Đề thi HSG cấp Thị xã năm học 2010-2011

5 1.7K 8
Đề thi HSG cấp Thị xã năm học 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Đọc kĩ bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bài tập phía dưới: Tấm vé về miền quê thơ ấu Sau bao nhiêu năm xa quê, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi. Nhưng “cái điều gì đó” lại trỗi dậy trong tôi. Và tôi đi ra ga tàu. Tôi đi nhanh tới ga và hỏi mua tấm vé về miền quê thơ ấu của mình. Chị bán vé quen biết mỉm cười với tôi, tỏ vẻ thông cảm. “Không có tàu” - chị nói. Có thể chị muốn bảo rằng, chuyến tàu đi về quê tôi đã rời ga mất rồi. Nhưng từ nụ cười thông cảm của chị, tôi còn nhận được một niềm cảm thông thầm kín: không có chuyến tàu nào mang con người về miền quê thơ ấu của mình được. Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay. Những người già trong tuổi thơ ấu của ta không còn lại cùng với cây đa , giếng nước nữa. Bạn bè tuổi thơ đã lớn, đã tung cánh bay xa tới nhiều chân trời đất nước … Ôi,bao nhiêu câu hát, ta biết bao giờ hát lại ! Ôi nơi thơ ấu, ta biết bao giờ trở lại ! Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ. Tạm biệt chị bán vé, tôi đi lang thang trên đường phố. Và tôi gặp trên đường chị cán bộ biên tập sách thiếu nhi. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người quen biết từ trước thật thú vị. Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. Miền quê thơ ấu với tâm hồn trong sáng giúp con người đi tới những chân trời rộng mở đẹp tươi. (Theo Nguyễn Trọng Tạo) 1.Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: (0.5đ) a)Bài văn tả về điều gì ? A. Tả tấm vé về miền quê thơ ấu. B. Việc mua vé về miền quê thời thơ ấu. C. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu. (0.5đ) b)Tại sao chị bán vé cho rằng không thể có chuyến tàu về miền thơ ấu? A. Chị đã bán hết vé. B. Miền thơ ấu là tuổi thơ của đời người, nó qua đi không bao giờ trở lại. C. Trên trái đất này chỉ có miền đất, miền quê. (0.5 đ)c)Chị bán vé thông cảm với nhà văn về điều gì ? A. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu. B. Chuyến tàu về quê của nhà văn đã rời ga trước khi ông đến. C. Niềm nhớ thương quê hương. (0.5đ) d)Chị biên tập viên sách thiếu nhi chia sẻ điều gì với nhà văn ? A. Chị sẽ tặng nhà văn tấm vé về miền quê thơ ấu. B. Thông cảm với niềm mong ước được trở về quê hương. C. Miền quê thơ ấu giúp con người trưởng thành đi tới miền tươi sáng. (0.5đ) 2.Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? Gạch chân từ đó. a) Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ. b) Chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. c) Trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ. (0.75đ) 3.Gạch chân các đại từ trong câu sau: “Nhưng “cái điều gì đó” lại trỗi dậy trong tôi” (0.5đ) 4.Xác định chủ ngữ trong câu sau: “Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay.” (0.5đ) 5.Các vế trong câu “Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương” được nối với nhau bằng cách nào ? Trả lời: (1đ) 6.Hai câu “Chị quả quyết sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị.” liên kết với nhau bằng cách nào ? Trả lời: (1đ) 7. Cho các từ: vù vù, day dứt, ruộng rẫy, bạn bè, chim chóc, gặp gỡ, cồng kềnh, xa lạ. Hãy chia các từ trên thành hai nhóm sau: Từ ghép Từ láy II. CẢM THỤ VĂN HỌC (4đ ) “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến” (Theo Khuất Quang Thuỵ) Những hình ảnh, âm thanh gì ở rừng qua đoạn văn trên làm cho các chú bộ đội da diết nhớ quê nhà đến như vậy ? Bài làm: III. TẬP LÀM VĂN Thời thơ ấu của mỗi em thường gắn liền với những kỉ niệm về một ngôi nhà, một góc phố, một mảnh vườn, một con sông, con suối, một cánh đồng, một khu rừng, một bãi biển, … Em hãy viết bài văn miêu tả một trong những sự vật đó. Bài làm: ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI ĐÁP ÁN ĐIỂM GHI CHÚ 1a C 0.5 1b B 0.5 1c A 0.5 1d C 0.5 2 nhớ 0.5 3 gì – đó – tôi 0.75 -Gạch đúng mỗi từ ghi 0.25 điểm 4 miền quê tuổi nhỏ 0.5 -Xác định thiếu hoặc dư từ đều cho sai 5 nối bằng quan hệ từ “mà” 0.5 6 -dùng từ ngữ nối (rồi) -lặp từ ngữ (chị, miền quê thơ ấu) 1 -Nêu đúng mỗi ý được 0.5 điểm 7 Từ láy Từ ghép -vù vù -day dứt -cồng kềnh -gặp gỡ -bạn bè -ruộng rẫy -chim chóc -xa lạ 1.75 -Ghi đúng mỗi từ được 0.25đ -Ghi sai mỗi từ bị trừ 0.25 đ II -Những hình ảnh, âm thanh ở rừng làm cho các chú bộ đội da diết nhớ quê nhà: tiếng gà gáy buổi trưa (âm thanh), đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ (hình ảnh). 1 1 1 1 -Nếu nêu đủ ý nhưng diễn đạt không hay thì căn cứ theo tình hình bài làm mà ghi điểm. -Những hình ảnh âm thanh đó là những hình ảnh, âm thanh rất đỗi quen thuộc ở các miền quê vùng đồng bằng -Các chú bộ đội hầu hết là những người quê ở vùng đồng bằng, đi chiến đấu xa nhà đóng quân ở miền rừng núi, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn canh cánh bên lòng. Vì vậy, khi nghe những hình ảnh, âm thanh quen thuộc đó, nỗi nhớ nhà càng trở nên da diết. -Từ ngữ bùi ngùi xao xuyến mà tác giả dùng đã nói lên được tình cảm của người chiến sỹ xa quê “trong những năm tháng đi đánh giặc” III -Giới thiệu bài đảm bảo các ý sau: +Sự vật đó là gì ? Ở đâu? +Tên gì ? tại sao lại có tên gọi đó ? +Sự vật đó gắn bó với em như thế nào ? -Thân bài: +Tả những nét chung, bao quát khi mới thoạt nhìn cảnh. +Tả cụ thể các hoạt động của cảnh vật theo một trình tự nhất định, chú ý tả những nhóm hay một vài cá nhân tiêu biểu nổi bật. +Nêu những kỉ niệm của em với cảnh vật đó. +Từ đó nêu nhận xét theo tâm lý riêng của mình. 1.5 1 2 2 -Tuỳ và bài làm của học sinh mà Gv cho điểm. -Thang điểm đã tính điểm diễn đạt, chính tả và ngữ pháp. Do đó GV tuỳ thuộc tình hình mà ghi điểm. - -Kết bài: +Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm của em 1.5 trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng: 1 điểm . ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Đọc kĩ bài văn sau và thực. kềnh, xa lạ. Hãy chia các từ trên thành hai nhóm sau: Từ ghép Từ láy II. CẢM THỤ VĂN HỌC (4đ ) “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong. 0.5 3 gì – đó – tôi 0.75 -Gạch đúng mỗi từ ghi 0.25 điểm 4 miền quê tuổi nhỏ 0.5 -Xác định thi u hoặc dư từ đều cho sai 5 nối bằng quan hệ từ “mà” 0.5 6 -dùng từ ngữ nối (rồi) -lặp từ ngữ (chị, miền

Ngày đăng: 04/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan