Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
245 KB
Nội dung
Tuần 12 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 Sáng Chào cờ Học vần Bài 46 : ôn - ơn I .Mục tiêu bài học : Giúp HS - Đọc và viết được : ôn, ơn, con chồn, sơn ca . - Đọc được đúng các từ ngữ ứng dụng có chứa vần ôn, ơn và câu ứng dụng trong bài. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Mai sau khôn lớn” II. Đồ dùng dạy học GV : Bộ chữ vi tính, tranh con chồn, sơn ca . HS : Bộ thực hành TV . III.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’) : - 2 HS yếu đọc : ăn, ân, bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò . - 2 HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng trong bài . GV nhận xét, ghi điểm . 2. Dạy học bài mới : GVgiới thiệu bài . * Hoạt động 1 (15’) : Dạy vần ôn, ơn - GV đính 2 vần mới, cho HS nhận biết, nêu cấu tạo vần . - HS hoạt động nhóm đôi, đọc cho nhau nghe 2 vần ôn, ơn . - Một số HS đọc cá nhân, rèn HS yếu đọc kết hợp phân tích vần. - Lớp đọc đồng thanh . - HS so sánh 2 vần ôn, ơn .Lớp thực hành ghép 2 vần ôn, ơn . - HS ghép thêm phụ âm kết hợp với vần, và dấu ghi thanh để tạo tiếng mới, GV uốn nắn giúp đỡ HS yếu . - HS đọc một số tiếng vừa ghép ( cá nhân + đồng thanh ). - GV đính tiếng mới trên bảng : “ chồn, sơn” cho HS đọc ( cá nhân, đồng thanh ) kết hợp phân tích cấu tạo tiếng, rèn HS đọc yếu . - HS tìm nói từ có tiếng vừa học “ chồn, sơn ca”.GV đính từ , HS đọc . - GV đính tranh kết hợp giảng từ . +Củng cố cách đọc : HS đọc cả bài ( cá nhân + đồng thanh ). * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (15’): HS luyện đọc từ ứng dụng. - HS thi tìm nói từ mở rộng có chứa vần ôn, ơn . GV ghi bảng cho HS luyện đọc ( cá nhân + đồng thanh ). Tiết 2 3. Luyện tập. * Hoạt động 1 (5’): Luyện viết bảng con - GV đọc cho HS viết : ôn, ơn, con chồn, sơn ca, rèn HS viết yếu . *Hoạt động 2 (15’): Luyện đọc - Đọc bảng tiết 1: GV chỉ bất kì, thứ tự cho HS đọc. Rèn HS đọc yếu kết hợp phân tích cấu tạo vần, tiếng vừa học. - Đọc câu ứng dụng: Cho HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, HS đọc tiếng mới, đọc từ, đọc câu (cá nhân, đồng thanh) - Luyện đọc SGK: HS đọc thầm, đọc nhóm, Luyện đọc (cá nhân + đồng thanh ). Rèn HS đọc yếu . - Thi đua các nhóm. * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (5’): HS luyện nói - HS hoạt động nhóm đôi, nói theo chủ đề “ Mai sau khôn lớn”. - Một số HS nói trước lớp, GV nhận xét, rèn kĩ năng luyện nói. * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết vở tập viết. - GV hướng dẫn quy trình viết, tư thế viết. - HS viết bài, GV chấm, nhận xét kết quả. 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại. - Dặn dò: HS đọc viết bài ở nhà, tìm tiếp tiếng, từ mở rộng có chứa vần ôn, ơn . Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu bài học : Giúp HS củng cố về - Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi các số đến 5 . - Phép cộng, phép trừ một số với 0 . - Viết phép tính thích hợp theo tình huống . II . Đồ dùng dạy học: GV : bảng phụ, bảng nam châm, tranh minh họa tình huống . HS : Bảng con, SGK, vở toán . III. Các hoạt động dạy học 1. Luyện tập * Hoạt động 1 ( 7’) : Sử dụng bảng con - Lớp làm bảng con - 2 HS yếu làm bảng lớp +Bài tập : Đặt tính rồi tính 4 – 3 5 + 0 2 + 2 3 – 0 5 1 4 - 0 - HS nhận xét, ( GV củng cố về năng đặt tính và tính ) * Hoạt động 2 ( 10’) : Sử dụng SGK - HS yếu, trung bình ( làm bài tập 1– trang 64) : GV chấm. - HS khá, giỏi (làm bài tập 1, 2 –trang 64 ) : GV chấm bài 2 . - 2 HS chữa bài trên bảng phụ . ( GV củng cố về bảng cộng, và trừ trong phạm vi các số đến 5) . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 3 ( 5’) : Sử dụng vở toán - GV đính tranh minh họa tình huống . - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, tập nêu bài toán, lập phép tính . - 1 HS chữa bài trên BNC, HS nhận xét ( GV củng cố kĩ năng lập phép tính ) * Hoạt động 4 ( 5’) : Sử dụng BNC + Trò chơi : Thi viết số nhanh ( bài tập 3 – trang 64 ) -GV nêu luật chơi, 3 nhóm thi đua chơi . HS nhận xét . GV tổng kết . 2 . Củng cố dặn dò ( 3’) : GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . - Dặn dò HS : nhớ, thuộc bảng cộng và bảng trừ trong PV các số đã học . Sáng Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010 Toán Phép cộng trong phạm vi 6 I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng . - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 . - Biết làm tính cộng trong phạm vi 6 . II. Đồ dùng dạy học GV: 6 que tính, 6 bông hoa, bảng phụ, bảng nam châm,Tranh minh họa tình huống . HS: Bộ thực hành toán, SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’):2 HS yếu đọc lại bảng cộng trong phạm vi 5 . 2. Dạy học bài mới * Hoạt động 1 ( 8’) : Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 6 - HS sử dụng bộ thực hành toán : Lấy ra một nhóm đồ vật có số lượng là 5 rồi lấy thêm 1 đồ vật tương tự ,cho HS tự nêu bài toán, lập phép tính . - GV đính mẫu vật trên bảng, HS nêu bài toán và tự lập phép tính trên bảng cài .GV kết luận ghi bảng cộng trong phạm vi 6 - HS đọc ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh ). * Hoạt động 2 ( 5’) : Sử dụng bảng con - Lớp làm bảng con ( bài tập 1 – trang 65 ). 2 HS yếu làm bảng lớp - HS nhận xét, (GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ) . * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 ( 8’): Sử dụng SGK - HS yếu, TB ( làm bài tập 2 –trang65 ) , 1HS chữa trên BNC, GV chấm bài, nhận xét ( Củng cố về bảng cộng trong phạm vi 6 ) - HS khá, giỏi ( làm bài tập 2,3 - trang 65 ). GV chấm bài 3 * Hoạt động 4 ( 5’): Sử dụng vở toán - GV đính tranh minh họa tình huống cho HS thảo luận, nêu bài toán, thi đua viết phép tính . 3. Củng cố dặn dò ( 3’) : HS đọc lại bảng cộng trong PV 6 .GV chốt lại bài, dặn dò HS ghi nhớ bảng cộng trong PV 6. Học vần Bài 47 : en - ên I .Mục tiêu bài học : giúp HS -Đọc, viết đúng : en, ên, lá sen, con nhện . - Đọc đúng các từ ngữ có chứa vần en, ên và câu ứng dụng trong bài . - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới”. II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng ôn, tranh minh họa lá sen, con nhện . HS : Bộ thực hành TV . III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’) : 2 HS yếu đọc : ôn, ơn, con chồn, sơn ca, cơn mưa, khôn lớn, ôn bài, mơn mởn . - Lớp viết bảng con : tổ 1 : ôn, ơn tổ 2 : con chồn tổ 3 : mơn mởn. - 2 HS khá đọc câu ứng dụng SGK . 2. Dạy học bài mớí * Hoạt động 1 ( 13’) : Dạy vần en, ên - GV đính 2 vần en, ên . HS nhận biết vần mới, đọc vần, nêu cấu tạo vần . - HS so sánh 2 vần . - HS tìm ghép vần en, ên, ghép tiếng mới, HS đọc tiếng ( cá nhân + đồng thanh ) .GV đính tiếng sen, nhện cho HS đọc, phân tích cấu tạo tiếng . - HS tìm nói từ có chứa tiếng sen, nhện, GV đính từ khóa cho HS đọc kết hợp quan sát tranh, GV giảng từ . - Củng cố : HS đọc lại cả bài ( cá nhân + đồng thanh ) * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 10’): Luyện đọc từ ứng dụng -HS ghép từ mở rộng có chứa vần en, ên .GV giúp đỡ HS yếu . - GV đính các từ, cho HS đọc ( cá nhân + đồng thanh ) - GV kết hợp giảng từ . * Hoạt động 3 ( 7’): Luyện viết bảng con - GV đọc cho HS viết : en, ên, lá sen, con nhện . GV uốn nắn, rèn HS viết yếu . Tiết 2 3. Luyện tập * Hoạt động 1 ( 20’) : HS luyện đọc + Luyện đọc bảng lớp : GV chỉ bảng theo thứ tự, bất kì cho HS đọc cá nhân, rèn HS đọc yếu . Lớp đọc đồng thanh . + Luyện đọc câu ứng dụng : HS đọc thầm , nhận biết tiếng mới . - HS đọc tiếng, đọc từ, ( cá nhân + đồng thanh) - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn . GV kết hợp giảng từ . + Luyện đọc SGK : GV đọc mẫu, cho HS đọc thầm . - Rèn cá nhân nhiều em đọc, HS nhận xét, GV nhắc nhở, động viên . Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 5’): Luyện nói theo chủ đề “Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới” - HS nói theo nhóm đôi , GV hướng dẫn các nhóm . - Một số HS nói trên lớp, HS nhận xét . - GV tổng kết, đánh giá . * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết vở tập viết . - GV hướng dẫn quy trình viết, tư thế viết, HS viết bài . - GV uốn nắn, chấm bài nhận xét 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại bài . - Dặn dò HS : về đọc kĩ bài và tìm các tiếng, từ mở rộng có chứa vần en, ên. Chiều : Ôn Tiếng Việt Bài 47: en - ên I.Mục tiêu bài học : Giúp HS - Củng cố về đọc các vần, tiếng, từ, câu ứng dụng trong bài . - Nối đúng các từ để tạo câu có nghĩa . - Điền đúng vần en hoặc ên để được từ thích hợp . II. Đồ dùngdạy học GV : Bảng ôn, bài tập viết bảng phụ, BNC HS : Bảng con, SGK, vở BTTN Tiếng Việt . III.Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 ( 12’): Luyện đọc - GV đính bảng ôn, cho HS đọc thầm - Rèn cá nhân nhiều em đọc, GV chỉnh sửa, động viên . - Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . - HS luyện đọc câu ứng dụng SGK . * Hoạt động 2 ( 15’): HS làm vở bài tập + Bài tập 1, 2 ( trang ) : HS làm việc cá nhân , đọc thầm các tiếng, nhận biết tiếng có vần en, ên . Một số HS chữa bài, nêu kết quả, nhận xét . - HS đọc bài ( GV rèn kĩ năng đọc tiếng .) + Bài tập 3 ( trang ): HS hoạt động cá nhân, đọc thầm các từ rồi nối từ - 1 HS chữa bài, nối các từ trên bảng phụ . - GV chấm bài, nhận xét . HS đọc câu mới nối . (GV rèn kĩ năng đọc câu) * Hoạt động 3 ( 5’): HS làm bảng con ( bài tập 4 ), 1HS chữa trên BNC . - 2 HS yếu làm bảng lớp : Điền vần en hay ên ch … nhau áo l…. con s… mũi t…. IV. Củng cố dặn dò ( 3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại . - Dặn dò HS : về đọc bài . Thể dục Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản – Trò chơi I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB. Yêu cầu HS thực hiện được động tác chính xác . - Học động tác đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng Yêu cầu HS thực hiện ở mức cơ bản đúng. - Ôn trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS tham gia tương đối chủ động . II. Địa điểm, phương tiện - Sân trường, còi , bóng . III. Các hoạt động 1. Phần mở đầu (5’) - GV tập trung HS, phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. * Khởi động: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên sân. - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản (25’) * Hoạt động 1: +Ôn phối hợp “đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang”. - HS tập các động tác 2 – 3 lần . Cán sự lớp điều khiển, GV nhắc nhở, động viên. - Các tổ thi đua tập 1 – 2 lần . + Ôn phối hợp đưa hai tay lên cao “ Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ v”.HS tập 2 -3 lần, GV uốn nắn . + Ôn phối hợp: Đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ v ( HS tập 2 – 3 lần ). + Học động tác : đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông ( HS tập 2 – 3 lần ) - GV hướng dẫn động tác, cho 2 HS làm mẫu, lớp tập 2 – 3 lần. GV uốn nắn, động viên . - Thi đua các tổ. * Hoạt động 2 : Ôn trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức ”. - HS nêu lại cách chơi, lớp chơi 2 – 3 lần, GV động viên, khuyến khích 3. Phần kết thúc (5’) - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát, GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . - Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau. Sáng Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010 Toán Phép trừ trong phạm vi 6 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS -Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ . - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 . - Biết làm tính trừ trong phạm vi 6 . - Rèn kĩ năng tính nhẩm trong phạm vi 6 . II. Đồ dùng dạy học GV: Một số mẫu vật , bảng phụ, bảng nam châm viết nội dung bài tập, tranh minh họa tình huống. HS: Bộ thực hành toán, bảng con. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’) : 2 HS yếu đọc bảng cộng trong phạm vi 6 . 2.Dạy học bài mới * Hoạt động 1( 8’): Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 . - HS thực hành lấy ra một nhóm đồ vật có số lượng là 6 rồi tự bớt đi ( tùy ý ), nêu bài toán và lập phép tính trên bảng cài . - GV đính mẫu vật trên bảng cho HS quan sát, nêu bài toán và lập phép tính .GV hệ thống lại trên bảng, cho HS đọc ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 . * Hoạt động 2 (5’): Sử dụng bảng con - Lớp làm bảng con bài tập 1 (trang 66 ), 2 HS yếu làm bảng lớp . HS nhận xét . (GV củng cố về bảng trừ trong phạm vi 6, rèn kĩ năng đặt tính và tính ). * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 (8’): Sử dụng SGK. - HS yếu, trung bình làm bài tập 2 ,( trang66 ). GV chấm bài 2, HS chữa bài, nhận xét. ( GV củng cố về kĩ năng tính nhẩm, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ) . - HS khá , giỏi làm bài tập 2, 3, (trang 66 ) .GV chấm bài 3 , HS chữa ở bảng phụ ( GV củng cố về kĩ năng tính nhẩm ). * Hoạt động 4 (5’): Sử dụng vở toán - GV đính tranh minh họa tình huống, HS thảo luận nhóm đôi, tập nêu bài toán, lập phép tính . 1 HS chữa trên BNC( GV củng cố về kĩ năng lập phép tính) IV. Củng cố dặn dò (3’) - HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6 . GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học .Dặn dò HS về học thuộc bảng trừ . Học vần Bài 48 : in - un I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Đọc, viết đúng in, un, đèn pin, con giun . - Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng có chứa vần in, un và câu ứng dụng trong bài . - Biết phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Nói lời xin lỗi”. II. Đồ dùng dạy học. GV: Bộ chữ vi tính, đèn pin, con giun . HS : Bộ thực hành TV . III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ (5’): HS đọc viết bài 47 2. Dạy học bài mới. * Hoạt động 1 (12’): Dạy vần in, un -GV đính vần in, un cho HS tự đọc nhẩm 2 vần, một số HS đọc, nêu cấu tạo vần . HS so sánh 2 vần . - HS ghép 2 vần, ghép tiếng mới có chứa vần in, un . HS đọc kết hợp phân tích cấu tạo vần, tiếng mới, rèn HS yếu đọc, lớp đọc đồng thanh . - HS mở rộng tiếng thành từ : HS thi đua tìm nói từ, GV nhận xét . - GV đính 2 từ “đèn pin, con giun” cho HS đọc (cá nhân + đồng thanh ). - GV kết hợp giảng từ . + Củng cố : HS đọc lại cả bài . * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (12’): Luyện đọc từ ứng dụng. - HS tìm ghép từ mở rộng có chứa vần in, un trên bảng cài . - GV đính từ, HS đọc thầm, rèn đọc cá nhân, đồng thanh. - GV kết hợp giảng từ . * Hoạt động 3 (6’): Luyện viết bảng con - GV đọc 2 vần, từ khóa cho HS viết, GV uốn nắn, rèn HS viết yếu . [...]... ưu khuyết điểm của mình trong tuần - Nắm được phương hướng nhiệm vụ tuần sau - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu vươn lên để học tốt II Các hoạt động tập thể GV: nội dung sinh hoạt III Các hoạt động * Hoạt động 1 (3’): Ổn định tổ chức - Lớp hát, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ sinh hoạt * Hoạt động 2 (15’): Kiểm điểm tuần 12 - Các tổ thảo luận, tự kiểm điểm các mặt trong tuần : nếp nếp đi học, học tập... * Hoạt động 3 (7’): Nhiệm vụ phương hướng tuần sau + GV đề ra phương hướng, giao nhiệm vụ cho HS thực hiện - Duy trì các nền nếp - Thi đua học tập tốt dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày nhà giáo 20- 11 - Rèn chữ viết cho sạch, đẹp * Hoạt động 4 (7’): Thi đua văn nghệ IV Tổng kết dặn dò (3’): GV nhận xét giờ sinh hoạt - Dặn dò HS thực hiện tốt nhiệm vụ tuần sau ... học bài mới + Khởi động ( 2’): Lớp hát bài “ Lá cờ Việt Nam” GV giới thiệu bài, ghi đầu bài * Hoạt động 1 (8’): HS hoạt động cả lớp ( GV đính lá cờ Tổ quốc ) - HS quan sát lá cờ và đàm thoại : - Hàng tuần em chào cờ vào thứ mấy ? Lá cờ Tổ quốc có màu sắc như thế nào ? Cờ thường được treo ở đâu ? Em thường nhìn thấy lá cờ khi nào ? - Một số HS trả lời, nhận xét, GV kết luận * Hoạt động 2 ( 7’): HS... tính rồi tính 6–1= 6–4 = 4+2= 3+3= 4+2 = 0+6= 6–0= - HS nêu cách làm, lớp làm cột 1, 2 HS yếu làm bảng lớp cột 2, 3 GV uốn nắn - HS nhận xét ( GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ) * Hoạt động 3 ( 12 ): Sử dụng vở toán + Bài tập 2: Tính 4+2= 4+1+1= 2+4= 2+4–4 = 6–2= 5–1+2= 6–4= 6–4- 2= - Lớp làm bài, HS yếu làm cột 1, GV chấm bài - 2 HS chữa trên bảng phụ, HS nhận xét ( GV củng cố về mối quan hệ... cho HS viết vở, GV uốn nắn, chấm bài nhận xét kết quả 4 Củng cố dặn dò ( 3’): HS đọc lại bài, GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà đọc kĩ bài, xem trước bài sau Sáng Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 Ôn Thể dục Thể dục rền luyện tư thế cơ bản – Trò chơi vận động I Mục tiêu bài học : Giúp HS - Ôn một số động tác về Thể dục RLTTCB Yêu cầu HS thực hiện đúng động tác - Ôn trò chơi... chuồn, châu chấu, cào cào” II Đồ dùng dạy học GV: Bộ chữ vi tính, tranh chuồn chuồn, vươn vai HS: Bộ thực hành TV III Các hoạt động dạy học Tiết 1 1 Kiểm tra bài cũ (5’): 2 HS yếu đọc ( iên, yên, đèn điện, cá biển, viên phấn, yên ngựa, con yến ) - 2 HS đọc câu ứng dụng SGK GV nhận xét ghi điểm 2 Dạy học bài mới * Hoạt động 1 (15’): Dạy vần mới - GV đính 2 vần uôn, ươn : cho HS đọc theo nhóm đôi . bài. - Biết phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Chu n chu n, châu chấu, cào cào”. II. Đồ dùng dạy học. GV: Bộ chữ vi tính, tranh chu n chu n, vươn vai . HS: Bộ thực hành TV. III. Các hoạt. thống lại bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS chu n bị cho giờ sau . Học vần Bài 50 : uôn - ươn I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Đọc viết đúng : uôn, ươn, chu n chu n, vươn vai . - Đọc đúng các từ có. biến nội dung, yêu cầu giờ sinh hoạt. * Hoạt động 2 (15’): Kiểm điểm tuần 12 - Các tổ thảo luận, tự kiểm điểm các mặt trong tuần : nếp nếp đi học, học tập ở lớp, ở nhà, nền nếp vệ sinh, thể dục