SIPHONOCLADACEAE  chi Siphonocladus  Họ 3. ANADYOMENACEAE  Họ 2: VALONIACEAE BỘ 14: DASYCDALALES  Toàn bộ nhánh bên sinh ra bởi trục trung tâm có thể là thưa thớt, sắp xếp lỏng lẻo hoặc tập hợp dày .  Tế bào chất trong túi giao tử chia ra tạo các phần đơn nhân, mỗi 1 tạo nên bào xác. Các bào xác rụng đi.Nhân đơn độc gián phân tạo 1 lượng lớn nhân đơn bội, mỗi nhân đơn bội hình thành 1 bào tử.  Đối xứng phóng xạ dựa trên 1 trục sơ cấp không ngăn cách với toàn bộ nhánh bên, nhánh bên có thể là vài cấp  Sinh sản hình thành các nang có nắp( trừ Dasycladus), các nang này giữ chức năng như túi giao tử và cho ra các đẳng giao tử.  Quá trình “thân xương” xảy ra do sinh trưởng mới đẩy qua sinh trưởng cũ, giai đoạn cắt đứt để lại vết sẹo.  Tản là 1 tế bào lớn.  Tản duy trì đơn nhân đến khi chúng có khả năng sinh sản thì 1 nhân khổng lồ ở gốc rễ phân chia tạo số lượng lớn nhân thứ cấp và chuyển lên các giao tử nang nhờ dòng chảy tế chất.Giao tử nang vươn lên như là kết thúc của nhánh bên sơ cấp. BỘ 15: ZYGNEMATALES  Tế bào đơn nhân, có các hạch tạo bột.  Thể màu: hình dải. hình bản, hình sao hoặc hình ruy băng xoắn. .  Tảo lục đơn bào (Chlamodomonas)  Tập đoàn Volvox  Tảo( rong) tiểu cầu (Chlorella)  Tảo mắt lưới(Hydrodyction)  Tảo tóc (Ulorix)  Tảo thông tâm(Caulerpa)  Tảo xoắn(Spirogira)  Tảo. ở tảo lục thường có 2 sợi, một số ít có 4 sợi, 8 sợi hay nhiều hơn. Cũng có khi chỉ có 1 sợi lông roi. Phần lớn tế bào tảo lục có 1 nhân. Một số ít có nhiều nhân (coenocytic) Tế bào Tảo lục. số Tảo lục đơn bào hoặc tập đoàn có thể di động được ở trạng thái dinh dưỡng nhờ có roi còn các bào tử khác chỉ có bào tử hay giao tử mới có roi di động được. Roi của tế bào vận động ở Tảo lục

Ngày đăng: 06/06/2015, 15:00

Xem thêm: Tảo lục (Chlorophycophyta)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w