1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:Kinh dịch và lí luận phương đông.doc

8 318 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN ĐÔNG Y Cập nhật: 19/03/2011 Tiêu đề: KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN ĐÔNG Y Thu Aug 21 2008, 07:43 I Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học Cách ngôn truyền thống Đông y có câu: “ Không biết Dịch thì không làm Thái Y ”, “ Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch“. Thêm nữa những luận từ và mệnh đề Chu dịch mà hệ thống tư tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch. Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông y khởi nguồn từ Chu dịch, như học thuyết Âm dương Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoá, học thuyết Vận khí, học thuyết Bệnh cơ Đông y đều thoát thai từ Chu dịch. Trong đó: 1- Quan hệ Âm dương của hào âm hào dương Chu dịch và triết lý Âm dương ẩn chứa trong hình quẻ Chu dịch khởi nguồn từ học thuyết Âm dương trong Đông y. 2- Vô cực, Thái cực Chu dịch là căn cơ của học thuyết Tinh khí, học thuyết Âm dương trong Đông y. 3- Hào tượng, quái tượng Chu dịch là khởi nguồn của học thuyết Tạng tượng trong Đông y 4- Sáu hào Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với lục kinh, hệ thống lục kinh , biện chứng lục kinh trong Y học. 5- Càn nguyên Khôn tẩm âm hào, dương hào bát quái bố trận Chu dịch là đồ án cách cục can chi của học thuyết vận khí, học thuyết khí hoá Đông y. 6- Càn Khôn trời đất Chu dịch là nguồn cội của khí Nhất nguyên luận trong Đông y. 7- Hà đồ số lý Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với Cửu cung bát phong, Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp, Thất tổn Bát ích trong Đông y. 8- Hai quẻ Khảm Ly Chu dịch tương quan mật thiết với học thuyết Mệnh môn, quan hệ Tâm và Thận, động khí ở Thận trong Đông y. 9- Hà lạc Chu dịch tương quan với học thuyết Ngũ hành, số sinh thành trong Đông y. 10-Tương quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân quái hào Chu dịch là bản gốc của chỉnh thể quan trong Đông y. 11-Xoay vần của Chu dịch là nguồn cội của vận động tròn trong Đông y. 12- Quan niệm trung hoà, Chu dịch có mối tương quan mật thiết với quân bình luận, điều hoà luận trong Đông y. II Mối quan hệ khăng khít của Chu dịch với hệ thống lý luận Nội Kinh Chu dịch hình thành sớm hơn Nội kinh. Nền tảng triết lý và khoa hoạc tự nhiên phong phú của Chu dịch ắt đã truyền nhập vào Nội kinh, Nội kinh hấp thu tinh tuý của Chu dịch, đã phát triển tuyệt vời hơn, vì vậy phản chiếu lấp lánh ánh sáng khoa học. Quan hệ giữa Chu dịch và Nội kinh chủ yếu thể hiện ở những mặt sau: A - Ảnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết Âm dương trong Nội kinh Dịch kinh của Chu dịch tuy không trực tiếp nói đến Âm dương nhưng quan niệm Âm dương đã ngầm ẩn trong cương nhu và quái hào. Dịch truyện đã nêu ra rõ ràng chính xác quan niệm Âm dương. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Một âm một dương gọi là đạo”. Tức nói vận động mâu thuẫn Âm dương là động lực phát triển của sự vật. Dịch truyện là một tác phẩm triết học lớn. Trang Tử- Thiên hạ thiên nói: “ Dịch lấy đạo âm dương”, tức nói học thuyết Âm dương là hạt nhân tư tưởng Chu dịch, mà Âm dương Chu dịch lại lấy “_ _” ( vạch đứt), “__” (vạch liền) tức hào âm, hào dương để thể hiện sự đối lập, thống nhất, tiêu trưởng, chuyển hoá của âm dương đều theo sự thay đổi của hai ký hiệu cơ bản này. Khái niệm âm dương xuất hiện sớm nhất vào thời Bá Dương Phụ dùng sự thay đổi của hai khí âm dương để bàn về địa chấn (động đất), Quốc ngữ- Chu ngữ: “ Dương hạ xuống mà không thể xuất, âm bị ép mà không thể bốc lên, thế là có động đất”. Về sau “Vạn vật cõng âm mà bồng dương” của Lão Tử tiến thêm một bước minh xác cho quan hệ đối lập thống nhất âm dương, nhưng lấy âm dương làm hệ thống triết học hoàn chỉnh là Dịch truyện. Đặc điểm của “ Dịch truyện” là dùng hai ký hiệu cơ bản hào âm, hào dương để biểu hiện mối quan hệ âm dương. Như vậy đã làm cho hào âm, dương Dịch kinh thoát khỏi trói buộc của bói toán để thăng hoa trở thành phạm trù triết học. Từ đó khiến cho Chu dịch biến thành tác phẩm triết học vĩ đại, quan điểm triết học của Chu dịch ở chỗ nhận định vận động mâu thuẫn của âm dương tồn tại trong vạn vật trời đất bao quát hiện tưọng xã hội, mở rộng ý nghĩa phổ biến của âm dương, tức vận động thay đổi sự đối lập thống nhất của âm dương quyết định sự phát sinh, phát triển về chuyển hoá của tất cả sự vật. Dưới ảnh hưởng của Chu dịch và tư tưỏng học thuyết Âm dương lúc bấy giờ, đã hấp thu tinh hoa lỹ huận Âm dương của Chu dịch. Nội kinh đối với sự phát triển của triết học Âm dương Chu dịch ở chỗ kết hợp ntriết học Âm dương với y học, trở thành cơ sở của lý luận Đôn y, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Đôn y học. Nội kinh không những xây dựng chương trình riêng thảo luận Âm dương, mà toàn bộ sách đều đã quán xuyến triết học Âm dương, là chuẩn mực của sự kết hợp y lý và triết lý với nhau. Những chương trong Nội kinh như Âm dương ứng tượng đại luận, Âm dương li hợp luận, Thất thiên đại luận đều có chuyên luận về âm dương. Mệnh đề đưa ra đều có triét lý rất cao. Như Tố Vấn- Âm dương ứng tưọng đại luận nói: “Âm dương là đạo của trời đất, là kỷ cương cảu vạn vật là cha mẹ của sự biến hoá, là gốc của sự sống chết, là phủ của thần minh”. “ Phần âm ở bên trong, là nhờ vào sự bảo vệ của phần dương bên ngoài, mà phần dương ở bên ngoài lại nhờ vào sự ủng hộ của phần âm bên trong”. “ Phép ở âm dương, hoà ở số thuật” của “ Tố Vấn- Thượng cổ thiên chân luận” cũng đều như vậy. “ Tố Vấn – Âm dương li hợp luận” lấy sự ly hợp âm dương để khái quát mối quan hệ biện chứng giữa âm dương, hàm ẩn quan điểm đối lập thống nhất là âm dương chia ra làm hai hợp lại làm một, và đưa ra quan điểm “Âm là căn bản, Dương là chủ đạo”, tiến thêm một bước minh xác quan hệ chủ đạo giữa âm dương. Ngoài ra Nội kinh còn cung kết hợp âm dưong với bốn mùa tự nhiên và cơ thể con người, nêu lên một cách sáng tạo quan điểm bốn mùa, ngũ tạng, âm dương, ứng dụng linh hoạt triết học Âm dương để giải thích y học là sự phát triển đặc biệt của âm dương. Đó là thành tựu siêu việt nhất của Nội kinh cũng là sự siêu việt đối với Chu dịch. B- Ảnh hưỏng của Chu dịch đối với học thuyết Tạng tượng trong Nội kinh Khung Chu dịch là kết cấu quái tượng, hào tượng, quái tượng cấu thành hình thức Chu dịch, Dịch kinh lấy hào tượng, quáí tượng làm tượng trưng cho sự vật, bộ Dịch kinh trên thực tế chính là một bộ tượng lớn. Như Dịch- Hệ từ nói: “ Dịch là tượng, tượng là vạn vật”, vạn vật trong vũ trụ tuy phức tạp, thiên biến vạn hoá, nếu nắm vững qui luật của tưọng thì có thể nhận định quy luật biến hoá của sự vật một các đơn giản và hệ thống. 64 từ quái tượng, 384 hào tượng trong Dịch kinh có thể bao quất vạn vật. Vì vậy tưọng của Dịch, lại có cách gọi là vạn vật, tượng là ý tưọng, là hình tượng sự vật khách quan, là ý tưọng mà mọi ngưòi thông quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn đúc kết nên. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Nhìn thấy bèn gọi nó là tưọng nghĩa là nhìn thấy hiện tượng để khái quát thành ý tượng”. Như vậy một quẻ một hào thì có thể hệ thống qui loại rất nhiều sự vật, cớ thể thấy tưọng của Chu dịch có tính chất đại số , vì vậy, hièu tượng thì có thể nắm vững qui luật tự nhiên. Tượng của Dịch kinh ngoài chú trọng thiên tượng, vật tưọng ra, còn chú trọng nhân tượng ( tức hiện tưọng xã hội). Vì vậy quái tượng của Dịch kinh có thể xem như là bức tranh thu nhỏ mối tương quan về hiện tưọng tự nhiên, sự vật, con người xã hội. Nội kinh thông qua tượng của Chu dịch đã sáng tạo ra học thuyết Tạng tưọng Đông y độc đáo, là viên đá làm nền móng cho sự hình thành và phát triển cơ sở lý luận của Đông y học. Cái gọi là “ tạng …” tức là nội tạng; “ tượng” tức triệu chứng bên ngoài, bởi ngoại tượng là triệu chứng của nội tạng, vì vậy, tượng có thể xét đoán tạng, đó là ứng dụng của học thuyết Tạng tượng trong Đông y trong chẩn đoán học. Học thuyết Tạng tưọng Đông y là học thuyết căn cứ ngoại tượng để nghiên cứu nội tạng cơ thể qui luật sinh lý bệnh lý và học thuyết quan hệ hỗ tương. Học thuyết của Tạng tưọng học Đông y ; thứ nhất, liên hệ thiên tượng với tạng tượng, như “ Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận”: “ Tâm là gốc của sự sống, thông với khí mùa hè”; thứ hai, thống nhất hình tưọng và thần tượng, như “ Ngũ thần tàng lý luận”. Tức ngũ thần tàng ở trong ngũ tạng, thong qua triệu chứng của ngũ thần; thứ ba xét về quái tượng để bàn bệnh tưọng, như xem quẻ Kí tế, Vị tế. Dịch kinh luận vệ bện lý tâm thận bất giao, quẻ Càn, Khôn để luận về bệnh Can… như ở trên trình bày, Nội kinh ứng dụng tưong lý Chu dịch vào học thuyết Tạng tượng Đông y , có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của Đông Y. C - Ẩnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết khí hoá trong Nội kinh : “ Hào” của Chu dịch là tượng trưng của Khí hoá do sự lên xuống thay đổi của “ Hào” để khiến cho quẻ thay đổi . “ Hào” đại diện khí hoá Âm dương, do hào động lên quẻ biến, vì vậy “ Hào” là thuỷ tổ của khí hoá, Chu dịch là sách thể hiện biến dịch, biến dịch này thể hiện ở quẻ biến, mà nguồn gốc ở hào biến, do hào biến mà sinh ra sự thay đổi khí hoá âm dương, như do sự lên xuống, tăng giảm của hào mà phát sinh “ Rồng còn ẩn láu chưa dùng được ”, “Rồng lên cao quá có hối hận”, “đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến”, có thể nói “ chỉ một cái thay đổi thì thay đổi toàn bộ”. Tư tưởng “ Sinh sinh hoá hoá hoài gọi là Dịch”, “Đạo dịch đến lúc cùng tất phải biến đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài” của Chu dịch đều nói lên rằng : Khí hoá thai nghén từ dịch. Khí hoá nội kinh manh nha từ dịch có thái dịch thuỷ có thái tố. Học thuyết khí hoá nội kinh đã phát triển học thuyết vận khí và học thuyết thăng giáng khí cơ trên cơ sở khí hoá âm dương thái cực Chu dịch. Học thuyết vận khí coi trọng về luạn thuật khí hoá giới tự nhiên, chủ yếu thông qua lý luận Ngũ vận Lục khí trình bày quan hệ giữa thiên thời, địa lý, bệnh tật, học thuyết Thăng giáng khí cơ thì luận thuật về sự lên xuống của tinh khí phủ tạng là chính. Học thuyết khí hoá Đông y quán xuyến trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu Đông y, là hạt nhân của có sở lý luận ĐôngY. Đặc điểm của học thuyết khí hoá Đông Y kết hợp hữu cơ khí hoá giới tự nhiên và khí hoá cơ thể , là sự thăng hoa đối với khí hoá trong Chu dịch. Tóm lại Chu dịch có những ảnh hưởng to lớn đối với Nội kinh, nhờ đó mà Nội kinh phát ra ánh sáng lấp lánh. Ở trên trình bày Nội kinh là khuôn mẫu của lý luận Đông y. “ Nội kinh” bắt nguồn từ Chu dịch lại có phát triển mới đối với Chu dịch, Chu dịch có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông y. KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG Cập nhật: 09/10/2010 KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG I- Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học: Cách ngôn truyền thống Đông y có câu: “ Không biết Dịch thì không làm Thái Y ”, “ Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch“. Thêm nữa những luận từ và mệnh đề Chu dịch mà hệ thống tư tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch. Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông y khởi nguồn từ Chu dịch, như học thuyết Âm dương Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoá, học thuyết Vận khí, học thuyết Bệnh cơ Đông y đều thoát thai từ Chu dịch. Trong đó: 1- Quan hệ Âm dương của hào âm hào dương Chu dịch và triết lý Âm dương ẩn chứa trong hình quẻ Chu dịch khởi nguồn từ học thuyết Âm dương trong Đông y. 2- Vô cực, Thái cực Chu dịch là căn cơ của học thuyết Tinh khí, học thuyết Âm dương trong Đông y. 3- Hào tượng, quái tượng Chu dịch là khởi nguồn của học thuyết Tạng tượng trong Đông y 4- Sáu hào Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với lục kinh, hệ thống lục kinh , biện chứng lục kinh trong Y học. 5- Càn nguyên Khôn tẩm âm hào, dương hào bát quái bố trận Chu dịch là đồ án cách cục can chi của học thuyết vận khí, học thuyết khí hoá Đông y. 6- Càn Khôn trời đất Chu dịch là nguồn cội của khí Nhất nguyên luận trong Đông y. 7- Hà đồ số lý Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với Cửu cung bát phong, Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp, Thất tổn Bát ích trong Đông y. 8- Hai quẻ Khảm Ly Chu dịch tương quan mật thiết với học thuyết Mệnh môn, quan hệ Tâm và Thận, động khí ở Thận trong Đông y. 9- Hà lạc Chu dịch tương quan với học thuyết Ngũ hành, số sinh thành trong Đông y. 10-Tương quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân quái hào Chu dịch là bản gốc của chỉnh thể quan trong Đông y. 11-Xoay vần của Chu dịch là nguồn cội của vận động tròn trong Đông y. 12- Quan niệm trung hoà, Chu dịch có mối tương quan mật thiết với quân bình luận, điều hoà luận trong Đông y. II Mối quan hệ khăng khít của Chu dịch với hệ thống lý luận Nội Kinh Chu dịch hình thành sớm hơn Nội kinh. Nền tảng triết lý và khoa hoạc tự nhiên phong phú của Chu dịch ắt đã truyền nhập vào Nội kinh, Nội kinh hấp thu tinh tuý của Chu dịch, đã phát triển tuyệt vời hơn, vì vậy phản chiếu lấp lánh ánh sáng khoa học. Quan hệ giữa Chu dịch và Nội kinh chủ yếu thể hiện ở những mặt sau: A - Ảnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết Âm dương trong Nội kinh Dịch kinh của Chu dịch tuy không trực tiếp nói đến Âm dương nhưng quan niệm Âm dương đã ngầm ẩn trong cương nhu và quái hào. Dịch truyện đã nêu ra rõ ràng chính xác quan niệm Âm dương. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Một âm một dương gọi là đạo”. Tức nói vận động mâu thuẫn Âm dương là động lực phát triển của sự vật. Dịch truyện là một tác phẩm triết học lớn. Trang Tử- Thiên hạ thiên nói: “ Dịch lấy đạo âm dương”, tức nói học thuyết Âm dương là hạt nhân tư tưởng Chu dịch, mà Âm dương Chu dịch lại lấy “_ _” ( vạch đứt), “__” (vạch liền) tức hào âm, hào dương để thể hiện sự đối lập, thống nhất, tiêu trưởng, chuyển hoá của âm dương đều theo sự thay đổi của hai ký hiệu cơ bản này. Khái niệm âm dương xuất hiện sớm nhất vào thời Bá Dương Phụ dùng sự thay đổi của hai khí âm dương để bàn về địa chấn (động đất), Quốc ngữ- Chu ngữ: “ Dương hạ xuống mà không thể xuất, âm bị ép mà không thể bốc lên, thế là có động đất”. Về sau “Vạn vật cõng âm mà bồng dương” của Lão Tử tiến thêm một bước minh xác cho quan hệ đối lập thống nhất âm dương, nhưng lấy âm dương làm hệ thống triết học hoàn chỉnh là Dịch truyện. Đặc điểm của “ Dịch truyện” là dùng hai ký hiệu cơ bản hào âm, hào dương để biểu hiện mối quan hệ âm dương. Như vậy đã làm cho hào âm, dương Dịch kinh thoát khỏi trói buộc của bói toán để thăng hoa trở thành phạm trù triết học. Từ đó khiến cho Chu dịch biến thành tác phẩm triết học vĩ đại, quan điểm triết học của Chu dịch ở chỗ nhận định vận động mâu thuẫn của âm dương tồn tại trong vạn vật trời đất bao quát hiện tưọng xã hội, mở rộng ý nghĩa phổ biến của âm dương, tức vận động thay đổi sự đối lập thống nhất của âm dương quyết định sự phát sinh, phát triển về chuyển hoá của tất cả sự vật. Dưới ảnh hưởng của Chu dịch và tư tưỏng học thuyết Âm dương lúc bấy giờ, đã hấp thu tinh hoa lỹ huận Âm dương của Chu dịch. Nội kinh đối với sự phát triển của triết học Âm dương Chu dịch ở chỗ kết hợp ntriết học Âm dương với y học, trở thành cơ sở của lý luận Đôn y, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Đôn y học. Nội kinh không những xây dựng chương trình riêng thảo luận Âm dương, mà toàn bộ sách đều đã quán xuyến triết học Âm dương, là chuẩn mực của sự kết hợp y lý và triết lý với nhau. Những chương trong Nội kinh như Âm dương ứng tượng đại luận, Âm dương li hợp luận, Thất thiên đại luận đều có chuyên luận về âm dương. Mệnh đề đưa ra đều có triét lý rất cao. Như Tố Vấn- Âm dương ứng tưọng đại luận nói: “Âm dương là đạo của trời đất, là kỷ cương cảu vạn vật là cha mẹ của sự biến hoá, là gốc của sự sống chết, là phủ của thần minh”. “ Phần âm ở bên trong, là nhờ vào sự bảo vệ của phần dương bên ngoài, mà phần dương ở bên ngoài lại nhờ vào sự ủng hộ của phần âm bên trong”. “ Phép ở âm dương, hoà ở số thuật” của “ Tố Vấn- Thượng cổ thiên chân luận” cũng đều như vậy. “ Tố Vấn – Âm dương li hợp luận” lấy sự ly hợp âm dương để khái quát mối quan hệ biện chứng giữa âm dương, hàm ẩn quan điểm đối lập thống nhất là âm dương chia ra làm hai hợp lại làm một, và đưa ra quan điểm “Âm là căn bản, Dương là chủ đạo”, tiến thêm một bước minh xác quan hệ chủ đạo giữa âm dương. Ngoài ra Nội kinh còn cung kết hợp âm dưong với bốn mùa tự nhiên và cơ thể con người, nêu lên một cách sáng tạo quan điểm bốn mùa, ngũ tạng, âm dương, ứng dụng linh hoạt triết học Âm dương để giải thích y học là sự phát triển đặc biệt của âm dương. Đó là thành tựu siêu việt nhất của Nội kinh cũng là sự siêu việt đối với Chu dịch. B- Ảnh hưỏng của Chu dịch đối với học thuyết Tạng tượng trong Nội kinh Khung Chu dịch là kết cấu quái tượng, hào tượng, quái tượng cấu thành hình thức Chu dịch, Dịch kinh lấy hào tượng, quáí tượng làm tượng trưng cho sự vật, bộ Dịch kinh trên thực tế chính là một bộ tượng lớn. Như Dịch- Hệ từ nói: “ Dịch là tượng, tượng là vạn vật”, vạn vật trong vũ trụ tuy phức tạp, thiên biến vạn hoá, nếu nắm vững qui luật của tưọng thì có thể nhận định quy luật biến hoá của sự vật một các đơn giản và hệ thống. 64 từ quái tượng, 384 hào tượng trong Dịch kinh có thể bao quất vạn vật. Vì vậy tưọng của Dịch, lại có cách gọi là vạn vật, tượng là ý tưọng, là hình tượng sự vật khách quan, là ý tưọng mà mọi ngưòi thông quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn đúc kết nên. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Nhìn thấy bèn gọi nó là tưọng nghĩa là nhìn thấy hiện tượng để khái quát thành ý tượng”. Như vậy một quẻ một hào thì có thể hệ thống qui loại rất nhiều sự vật, cớ thể thấy tưọng của Chu dịch có tính chất đại số , vì vậy, hièu tượng thì có thể nắm vững qui luật tự nhiên. Tượng của Dịch kinh ngoài chú trọng thiên tượng, vật tưọng ra, còn chú trọng nhân tượng ( tức hiện tưọng xã hội). Vì vậy quái tượng của Dịch kinh có thể xem như là bức tranh thu nhỏ mối tương quan về hiện tưọng tự nhiên, sự vật, con người xã hội. Nội kinh thông qua tượng của Chu dịch đã sáng tạo ra học thuyết Tạng tưọng Đông y độc đáo, là viên đá làm nền móng cho sự hình thành và phát triển cơ sở lý luận của Đông y học. Cái gọi là “ tạng …” tức là nội tạng; “ tượng” tức triệu chứng bên ngoài, bởi ngoại tượng là triệu chứng của nội tạng, vì vậy, tượng có thể xét đoán tạng, đó là ứng dụng của học thuyết Tạng tượng trong Đông y trong chẩn đoán học. Học thuyết Tạng tưọng Đông y là học thuyết căn cứ ngoại tượng để nghiên cứu nội tạng cơ thể qui luật sinh lý bệnh lý và học thuyết quan hệ hỗ tương. Học thuyết của Tạng tưọng học Đông y ; thứ nhất, liên hệ thiên tượng với tạng tượng, như “ Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận”: “ Tâm là gốc của sự sống, thông với khí mùa hè”; thứ hai, thống nhất hình tưọng và thần tượng, như “ Ngũ thần tàng lý luận”. Tức ngũ thần tàng ở trong ngũ tạng, thong qua triệu chứng của ngũ thần; thứ ba xét về quái tượng để bàn bệnh tưọng, như xem quẻ Kí tế, Vị tế. Dịch kinh luận vệ bện lý tâm thận bất giao, quẻ Càn, Khôn để luận về bệnh Can… như ở trên trình bày, Nội kinh ứng dụng tưong lý Chu dịch vào học thuyết Tạng tượng Đông y , có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của Đông Y. C - Ẩnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết khí hoá trong Nội kinh : “ Hào” của Chu dịch là tượng trưng của Khí hoá do sự lên xuống thay đổi của “ Hào” để khiến cho quẻ thay đổi . “ Hào” đại diện khí hoá Âm dương, do hào động lên quẻ biến, vì vậy “ Hào” là thuỷ tổ của khí hoá, Chu dịch là sách thể hiện biến dịch, biến dịch này thể hiện ở quẻ biến, mà nguồn gốc ở hào biến, do hào biến mà sinh ra sự thay đổi khí hoá âm dương, như do sự lên xuống, tăng giảm của hào mà phát sinh “ Rồng còn ẩn láu chưa dùng được ”, “Rồng lên cao quá có hối hận”, “đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến”, có thể nói “ chỉ một cái thay đổi thì thay đổi toàn bộ”. Tư tưởng “ Sinh sinh hoá hoá hoài gọi là Dịch”, “Đạo dịch đến lúc cùng tất phải biến đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài” của Chu dịch đều nói lên rằng : Khí hoá thai nghén từ dịch. Khí hoá nội kinh manh nha từ dịch có thái dịch thuỷ có thái tố. Học thuyết khí hoá nội kinh đã phát triển học thuyết vận khí và học thuyết thăng giáng khí cơ trên cơ sở khí hoá âm dương thái cực Chu dịch. Học thuyết vận khí coi trọng về luạn thuật khí hoá giới tự nhiên, chủ yếu thông qua lý luận Ngũ vận Lục khí trình bày quan hệ giữa thiên thời, địa lý, bệnh tật, học thuyết Thăng giáng khí cơ thì luận thuật về sự lên xuống của tinh khí phủ tạng là chính. Học thuyết khí hoá Đông y quán xuyến trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu Đông y, là hạt nhân của có sở lý luận ĐôngY. Đặc điểm của học thuyết khí hoá Đông Y kết hợp hữu cơ khí hoá giới tự nhiên và khí hoá cơ thể , là sự thăng hoa đối với khí hoá trong Chu dịch. Tóm lại Chu dịch có những ảnh hưởng to lớn đối với Nội kinh, nhờ đó mà Nội kinh phát ra ánh sáng lấp lánh. Ở trên trình bày Nội kinh là khuôn mẫu của lý luận Đông y. “ Nội kinh” bắt nguồn từ Chu dịch lại có phát triển mới đối với Chu dịch, Chu dịch có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông y. GS Dương Lực Lý luận cơ bản đông y Cập nhật: 08/02/2011 Lý luận cơ sở của đông y là khái quát lý luận về hoạt động sinh mệnh cơ thể và quy luật biến đổi bệnh tật, nó chủ yếu bao gồm các học thuyết như âm dương, ngũ hành, vận khí, tạng tượng và kinh lạc v,v cũng như các nội dung như nguyên nhân mắc bệnh, bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, biện chứng, nguyên tắc và biện pháp chữa trị, dự phòng và dưỡng sinh v,v Âm dương là phạm vi triết học cổ đại. Con người thông qua quan sát hiện tượng mâu thuẫn, dần dần đưa khái niệm mâu thuẫn lên tới phạm vi âm dương, và sử dụng tăng giảm của hai khí âm dương để giải thích biến đổi vận động của con vật. Đông y vận dụng quan niệm thống nhất đối lập của âm dương để trình bày liên hệ phức tạp giữa các bộ phận trên dưới, nội ngoại cơ thể cũng như sinh mệnh cơ thể với các bộ phận bên ngoài như tự nhiên và xã hội. Cân bằng tương đối của thống nhất đối lập âm dương là cơ sở giữ gìn và đảm bảo cơ thể có thể hoạt động bình thường; sự không thăng bằng và phá hoại của quan hệ thống nhất đối lập âm dương, sẽ dẫn đến cơ thể xẩy ra bệnh tật, ảnh hưởng hoạt động bình thường của cơ thể. Học thuyết ngũ hành, tức là sử dụng 5 phạm vi triết học mộc, hoả, thổ, kim, thủy để khái quát tính chất con vật khác nhau trong thế giới khách quan, và sử dụng hình thức động thái tương sinh tương khắc của ngũ hành để trình bày liên hệ lẫn nhau và quy luật chuyển biến giữa các con vật. Đông y chủ yếu thông qua học thuyết ngũ hành để trình bày liên hệ công năng giữa ngũ tạng lục phủ cũng như nguyên lý khi tạng phủ mất cân bằng xẩy ra bệnh tật, cũng dùng để chỉ đạo chữa trị bệnh tật liên quan tới tạng phủ. Học thuyết vận khí lại được gọi là ngũ vận lục khí, là học thuyết nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi về thiên văn, khí tượng, khí hậu của giới tự nhiên đối với sức khoẻ và bệnh tật của cơ thể. Ngũ vận bao gồm mộc vận, hoả vận, thổ vận, kim vận,và thủy vận, chỉ tuần hoàn khí hậu xuân, hạ, trường hạ, thu đông trong một năm của giới tự nhiên. Lục khí chỉ 6 loại nhân tố khí hậu là phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Học thuyết vận khí là lịch pháp thiên văn tính ra biến đổi khí hậu trong năm và quy luật xẩy ra bệnh tất. Học thuyết tượng tạng, chủ yếu nghiên cứu về công năng sinh lý và biến đổi bệnh lý của ngũ tạng(tâm, can, tì, phế, thận), lục phủ(ruột non, ruột già, dạ dày, bàng quang, túi mật, tam tiêu)và(não, tủy, xương, mạch, mật, nữ tử bao). Học thuyết kinh lạc có liên quan chặt chẽ với học thuyết tượng tạng. Kinh lạc là đường qua lại vận hành khí huyết trong cơ thể, có tác dụng nối liền bên trong và bên ngoài, che phủ toàn thân. Dưới tình hình bệnh lý, công năng hệ thống kinh lạc xẩy ra biển đổi, sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh và đặc chưng cơ thể tương ứng, thông qua những biểu hiện này, có thể chẩn đoán bệnh tật tạng phủ trong cơ thể. Cập nhật: 30/12/2010 LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐÔNG Y ÂM DƯƠNG. Người nhiều dương thời hay mừng Người nhiều âm thời hay giận. Khí dương kém thời hay khó thở. Khí âm kém thời khó hút vào. Dương thịnh thời mắt trừng lên. Âm thịnh thời mắt mờ đi. Dương hư sinh ra rét ở ngoài. Chứng dương thịnh sinh nóng ở ngoài. Âm thịnh sinh ra rét ở trong. Âm cực độ thời thành chứng quyết (vì dương mà lạnh tay chân). Dương hư cực độ thời thành chứng táo . Khí dương không thăng được thành chứng Quan Cách. Khí âm không gián xuống thành chứng nghẹn. Mặc định Lý luận cơ bản của Chu dịch Cập nhật: 20/10/2010 Lý luận cơ bản của Chu dịch Mối tương quan giữa Dịch học và Y học được goi khái quát là “ Y dịch”. Y học Đông phương bắt nguồn từ Triết học. Dịch học là kim chỉ nam cho Y học Đông phương. Nguyên bản của Dịch trong Y học cổ truyền được gói trọn với bốn điểm chính yếu.: I. “ Một Âm một Dương gọi là đạo” Cái gọi là “ Nhất Âm nhất Dương gọi là Đạo” là ý nói rõ quan điểm âm dương của Chu dịch rất rõ ràng, đây là trụ cột nòng cốt của thuyết “ Dịch”, vừa là nguyên lý cơ bản triết học của thuyết “ Dịch”, cũng là nguyên tắc cơ bản kết cấu của 64 quái. “ Nhất âm nhất dương” đã thể hiện quan hệ thống nhất đối lập của âm dương. Thống nhất đối lập âm dương của Chu dịch, không những đã phản ánh trong trình bày rõ ràng về quái và hào từ, mà còn thể hiện ở phương diện gạch hào của âm và dương hào. Như “_ _” là hào âm, “__” là hào dương. Sự biến hoá của 64 quái chính là ở sự thay đổi của hào một âm một dương này. “Đạo” là quy luật, Chu dịch lấy “ Nhất âm nhất dương là Đạo”, đã điểm rõ sự biến hoá của hai khí âm dương, là qui luật cơ bản của vũ trụ. Sách Chu dịch còn đưa ra: “ Cương nhu thúc đẩy lẫn nhau, nhờ có thúc đẩy mà có biến hóa tại trong đó” ( Dịch- Hệ từ), “Âm dương hợp đức, mà cương nhu hữu thể”. Cương, nhu là nghĩa của âm dương, đều nói rõ âm dương là cội nguồn của tất cả sự biến hoá. Lại có “Âm dương bất trắc gọi là Thần”, vạch ra hai khí âm dương là căn bản vận động của vũ trụ. II. Đạo dịch là đến lúc cùng tất phải biến, đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài. Lời nói xuất xứ từ sách “Dịch - Hệ từ” là mệnh đề quan trọng nhấn mạnh về biến dịch của Chu dịch. Bộ Chu dịch lấy âm dương đối lập làm nền tảng, lấy biến dịch làm hạt nhân, cả hai hợp thành cơ sở tư tưởng của Chu dịch, là linh hồn của Chu dịch, đã gây ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên Đông phương. Các câu trong nguyên văn như “ Cương nhu thúc đẩy lẫn nhau, nhờ có thúc đẩy mà có biến hoá tại trong đó”, “ Mặt trời mặt trăng thúc đẩy nhau mà sự sáng được phát ra”, “ Cương nhu biến đổi nhau”, “ Một đóng một mở gọi là biến”, “ Sự biến hoá là hiện tượng tiến lui”, “Tiến lui vô cùng tận gọi là thông”, “Đạo có biến động gọi là hào”. Tất cả đều nói rõ Chu dịch cho rằng sự vật đều trong tình trạng biến hoá vận động không ngừng, quan điểm này rất đáng quý. Chu dịch còn nhấn mạnh “ Giao cảm là một trong hình thức chủ yếu của biến dịch”. Như “ Trời đất giao nhau mà vạn vật thông”, như Dịch- Thái quái- Triệu ghi: “ Thái là cái nhỏ đi mà cái lớn đến”, Dịch – Qui muội quái - Triện ghi: “Trời đất không giao nhau thì vạn vật không hưng thịnh được”. Dịch – Hàm quái - Triệt viết: “ Trời đất cảm thông mà vạn vật sinh hoá”. III. Sinh sinh hoá hoá hoài gọi là Dịch: Chu dịch nhấn mạnh âm dương thay đổi nhau mà hoá sinh vạn vật, “ Sinh” không phải tự nhiên không không mà có được, là phải nhờ vào sự giao cảm ( vận động) của trời đất mà có được, do đó nguyên văn lại tiếp rằng: “Đức lớn của trời gọi là sinh”, “ Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hoá ra có đủ hình, giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hoá”, tức là ý nói: “ Thiên địa giao nhau mà vạn vật thông”, là cái nôi “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật” trong sách Lão Tử của đời sau. Nói rõ hơn sách Chu dịch nhấn mạnh sự sống mới và sự hưng thịnh mới. IV Ngửng lên thì xem các hiện tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất… gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật. Sở dĩ Chu dịch có thể ‘ Theo sự sắp đặt của trời đất”, “ Biết được cái Đức ( tốt lành) của Thần minh”, là bởi “ Quan sát hiện tượng” mà được vậy. Nguyên văn “ Người quân tử quan sát hiện tượng mà nghiên cứu lời từ”, “ Trời buông hiện tượng, để xem cát hung”, “ Trời đất biến hoá, bậc Thánh nhân bắt chước”. Tất cả đều nói rõ tư tưởng duy vật của Chu dịch rất đậm nét là thông qua “ Quan sát hiện tượng” mà có được, nên nói: “ Phải là hình tượng của vạn vật do đó gọi là Tượng”. Chu dịch đặc biệt chú ý đến cái bắt chước Trời Đất mà xem vạn vật, như “ Dịch so với Trời đất”, “ Xem cái động của thiên hạ mà quan sát sự hội thông của nó”, nghĩa là lấy hiện tượng của trời đất mà nhận biết được vạn vật, đã thể hiện vũ trụ quan của Chu dịch là duy vật, là lấy trời đất làm gốc cội. Dương lực . Chu dịch, Chu dịch có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông y. KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG Cập nhật: 09/10/2010 KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG . KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN ĐÔNG Y Cập nhật: 19/03/2011 Tiêu đề: KINH DỊCH VÀ LÝ LUẬN ĐÔNG Y Thu Aug 21 2008, 07:43 I Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học Cách ngôn truyền thống Đông y. tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch. Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông

Ngày đăng: 02/06/2015, 21:00

Xem thêm: D:Kinh dịch và lí luận phương đông.doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w