1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP thay super lân cho cỏ VA 06

74 1.2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học sự sống

  • Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

  • Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng 1 kg hòa thảo tươi (%)

  • Bảng 2.2*: Hàm lượng dinh dưỡng có trong cỏ tươi (%)

  • Bảng 2.3**: Hàm lượng dinh dưỡng có trong cỏ khô (%)

  • Bảng 2.4: Các công thức thí nghiệm

  • Bảng 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

  • Bảng 2.6: Tình hình khí tượng thành phố Thái Nguyên từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013

  • Bảng 2.7: Thành phần dinh dưỡng của đất

  • Bảng 2.8a: Chiều cao cỏ thí nghiệm với các mức phân bón khác nhau ở lứa 1

  • Bảng 2.8b: Chiều cao cỏ thí nghiệm với các mức phân bón khác nhau lứa 2

  • Bảng 2.8c: Chiều cao cỏ thí nghiệm với các mức phân bón khác nhau ở lứa 3

  • Hình 2.1: Đồ thị minh hoạ tốc độ sinh trưởng của cỏ VA – 06 ở

  • CT 3 lứa 1

  • Bảng 2.9: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cỏ VA - 06 ở các công thức bón lân (đơn vị: cm/ngày)

  • Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng tuyệt đối của cỏ VA – 06

  • qua các công thức bón lân

  • Bảng 2.10: Năng suất chất xanh của cỏ VA - 06 ở các công thức bón lân (đơn vị: tấn/ha)

  • Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn NSCX trung bình của cỏ VA - 06

  • ở các công thức bón lân

  • Bảng 2.11: Năng suất VCK của cỏ VA - 06 ở các công thức bón lân

  • (đơn vị: tấn/ha)

  • Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn NS VCK trung bình của cỏ VA - 06

  • ở các công thức bón lân

  • Bảng 2.12: Sản lượng CX và VCK của cỏ trong thí nghiệm (đơn vị: tấn/ha)

  • Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn SLCX của cỏ VA - 06

  • Hình 2.6: Biểu đồ biểu diễn SLVCK của cỏ VA - 06

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN PHỨC HỢP DAP ĐÌNH VŨ THAY SUPER LÂN CHO CỎ VA 06 Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 1 1.1.2. Đặc điểm của Viện Khoa học sự sống 2 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHSS 2 1.1.4. Cơ cấu tổ chức 4

Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập Viện Khoa học sự sống (INSTITUTE OF LIFE SCIENES – THAI NGUYEN UNIVERSITY) là đơn vị nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 852/QĐ - TCCB do Giám đốc Đại học Thái Nguyên ký ngày 30 tháng 9 năm 2008. Viện được Đại học Thái Nguyên phân cấp cho Trường Đại học Nông Lâm quản lý toàn diện. Viện Khoa học sự sống có chức năng nghiên cứu khoa học (cơ bản và ứng dụng), phục vụ đào tạo Đại học và Sau đại học, chuyển giao khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học sự sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Khoa học sự sống “Life Sciences” là hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghệ sinh học, dược học, công nghệ y sinh học, chế biến thực phẩm và công nghệ môi trường Đó là sự kết hợp của tất cả các ngành khoa học liên quan đến sinh vật như thực vật, động vật và con người. Trong đó trọng tâm là khoa học sinh học kết hợp với các ngành khoa học khác như hoá học, vật lý học, khoa học môi trường để hợp thành lĩnh vực khoa học sự sống. Viện Khoa học sự sống (TiLS) là một viện nghiên cứu thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở của Phòng Thí nghiệm trung tâm thuộc trường Đại học Nông Lâm. Viện đã và đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ các trang thiết bị, máy móc hiện đại và đồng bộ, để xây dựng hoàn chỉnh các phòng thí nghiệm chuyên sâu góp phần tích cực triển khai các đề tài nghiên 1 cứu khoa học, hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao không chỉ của trường Đại học Nông Lâm mà cả các trường thành viên như Đại học Y khoa, Đại học Sư phạm, Khoa khoa học tự nhiên. Ngoài ra, còn góp phần thực hiện tốt nhiều dự án chuyển giao công nghệ cho các địa phương và hỗ trợ các hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp trên địa bàn. 1.1.2. Đặc điểm của Viện Khoa học sự sống Tính tới 12/2012, Viện có tổng số 30 cán bộ viên chức, bao gồm: 11cán bộ biên chế, 12 viên chức hợp đồng kỹ thuật viên, chuyên viên và 7 cán bộ kiêm nhiệm. - Về đội ngũ cán bộ: 01GS, 04 PGS.TS, 03 TS, 04 Th.S công tác cơ hữu tại Viện; 05 PGS, 02 TS kiêm nhiệm quản lý các bộ môn tại Viện. - Về cơ sở vật chất: Năm 2012, Viện giải ngân và nghiệm thu gói thầu thứ 2 của dự án TRIG pha 2 đầu tư phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào. - Ngoài ra, Viện có rất nhiều cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đến tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện KHSS  Nghiên cứu khoa học: - Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện miền núi phía Bắc. Chẩn đoán sớm dịch bệnh ở người, cây trồng và vật nuôi. Bảo quản, chế biến nông sản phẩm. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ sức khỏe con người. - Nghiên cứu và ứng dụng các hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên trong bảo vệ sức khỏe con người, công nghệ thực phẩm và nâng cao năng suất chất lượng vật nuôi cây trồng. 2 - Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn gene bản địa. - Nghiên cứu cải tạo và bảo vệ môi trường.  Chuyển giao công nghệ vào sản xuất: - Tư vấn, đầu tư và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học sự sống, trọng tâm là cho các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. - Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Xây dựng các mô hình bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng, các mô hình sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, các mô hình y tế cộng đồng…  Đào tạo và phục vụ đào tạo: - Mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức cho cán bộ, giảng viên trong và ngoài Đại học. - Hướng dẫn sinh viên học tập, thực hành các kỹ năng chuyên môn thuộc một số ngành mũi nhọn về Viện Khoa học sự sống của Đại học Thái Nguyên. - Hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh làm đề tài nghiên cứu tại Viện.  Dịch vụ khoa học công nghệ: - Đảm nhiệm các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của các đơn vị và địa phương. - Phân tích thành phần hóa học của nông sản thực phẩm, các hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp. - Cung cấp cây con giống chất lượng cao. - Sản xuất, cung cấp nước uống tinh khiết và các sản phẩm khoa học công nghệ khác 3 1.1.4. Cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học sự sống Viện có 2 phòng chức năng: (Phòng Tổng hợp và Phòng Khoa học - Đào tạo) và 5 bộ môn (Bộ môn Hóa sinh, Công nghệ tế bào, Sinh học phân tử và công nghệ gene, Công nghệ vi sinh và Sinh thái môi trường). Trong đó có một phòng thử nghiệm được chỉ định của Bộ NN & PTNT thuộc hệ thống các phòng thử nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Cuối năm 2012, Viện đã được Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường cấp chứng chỉ ISO cho phòng Phân tích Hóa học. Là một đơn vị được đầu tư, tập hợp các trang thiết bị nghiên cứu khoa học hiện đại. Viện khoa học sự sống là một đơn vị nghiên cứu có cơ sở vật chất trang thiết bị khá hiện đại và đồng bộ của khu vực Trung du miền núi phía Bắc. 1.1.4.1. Bộ môn Hóa Sinh •Nghiên cứu thành phần hóa học của đất đai, phân bón, các loại nông sản, thực phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi, trồng trọt và đời sống con người. •Nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm. •Nghiên cứu về sinh lý, hóa sinh vật nuôi, cây trồng. 4 1.1.4.2. Bộ môn Công nghệ tế bào •Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào thực vật trong sản xuất sinh khối, nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao. •Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật trong điều khiển sinh sản, chọn tạo giống vật nuôi và sản xuất protein đơn dòng. 1.1.4.3. Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ gen •Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chỉ thị phân tử trong xác định và bảo tồn đa dạng sinh học; phân loại, phân lập loài sinh vật; xác định các chỉ thị phân tử cho các tính trạng của sinh vật. •Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích DNA và DNA tái tổ hợp trong chuyển gen ở cây trồng, vật nuôi và trong lập bản đồ di truyền. •Nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp chẩn đoán sớm bệnh, dịch bệnh ở người, động vật và thực vật. 1.1.4.4. Bộ môn Công nghệ vi sinh Nghiên cứu các chế phẩm sinh học như: thuốc kháng sinh, enzyme, vaccine, chất bảo quản thực phẩm sinh học. Nghiên cứu phân lập định danh các vi sinh vật gây hại và hữu ích phục vụ nông lâm nghiệp và y tế. 1.1.4.5. Bộ môn Sinh thái môi trường •Nghiên cứu, ứng dụng, chế tạo các sản phẩm mới, triển khai công nghệ trong lĩnh vực môi trường như phòng ngừa và xử lý nước cấp, nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường đất, khí thải. •Nghiên cứu về tác hại môi trường đối với sức khỏe con người và động vật (độc chất, các hóa chất sinh học…). 1.1.4.6. Phòng phân tích hóa học Phòng phân tích hóa học được thành lập theo Quyết định số 1181/QĐ- ĐHTN của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, với chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực hiện các dịch vụ phân tích xét nghiệm. 5 Phòng phân tích hóa học đã được Văn phòng công nhận chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2005, mã số VILAS603. Dịch vụ thử nghiệm của phòng phân tích hóa học: - Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường (đất, nước và không khí). - Phân tích và đánh giá chất lượng phân bón. - Phân tích và đánh giá chất lượng nông sản và thực phẩm. - Phân tích và đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. 1.1.5. Tình hình hoạt động của Viện Khoa học sự sống Trong năm qua, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ KHCN của năm trước chuyển sang, Viện Khoa học sự sống đã tích cực tìm kiếm thêm các đề tài, dự án mới, tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học các cấp và làm công tác chuyển giao tiến bộ KHCN cho các địa phương. Viện xác định đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là sự sống còn của Viện. Các đề tài, dự án này vừa là nhiệm vụ bổ sung vào hoạt động năm 2012 lại vừa được thực hiện tiếp trong kế hoạch 2013 làm cho các hoạt động KHCN của Viện mang tính gối đầu và liên tục, không bị gián đoạn theo thời gian. Các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KHCN của Viện tiến hành trong năm 2012 gồm: - Viện chủ trì thực hiện 1 đề tài quỹ gen cấp nhà nước, 1 đề tài cấp Bộ, 7 đề tài cấp Đại học và 5 đề tài cấp Trường. - Các dự án chuyển giao công nghệ gồm: + Dự án chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô nhân giống cây cho sở KHCN Thái Nguyên. + Dự án khai thác nguồn gen lợn địa phương tỉnh Bắc Kạn. + Dự án chọn lọc và xây dựng mô hình chăn nuôi giống gà của đồng bào Mông Bắc Kạn. + Dự án thử nghiệm phân bón phức hợp DAP cho một số cây trồng chính trên đất canh tác nông nghiệp miền Bắc Việt Nam với Công ty TNHH MTV DAP - VINACHEM. + Dự án khuyến nông về chăn nuôi gà sạch ở 10 tỉnh trong cả nước. 6 1.1.6. Một số thành tựu nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 1.1.6.1. Nghiên cứu khoa học công nghệ Trong những năm qua, Viện đã thực hiện được 01 đề tài NCKH cấp nhà nước, 05 đề tài NCKH cấp Bộ, 07 đề tài NCKH cấp Đại học Thái Nguyên và hàng năm thực hiện từ 03 – 05 đề tài NCKH cấp cơ sở. Những sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị được tạo ra trong năm 2012: - Trình tự gen mã hóa ARNr 16S của chủng Lactobacillus plantarum TL4 được đăng ký trên NCBI với mã số truy nhập là JQ937330. - Giống chuối tiêu mới được xây dựng trên mô hình 600 cây. - 24 quy trình phân tích và TCCS như quy trình phân tích Metanol, Amilose trên thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến, quy trình tách chiết DNA động vật tinh sạch trong phòng thí nghiệm, quy trình xác định tổng số vi sinh vật trong nước… 1.1.6.2. Chuyển giao khoa học công nghệ + Lĩnh vực chăn nuôi: Viện đã tham gia chuyển giao về kỹ thuật chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VIETGAP cho 10 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (Xây dựng các mô hình chăn nuôi, tư vấn chuyển giao các tiến bộ KHCN về chăn nuôi…) đang trực tiếp góp phần làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Viện cũng thực hiện có kết quả tốt 2 dự án với tỉnh Bắc Kạn và được địa phương đánh giá cao. + Lĩnh vực trồng trọt: Viện đã tham gia chuyển giao KHCN về các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào cho Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh Thái Nguyên để nhân giống nhiều loại cây trồng như hoa cúc, phong lan, chuối, keo lai, bạch đàn, khoai tây… đây là quy trình nhân giống cây trồng có chất lượng cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh. + Viện đang triển khai có hiệu quả dự án với Công ty TNHH MTV DAP – VINACHEM của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam về chương trình khảo nghiệm phân bón DAP cho các loại cây trồng trên đất canh tác nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một số địa phương miền Bắc. + Viện đã liên kết với một doanh nghiệp tư nhân để sản xuất nước sạch đóng chai phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 7 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất Nhằm nâng cao tay nghề và chuyên môn, hoàn thành tốt chương trình thực tập tốt nghiệp. Tại cơ sở thực tập tôi đã xây dựng nội dung thực tập như sau.  Công tác phục vụ sản xuất - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cỏ. - Tuyên truyền phổ biến cho người dân khu vực xung quanh cách trồng, chăm sóc cỏ VA - 06 và sử dụng phân bón DAP vào trong trồng một số loài cây góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. - Tham gia vào công tác trồng và chăm sóc cỏ.  Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học : “Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP thay super lân cho cỏ VA - 06”. 1.2.2. Phương pháp tiến hành Để thực hiện tốt những nội dung trên trong thời gian thực tập bản thân tôi đã đề ra một số biện pháp thực tập như sau: - Bám sát cơ sở, đi sâu tìm hiểu nắm vững tình hình thực tế sản xuất của mô hình trang trại để có kế hoạch hợp lý cho triển khai công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Khiêm tốn và tích cực học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. - Nhiệt tình trong công tác, tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc. - Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy cô giáo hướng dẫn. - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, tích cực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn nhằm củng cố và nâng cao kiến thức tay nghề để thực hiện đề tài đạt kết quả cao. - Nêu cao ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế của nhà trường và cơ sở. 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Trong thời gian làm đề tài, tôi đã trực tiếp tham gia trồng và chăm sóc cỏ VA - 06 được đem về trồng thí nghiệm với phân bón DAP và Supe lân. Được sự giúp đỡ tận tình của cơ sở, sự hướng dẫn của thầy cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm thực tế và đạt 8 được kết quả nhất định. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cỏ VA - 06 trong đề tài. 1.2.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ * Giống: Chọn cây thành thục đạt 5 tháng tuổi trở lên, không bị sâu bệnh sau đó bóc hết lá ở mầm rồi cắt thành từng đoạn (không bẻ hoặc kê lên miếng gỗ chặt để tránh làm dập hom ảnh hưởng đến mầm hoặc rễ gây sâu bệnh), cắt nghiêng, mỗi đoạn 2 mắt, mỗi mắt có 1 mầm. * Đất trồng: Cỏ VA - 06 có thể trồng được trên tất cả các loại đất. Trước khi trồng cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Trồng trên đất bằng trồng theo luống để tiện chăm sóc và tưới tiêu nước. * Cách trồng: Xẻ rãnh sâu 15cm, dưới rãnh bón các loại phân lót sau đó phủ một lớp đất rồi nén nhẹ. Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh nghiêng 45 0 hoặc đặt nằm ngang dưới rãnh sau đó lại phủ trên mầm một lớp đất khoảng 5cm. * Mật độ và khoảng cách: - Trồng để làm thức ăn thì khoảng cách hom cách hom là 30 cm, hàng cách hàng là 60 cm, tương đương 2.700 - 3.000 hom/sào (500 m 2 ). - Trồng lấy hom làm giống khoảng hom cách hom là 60 cm, hàng cách hàng là 100 cm, tương đương 800 - 900 hom/ sào (500 m 2 ). * Bón phân và chăm sóc: - Bón lót 500 - 700kg phân chuồng và 50 - 100kg lân/sào. Sau khi trồng nên dùng nước phân chuồng loãng để tưới giúp cây ra rễ nhanh, chú ý tưới nước giữ ẩm. - Bón lót: Bón 1 lần duy nhất phân DAP, Supe lân trong quá trình trồng cỏ thí nghiệm. Tiến hành rạch hàng cạnh gốc cây để bón phân rùi vùi một lớp đất mỏng lên phía trên. Lô thí nghiệm: CT 1, CT 2, CT 3, CT 4: Bón phân DAP Lô đối chứng: ĐC 1, ĐC 2, ĐC 3, ĐC 4: Bón Supe lân 9 - Bón thúc: Phân Urê + KCl trộn lẫn bón cho lô TN và lô ĐC theo lượng phân đã tính toán. Tiến hành rạch hàng, bón thúc sau khi trồng (hoặc sau mỗi lứa cắt) khoảng 15 - 20 ngày. - Trồng dặm: Tiến hành sau khi trồng nếu khuyết cây thì phải dặm bổ sung, đảm bảo mật độ giữ được > 98%. - Trồng xong cần tưới ẩm thường xuyên. Trong thời gian đầu cần làm cỏ 1 - 2 lần, lần 1 sau trồng 1 tháng, lần 2 sau lần 1 khoảng 1 - 1,5 tháng. - Tưới nước giữ ẩm và bón thúc cho cây. * Thu hoạch và sử dụng: - Số lứa cắt là 6 lứa/năm. Lứa đầu cắt sau trồng 70 - 75 ngày; vụ đông cắt 60 ngày; vụ hè cắt 45 ngày. - Tiến hành cắt sát gốc để theo dõi khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. 1.2.3.2. Công tác phục vụ sản xuất Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung công việc ĐVT Số lượng Kết quả đạt được Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc đồng cỏ m 2 760 760 100 2 Làm đất m 2 800 800 100 3 Bón phân cho cỏ 100 - Phân hữu cơ kg 1500 1500 100 - Urê Hà Bắc kg 10 10 100 - Supe lân kg 7,5 7,5 100 - Kali clorua kg 4 4 100 - Phân DAP kg 3 3 100 4 Làm cỏ dại m 2 760 760 100 5 Thu cắt kg 3000 3000 - 10 [...]... tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP - Đình Vũ thay super lân cho cỏ VA - 06 14 2.1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài - Xác định được giá trị thay thế super lân của phân phức hợp DAP trong cân đối nguồn lân dễ tiêu cho cỏ VA - 06 - Xác định được mức bón DAP thích hợp cho cỏ VA - 06 để nâng cao năng suất, chất lượng cỏ VA - 06 2.1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn... sản xuất Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trong vùng lân cận về công tác trồng và chăm sóc cỏ VA - 06, cũng như sử dụng phân bón DAP vào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng 12 Phần 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP thay super lân cho cỏ VA - 06 2.1 Đặt vấn đề 2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài... được giá trị thay thế của phân phức hợp DAP cho nguồn super lân trong cân đối nhu cầu lân dễ tiêu cho cỏ trồng + Cung cấp kết quả số liệu về mức bón phân DAP thích hợp cho cỏ phục vụ nghiên cứu, đào tạo và sản xuất - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả đề tài giúp cho người sản xuất có cơ sở khoa học và thực tế để lựa chọn nguồn phân bón mới trong thâm canh cỏ trồng + Kết quả của đề tài giúp cho việc quảng... mô là 2,8ha; trồng 7 giống cỏ gồm: Cỏ Voi, cỏ VA - 06, cỏ Goatemala, cỏ Panicum maximum TD 58, cỏ Paspalum atratum , cỏ Signal, cỏ Brizantha tại 7 hộ dân xã Tả Phời - Thành phố Lào Cai Kết quả: Tỷ lệ sống của 7 giống cỏ sau trồng 1 tháng đều đảm bảo, các giống cỏ Voi, cỏ VA - 06 có tỷ lệ sống đạt cao nhất đạt 95%, chiều cao thảm cỏ bình quân đạt 1,4 - 1,5 m Giống cỏ VA - 06 cho năng suất cao nhất là... làm hạn chế năng suất 2.2.1.4 Giới thiệu giống cỏ VA – 06  Đặc điểm thực vật học của cỏ VA – 06 Cỏ VA - 06 là tên viết tắt của cỏ Varsime số 06, là dòng lai giữa cỏ giữa cỏ Voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ và được đánh giá là “Vua của các loại cỏ Cỏ VA - 06 có hình dáng như cây trúc, thân thảo cao lớn, họ hòa thảo dạng thân bụi Cây mọc thẳng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có... các nghiên cứu trong nước đã tuyển chọn được một số giống cỏ năng suất cao, phù hợp với điều kiện của nhiều vùng sinh thái như cỏ: Pangola, Stylo, cỏ Voi, cỏ Ghinê, VA - 06 … Trong đó, cỏ Varisme số 6 (VA - 06) là loại cỏ hòa thảo thân đứng được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ được đánh giá là “Vua của các loại cỏ , cỏ VA - 06 có năng suất và chất lượng cao, khả năng thích ứng rộng,... - 06 trên địa bàn tỉnh trong chăn nuôi bò với một số giống cỏ hiện đang sử dụng 34 Viện chăn nuôi quốc gia tiến hành phân tích giá trị dinh dưỡng của cỏ VA - 06 thông qua sản lượng sữa bò cho thấy: Tỷ lệ sử dụng cỏ VA - 06 của sữa bò cao hơn so với cỏ Voi là 9,7% Năm 2009 UBND tỉnh Lào Cai triển khai Dự án: “Trồng thử nghiệm một số giống cỏ mới cao sản, gắn với sơ chế, bảo quản phục vụ phát triển... loại thức ăn tốt cho các loài gia súc ăn cỏ, gia cầm, cá trắm cỏ  Giá trị của giống cỏ VA - 06 - VA - 06 làm thức ăn chăn nuôi Cỏ VA - 06 có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (protein của cỏ chứa 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin), đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loài gia súc và cá trắm cỏ VA - 06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi... quả thử nghiệm DAP Đình Vũ năm 2012) [20] cho cây trồng cho thấy: Trên cây chè vùng Sơn Dương, Tuyên Quang kết quả bón với mức nghiệm: 2.000 m2 là 130kg DAP + 120kg kali + 148kg đạm urê/ha; trong khi ô đối chứng sử dụng: 280kg urê + 300kg lân supe + 120kg phân kali/ha Kết quả cho thấy năng suất búp tươi ô thử nghiệm cao hơn đối chứng 10%, chè có vị đậm và ngon hơn đối chứng Trên cây lúa: Kết quả thử nghiệm. .. suất và chất lượng cỏ Paspalum atratum trồng tại Thái Nguyên” (Từ Trung Kiên, 2010) [8]  Một số kết quả nghiên cứu thử nghiệm DAP cho cây trồng Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông kết hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Vĩnh Long thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng phục vụ chăn nuôi bò và đặc tính thích nghi của giống cỏ Varisme 06 (VA - 06) tại Vĩnh Long” Đề tài đã thực hiện bón phân DAP cho cỏ với liều lượng . hợp DAP - Đình Vũ thay super lân cho cỏ VA - 06 . 13 2.1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Xác định được giá trị thay thế super lân của phân phức hợp DAP trong cân đối nguồn lân dễ tiêu cho cỏ. lượng cây trồng. - Tham gia vào công tác trồng và chăm sóc cỏ.  Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học : Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP thay super lân cho cỏ VA - 06 . 1.2.2. Phương. cây trồng. 11 Phần 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Thử nghiệm sử dụng phân bón phức hợp DAP thay super lân cho cỏ VA - 06 2.1. Đặt vấn đề 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi

Ngày đăng: 03/06/2015, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w