1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

So sánh giáo dục khoa cử thời Lý Trần và Lê sơ

3 13,7K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 41 KB

Nội dung

GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN: Ở thời kỳ đầu của quốc gia phong kiến độc lập, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam.. Sau đó nhà Lý còn mở khao thi với

Trang 1

SO SÁNH GIÁO DỤC THỜI LÝ- TRẦN VÀ

GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ

I GIÁO DỤC THỜI LÝ – TRẦN:

Ở thời kỳ đầu của quốc gia phong kiến

độc lập, Nho giáo chưa mạnh nhưng nó đã cùng

với chữ Hán tồn tại trong xã hội Việt Nam Chế

độ giáo dục và thi cử theo tinh thần nho giáo

cũng theo đó mà phát triển Lúc đầu, số Nho sĩ

còn ít nên ảnh hưởng của họ trong xã hội còn

hạn chế

Để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại

cho bộ máy hành chính, nhà Lý bắt đầu chăm lo

việc học tập thi cử Năm 1070, nhà Lý cho

dựng Văn miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng

Tử, mở Quốc Tử Giám – nơi dạy học cho con

vua và hàng ngũ quý tộc, quan lại

Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu

tiên để lựa chọn nhân tài Sau đó nhà Lý còn

mở khao thi với các môn thi viết, làm tính, hình

luật … Từ đây Nho giáo bắt đầu có địa vị thống

trị xã hội

Đến nhà Trần, vương triều đã chính qui

hóa, tạo nề nếp qui củ cho việc học hành, thi

cử Nhà nước lập Quốc học viện để cho con em

quý tộc, quan lại vào học Tại lộ, phủ, châu,

chức học quan được đặt ra Không chỉ những

trường học của nhà nước, các nhà Nho còn lập

các trường học ở các làng xóm Thể lệ học vị,

thi cử được qui định Năm 1247, nhà Trần đặt

danh hiệu Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng

Nhãn, Thám Hoa.) dành cho ba người thi đỗ

xuất sắc trong các kì thi Đình

II GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ:

Do yêu cầu phát triển của bộ máy phong

kiến quan liêu, do việc tôn sùng Nho giáo, chế

độ giáo dục và thi cử thời Lê sơ khá phát triển

Ngay từ năm 1428, khi đất nước vừa mới giải

phóng, Lê Lợi đã hạ lệnh dựng lại Quốc Tử

Giám, mở trường học ở các lộ Năm 1429, Lê

Lợi mở khoa thi Minh Kinh để khảo sát lại quan văn, võ từ tứ phẩm trở xuống và tuyển lựa nhân tài sung vào bộ máy quan liêu Trải qua các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, chế độ thi

cử càng được tổ chức đều đặn và có quy củ Năm 1442 triều đình mở khoa thi Hội đầu tiên lấy 33 người đỗ tiến sĩ Trong thời Thánh Tông, Nhà nước còn bổ xung thêm nhiều điều quy định trong thể lệ thi cử Ở các đạo thừa tuyên đều có trường thi Hương, cứ 3 năm Nhà nước

mở một kì thi Hương và năm sau mở kì thi Hội

ở kinh đô

Ngoài những kì thi Hương, thi Hội, thỉnh thoảng nhà nước tổ chức các kì thi với hai môn viết chữ và làm toán để chọn lại viên, và khoa thi Minh Kinh, Hoàng từ, Nho thần để khảo hạch quan lại Từ năm 1484, Lê Thánh Tông sau dựng bia đá ở Văn Miếu, khắc tên những người đỗ từ khoa thi Hội đầu tiên năm 1442 để tôn vinh những người đỗ đại khoa và khuyến khích học tập, thi cử

Chế độ giáo dục, thi cử thời Lê sơ được

mở rộng hơn trước, cho con em mọi tầng lớp nhân dân tham dự Nhưng để đảm bảo sự trung thành của sĩ tử Lê Thánh Tông đặt lệ “bảo kết hương thi” bắt các xã phải đảm bảo người đi thi phải là người có “đức hạnh” Đồng thời bắt người đi thi phải khai lý lịc ba đời gọi là “Cung khai tam đại” Nếu là con cháu nhà xướng ca, ngụy quan hay kẻ chống đối triều đình thì không cho dự thi

Gần 100 năm dười triều Lê sơ (1428 – 1527), từ khoa thi Hội đầu tiên năm 1442 đến khoa thi cuối năm 1526, nhà Lê đã mở được 26 khoa thi, đào tạo được 988 tiến sĩ

Để khuyến khích việc học tập, ngoài việc

bổ dụng những người đỗ đạt cho làm quan, Lê Thánh Tông còn định lệ xướng danh, vinh quy Thời Lê sơ, đặc biệt là thời Lê Thánh Tông là một thời kì thịnh đạt của nền giáo dục khoa cử phong kiến Việt Nam Riêng 38 năm dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông (1460 – 1497) có 12 khoa thi Hộ láy 501 người đỗ tiến sĩ, trong đó lấy 10 người đỗ Trạng nguyên Thời Lê sơ có

Trang 2

những kì thi Hội có đến hàng ngàn thí sinh, như

khoa thi năm Ất Tỵ (1475) có đến 3000 người

dự thi

Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra hàng

loạt người bổ xung vào bộ máy phong kiến

quan liêu đang phát triển, phục vụ công cuộc

xây dựng đất nước, nâng cao dân trí, đồng thời

cũng sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lỗi lạc của dân tộc

Bài văn bia tiến sĩ năm Nhâm tuất do Đông Các Đại học sĩ Thân Nhân Trung soạn đã khẳng định : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mới mạnh

…”

SO SÁNH GIÁO DỤC THỜI LÝ TRẦN VÀ LÊ SƠ:

* Điểm giống nhau:

- Mục đích của giáo dục – khoa cử: Lựa chọn nhân tài, phục vụ

cho bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu

- Nội dung giáo dục: Chủ yếu trú trọng lĩnh vực xã hội, với các

tài liệu giáo dục như: Tứ Thư, Ngũ kinh, Bắc sử …

* Điểm khác nhau:

Điểm so

sánh

Giáo dục khoa cử thời Lý – Trần

Giáo dục khoa cử thời Lê sơ

Vai trò của

Nho học

trong giáo

dục

- Chưa được coi trọng, Phật giáo có ảnh hưởng lớn và là quốc giáo, cùng

tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”

- Trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị, với địa vị độc tôn, là nội dung của giáo dục

Thể lệ và

quy trình

thi cử

- Còn thiếu chặt chẽ, nhà nước chỉ mở khoa thi tuyển chọn nhân tài khi có nhu cầu

- Chặt chẽ, được tổ chức đều đặn và qui củ Nhà nước qui định cứ 3 năm mở một kì thi Hương, năm sau mở kì thi hội Qui chế thi cũng khoa học và chặt chẽ hơn với các qui định về “bảo kết hương thi” và “Cung khai tam đại”

Hệ thống

giáo dục

- Các trường chủ yếu do nhà nước lập

- Hệ thống giáo dục được mở rộng, ngoài các trường do nhà nước lập nên, ở các Lộ, Phủ, Huyện, các đạo Thừa tuyên đều có các trường

Đối tượng

được giáo

dục dự thi

- Chỉ bó hẹp trong bộ phận con cháu quý tộc, quan lại

- Được mở rộng con em mọi tầng lớp nhân dân (Trừ con cháu nhà xướng ca, ngụy

Trang 3

quan, chống đối triều đình) đều được dự thi

Chính sách

khuyến

khích giáo

dục – khoa

cử

- Chưa được coi trọng - Rất được chú ý: Nhà nước

định lệ xướng danh, vinh quy, những người đỗ đạt cao được khắc tên vào bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu …

By: Giang Trọng Thủy giangtrongthuy@gmail.com

Ngày đăng: 05/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w