Đề cương tài chính ngân hàng
Trang 1NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
GVHD: TH.S NGUYỄN QUỐC ANHSVTH: NGUYỄN THỊ THÚY TIÊNLỚP: Ngân hàng 7- K29
Niên khoá 2003-2007
1
Trang 2Chuyên đề này là kết quả của sự kết hợp giữa kiến thức sau gần bốn năm ngồi ghếgiảng đường đại học với thực tiễn ba tháng thực tập của tôi Để hoàn thành chuyên đềnày, ngoài kết quả nỗ lực của bản thân tôi, tôi còn có sự giúp đỡ nhiệt tình từ giáo viênhướng dẫn và các anh chị làm việc tại Sacombank Leasing.
Qua đây, tôi cảm ơn tất cả các thầy cô trường đại học Kinh Tế TP.HCM, những ngườiđã truyền cho chúng tôi kiến thức nền tảng về kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàngnói riêng Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầyNguyễn Quốc Anh, giáo viên hướng dẫn của tôi Cảm ơn thầy vì những góp ý, chỉ bảotận tình đối với tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Sacombank Leasing,nhất là các anh chị phụ trách hướng dẫn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt thời gian thực tập tại công ty.
TP.HCM, tháng 5 năm 2007Sinh viên
Nguyễn Thị Thuý Tiên
Trang 5Lời cảm ơn i
Nhận xét của cơ quan thực tập ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng biểu và hình vẽ vii
Danh mục từ viết tắt viii
Lời mở đầuChương 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 1
1.1 Giới thiệu chung về công ty CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 2
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 10
1.1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới 10
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTTC TẠI CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 12
2.1 Những vấn đề về CTTC 13
2.1.1 Khái niệm về CTTC 13
2.1.2 Phân loại CTTC 14
2.1.2.1 CTTC thuần 14
2.1.2.2 Mua và cho thuê lại 15
2.1.2.3 Cho thuê giáp lưng 15
2.1.2.4 Cho thuê hợp vốn 16
2.1.2.5 Cho thuê trả góp 16
2.1.3 Tài sản CTTC 17iv
Trang 62.1.4.1 Bên cho thuê 17
2.1.4.2 Bên thuê 18
2.1.4.3 Bên cung ứng 18
2.2 Lợi ích và rủi ro của CTTC 18
2.2.1 Lợi ích của CTTC 18
2.2.1.1 Đối với nền kinh tế 19
2.2.1.2 Đối với bên cho thuê 19
2.2.1.3 Đối với bên thuê 20
2.3 Thị trường CTTC Việt Nam 23
2.3.1 Tất yếu khách quan của sự ra đời hoạt động CTTC Việt Nam 23
2.3.1.1 Yêu cầu đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị trong thời đại mới 23
2.3.1.2 Các hình thức tài trợ khác chưa đáp ứng được nhu cầu vốn 23
2.3.1.3 Quy mô doanh nghiệp Việt Nam 24
2.3.2 Cơ sở pháp lý hoạt động CTTC Việt Nam 24
2.3.3 Hoạt động CTTC tại Việt Nam thời gian qua 25
2.3.3.1 Số lượng công ty CTTC tại Việt Nam 25
2.3.3.2 Phương thức và tài sản CTTC 27
2.3.3.3 Tình hình CTTC tại Việt Nam 27
2.4 Hoạt động CTTC tại Sacombank Leasing 29
2.4.1 Một số quy định về CTTC tại công ty 29
2.4.1.1 Đối tượng cho thuê của công ty 29
2.4.1.2 Tài sản được cho thuê 29
2.4.1.3 Giới hạn cho thuê 30
2.4.2 Quy trình CTTC của công ty 30
2.4.2.1 Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ 31
2.4.2.2 Thẩm định dự án thuê 33
Trang 72.4.2.4 Triển khai thực hiện hợp đồng CTTC 35
2.4.2.5 Giám sát sau khi kí hợp đồng 37
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động công ty 48
3.2.1 Đối với công ty 48
3.2.1.1 Hoàn thiện quy trình cho thuê 48
3.2.1.2 Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo 48
3.2.1.3 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên công ty 49
3.2.1.4 Mở rộng hệ thống chi nhánh các tỉnh 50
3.2.1.5 Mở rộng thêm kênh huy động vốn 50
3.2.1.6 Một số giải pháp khác 50
3.2.2 Kiến nghị đối với các tổ chức khác 51
3.2.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 51
3.2.2.2 Đối với Hiệp hội CTTC 52
3.2.2.3 Đối với các tổ chức kinh t ế 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 53
KẾT LUẬN CHUNG 54TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
Trang 8Bảng 2.1 Danh sách các công ty CTTC Việt Nam hiện nay 25
Bảng 2.2 Doanh số và dư nợ cho thuê toàn hệ thống 27
Bảng 2.3 Danh mục hồ sơ CTTC đối với khách hàng doanh nghiệp 32
Bảng 2.4 Danh mục hồ sơ CTTC đối với khách hàng cá nhân 33
Bảng 2.5 Dư nợ cho thuê phân theo đối tượng khách hàng 40
Bảng 2.6 Dư nợ cho thuê phân theo ngành 41
Bảng 2.7 Dư nợ cho thuê phân theo tài sản cho thuê 43
Biểu đồ 2.1 Thị phần CTTC Việt Nam năm 2006 28
Biểu đồ 2.2 Dư nợ cho thuê phân theo đối tượng khách hàng 40
Biểu đồ 2.3 Dư nợ cho thuê phân theo ngành 42
Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho thuê phân theo tài sản cho thuê 42
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Leasing 3
Hình 2.1 Quy trình CTTC thuần 15
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xét duyệt CTTC tại Sacombank Leasing 31
Trang 9CTTC: Cho thuê tài chính
DNNVV:Doanh nghiệp nhỏ và vừaNHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt NamWTO: Tổ chức Thương mại thế giớiTNHH: Trách nhiệm hữu hạn
viii
Trang 101 Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tính cạnhtranh giữa các doanh nghiệp là rất gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừngnâng cao năng lực cạnh tranh bản thân mà vốn và khoa học công nghệ là hai yếu tốquan trọng trong quá trình đó Đặc biệt, khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO, mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn nên nhu cầu về vốnlại trở thành cần thiết hơn
Trước những nhu cầu phát triển kinh tế, thị trường CTTC Việt Nam ra đời đã tạo nênmột kênh dẫn vốn mới đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, đánh dấu sựphát triển của thị trường tài chính Việt Nam Với vai trò là một bộ phận của thị trườngvốn, thị trường CTTC Việt Nam đã góp phần làm giảm sức ép, giảm gánh nặng chohệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp cũng nhưcho nền kinh tế.
Công ty CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank Leasing) ra đời góp phầnsôi động cho thị trường tiềm năng này Tuy mới ra đời chưa đầy một năm nhưng hoạtđộng của công ty đã có những bước tiến đáng kể Trong tương lai, kinh tế Việt Nammở cửa hoàn toàn thì lĩnh vực tài chính nói chung và CTTC nói riêng sẽ đối mặt vớisự cạnh tranh quyết liệt ngay trong nước cũng như giữa các nước trong khu vực vàtrên thế giới Không nằm ngoài xu hướng đó, để tồn tại và hoạt động hiệu quả, côngty CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cần có những đối sách phát triển Vì vậy tôi
chọn đề tài “Phát triển hoạt động CTTC tại công ty CTTC ngân hàng Sài GònThương Tín” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài này là:
Tìm hiểu tổng quan về hoạt động CTTC nói chung và Việt Nam nói riêng Nghiên cứu tình hình hoạt động CTTC thực tế tại Sacombank Leasing từkhi thành lập đến nay.
Trang 11Sacombank Leasing phát triển trong thời gian sắp tới.
3 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề là kết quả của việc tiếp cận thực tế trong thời gian ba tháng thực tập của tôi,của việc vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu dựa trên cơsở nền tảng kiến thức về ngành tài chính ngân hàng, các văn bản pháp quy, tài liệu cóliên quan.
4 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: “ Giới thiệu về công ty CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương
Tín”: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thờigian tới.
Chương 2: “ Thực trạng hoạt động CTTC tại công ty CTTC ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín”: giới thiệu những vấn đề chung về CTTC; tổng quan về thị
trường CTTC Việt Nam; phân tích hoạt động kinh doanh của Sacombank Leasing. Chương 3: “ Giải pháp phát triển hoạt động CTTC tại công ty CTTC
ngân hàng Sài Gòn Thương Tín”: từ những đánh giá về hoạt động của Sacombank
Leasing để đề ra các giải pháp và kiến nghị đối với công ty, cơ quan Nhà nước, các tổchức kinh tế…góp phần phát triển hoạt động của công ty.
Trang 12Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNHVIÊN CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 9
1.1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới 10
Trang 131.1Giới thiệu chung về công ty CTTC ngân hàng Sài Gòn ThươngTín
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển
Dịch vụ CTTC xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995, đến năm 1996 thì công ty CTTCđầu tiên ra đời Sự ra đời của các công ty CTTC đã phần nào làm giảm sức ép và gánhnặng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn với các doanhnghiệp, đặc biệt là vốn trung và dài hạn để các doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc,thiết bị trước xu thế hội nhập
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, hội đồng quản trị ngân hàng Sài Gòn Thương Tínquyết định nộp hồ sơ xin thành lập công ty CTTC Đến ngày 12 tháng 4 năm 2006,Thống đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 04/GP- NHNN cho phép thành lập vàhoạt động đối với công ty CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Vào ngày 10 tháng 7năm 2006 công ty TNHH một thành viên CTTC ngân hàng Sài Gòn Thương Tín gọi
tắt là Sacombank Leasing chính thức đi vào hoạt động Đây là công ty CTTC đầutiên thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam với vốn điều lệ ban
đầu là 150 tỷ đồng Sacombank Leasing hoạt động như một đối tác tài chính chuyênnghiệp và tin cậy, có khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn đầu tư, làm nhà tư vấnchuyên nghiệp cho doanh nghiệp, và cam kết cùng doanh nghiệp phát triển trong giaiđoạn cạnh tranh sắp tới.
Trang 14Phòng Kinh doanh
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Leasing
Cơ cấu công ty bao gồm các phòng: phòng kinh doanh, phòng thẩm định, phòng kếtoán và quỹ, phòng kiểm tra- kiểm soát, phòng hành chính nhân sự và bộ phận quan hệquốc tế và công chúng Bên cạnh trưởng các đơn vị là trưởng phòng là phó phòng, cótrách nhiệm trợ giúp trưởng phòng và theo sự phân công của trưởng phòng.
1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng bana Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có hai chức năng chính là xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạchhoạt động CTTC của công ty và thực hiện công tác dịch vụ hỗ trợ.
Với chức năng thứ nhất, phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng chiến lược và kếhoạch kinh doanh dịch vụ CTTC của công ty đồng thời triển khai thực hiện và theo dõiquản lý hoạt động CTTC của công ty trên cơ sở chiến lược và kế hoạch đề ra Phòngkinh doanh sẽ trực tiếp tiến hành nghiệp vụ CTTC từ khâu tiếp xúc khách hàng chođến khâu giải ngân đối với dự án có dư nợ dự tính cho thuê dưới 2 tỷ đồng Để thựchiện việc theo dõi sau cho thuê, phòng kinh doanh sẽ quản lý hợp đồng CTTC, theodõi và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các vấnđề phát sinh sau khi thuê Bên cạnh đó phòng kinh doanh cũng đảm nhiệm việc xâydựng kế hoạch phát triển thị trường và sản phẩm CTTC của công ty, cụ thể là:
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Phòng Thẩm định
Phòng Kế toán và quỹ
Phòng Kiểm tra - kiểm soát
Phòng Hành chính – nhân sựBan Tổng giám đốc
Hội đồng quản trịBan kiểm soát
Bộ phận quan hệ quốc tế và công chúng
Trang 15 Xây dựng, tổ chức triển khai, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiếp thị, đềxuất giải pháp phát triển thị trường
Cải tiến và hoàn thiện sản phẩm hiện hành và xây dựng sản phẩm CTTC mới
Với chức năng thứ hai, phòng kinh doanh có nhiệm vụ thực hiện công tác dịch vụ hỗtrợ trong việc mua bán, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản thuê, bao gồm:
Hỗ trợ thực hiện các thủ tục mua bán, nhập khẩu tài sản cho thuê
Thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thuê tàichính theo quy định của pháp luật
Thực hiện các thủ tục liên quan đến mua bảo hiểm tài sản thuê
Hỗ trợ và cung cấp các hồ sơ liên quan đến việc sử dụng tài sản cho khách hàngthuê theo quy định của pháp luật
Tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản thuê, tài sản đảm bảo (nếucó) khi hợp đồng CTTC chấm dứt
Đồng thời, phòng kinh doanh cũng thông qua các hoạt động như:
Cung cấp các báo cáo tư vấn, các thông tin có liên quan tới kỹ thuật và công nghệcủa tài sản thuê
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống dữ liệu về các máy móc, thiết bị, và về hệ thốngphân phối máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động công ty
Kiểm tra, giám sát tài sản sau cho thuê theo quy định
Tổ chức bộ máy nhân sự bao gồm: trưởng phòng, phó phòng, bộ phận kinh doanhdoanh nghiệp, bộ phận kinh doanh cá nhân, bộ phận hỗ trợ và tư vấn thiết bị côngnghệ, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Trang 16Với chức năng quản lý rủi ro hoạt động CTTC, phòng thẩm định có nhiệm vụ quản lýnợ và quản lý rủi ro ngành Quản lý nợ bao gồm các công việc như:
Quản lý, theo dõi danh mục nợ, tình hình tăng giảm dư nợ, đề xuất giải pháp hạnchế rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động
Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ tình hình gia hạn nợ, nợ quá hạn, đề xuất các biệnpháp để giảm thiểu nợ quá hạn
Thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
Xây dựng và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng phục vụ cho hoạt động công ty Quản lý các rủi ro phi tín dụng (rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạtđộng)
Lập báo cáo, thống kê cho cơ quan thẩm quyền theo quy định Cung cấp thông tin về việc quản lý rủi ro cho các phòng ban khác
Đồng thời, để thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro ngành, phòng thẩm định sẽ xây dựngvà quản lý hệ thống dữ liệu ngành kinh tế phục vụ cho việc tham khảo, công tác dựbáo và định hướng hoạt động của công ty cũng như thường xuyên cung cấp các thôngtin liên quan đến ngành kinh tế cho các bộ phận có liên quan.
Tổ chức nhân sự của phòng bao gồm: trưởng phòng, phó phòng, bộ phận thẩm định vàbộ phận quản lý nợ và rủi ro.
c Phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ
Phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ có các chức năng chính là:
Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế quy địnhcủa công ty
Kiểm tra, đánh giá tính chính xác các số liệu báo cáo, tính hiệu quả và mức độ rủiro của hoạt động
Giải quyết các yêu cầu liên quan đến công tác thanh tra
Tham mưu, góp ý hoàn chỉnh, cải tiến các quy chế, quy định của công ty
Với các chức năng trên, phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ sẽ thực hiện các nhiệm vụchủ yếu là:
Trang 17 Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc kiểm trađột xuất việc tuân thủ quy định pháp luật, quy chế công ty
Phổ biến, hướng dẫn các quy chế của nhà nước và công ty cho các bộ phận
Kiểm tra tính chính xác của các số liệu báo cáo kinh doanh và tài chính của đơn vị Kiểm tra và đánh giá hiệu quả các mặt hoạt động
Kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro các mặt hoạt động Thay mặt công ty làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra
Lên kế hoạch chỉnh sửa theo yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra đồng thờitheo dõi, đôn đốc và báo cáo
Nhân sự của phòng bao gồm: trưởng phòng, phó phòng và kiểm tra viên
d Bộ phận quan hệ quốc tế và công chúng
Phòng quan hệ quốc tế và công chúng có 4 chức năng chính là: Công tác thư ký văn phòng công ty
Công tác quản lý và phát hành văn thư Quan hệ quốc tế và công chúng
Tiếp thị và phát triển thương hiệu
Thực hiện chức năng công tác thư ký văn phòng công ty, phòng quan hệ quốc tế vàcông chúng sẽ đảm nhiệm việc trực văn phòng công ty, tiếp nhận thông tin nội bộ vàbên ngoài cho lãnh đạo công ty, ghi nhận phổ biến ý kiến với Ban lãnh đạo, các phòngđồng thời tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện chỉ đạo của Ban Tổng giámđốc Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ lập lịch công tác tuần của Hội đồng quản trị,Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc cũng như chuẩn bị các cuộc họp.
Với chức năng chính là quan hệ quốc tế và công chúng, phòng sẽ thực hiện việc quảnlý hoạt động công chúng bao gồm:
Đưa tin, soạn tin, viết bài giới thiệu
Xây dựng các mối quan hệ với cơ quan truyền thông, thường xuyên theo dõi cácđiểm tin trên báo chí
Quản lý các phát ngôn về sản phẩm dịch vụ công ty
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 6
Trang 18 Thực hiện báo cáo thường niên cho đơn vị
Đồng thời phòng sẽ xúc tiến mối quan hệ quốc tế và tập hợp, lưu giữ thông tin của cácđịnh chế tài chính của nước ngoài có liên quan, làm đầu mối liên lạc để thực hiệnnhiệm vụ quản lý hoạt động quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, phòng quan hệ quốc tế và công chúng còn đảm nhiệm luôn việc tiếp thị vàphát triển thương hiệu thông qua tổ chức các chương trình, sự kiện quảng bá cũng nhưxây dựng và quản lý hệ thống nhận dạng nhãn hiệu.
Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra, nhân sự phòng quan hệ quốc tế và công chúng baogồm một trưởng bộ phận và 3 tổ: tổ thư ký, tổ quan hệ quốc tế và công chúng, tổ tiếpthị và phát triển thương hiệu.
e Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự có 4 chức năng chính là: chức năng hành chính quản trị,chức năng nhân sự đào tạo, quản lý tài nguyên công nghệ thông tin và thực hiện côngtác pháp chế.
Với chức năng hành chính quản trị, phòng thực hiện nhiệm vụ:
Quản lý các hồ sơ pháp lý, ấn chỉ, ấn phẩm; tiếp nhận, kiểm tra, phân phối, lưu trữvăn thư, khuôn dấu, quản lý hồ sơ pháp lý
Công tác hành chính phục vụ như: thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho hoạtđộng công ty; in ấn chứng từ, hợp đồng với các đơn vị truyền thông; cung cấp tiệních…
Triển khai hệ thống ngân hàng lõi, các chương trình phần mềm hệ thống của côngty
Xây dựng, triển khai hệ thống phát triển công nghệ thông tin Bảo trì tin học, công nghệ thông tin
Trang 19 Bảo mật an ninh mạng
Thực hiện công tác pháp chế, phòng hành chính nhân sự đảm nhiệm việc: tư vấn pháplý, tham gia soạn thảo, thẩm định các hợp đồng do công ty ký kết; trực tiếp soạn thảocác văn bản lập quy và các văn bản khác; thay mặt đơn vị tham gia giải quyết tranhchấp; lưu trữ văn bản pháp luật.
Nhân sự của phòng hành chính nhân sự bao gồm: trưởng phòng, phó phòng và 4 bộphận (bộ phận hành chính, bộ phận nhân sự, bộ phận pháp chế, bộ phận công nghệthông tin)
f Phòng kế toán và quỹ
Phòng kế toán và quỹ có các chức năng thực hiện các công tác: xây dựng và kiểm trachế độ kế toán tài chính của toàn công ty, kế toán quản trị, hạch toán kế toán, quản lýnguồn vốn và an toàn kho quỹ, huy động vốn, xây dựng và theo dõi việc thực hiện kếhoạch kinh doanh của toàn công ty.
Với chức năng thực hiện công tác xây dựng và kiểm tra chế độ kế toán tài chính củatoàn công ty, phòng kế toán và quỹ đảm nhiệm việc:
Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán, thiết lập hệ thống chứng từ, biểu mẫu, sổsách kế toán theo KSA, hướng dẫn thống nhất của công ty
Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán
Nghiên cứu xây dựng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho công ty
Thực hiện công tác kế toán quản trị bao gồm công tác: xây dựng hệ thống báo cáo kếtoán quản trị, phân tích các chỉ tiêu tài chính; nghiên cứu giải pháp tính và phân tíchgiá thành sản phẩm; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính Một chứcnăng quan trọng của phòng kế toán và quỹ là quản lý nguồn vốn và an toàn kho quỹthông qua việc:
Tổ chức thu chi tiền mặt, vàng, các chứng chỉ tiền gửi
Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn
Quản lý thanh khoản của công ty tại các ngân hàng, đảm bảo quản lý thanh khoản,khả năng chi trả
Quản lý kho quỹ
Thực hiện dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng Lưu trữ các hồ sơ
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 8
Trang 20Ngoài ra để tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho công ty, phòng kế toán và quỹ cònthực hiện công tác huy động vốn thông qua thực hiện các tác nghiệp huy động tiền gửi,xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm huy động vốn và quản lý tài khoản.
Nhân sự của phòng kế toán và quỹ bao gồm: trưởng phòng, phó phòng, bộ phận kếtoán, bộ phận nguồn vốn và kế hoạch chiến lược, giao dịch viên quỹ
Ngoài chức năng nhiệm vụ chính , để hoạt động của công ty được chặt chẽ và linhhoạt, mỗi phòng đều thực hiện công tác phối hợp và hỗ trợ các phòng khác; xây dựngcác quy định, hướng dẫn về quy trình tác nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụphòng và thực hiện các yêu cầu khác của Ban Tổng giám đốc.
1.1.3Một số nghiệp vụ chủ yếu
Công ty thực hiện các nghiệp vụ sau:a) CTTC
b) Mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC
c) Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC
d) Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt độngCTTC
e) Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
Ngoài ra, công ty còn thực hiện huy động vốn từ các nguồn:
a) Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.b) Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các TCTD trong và ngoài nước.
c) Phát hành các loại giấy tờ có giá (có kỳ hạn trên một năm khi được NHNN chophép)
d) Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN.
1.1.4Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
Tính đến cuối năm 2006, tổng dư nợ cho thuê của công ty là 37.403 triệu đồng Kếtquả hoạt động kinh doanh có lãi trong giai đoạn đầu mới thành lập là một thành quảđáng khích lệ đối với tập thể lãnh đạo và nhân viên công ty
Trang 211.1.5Định hướng phát triển trong thời gian tới
Tuy mới thành lập gần một năm, nhưng với việc tận dụng ưu thế là công ty trực thuộcSacombank, Sacombank Leasing đã quảng bá được hình ảnh của mình đến với kháchhàng thông qua mạng lưới chi nhánh rộng khắp của Sacombank Hiện nay, công ty cótrụ sở tại số 87A Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Trong thời gian sắp tới, công ty sẽ mở rộng hệ thống bằng cách thành lập các tổ cho
thuê tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng để đưa dịch vụ của
công ty đến gần với khách hàng hơn, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành một trong
những công ty CTTC hàng đầu Việt Nam Hòa với phương châm hoạt động “biến cơhội thành lợi thế, biến cạnh tranh thành động lực phát triển, biến thách thứcthành đòn bẩy thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập” của hệ thống Sacombank, công
ty sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 10
Trang 22KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sacombank Leasing ra đời đã góp phần phong phú cho hoạt động của thị trườngCTTC trong nước Ngay từ ban đầu thành lập, công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức chặtchẽ với 5 phòng chức năng và 1 bộ phận Mỗi phòng, bộ phận đều có sự chuyên mônhoá về chức năng và nhiệm vụ riêng, cùng nhau phối hợp hoạt động hướng đến mụctiêu chung của toàn công ty
Với việc xây dựng định hướng trong thời gian sắp tới, công ty sẽ mở rộng mạng lướihoạt động bằng cách thành lập tổ cho thuê tại địa phương Đây sẽ là bước tiến quantrọng của công ty trong việc hướng đến mục tiêu trở thành công ty CTTC hàng đầutrong nước.
Trang 23Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CTTC TẠICÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
2.1 Những vấn đề về CTTC 132.1.1 Khái niệm về CTTC 132.1.2 Phân loại CTTC 142.1.3 Tài sản CTTC 172.1.4 Các chủ thể tham gia hoạt động CTTC 172.2 Lợi ích và rủi ro của CTTC 182.2.1 Lợi ích của CTTC 182.2.2 Rủi ro của CTTC 212.3 Thị trường CTTC Việt Nam 222.3.1 Tất yếu khách quan của sự ra đời hoạt động CTTC Việt Nam 232.3.2 Cơ sở pháp lý hoạt động CTTC Việt Nam 242.3.3 Hoạt động CTTC tại Việt Nam thời gian qua 252.4 Hoạt động CTTC tại Sacombank Leasing 282.4.1 Một số quy định về CTTC tại công ty 282.4.2 Quy trình CTTC của công ty 302.4.3 Tình hình hoạt động cho thuê tại công ty 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 12
Trang 242.1Những vấn đề về CTTC
2.1.1Khái niệm về CTTC
Theo Hiệp hội cho thuê thiết bị Anh Quốc thì “CTTC là một thoả thuận giữa người
cho thuê và người đi thuê về việc bên cho thuê cho bên thuê thuê một tài sản do họ
chọn lựa, bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó trong suốt thời gian cho thuêcòn bên đi thuê được quyền sử dụng tài sản và có trách nhiệm thanh toán đầy đủnhưng chia thành nhiều lần tổng chi phí mua tài sản và một khoản lợi nhuận cho bêncho thuê”.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 16/2001/NĐ- CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thì “CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài
hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các độngsản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê
cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theoyêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuêsử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bênthoả thuận”
Như vậy, CTTC có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, CTTC có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng Quyền sở hữu
tài sản cho thuê thuộc về bên cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê Đây là cơ sở đểbên cho thuê có thể định đoạt tài sản trong suốt thời gian cho thuê cũng như sau khikết thúc hợp đồng, giúp giảm thiểu rủi ro cho bên cho thuê Còn quyền sử dụng lạithuộc về bên thuê.
Thứ hai, thời hạn cho thuê là dài (trung và dài hạn), nghĩa là thời hạn cho thuê bằng
hoặc lớn hơn một nửa đời sống hữu ích của tài sản cho thuê.
Thứ ba, quyền lựa chọn tài sản thuộc về bên thuê, nghĩa là mọi vấn đề về tài sản cho
thuê từ kiểu dáng, nhãn hiệu, chủng loại, giá cả…đều do bên thuê thoả thuận, chọn lựavới bên cung ứng.
Theo nghị định số 65/2005/NĐ- CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ, một giao dịchCTTC phải thoả mãn một trong những điều kiện sau:
Trang 25 Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữutài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên muatài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểmmua lại.
Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết đểkhấu hao tài sản thuê.
Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng CTTC ít nhất phải tươngđương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
2.1.2Phân loại CTTC
2.1.2.1 CTTC thuần
CTTC thuần là phương thức CTTC trong đó các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo
hiểm…và mọi rủi ro thường do bên thuê chịu; tổng số tiền bên thuê trả cho bên chothuê trong suốt thời gian thuê đủ để bù đắp lại toàn bộ giá mua của tài sản Vì khoảngtiền này (bao gồm cả gốc và lãi do bên thuê trả theo định kỳ) được coi là trị giá thuần
của tài sản nên gọi là CTTC thuần Đây là hình thức cho thuê phổ biến nhất ở Việt
Nam hiện nay.
Sau khi kết thúc hợp đồng thuê, bên cho thuê có thể nhận lại tài sản thuê hoặc bán lạicho bên thuê Hiện nay, ở Việt Nam đa số các công ty CTTC đều bán lại tài sản chothuê cho bên thuê sau khi kết thúc hợp đồng Giá bán lại sẽ được ghi rõ trong hợpđồng CTTC.
Hợp đồng CTTC thuần gồm 3 bên: bên cho thuê, bên thuê, bên cung ứng với quan hệcó thể biểu diễn như sau:
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 14
Trang 26Hình 2.1 Quy trình CTTC thuần
Đặc biệt, trường hợp bên cho thuê đồng thời đóng luôn vai trò của bên cung ứng thìđược gọi là CTTC thuần hai bên.
2.1.2.2 Mua và cho thuê lại
Theo thông tư 07/2006 của NHNN, mua và cho thuê lại là việc công ty CTTC mua tài
sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thứcCTTC để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình Trong giao dịchmua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê.
Với hình thức này, bên thuê có thể giải quyết nhu cầu vốn lưu động và vẫn duy trì sửdụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh Điều đáng chú ý là những tài sản sửdụng trong giao dịch này phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên thuê, không là tài sảnđang được sử dụng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khác, không có tranh chấp liênquan đến tài sản và quan trọng là tài sản đang hoạt động bình thường.
2.1.2.3 Cho thuê giáp lưng
Cho thuê giáp lưng là phương thức CTTC trong đó được sự thoả thuận của bên cho
thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà bên thuê thứ nhất đãthuê từ bên cho thuê Nguyên nhân do bên thuê thứ nhất khi thực hiện được một phầnhợp đồng CTTC thì không còn nhu cầu đối với tài sản đã thuê hoặc vì một lý do nàođó nên phải tìm bên thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng Việc này giúp bên thuê
Trang 27thứ nhất không phải trả tiền thuê còn lại của hợp đồng nhưng phải được sự đồng ý củabên cho thuê đối với bên thuê thứ hai.
Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tàisản được chuyển giao từ bên thuê thứ nhất sang bên thuê thứ hai Tuy nhiên, bên thuêthứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quanđến tài sản thuê.
2.1.2.4 Cho thuê hợp vốn
Cho thuê hợp vốn là phương thức CTTC trong đó có nhiều bên cho thuê cùng tài trợ
cho một bên thuê Cho thuê hợp vốn áp dụng trong trường hợp:
Nhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt giới hạn CTTC của một công ty CTTC,nghĩa là vượt 30% vốn tự có của công ty CTTC đối với một khách hàng và 80% vốn tựcó đối với một nhóm khách hàng có liên quan
Khả năng tài chính, nguồn vốn và tài sản của một công ty CTTC không đáp ứngđược nhu cầu CTTC
Nhu cầu phân tán rủi ro của công ty CTTC
Bên thuê có nhu cầu thuê tài chính từ nhiều công ty CTTC
Nguyên tắc tổ chức của cho thuê hợp vốn là các thành viên tự nguyện tham gia vàthống nhất với nhau về toàn bộ nội dung của khoản cho thuê hợp vốn cũng như thốngnhất lựa chọn tổ chức đầu mối CTTC, tổ chức đầu mối thanh toán
Tổ chức đầu mối cho thuê hợp vốn là thành viên được các thành viên tham gia chothuê tài chính thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối CTTC.
Tổ chức đầu mối thanh toán là thành viên được các thành viên còn lại thống nhất lựachọn và cam kết thực hiện các nghĩa vụ thanh tóan cụ thể trong hoạt động cho thuêhợp vốn.
2.1.2.5 Cho thuê trả góp
Cho thuê trả góp là hình thức CTTC trong đó bên cho thuê chuyển nhượng quyền sở
hữu tài sản thuê cho bên thuê sau khi bên cho thuê đã thu được một tỷ lệ nhất định tiềnthuê tài sản, bên thuê tiếp tục thanh toán khoản tiền còn lại cho bên cho thuê dướidanh nghĩa tiền trả góp mua máy móc thiết bị Hiện nay hình thức này chưa phổ biến
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 16
Trang 28tại Việt Nam do rủi ro quá lớn cho bên cho thuê khi đã chuyển quyền sở hữu tài sảncho bên thuê mà vẫn chưa thu đủ giá trị tài sản thuê.
2.1.3Tài sản CTTC
Trên thế giới, các thiết bị, tài sản thường được sử dụng trong các giao dịch CTTC rấtđa dạng và có sự phát triển không ngừng, nhưng có thể chia thành 2 loại chính là: Động sản: là các tài sản như máy móc, thiết bị văn phòng, xe ô tô…có thể di
chuyển vị trí, có giá trị không lớn và đời sống hữu ích ngắn.
Bất động sản: là các tài sản như nhà cửa, văn phòng làm việc, phân xưởng sản
xuất… không thể di chuyển, có giá trị lớn và đời sống hữu ích dài.
Tại Việt Nam, tài sản CTTC chỉ mới là động sản còn bất động sản chưa được phépdùng trong CTTC.
2.1.4Các chủ thể tham gia hoạt động CTTC
2.1.4.1 Bên cho thuê
Bên cho thuê là các công ty CTTC được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam Các công ty CTTC này có thể là: Công ty CTTC Nhà nước
Công ty CTTC cổ phần
Công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng Công ty CTTC liên doanh
Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài
Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài
chính năm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tàisản cho thuê cũng như được quyền gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốtthời hạn cho thuê, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê Đồng thời, bêncho thuê có quyền chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồngCTTC cho một công ty CTTC khác
Bên cho thuê có nghĩa vụ ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều
kiện đã được thoả thuận giữa bên thuê và bên cung ứng mà không phải chịu tráchnhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điềukiện đã thoả thuận Sau khi mua tài sản, bên cho thuê có nghĩa vụ đăng ký quyền sở
Trang 29hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê cũng như đăng ký giao dịchđảm bảo theo quy định của pháp luật.
2.1.4.2 Bên thuê
Bên thuê là các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt
Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình, bao gồm: cánhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức khác thuộc đối tượng vay vốn của các tổchức tín dụng.
Bên thuê có quyền lựa chọn bên cung ứng tài sản thuê và tất cả các yếu tố liên quan
đến tài sản thuê như đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn giaonhận, lắp đặt và bảo hành tài sản đó Bên thuê có quyền nhận và sử dụng tài sản thuê
trong suốt thời gian hợp đồng Đổi lại, bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê đúng
kỳ hạn và các chi phí khác có liên quan như lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm…đối với tài sản thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận vàchịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng tài sản cũng như mọi hậu quả do việc sử dụngtài sản thuê gây ra đối với bên thứ ba Đặc biệt, bên thuê không được chuyển quyền sửdụng tài sản thuê cho tổ chức, cá nhân khác mà không được bên cho thuê đồng ý bằngvăn bản, không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ khác
2.1.4.3 Bên cung ứng
Bên cung ứng là các công ty, các hãng sản xuất hoặc kinh doanh những tài sản thiết bịmà bên thuê muốn thuê Bên cung ứng thực hiện việc chuyển giao, lắp đặt máy mócthiết bị…theo hợp đồng mua bán, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng tàisản thiết bị…cho bên thuê Bên cung ứng là do bên thuê tự do lựa chọn, có thể là trongnước hoặc nước ngoài.
2.2Lợi ích và rủi ro của CTTC
2.2.1Lợi ích của CTTC
2.2.1.1 Đối với nền kinh tế
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 18
Trang 30 CTTC giúp các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, thiết bị.
Với những nền kinh tế đang phát triển, thông qua hoạt động của CTTC, các loại máymóc thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phầnnâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốnđầu tư Nhất là trong thời đại ngày nay- thời đại bùng nổ công nghệ- thì việc đầu tưcông nghệ hiện đại một cách kịp thời, nhanh chóng là một yêu cầu rất cần thiết Nếucó chính sách hợp lý, đồng bộ và toàn diện thì nền kinh tế ở các nước đang phát triểnsẽ cải thiện và có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Với những nền kinh tế phát triển, CTTC có tác dụng cập nhật hoá công nghệ hiện đạicho nền kinh tế
CTTC góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế
Do tính chất của CTTC có mức độ rủi ro thấp hơn, phạm vi tài trợ rộng rãi hơn cáchình thức tín dụng khác nên CTTC thu hút các thành phần kinh tế, các định chế tàichính…tham gia đầu tư vốn để kinh doanh Mặt khác, trong điều kiện toàn cầu hoángày nay thì CTTC giúp các nước thu hút các nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thôngqua các máy móc thiết bị cho thuê mà quốc gia đó nhận được mà không làm tăngkhoản nợ nước ngoài của quốc gia đó.
Đặc biệt, đối với các nền kinh tế đang phát triển, CTTC càng phát huy tác dụng mạnhmẽ hơn do ở các nước này việc tích luỹ vốn cho nền kinh tế là rất khó khăn Do cácdoanh nghiệp đều thuộc loại nhỏ và vừa, thu nhập quốc dân thấp, hiệu quả của nềnkinh tế thấp nên CTTC có thể thu hút vốn tài trợ từ các đơn vị đầu tư, nhất là từ nguồnvốn quốc tế giúp doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất, gia tăng công suất, hiệu quả, kéotheo sự phát triển kinh tế quốc gia.
2.2.1.2 Đối với bên cho thuê
CTTC là hình thức tài trợ có mức độ an toàn vốn cao
Như các hình thức tín dụng khác, CTTC giúp bên cho thuê hưởng phần lãi cho thuêcho phần vốn gốc đã bỏ ra Nhưng với tính chất riêng biệt của hoạt động CTTC màbên cho thuê có mức độ an toàn vốn cao Do quyền sở hữu tài sản cho thuê thuộc vềbên cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản Nếu có nhữngbiểu hiện đe doạ sự an toàn cho giao dịch CTTC đó, bên cho thuê có thể thu hồi tài sảncho thuê ngay lập tức Nhờ vậy, bên cho thuê có thể tránh được những thiệt hại, mất
Trang 31vốn tài trợ…Bên cạnh đó, CTTC là phương thức tài trợ bằng tài sản hiện vật nên sẽhạn chế ảnh hưởng của lạm phát cũng như đảm bảo vốn tài trợ được sử dụng đúngmục đích mà bên được tài trợ yêu cầu, nhờ vậy đảm bảo khả năng trả nợ của bên đượctài trợ.
CTTC giúp bên cho thuê linh hoạt trong kinh doanh
Trong thời gian diễn ra giao dịch CTTC, vốn gốc và lãi cho thuê sẽ do bên thuê thanhtoán cho bên cho thuê theo định kỳ, có thể là hàng tháng hay hàng quý hay tuỳ thoảthuận của hai bên Do đó, vốn tài trợ được thu hồi dần cho phép bên cho thuê tái đầutư vào hoạt động kinh doanh sinh lợi và giữ vững nhịp độ hoạt động
2.2.1.3 Đối với bên thuê
Bên thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về
nguồn vốn đầu tư
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu gia tăng công suất của doanh nghiệp cóthể đặt ra bất cứ lúc nào Việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn vốn tíchluỹ mà không phải doanh nghiệp nào cũng luôn đáp ứng được Đặc biệt là cácDNNVV do không có tài sản thế chấp cũng như uy tín trên thị trường nên thường gặpnhiều khó khăn về vay vốn trung và dài hạn Vì vậy trong trường hợp này CTTC làphương thức hợp lý giúp doanh nghiệp có thể đầu tư máy móc thiết bị phục vụ chonhu cầu sản xuất kinh doanh mà không phải bỏ ra ngay một số vốn lớn Bên cạnh đó,sau khi kết thúc hợp đồng CTTC, doanh nghiệp với quyền ưu tiên có thể mua lại tàisản thuê và trở thành chủ sở hữu thực sự
Thuê tài chính không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các chỉ số tài chính của bên
Đa số các nước đều quy định phần tiền thuê trả cho bên cho thuê không đưa vào bảngtổng kết tài sản như một món nợ mà chỉ đưa vào phần giải trình của bảng tổng kết tàisản, nghĩa là nó được hạch toán ngoại bảng và được coi như một khoản nợ phát sinhtrong năm tài chính Do đó, thuê tài chính không làm thay đổi theo chiều hướng bất lợicác chỉ số tài chính của doanh nghiệp như hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số vòng quay vốn…
Bên thuê có thể hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 20
Trang 32Trong điều kiện toàn cầu hoá, bùng nổ công nghệ hiện nay, việc thay đổi máy móc,thiết bị theo kịp đà phát triển của công nghệ mới, góp phần sản xuất ra những sảnphẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường là một vấn đề lớn cho cácdoanh nghiệp Các doanh nghiệp có thể bán máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu và thay bằngthiết bị hiện đại hơn thông qua thuê tài chính Đồng thời, bên thuê còn được bên chothuê, với trình độ hoạt động chuyên biệt trong CTTC, sẽ tư vấn về các máy móc thiếtbị phù hợp cho doanh nghiệp Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thoát khỏi tình trạng giàcỗi về công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Ngoài ra bên thuê còn được một số lợi ích khác như: thông qua hình thức mua và chothuê lại của các công ty CTTC, doanh nghiệp không bị đọng vốn trong tài sản cố địnhmà vừa tiếp tục sử dụng tài sản vừa có thể đầu tư cho các dự án khác; thu hút vốn đầutư nước ngoài thông qua thuê tài chính ở các công ty CTTC có vốn đầu tư nướcngoài…
2.2.2Rủi ro của CTTC
Hoạt động đầu tư kinh doanh nào cũng đều chứa đựng yếu tố rủi ro CTTC là hìnhthức tín dụng trung dài hạn với quy mô khoản tài trợ khá lớn nên cũng không ngoại lệ.Trên góc độ bên cho thuê, có thể kể một số loại rủi ro sau:
2.2.2.1 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình thu hồi tiền cho thuê của công ty
CTTC, biểu hiện trên thực tế qua việc bên thuê không trả được nợ hoặc trả nợ khôngđúng hạn cho công ty Bên thuê không thanh toán tiền thuê có thể do tình hình tàichính của bên thuê gặp khó khăn hoặc do bên thuê cố tình kéo dài thời gian chiếmdụng vốn của bên cho thuê Để hạn chế tối đa rủi ro này, nhân viên thẩm định cầnthẩm định rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đạo đức của bên thuê.Các công ty CTTC được phép phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để quản lýrủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN
2.2.2.2 Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là khả năng chuyển hoá thành tiền của các loại tài sản có Tài sản có có
tính thanh
Trang 33khoản cao khi chi phí chuyển hoá thành tiền thấp và có khả năng chuyển hoá thànhtiền cao
Rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất hiện khi công ty CTTC thiếu khả năng chi trả hoặc
không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu người gửi tiền Hiện nay, ởViệt Nam, các công ty CTTC chưa phát huy mạnh chức năng huy động vốn (mặc dùđã được pháp luật cho phép) nên rủi ro không đáp ứng kịp nhu cầu thanh khoản chongười gửi Tuy nhiên, do đặc điểm của CTTC là khi kết thúc hợp đồng bên cho thuê cóthể thu hồi tài sản cho thuê nên rủi ro thanh khoản là rất lớn Nguyên nhân là tài sảnthu hồi có thể bị lỗi thời, lạc hậu, hoặc hư hỏng không thể tiếp tục cho thuê hoặc côngty CTTC không tìm được bên thuê, bên mua tiếp theo.
2.2.2.3 Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là các loại rủi ro xuất hiện do môi trường kinh doanh đem lại như rủi
ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, lạm phát… gây bất lợi cho công ty CTTC Do CTTC là hìnhthức tín dụng trung và dài hạn nên khi lãi suất thị trường tăng, nếu công ty không điềuchỉnh lãi suất kịp thời thì công ty bị thiệt hại Rủi ro tỷ giá xảy ra trong trường hợpmáy móc thiết bị bên thuê chọn là hàng nhập khẩu từ nước ngoài Hậu quả của nhữngrủi ro này là công ty CTTC sẽ nhận được tiền thuê không đủ bù đắp vốn gốc và cácthiệt hại khác
2.2.2.4 Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là các rủi ro từ phía cơ quan nhà nước thay đổi luật pháp, từ phía
nhà cung cấp, đối tác…gây ảnh hưởng đến con người, cơ sở vật chất, quyết định hayphần mềm của công ty Do những thay đổi về mặt pháp lý như sửa đổi luật hợp đồng,luật thuế…dẫn tới phá vỡ hợp đồng hoặc thua lỗ cho bên cho thuê Hoặc bên cung ứngcùng với bên thuê thông đồng để lừa đảo, chiếm dụng vốn của bên cho thuê Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, công ty CTTC có thể gặp các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn, rủi ro ngành…rất đa dạng đòi hỏi công ty CTTC phảithẩm định kỹ và ra quyết định đúng đắn.
2.3Thị trường CTTC Việt Nam
GVHD: Thạc sĩ NGUYỄN QUỐC ANH SVTH: NGUYỄN THỊ THUÝ TIÊN 22