1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 7 tư liệu

19 573 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Thú có túi (danh pháp khoa học: Marsupialia) là một cận lớp của Lớp Thú, đặc trưng của các loài thuộc cận lớp này là có túi ở giống cái để mang con nhỏ. Hiện nay có khoảng 334 loài Thú có túi, trong đó có hơn 200 loài thuộc Australia và các đảo lân cận. Ngoài ra có khoảng 100 loài tại Châu Mỹ, hầu hết là ở Nam Mỹ, còn lại Trung Mỹ có 13 loài và Bắc Mỹ chỉ còn duy nhất 1 loài. Con non được sinh ra rất sớm so với các loài động vật có vú khác, như vậy thú có túi mẹ không cần phát triển hệ thống phức tạp nhau thai, màng ối, dạ con để bảo vệ con non trong cơ thể mình. Thú có túi non thực sự rất nhỏ bé so với môi trường rộng lớn và nguy hiểm ngoài cơ thể mẹ, nhưng điều này lại làm giảm bớt nguy cơ khi thú có túi mẹ không cần phải mang thai dài ngày. Do con non phải leo lên chỗ núm vú của mẹ nó, nên chi trước của chúng được phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể lúc mới sinh. Kangaroo hay Chuột túi, là một nhóm các loài thú có túi. Từ kangaroo thường dùng để chỉ một số loài lớn nhất trong họ này như Kangaroo đỏ, Kangaroo Antilopin và Kangaroo xám. Kangaroo còn có nhiều loài nhỏ hơn. Kangaroo là biểu tượng của Úc. Mặc dù Úc được coi là quê hương của loài chuột túi nhưng các nhà khoa học tin rằng, kangaroo xuất xứ từ Trung Quốc, di cư qua Châu Mỹ rồi mới tới Úc và Châu Nam cực. Sa mạc nước Úc rất nóng, nhưng Kangaroo có thể sống được lâu dài trên đó. Khi quá nóng, chúng liếm cặp chân trước (có ít lông). Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ làm mát máu bên dưới lớp da rồi toàn cơ thể. Kangaroo thuộc nhóm động vật mà con của chúng được sinh ra trước khi phát triển đầy đủ, sau đó được mang trong túi. Thông thường, Chúng sinh ra mỗi lứa một con. Lúc sinh, chuột con có màu đỏ, chưa có mắt và tai, rất nhỏ: dài khoảng 2,5 cm nặng khoảng 0,8 đến 1 gram. Chúng bò đến túi của mẹ để bú rồi ở đó trong khoảng 8 tháng. Sau khi ra ngoài, chúng vẫn phải bú sữa mẹ đến 1 tuổi. Tất cả các loài kangaroo đều có chân sau khoẻ, bàn chân dài và hẹp. Chúng ngồi trên những đôi chân này và đuôi xù to vững chắc. Nếu kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả 4 chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy. Khi có giao tranh giữa 2 con đực, chúng có thể đứng trên đuôi và dùng hai chi sau để tự vệ. Con Kangaroo mới sinh chỉ dài khoảng 2,5 cm, nặng chưa đến 1 gram Mẹ con kangaroo Cách di chuyển của Kangaroo Kangaroo sử dụng 2 chi trước để lấy thức ăn Koala, hay gấu túi, là một loại thú có túi ăn thực vật sống tại Australia. Tên khoa học của koala xuất xứ từ phaskolos trong tiếng Hi lạp có nghĩa là "túi" và arktos có nghĩa là "gấu". Koala sống ở vùng ven biển phía đông Australia và một số nơi có lượng mưa đủ lớn để có rừng cây. Ở Nam Úc koala đã suýt bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, nhưng sau đó bang Victoria đã bảo tồn chúng. Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và cái thường giáo hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam bán cầu. Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala khi lọt lòng mẹ trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó (có thể đóng mở theo ý muốn của koala mẹ) và bám vào một trong hai núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa. Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông. Sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi. . thuộc nhóm động vật mà con của chúng được sinh ra trước khi phát triển đầy đủ, sau đó được mang trong túi. Thông thường, Chúng sinh ra mỗi lứa một con. Lúc sinh, chuột con có màu đỏ, chưa có mắt. trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và. đôi. Con đực và cái thường giáo hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tư ng ứng với mùa hè tại Nam bán cầu. Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala

Ngày đăng: 03/06/2015, 05:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w