1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững

88 506 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Tổng quan về chức năng môi trường 4 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu hồ chứa Quan Sơn 13 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Nội dung nghiên cứu 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường về hồ chứa Quan Sơn 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực hồ chứa Quan Sơn 22 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực hồ chứa Quan Sơn 28 3.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực hồ chứa Quan Sơn 34 3.2. Nghiên cứu, đánh giá chức năng môi trường của hồ chứa Quan Sơn 41 3.2.1. Chức năng hỗ trợ, cung cấp không gian sống và giảm thiểu rủi ro từ các sự cố môi trường (lũ lụt, úng ngập) 41 3.2.2. Chức năng cung cấp tài nguyên 51 3.2.3. Chức năng chứa và đồng hòa chất thải 62 3.3. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa Quan Sơn cho phát triển bền vững. 66 3.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường 66 3.3.2. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa cho phát triển bền vững 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 A. Kết luận 77 B. Kiến nghị 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 81 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu ôxy sinh học BVTV: Bảo vệ thực vật CO: Carbon oxit CO 2 : Carbon dioxit COD: Nhu cầu ôxy hóa học CTNH: Chất thải nguy hại DO: Dầu diesel ĐTM: Đánh giá tác động môi trường GPMB: Giải phóng mặt bằng GTGT: Giá trị gia tăng NH 4 + : Amoni NO 3 - : Nitrat PO 4 3- : Phốt phát PCCC: Phòng cháy chữa cháy QLMT: Quản lý môi trường QĐ-TTg: Quyết định Thủ tướng QĐ-BYT: Quyết định Bộ Y tế Sở TN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường SO 2 : Sul phua dioxit SS: Chất rắn lơ lửng TSP: Tổng hạt bụi lơ lửng TSS: Tổng chất rắn lơ lửng UBND: Ủy ban nhân dân WHO: Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu chủ đề của Ủy ban phát triển bền vững 9 Bảng 2.1: Các thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường 18 Bảng 2.2: Phương pháp phân tích và thiết bị sử dụng 19 Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các chất ô nhiễm không khí 19 Bảng 2.4: Phương pháp phân tích đất và thiết bị sử dụng 20 Bảng 3.1: Chế độ nhiệt độ trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu 24 Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu 25 Bảng 3.3: Tốc độ gió trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu 25 Bảng 3.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu 26 Bảng 3.5: Đặc trưng thống kê mưa tại các trạm quanh vùng dự án 26 Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu đất khu vực nghiên cứu 34 Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực nghiên cứu 35 Bảng 3.8: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh 37 Bảng 3.9: Diện tích và mật độ dân số các xã khu vực hồ Quan Sơn 42 Bảng 3.10: Quy mô công trình hồ chứa 51 Bảng 3.11: Tổng hợp năng lực cung cấp nước tưới của hồ Quan Sơn 52 Bảng 3.12: Thông số kỹ thuật chính của cống lấy nước 53 Bảng 3.13: Thông số kỹ thuật chính của kênh lấy nước 53 Bảng 3.14: Hiện trạng hệ thống kênh và các công trình trên kênh 54 Bảng 3.15: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm (2007 – 2011) 55 Bảng 3.16: Doanh thu của Công ty trong 5 năm (2007 – 2011) 55 Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn 63 Bảng 3.18: Tổng hợp số lượng gia cầm, thủy cầm nuôi tại hồ Quan Sơn 64 Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm từ ngành chăn nuôi 65 Bảng 3.20: Dự báo khối lượng chất thải từ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm 66 Bảng 3.21: Nồng độ các chất ô nhiễm sau bể tự hoại 68 Bảng 3.22: Mực nước cao nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3; 70 Bảng 3.23: Mực nước thấp nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3; 71 Bảng 3.24: Xây dựng chương trình quản lý môi trường 75 Bảng 3.25: Các chỉ tiêu giám sát môi trường khí 75 Bảng 3.26: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước mặt 76 Bảng 3.27: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước thải 76 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1: Sơ đồ tổng thể hướng tuyến trục đường Đỗ Xá - Quan Sơn phía nam tỉnh Hà Tây (cũ) 16 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí hồ chứa Quan Sơn 23 Hình 3.2: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD, BOD 5 , SS giữa các vị trí quan trắc trong hồ chứa Quan Sơn 37 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh hàm lượng SO 2 , NO X , bụi tổng số giữa các vị trí quan trắc trong hồ chứa Quan Sơn 39 Hình 3.4: Trạm bơm Đồi Mo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp 44 Hình 3.5: Đập đất ngăn lũ của hồ chứa Quan Sơn 47 Hình 3.6: Đập tràn xả lũ Cầu Dậm 49 Hình 3.7: Biều đồ tăng trưởng khách du lịch của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn 57 Hình 3.8: Biều đồ tăng trưởng doanh thu từ ngành du lịch của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn 58 Hình 3.9: Quy trình nuôi thuỷ sản của Công ty CP thủy sản và du lịch Quan Sơn 59 Hình 3.10: Biều đồ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn 60 Hình 3.11: Biều đồ tăng trưởng doanh thu từ ngành thủy sản của Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn 61 Hình 3.12: Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tại hồ Quan Sơn 65 Hình 3.13: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 67 Hình 3.14: Hệ thống thu nước mưa chảy tràn 68 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hồ chứa Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với diện tích mặt nước khoảng 959ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá với thảm thực vật đa dạng cùng nhiều di tích lịch sử, là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương. Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" là điểm du kịch khá hấp dẫn đối với du khách. Cách thủ đô Hà Nội 50km trên tuyến du lịch Chùa Hương - khu nước khoáng Kim Bôi, hồ Quan Sơn có lợi thế nằm trong tổng thể cụm tam giác du lịch tâm linh - nghỉ ngơi - giải trí - dưỡng bệnh. Đến Quan Sơn du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây, sông núi trùng điệp nơi đây. Quan Sơn còn ẩn chứa nhiều dấu ấn một vùng văn hoá mang đậm các sắc thái lễ hội truyền thống và nếp sống thuần khiết của làng quê Việt Nam. Sự hấp dẫn của Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên, thuần phác đến mức hoang sơ. Điểm đầu tiên du khách đặt chân tới là bến đò hồ Giang Nội, một trong ba hồ lớn ở Quan Sơn. Đứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy những dãy núi đá trùng điệp soi mình dưới dòng nước xanh mát của hồ. Núi ở đây có tới 20 ngọn lớn nhỏ, kéo dài và ôm ấp các hồ nước. Lại có nhiều hòn đá lớn, vách dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những hòn đảo nhỏ. Ngoài chức năng du lịch hồ chứa Quan Sơn còn có chức năng chính là cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện Mỹ Đức. Hệ thống cấp nước từ hồ Quan Sơn cho các xã của huyện Mỹ Đức có 7 trục kênh chính sau: 1.) Trạm bơm và hệ thống kênh Đồi Mo: Diện tích phụ trách của hệ thống kênh này giới hạn từ kênh Đồng Mít thuộc xã Đồng Tâm (ở phía Bắc) cho tới kênh Đồng Thơn – thôn Nội xã Thượng Lâm (ở phía Nam). Phía Đông giáp kênh 7 xã và phía Tây giáp hệ thống hồ Quan Sơn. Cụm công trình này tưới cho khoảng 305ha lúa của 2 xã Đồng Tâm và Thượng Lâm. 2.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 1: Diện tích tưới của hệ thống này nối tiếp với hệ thống kênh Đồi Mo và kéo dài tới thôn Quýt. Cống đầu mối bằng 2 BTCT có kích thước 1,6 x 2,6m, với lưu lượng thiết kế 4,2m 3 /s. Hệ thống kênh chính bằng đất có chiều dài 4.338m diện tích phục vụ thực tế của của cụm công trình này là 337ha. 3.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 2: Phục vụ diện tích tưới của xã An Mỹ 665ha. Nối tiếp với hệ thống tưới từ kênh hồ 1 và kéo dài tới giáp kênh An Mỹ. Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 1,6 x 2,3m, với lưu lượng thiết kế 4,6m 3 /s. Hệ thống kênh chính có chiều dài 6.930m, diện tích phục vụ thực tế của của cụm công trình này là 665ha, ngoài nhiệm vụ đưa nước tưới cho diện tích canh tác dọc theo 2 bên bờ, kênh hồ 2 còn có nhiệm vụ đưa nước vào kênh 7 xã để cấp cho các trạm bơm dã chiến: trạm bơm Mỹ Thành và trạm bơm An Mỹ, phục vụ diện tích tưới khoảng 50 ha vùng phía dưới của xã Mỹ Thành. 4.) Cống và hệ thống kênh Đồng Bưởi: Tưới cho 1/2 diện tích lúa của xã An Mỹ. Hệ thống kênh có chiều dài 1.372m. Cống đầu mối có kích thước 0,8x1,0m. Diện tích tưới 137ha thuộc xã An Mỹ. 5.) Cống và hệ thống kênh Núi Mối: Tưới cho 1/2 diện tích còn lại của xã An Mỹ và một phần của xã Tuy Lai. Chiều dài kênh 988m, mặt cắt kênh tương tự như kênh Đồng Bưởi, diện tích phục vụ tưới 77ha cho 1 phần diện tích của 2 xã An Mỹ và Tuy Lai. 6.) Cống và hệ thống kênh Bình Lạng: Đây là hệ thống kênh có chiều dài tương đối lớn 4.514m. Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 2,2 x 2,7m, với lưu lượng thiết kế 5,9 m 3 /s. Diện tích phục vụ thực tế của của cụm công trình này là 886ha cho xã Hồng Sơn và 1 phần của xã Hợp Tiến. 7.) Cống và hệ thống kênh Cầu Dậm: Cống Cầu Dậm có 2 cửa kích thước 2,8x1,78m. Chiều dài kênh 8.599m, tưới cho 1.238ha lúa của các xã Hợp Tiến, Phù Lưu Tế và 1 phần thị trấn Đại Nghĩa. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn: “Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững” được thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan 3 Sơn, các tác động đến môi trường hồ chứa từ đó có những định hướng sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững. 2. Cấu trúc của đề tài luận văn Bản luận văn này bao gồm các nội dung chính sau; Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo và phụ lục 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về chức năng môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm chung về chức năng môi trường 1.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993). - Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại. - Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. - Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học 5 của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người. 1.1.1.2. Khái niệm chung về chức năng môi trường Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng cơ bản sau: i). Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật - Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. - Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. ii). Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người - Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thuỷ vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. [...]... PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm; 1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực nghiên cứu 2 Đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan Sơn 3 Đề xuất các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường hồ chứa Quan Sơn cho phát triển bền vững 2.2... hiệu quả nhằm đánh giá chính xác chức năng môi trường của khu vực nghiên cứu; 21 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trƣờng về hồ chứa Quan Sơn 3.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực hồ chứa Quan Sơn 3.1.1.1 Điều kiện về vị trí địa lý Hồ chứa Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức- tỉnh Hà Tây được xây dựng từ năm 1960 Hồ chứa Quan Sơn là... trạng môi trường và nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản những nghiên cứu trên chưa đi sâu và đánh giá về chức năng môi trường của hồ chứa từ đó có những biện pháp khai thác tài nguyên từ hồ có hiệu quả mà vẫn bảo vệ được môi trường Một số công trình nghiên cứu về hồ chứa Quan Sơn có thể kể đến như sau; 1 Trịnh Thị Hoa (2010) “Hiện trạng nguồn lợi thủy sản và định hướng nuôi trồng thủy sản bền vững ở vùng hồ. .. các họa thảm họa thiên nhiên 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu hồ chứa Quan Sơn Hồ chứa Quan Sơn là một cảnh quan tự nhiên nổi tiếng và đặc trưng của tỉnh Hà Tây cũ nay là thủ đô Hà Nội với nhiều ý nghĩa về mặt sinh thái, môi trường và kinh tế - xã hội Các nghiên cứu về hồ chứa Quan Sơn hiện có chưa nhiều và cũng rất mới trong thời gian gần đây Các nghiên cứu này chỉ dừng ở mức điều tra cơ bản... lần thứ 3 của Hội đồng phát triển bền vững của Liên hợp quốc Chương trình xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững đã được thông qua, đồng thời cũng phát đi lời kêu gọi các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ tham gia các hợp phần của chương trình này Mục tiêu chính của chương trình phát triển bền vững là xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững tiếp cận tới các... kế hoạch sử dụng và khai thác hồ chứa Quan Sơn như sau; 1 Quyết định số 222/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 02 năm 2002 của UBND Tỉnh Hà Tây quyết định về việc “Duyệt quy hoạch phát triển du lịch khu vực hồ chứa Quan Sơn huyện Mỹ Đức đến năm 2010” Tổng thể khu du lịch được phân chia thành 2 khu chức năng: Khu vực I: Khu vực Quan Sơn (xã Hợp Tiến) Khu vực II: Vĩnh An (xã Hồng Sơn) 1 Khu vực Quan Sơn: Diện... việc triển khai chương trình ở một số nước lựa chọn trong giai đoạn 1995 – 2000, những chủ đề then chốt để phát triển các chỉ 8 tiêu phát triển bền vững nhằm phục vụ trong quá trình ra quyết định ở tầm quốc gia đã được mô tả chi tiết Tháng 8 năm 1996 Hội đồng phát triển bền vững công bố dự thảo 134 chỉ tiêu cho các nước sử dụng để báo cáo cho thế giới về sự phát triển bền vững Sự nỗ lực phối hợp giữa... phủ, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân đã giúp Hội đồng phát triển bền vững công bố vào năm 2001 khuôn khổ mới và 58 chỉ tiêu cốt lõi phát triển bền vững nhằm hỗ trợ các nước trong việc đo lường bước tiến triển hướng tới sự phát triển bền vững Khuôn khổ chỉ tiêu cuối cùng gồm 15 chủ đề và 38 chủ đề nhánh được xây dựng nhằm dẫn dắt việc phát triển các chỉ... - Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai” 1.1.2.2 Các tiêu chí về phát triển bền vững Năm 1995,... khu vực hồ chứa Quan Sơn - Số liệu về việc cung cấp nước từ hồ chứa Quan Sơn tưới cho sản xuất nông nghiệp các xã phía Bắc huyện Mỹ Đức - Số liệu về tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản tại khu vực hồ chứa Quan Sơn - Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Quan Sơn – huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội 2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu hiện trường . Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn: Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững được thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá các chức năng. cứu đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan 3 Sơn, các tác động đến môi trường hồ chứa từ đó có những định hướng sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững. 2. Cấu trúc của đề tài. ngập) 41 3.2.2. Chức năng cung cấp tài nguyên 51 3.2.3. Chức năng chứa và đồng hòa chất thải 62 3.3. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa Quan Sơn cho phát triển bền vững. 66 3.3.1.

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w