1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vấn đề xã hội và chính sách xã hội

13 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 26,66 KB

Nội dung

Vấn đề xã hội và chính sách xã hội Vấn đề xã hội (VĐXH): Theo C.Mác, nghĩa rộng của khái niệm xã hội là: "Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người" [48, 657]. Trên thực tế, cũng có khái niệm "xã hội" theo nghĩa hẹp hơn, ngang cấp với khái niệm "chính trị", "kinh tế", "văn hóa". Đó là khái niệm "xã hội" phản ánh những quan hệ, những hoạt động, những mặt cụ thể hơn của xã hội đã, đang và sẽ nẩy sinh một cách khách quan tương đối độc lập cùng với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, nó chứa đựng và phản ánh những VĐXH của con người, là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của CSXH và thực hiện CSXH của quản lý nhà nước. Chóng tôi xem xét VĐXH theo hướng này. Tuy nhiên, không thể tách biệt một cách rành rọt VĐXH với các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa Ví dụ: vấn đề việc làm, nghèo đói, công bằng , nã đã bao hàm cả VĐXH, kinh tế, chính trị, văn hóa. Những vấn đề đó luôn có liên quan chặt chẽ với kinh tế, chính trị và văn hóa. Đồng thời, nếu theo nghĩa rộng thì mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa , đều mang tính xã hội (vì đều là những vấn đÒ của các quan hệ giữa người với người). Từ khi loài người bắt đầu sinh sống thành cộng đồng, thì đồng thời nảy sinh những quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng và tất yếu cũng từ đó nẩy sinh những VĐXH dù là dưới dạng thô sơ nhất. Theo các nhà nghiên cứu phương Tây "vấn đề xã hội" lần đầu tiên được đặt ra vào những năm 30 của thế kỷ 19, như là một khó khăn căn bản, nan giải của một xã hội, trong đó sự bền vững bị đe dọa và xã hội lâm vào nguy cơ bị tan rã do những điều kiện sinh sống của những tác nhân, đồng thời là những nạn nhân của cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là sự bần cùng hóa những người lao động, gây nên những căng thẳng xã hội, hậu quả của quá trình CNH dã man. Sau này, khái niệm "vấn đề xã hội" thường được nghiên cứu theo nghĩa hẹp, tương đối độc lập với các vấn đề kinh tế, chính trị. Đối với các nhà nghiên cứu xã hội học: "Có VĐXH khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện có ảnh hưởng tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ (chất lượng cuộc sống ở đây hiểu theo nghĩa rộng), và đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngõa, ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng (lớn hoặc nhỏ)" [72, 18-19]. Từ sù phân tích trên, chúng tôi cho rằng, xét trên bình diện chung nhất có "vấn đề xã hội" khi: - Vấn đề đó có liên quan đến lợi Ých của một cộng đồng người (lớn hay nhá). - Vấn đề đó phản ánh một khuynh hướng cản trở sự phát triển của một cộng đồng. - Vấn đề đã tồn tại, đặt ra một cách khách quan trong các mối quan hệ giữa những con người. - Vấn đề đó đòi hỏi phải được ngăn chặn, giải quyết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều phải giải quyết những VĐXH do các xã hội và thời đại trước để lại, đồng thời phải đối phó với những VĐXH mới nảy sinh trong hiện tại cũng như tương lai. Có những VĐXH nảy sinh và ảnh hưởng trực tiếp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, nhưng còng có những VĐXH có ảnh hưởng lâu dài, trong nhiều thời kỳ. Trong các VĐXH có loại mang tính toàn cầu như: sự bùng nổ dân số, HIV, đói nghèo , có loại VĐXH "gay cấn" hay những "điểm nóng". Về thực chất, những VĐXH "gay cấn" hay những "điểm nóng" thường là những VĐXH bức xúc, cã quy mô và cường độ đạt tới hoặc vượt qua điểm "tới hạn", gây ra những phản ứng hoặc hiệu ứng tiêu cực trong xã hội, mà nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây nguy hiểm hoặc nguy hại cho xã hội, gây mất an toàn và ổn định xã hội. Ở mỗi nước, trong những giai đoạn phát triển đều có những VĐXH cần thiết phải giải quyết. Ở nước ta, khi bước vào quá trình xây dựng CNXH, có hàng loạt VĐXH đặt ra, mà vấn đề nào cũng cấp bách. Đại hội VII của Đảng đã vạch ra ba loại VĐXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH: "Trước hết, đó là loại vấn đề do lịch sử và do hậu quả chiến tranh để lại như việc chăm sóc, đền ơn, trả nghĩa đối với những người có công với nước, với cách mạng; việc cứu trợ những nạn nhân chiến tranh, những trẻ mồ côi; những bệnh tật và TNXH Thứ hai, đó là loại vấn đề nảy sinh từ nền kinh tế xã hội lạc hậu, kém phát triển như thất nghiệp, mức sống thấp, tỷ lệ phát triển dân số cao, nạn mê tín dị đoan Thứ ba, đó là loại vấn đề mới phát sinh như những VĐXH liên quan đến việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển sang cơ chế thị trường, giải quyết vấn đề ruộng đất ở nông thôn, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, việc phân bố lại dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, việc giảm biên chế các cơ quan và giảm quân số " [24, 143]. Đại hội VIII của Đảng đã xác định, trong những năm trước mắt, phải giải quyết tốt một số VĐXH: tạo việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động từ thiện, đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, đẩy lùi các TNXH [28, 114-118]. Chính sách xã hội: Để giải quyết các VĐXH, một trong những biện pháp cơ bản là đề ra các CSXH. Tuy nhiên cũng có thể xử lý, điều chỉnh và giải quyết các VĐXH bằng sức mạnh của dư luận, phong tục, tập quán, truyền thống Ở nước ta, thuật ngữ "chính sách xã hội" lần đầu tiên được sử dụng một cách phổ biến trong văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng. Cho đến nay xung quanh khái niệm CSXH đã được bàn đến ở nhiều cuộc hội thảo. Ở đây, chúng tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ trong số rất nhiều khái niệm về CSXH mà các nhà nghiên cứu đưa ra: - Khái niệm "CSXH" của PGS. PTS Đặng Cảnh Khanh: "CSXH là một bộ phận cấu thành trong chính sách chung của một chính Đảng hay một Chính quyền nhà nước nhất định trong việc quản lý và điều hòa các mối quan hệ xã hội và cá nhân. Nó bao gồm việc giải quyết những vấn đề về quyền lợi xã hội giữa các giai cấp và từng líp xã hội phù hợp với bản chất giai cấp của Nhà nước và chính Đảng nói trên" [72, 71-72]. Quan điểm này đã nhấn mạnh tới chủ thể đề ra CSXH và nội dung của CSXH. - Khái niệm "CSXH" của GS Phạm Như Cương: "Chúng ta hiểu rằng CSXH trước hết là một khoa học, CSXH phải là thành tựu của sự nghiên cứu của khoa học xã hội, trả lời được những câu hỏi của cuộc sống ở dạng hoạt động thực tiễn đặc thù này, CSXH cần phải được xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù. Bám chắc vào sự vận động của thực tiễn, khoa học nghiên cứu về CSXH cần phải mạnh dạn trả lời những câu hỏi đang đặt ra từ thực trạng kinh tế - xã hội nước ta hiện nay" [17, 39-40]. Quan điểm này nhấn mạnh đến mặt khoa học của CSXH và cho rằng CSXH là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn. - Khái niệm "CSXH" của PGS Bùi Đình Thanh: "CSXH là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các VĐXH dùa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi Ých và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân" [72, 23]. Cùng với nhóm quan điểm này, Từ điển bách khoa Việt Nam viết "CSXH - Mét bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính Đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các VĐXH. CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản của CSXH là sự thống nhất biện chứng của nã với chính sách kinh tế CSXH phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người" [34, 478]. Chúng tôi đồng tình với quan điểm về CSXH của PGS Bùi Đình Thanh, quan điểm này đề cập đến đầy đủ các yếu tố cơ bản hợp thành CSXH như: - Chủ thể đặt ra CSXH, tổ chức chính trị lãnh đạo (ở nước ta là Đảng cộng sản) và Nhà nước, với sự tham gia của các tổ chức hoạt động xã hội. Do vậy, CSXH của mỗi chế độ xã hội phản ánh quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp của giai cấp cầm quyền trong việc giải quyết các VĐXH. - Nội dung của CSXH, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, "bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân téc " [22, 86]. - Đối tượng của CSXH, là các tầng líp nhân dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, thanh niên, phụ nữ, các dân téc, cán bộ về hưu, thương binh - Mục đích CSXH, phụ thuộc vào bản chÊt chế độ xã hội - chính trị của từng nước. Đối với nước ta, mục đích CSXH là nhằm giải quyết tốt các VĐXH, đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại công bằng, dân chủ cho mỗi con người; đặc biệt là những nhu cầu vật chất và tinh thần có liên quan trực tiếp, thiết thân đến đời sống hàng ngày của mỗi con người và mỗi cộng đồng người. Giải quyết tốt các VĐXH là mục tiêu, động lực của sự PTKT theo định hướng XHCN Đứng trên góc độ kinh tế học phát triển, những điều kiện bảo đảm cho tăng trưởng và PTKT là: Điều kiện thứ nhất: Sù ổn định chính trị, xã hội được coi là điều kiện tiên quyết. Tăng trưởng và PTKT đòi hỏi phải có một thể chế chính trị - xã hội ổn định. Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, thể hiện được ý chí phấn đấu cho mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", phù hợp với quy luật khách quan; có khả năng thu hót mọi lực lượng đầu tư, khai thác được mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước. Điều kiện thứ hai: Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ và có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới. Ngày nay khoa học và công nghệ không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, mà còn là điều kiện của sự tăng trưởng và PTKT. Do đó, muốn có tăng trưởng và PTKT nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ. Điều kiện thứ ba: Tăng trưởng kinh tế phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi người, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của toàn dân téc. Điều kiện thứ tư: Trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngò lao động ngày càng nâng cao. Xét trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là trung tâm trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, trình độ văn hóa của dân cư và chất lượng đội ngò lao động là điều kiện quan trọng bảo đảm nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển bền vững. Từ sự phân tích trên, dưới góc độ chính trị - xã hội, vai trò của việc giải quyết các VĐXH với tư cách là động lực là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Một là, giải quyết tốt các VĐXH - mét nội dung cơ bản nhất của việc thực hiện định hướng XHCN, góp phần cho nước ta ổn định và phát triển bền vững. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, phát triển kinh tế - xã hội không thể bắt đầu từ trạng thái khủng hoảng, hỗn loạn. Như một quy luật, các quốc gia sau khi kết thúc chiến tranh, khôi phục sản xuất, củng cố trật tự kỷ cương trong nước, thiết lập và phát triÓn quan hệ ngoại giao với các nước khác. Tất cả những công việc cần thiết Êy nhằm mục đích tạo ra sự ổn định xã hội, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai công cuộc phát triển. Trên thực tế, một xã hội được đánh giá là ổn định khi các mặt, các lĩnh vực của nó vận động theo một định hướng nhất định, có kỷ cương trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực đạo đức và các quy phạm xã hội khác mà giai cấp lãnh đạo xã hội đó ban hành hoặc thừa nhận, xã hội đó đảm bảo những điều cần thiết cho đời sống của mọi người, đảm bảo sự vận động bình thường các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội. Trong thời đại ngày nay, ổn định chính trị, tư tưởng không thể tách rời các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc gắn ổn định tư tưởng, chính trị với giải quyết tốt các VĐXH về thực chất mới có thể gọi là ổn định chính trị - xã hội. Ở nước ta, ổn định chính trị - xã hội được đặc biệt coi trọng, bảo vệ và gìn giữ trong suốt thời kỳ qua và đã phát huy được tính tích cực của nó, trở thành nhân tố quan trọng nhất, mang tính quyết định cho sự thành công của gần 15 năm đổi mới theo định hướng XHCN. Nội dung và đặc trưng cơ bản nhất của sự ổn định chính trị - xã hội là ổn định về bản chất chế độ xã hội thể hiện qua hệ tư tưởng, lập trường chính trị gắn với quá trình đổi mới hệ thống chính trị một cách đúng đắn. Ở nước ta, nội dung đó được biểu hiện: Thứ nhất, giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong - Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn xã hội; Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Thứ ba, chỉ có sự ổn định chính trị - xã hội khi tiến hành tốt đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, ổn định chính trị - xã hội để phát triển bền vững là nội dung căn bản, bao trùm của sự phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong suốt mấy chục năm qua, việc từng bước đưa ra và thực thi nhiều CSXH đúng đắn, đã giải quyết được nhiều VĐXH bức xúc, cấp bách, góp phần to lớn vào việc duy trì và củng cố sự ổn định về chính trị - xã hội, động viên được sức người sức của, phát huy được chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng của cả dân téc Việt Nam - yếu tố quyết định để chúng ta hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc và đi lên CNXH. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định mục tiêu của ổn định trong phát triển: "Mục tiêu ổn định tình hình, giải phóng lực lượng sản xuất không chỉ là phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới mà còn là giải quyết các VĐXH, từ công ăn việc làm đến đời sống vật chất và văn hóa, bồi dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất, là chủ thể của xã hội" [22, 15]. Trong gần 15 năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Những kết quả hoạt động kinh tế đã, đang và sẽ đụng chạm đến lợi Ých xã hội thiết thực của tất cả những người lao động như việc làm, thu nhập, các loại hình sở hữu tư liệu sản xuất: cổ phần, ruộng đất, lao động làm thuê , vai trò điều tiết, liên kết xã hội đang tăng lên do cơ cấu xã hội đang trong quá trình phân hóa, đa dạng theo hướng ngày càng phức tạp hơn, và hiện thời đã có cả những xu hướng vận động lệch pha, rối loạn, trì trệ, khủng hoảng, nó như là sự biểu hiện khách quan của quá trình chuyển đổi của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện cơ chế thị trường đã và đang diễn ra sự chuyển đổi định hướng giá trị, bên cạnh những mặt, những khuynh hướng tiến bộ, đồng thời nó cũng làm nảy sinh những hiện tượng, những mặt tiêu cực: thãi vụ lợi, tâm lý thực dụng, các giá trị văn hóa, tinh thần, các truyền thống đạo đức có nguy cơ bị xem nhẹ, bị tầm thường hóa Đất nước ta võa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, hậu quả để lại hết sức nặng nề: gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già cô đơn Từ thực tiễn đó, giải quyết tốt các VĐXH tạo ra sự công bằng và ổn định đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Việc ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng, hiện nay chóng ta đã từng bước thiết lập được sự ổn định để bước vào thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để thấy rằng sự ổn định mà chúng ta đạt được chưa hoàn toàn vững chắc, điều này thể hiện rõ trên lĩnh vực xã hội. Với cách nhìn khách quan, Đảng ta đã vạch ra bèn nguy cơ dẫn đến mất ổn định, đe dọa sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay: Nguy cơ tụt hậu, nguy cơ chệch hướng, nguy cơ "diễn biến hòa bình", nguy cơ tham nhòng và các TNXH khác. Trong giai đoạn CNH, HĐH, để khắc phục bốn nguy cơ này, vấn đề ổn định luôn luôn được đặt ra, nó nằm trong từng bước đi, từng chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, không phải chỉ là điều kiện mà còn là nội dung cần đạt được. Bởi vậy, trong bản thân các chủ trương, chính sách kinh tế phải tính toán một cách chu đáo đến các VĐXH. Bài học rót ra từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới ở nước ta, không có sự ổn định chính trị - xã hội, không thể có sự TTKT đều đặn, liên tục và ở mức tương đối cao như 9-10 năm vừa qua, và bài học đó sẽ trở nên sâu sắc gấp bội khi liên hệ với thực tế phản diện diễn ra ở một số nước trên thế giới. Hai là, giải quyết tốt các VĐXH chính là trực tiếp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của lịch sử loài người tuân theo những quy luật khách quan, đó là một quá trình lịch sử - tù nhiên. Vai trò nhân tố chủ quan là ở chỗ, con người nhận thức được các quy luật khách quan và bằng hành động thực tiễn biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực, theo những quy luật vốn có của nó. Vai trò quyết định của nhân tố con người đã được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin luận giải trên một cơ sở khoa học và thực tiễn sâu sắc. Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội, mà còn là chủ thể tích cực của sự cải biến tự nhiên và xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt chân lý trên sát hợp với mọi tình huống, hoàn cảnh. Lúc giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Người thường nhắc đến châm ngôn: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, Người nói: "Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN". Khi suy ngẫm về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, Người nhắc lại chân lý mà các nhà hiền triết đã tổng kết: "Vì lợi Ých mười năm phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm phải trồng người". Vai trò quan trọng mang tính quyết định của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đã được khẳng định. Những công trình nghiên cứu gần đây đều đi đến kết luận rằng, con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định cho mọi quá trình kinh tế - xã hội. Thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, những quốc gia tiến hành CNH dùa vào khai thác và sử dụng tiềm năng của yếu tố con người thì luôn giữ được tốc độ phát triển nhanh và ổn định như Nhật Bản và một số nước ở Đông Á. Ngược lại, những quốc gia chỉ dùa vào điều kiện tự nhiên hoặc vốn từ bên ngoài như một số nước ở Trung Đông, châu Phi hoặc Mỹ-la tinh thì tốc độ tăng trưởng và phát triển chậm, không ổn định. Đại hội lần thứ VII của Đảng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định con người là vốn quý nhất, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục vì hạnh phóc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ chóng ta. Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH" [28, 21]. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét con người với tư cách là một thực thể xã hội, chứa đựng trong bản thân nó quan hệ biện chứng của một phức hợp các nhân tố: tự nhiên - xã hội; vật chất - tinh thần; cá nhân - cộng đồng; lịch sử - thời đại; khách quan - chủ quan Do đó, việc nâng cao vai trò nhân tố con người đòi hỏi sự tổng hòa những điều kiện, biện pháp: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa Nhưng để tạo ra những yếu tố này, để huy động tiềm năng con người cần thiết phải có CSXH đúng đắn hướng vào việc giải quyết tốt các VĐXH làm định hướng phát triển. Thiếu hụt một chính sách như vậy, không có khả năng đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ có thông qua một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì sự phát triển phồn vinh của đất nước và hạnh phóc của nhân dân, một CSXH lấy con người làm trọng tâm, nhằm giải quyết tốt các VĐXH, mới có thể tích cực hóa được nhân tố con người. Đảng ta khẳng định "CSXH đúng đắn vì hạnh phóc của nhân dân sẽ là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH" [23, 13]. " Giải quyết tốt các VĐXH sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mở ra triển vọng phát triển lực lượng sản xuất nhanh hơn và với chất lượng cao hơn" [25, 26]. Thực hiện CSXH đúng đắn, giải quyết tốt các VĐXH có vai trò ngày càng to lớn trong việc phát huy nhân tố con người, với tính cách là động lực của sự phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện: [...]... một thực thể xã hội, sống và hoạt động trong xã hội, trong tiến trình phát triển của lịch sử, con người bị quy định bởi những mối quan hệ, đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào xã hội như là một chủ thể thúc đẩy xã hội tiến lên Nhân tố con người đóng vai trò chủ thể của đời sống xã hội, là một hệ thống giai cấp, tầng líp tác động qua lại, giữ địa vị khác nhau và hoạt động... thành thãi quen khó khắc phục của nhiều người, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước Vì vậy, vấn đề hết sức cấp bách hiện nay là phải tạo ra được thái độ, ý thức làm việc tích cực của mỗi cá nhân, cũng như toàn xã hội Đây là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, tâm lý - xã hội và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Trong điều kiện cô thể của nước ta, để... giải quyết những nhu cầu chính đáng như: việc làm và thu nhập, công bằng và bình đẳng, tạo cơ hội để phát triển Với ý nghĩa đó, giải quyết tốt các VĐXH có khả năng hình thành ở người lao động ý thức giai cấp, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, lối sống mới , tạo nên sự kích thích mạnh mẽ để người lao động tăng năng suất lao động và nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, được xem là nguồn gốc... quyết tốt các VĐXH tạo ra khả năng và điều kiện để điều chỉnh mức độ phát triển dân số, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, trình độ học vấn, trí tuệ của các giai tầng trong xã hội, tạo ra tiềm năng to lớn cho mọi người tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội mới - Nhân tố con người là những tiêu chí về nhân cách, phản ánh những giá trị xã hội trong một điều kiện lịch sử cụ thể... cấp công nhân - Nội dung cấu thành nhân tố con người được hiểu như là những tiêu chí về số lượng và chất lượng của dân số và lao động Nã nói lên khả năng của con người, của cộng đồng người cần phải được khai thác và phát huy trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội, mà trước hết và chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động của con người Để phát huy nhân tố con người phải tạo ra các điÒu kiện, môi... đến phương diện chính trị xã hội của sản xuất, của việc chăm lo đời sống người lao động sẽ dẫn đến làm giảm sút, làm yếu đi vai trò nhân tố con người trong đời sống xã hội nói chung Hậu quả đó sẽ làm giảm đi sự quan tâm của người lao động đến kết quả lao động của mình và gây nên sự trì trệ trong sản xuất Bởi lẽ, điều quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với sù phát triển của xã hội là thái độ... chức năng xã hội của nó, phản ánh khả năng sáng tạo, tính tích cực của con người trong hoạt động thực tiễn Với ý nghĩa nâng cao vai trò nhân tố con người, CSXH không những nhằm giải quyết tốt các VĐXH mà còn là phương tiện mạnh mẽ để nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, tính tích cực lao động của quần chúng nhân dân trong lao động sản xuất, trong việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội Kinh... triển xã hội Động lực của lịch sử không phải là những cá nhân riêng lẻ, biệt lập mà là sức mạnh của cộng đồng người (các giai cấp, dân téc, quốc gia ) Với ý nghĩa đó, giải quyết tốt các VĐXH tạo điều kiện điều chỉnh mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng líp trong xã hội, bảo đảm sự tác động qua lại, vận động của các quan hệ đó theo định hướng và mục tiêu của giai cấp cầm quyền, nhằm thúc đẩy xã hội phát... hội, lối sống mới , tạo nên sự kích thích mạnh mẽ để người lao động tăng năng suất lao động và nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội, được xem là nguồn gốc chủ yếu của sự phát triển và tiến bộ xã hội nói chung và của sự nghiệp xây dựng CNXH nói riêng ... quá lâu cơ chế bao cấp đã làm mất đi động lực kích thích tính tích cực sáng tạo của người lao động Thay vào đó là tâm lý trông chờ thụ động và thái độ thiếu nhiệt tình trong công việc Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta cuối những năm 70 đầu những năm 80 Cơ chế bao cấp ngày nay, tuy cơ bản đã được xóa bỏ, song tác phong làm việc thụ động, bình . Vấn đề xã hội và chính sách xã hội Vấn đề xã hội (VĐXH): Theo C.Mác, nghĩa rộng của khái niệm xã hội là: " ;Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa. tế, chính trị, văn hóa. Những vấn đề đó luôn có liên quan chặt chẽ với kinh tế, chính trị và văn hóa. Đồng thời, nếu theo nghĩa rộng thì mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa , đều mang tính xã. có " ;vấn đề xã hội& quot; khi: - Vấn đề đó có liên quan đến lợi Ých của một cộng đồng người (lớn hay nhá). - Vấn đề đó phản ánh một khuynh hướng cản trở sự phát triển của một cộng đồng. - Vấn đề

Ngày đăng: 04/06/2015, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w