BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG GDP QUA CÁC NĂM

10 1.2K 7
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG GDP QUA CÁC NĂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG GDP QUA CÁC NĂM 1. GDP của Việt Nam sau 20 năm đổi mới Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là hai trong số năm thành tựu mà Việt Nam đạt được qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Theo ông Trần Đức Khiển, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 20 năm qua, nét nổi bật của Việt Nam là từ một nước trì trệ, tăng trưởng thấp, tích luỹ phần lớn nhờ vào vay mượn bên ngoài, đến nay đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. Việt Nam đã tạo được khả năng tích luỹ để đầu tư cho phát triển và cải thiện đời sống của người dân. Tổng tích luỹ tăng từ 9,5 – 11,3%/năm tuỳ giai đoạn. Nhưng cơ bản, Việt Nam đã đổi mới được cơ chế quản lý, nhờ đổi mới mà Việt Nam từng bước xây dựng được vai trò của mình trong hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. +1986 – 1990: GDP tăng 4,4%/năm. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất. +1991 – 1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. +Từ năm 1996 - 2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Năm 2000 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. 2. Cơ cấu tỉ trọng GDP theo ngành Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế. Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. 3. GDP của 5 năm gần đây Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006- 2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD. Riêng năm 2010, với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2011 ước tính tăng 5,76% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 0,39 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%, đóng góp 2,76 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 2,61 điểm phần trăm. Tăng trưởng GDP thực (tính bằng VND) của Việt Nam giai đoạn 1980-2014 [ Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam] . GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn 1980-2010 (tính theo Việt Nam đồng). [ Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam]   Gía thực tế hằng năm   Gía so sánh năm 1994 4. So sánh về gdp của Viet Nam và các nước Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 59 trên thế giới trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Theo dự báo của PwC thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới với GDP danh nghĩa đạt 841,661 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 5100 USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 14 trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi (10.3% mỗi năm) theo (PPP) là 3941 tỉ USD, bình quân đầu người đạt 23000 USD/năm và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050 So sánh GDP-PPP bình quân giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á năm 2010 [ Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam] 5. Liệu Việt Nam có đuổi kịp GDP của các nước khác Tính đến cuối năm 2004, GDP bình quân người của Việt Nam khoảng 500 USD1, của Hoa Kỳ là 38.000 USD, Nhật Bản là 33.000 USD. Điều này có nghĩa là GDP bình quân người của Việt Nam chỉ bằng 1/76 lần của Hoa Kỳ và 1/66 lần Nhật Bản. Giả sử trong vòng 50 tới, GDP bình quân người của Việt Nam tăng trưởng là 6% năm, của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 1,5%, thì vào năm 2050, GDP bình quân người của Việt Nam sẽ khoảng 10.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt là 80.000 USD và 70.000 USD. Nếu tốc độ tăng trưởng trong vòng 100 năm tới, của Việt Nam là 4%, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn giữ mức tăng nêu trên thì vào năm 2100, các con số nêu trên lần lượt là 25.000 USD, 170.000 USD, 150.000 USD, gấp gần 7 và 6 lần Việt Nam. Một khoảng cách khá xa về tương đối, nhưng vô cùng lớn về tuyệt đối. Theo cách tính này, để có được GDP bình quân người bằng Hoa Kỳ trong vòng 100 năm tới (trong điều kiện Hoa Kỳ duy trì được mức tăng trưởng 1,5% năm) thì mức tăng trưởng GDP bình quân người của Việt Nam phải là 6%. Điều này gần như không tưởng vì một quốc gia rất khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong suốt một thế kỷ. Nói như vậy thì dù có cố gắng đến đâu, Việt Nam cũng không bao giờ có thể có mức GDP bình quân người bằng Hoa Kỳ hay Nhật Bản? Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét điều gì đã xảy ra đối với Nhật Bản và điều gì sắp xảy ra đối với Trung Quốc? Trường hợp Việt Nam Đối với Việt Nam, vào năm 1985, GDP bình quân người tính theo đồng Đô la Mỹ là 240 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua xấp xỉ 5%. Sau 20 năm, GDP bình quân người của Việt Nam chỉ vào khoảng 500 USD (tăng 2,1 lần). Trong khi GDP bình quân người của Việt Nam tính bằng VNĐ năm 1985 chỉ xấp xỉ 2.000 VNĐ, nhưng đến cuối năm 2004, con số này xấp xỉ 8.000.000 VNĐ, tăng 800 lần. Nhưng nếu tính theo giá cố định năm 1994 thì GDP bình quân người năm 1985 xấp xỉ 1.800.000 VNĐ, năm 2004 tương đương 4.400.000 VNĐ, tăng 2,45 lần. Nguyên nhân có sự khác biệt lớn như vậy là do chỉ số khử lạm phát của Việt Nam bình quân trong thời gian qua năm qua là rất cao, lên đến19,1%, sau 20 năm, chỉ số khử lạm phát ở Việt Nam tăng 1527 lần - một con số khổng lồ. Chính điều này đã làm cho tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ thay đổi rất lớn. Năm 1985, 8,3 đồng Việt Nam đổi được 1 Đô la Mỹ. Nhưng vào năm 2004, 15.750 đồng Việt Nam mới đổi được 1 Đô la Mỹ. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đô la Mỹ 1.898 lần. Nếu bỏ qua cú sốc trong những năm 1985, chỉ tính từ năm 1990 đến nay, thì tốc độ tăng chỉ số khử lạm phát khoảng 12% (tăng 5,5 lần), đồng Việt Nam chỉ giảm giá gần 2,5 lần so với đồng USD. Những con số nêu trên chỉ là vấn đề quá khứ ở Việt Nam. Chúng ta quay trở lại chủ đề chính của bài viết là xem xét liệu Việt Nam có thể đuổi kịp các nước giàu? Qua trường hợp của Nhật Bản và Trung Quốc, cho chúng ta có một cái nhìn lạc quan rằng, trong vòng 50-100 năm nữa, nếu có chính sách tốt thì Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 4%-5% năm. Khi đó sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam gia tăng, giả sử giá trị của đồng Việt Nam tăng 5 lần so với đồng Đô la Mỹ thì sau 100 năm nữa, GDP bình quân người của Việt Nam vào khoảng 125.000 USD so với gần 170.000 USD của Hoa Kỳ. Như vậy, khoảng cách giữa nước phát triển và nước đang phát triển là rất lớn, nhưng nếu có chính sách hợp lý thì trong vòng 50-100 năm thì nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách cách với các nước phát triển. Ngược lại, nếu không có chính sách hợp lý (làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn các nước phát triển) thì khoảng cách này sẽ là một sự gia tăng theo cấp số nhân, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn. Cùng quan điểm này, giáo sư Ari Kokko của đại học Stockhom Thuỵ Điển cho rằng, để trở thành một nước giàu, một quốc gia không nhất thiết phải có tốc độ tăng trưởng cao mà phải đạt được sự phát triển bền vững trong dài hạn. Như trường hợp của Thuỵ Điển, trong thời kỳ 1870 - 1970, kinh tế nước này tăng trưởng bình quân chỉ ở mức chưa đến 2%. Nhưng sau 100 năm, Thuỵ Điển đã trở thành một trong những nước giàu, có mức GDP bình quân người cao nhất thế giới. So sánh con đường của Thuỵ Điển và con đường của một số nước Đông Á, cho thấy có vẻ như Thuỵ Điển đã có một bước đi hợp lý hơn vì họ không phải dừng lại để sửa sai. Để kết thúc bài viết này, quan điểm của người viết cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với điều kiện phải có sự phát triển bền vững trong dài mà không phải là một sự tăng trưởng nhanh, nóng trong ngắn hạn với những trục trặc có thể xảy ra trong dài hạn. Huỳnh Thế Du www.hanhchinh.com.vn So sánh GDP-PPP giữa Việt Nam và các nước công nghiệp mới qua các năm 1980-2014 [ Số liệu lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam] . THỰC TRẠNG GDP QUA CÁC NĂM 1. GDP của Việt Nam sau 20 năm đổi mới Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng. Thống kê Việt Nam. 3. GDP của 5 năm gần đây Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt. năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9% /năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2% /năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan