BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-cặp phạm trù “Nguyên nhân-Kết quả”

12 457 0
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-cặp phạm trù “Nguyên nhân-Kết quả”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I: Lời nói đầu Những năm gần đây, cùng vớ sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, sự phát triển của các ngành công nghiệp và giao thông vận tải đã làm cho môi trường bị ô nhiễm ,phá huỷ ảnh hưởng đến cảnh quan còng nh sức khoẻ con người. Chính vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Do thấy được tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã có những hoạt động tích cực. Nếu nh không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường thì sẽ gây nguy hiểm đối với toàn bộ hệ sinh thái của chúng ta dẫn đến nền kinh tế của nước nhà bị giảm sút. Chóng ta chỉ có thể có được môi trường trong sạch lành mạnh khi Chính phủ,các ngành các cấp có những biện pháp thiết thực và mỗi chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường chung. Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin vận dông cặp phạm trù “Nguyên nhân-Kết quả” để nói về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta và một số biện pháp tình trạng ô nhiễm môi trường nước ta hiện nay. Với vốn kiến thức còn hạn chế nên em không thể tránh những sai sót về kiến thức còng nh trong cách trình bày. Do vậy, để hiểu biết sâu hơn vấn đề này em mong được sự giúp đỡ của thầy để bài tiểu luận này của em được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn, góp phần cho việc nghiên cứu những đề tài lớn hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Sinh viên Vũ Thị Ngà Phần II: Nội dung I)Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 1.Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả: Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra. Trong vấn đề ô nhiễm môi trường này thì nguyên nhân là sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá. Kết quả là dẫn đến ô nhiễm môi trường. 2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả: Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan.Tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dùa trên lập trường duy vật(Biện chứng duy vật). Do tính phổ biến của mối nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại.Ví dụ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do hành động vô ý thức của con người, do chất thải công nghiệp, chất nổ , chất thải độc hại…và cũng chính những nguyên nhân này lại gây ra những kết quả khác.Khi xem xét mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có những sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra, do đó muốn có kết quả cao thì phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, biết hạn chế tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều, phải chú trọng trước hết nguyên nhân chủ yếu nguyên nhân bên trong. Trong quá trình bảo vệ môi trường, để đạt được kết quả cao thì chúng ta phải có ý thức tốt, chấp hành các nội quy đề ra. Mỗi cá nhân có ý thức tốt trong việc giữ gìn “màu xanh” chung của dân téc thì sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên trong lành hơn tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Nhưng trong thực tế, sự tác động trở lại của nguyên nhân đã triệt tiêu kết quả. Nh những người có ý thức tốt trong vấn đề bảo vệ môi trường chỉ biết đồng ý chứ không chịu hành động thì làm sao có thể bảo vệ được môi trường. Lúc nào cũng tỏ ra là người có trách nhiệm vói môi trường nhưng những hành động vứt rác bừa bãi …thì lại là những hành động quen thuộc của họ. Nh vậy, mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả luôn tác động qua lại, quy định sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật, hiện tượng, quá trình. II)Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả để nói về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta. 1.Nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường: Trước hết, con người sống và phát triển được là nhờ vào các điều kiện tự nhiên.Chỉ cần không có không khí để thở, không có cái để ăn, không có nước để uống là con người đã có thể chết. Nhưng mà trong quá trình hiện nay con người đã và đang làm ô nhiễm môi trường sống của chính mình. Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy Công nghiệp, các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh. Và chính điều đó đã gây ra ô nhiễm môi trường đối với các nơi lân cận bởi khí độc , khói bụi của dầu mì. Khi nền kinh tế phát triển thì việc mở rộng không gian đất là rất cần (mỗi năm chúng ta đốn chụi 200.000 ha rừng ) tài nguyên đất bị khai thác một cách triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước bị giảm dẫn tới thiếu Oxy làm cho không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Hơn thế nữa, do có quá nhiều rác ứ đọng trong hệ thống kênh rãnh làm cho nước không thể thoát được. Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa dẫn đến tình trạng bị ngập úng ô nhiễn môi trường trong thành phố. Không thể không kể đến lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị, đã làm tăng sức Ðp về nhà ở và vệ sinh môi trường. Do sự hội nhập quá đông, một số dân cư không có chỗ ở việc làm ổn định, cuộc sống bấp bênh đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi, nhà ổ chuột. Nh vậy nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm môi trường đã tạo nên một thách thức đối với môi trường nước ta. Nếu môi trường không được bồi bổ làm phong phú thêm mà chỉ bị khai thác bừa bãi và bị huỷ hoại thì chắc chắn đến một lúc nào đó con người sẽ khó tồn tại và phát triển được. Chỉ có trên cơ sở bảo vệ môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp bền vững lâu dài được. 2.Mét số thực trạng gây ô nhiễm môi trường ở nước ta và hậu quả của nó. a-Hiện trạng môi trường nước. Do tốc độ đô thị hoá quá nhanh, dân số tăng, khu dân cư mới mọc lên nhiều, mà vấn đề cấp nước thì không đáp ứng kịp, đẻ ra hiện tượng “người người khoan giếng, nhà nhà có giếng”.Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng còn rất kém (nguồn nước cung cấp cho các đô thị là khoảng 70%lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm ).Hiện nay, công nghệ xử lý cấp nước tại các nhà máy còn rất lạc hậu chất lượng không đảm bảo vệ sinh. Bởi vì do công cụ khai thác không đảm bảo, một số vùng còn dùng khoan giếng nhưng các giếng khoan thường qua líp thổ nhưỡng phèn nên hầu hết không đúng kỹ thuật đều bị ô nhiễm phèn. Theo báo ANHP số 703(Cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng Sừng Thụy Ứng). Ông Nguyễn Văn Tó trưởng trạm y tế xã cho biết “tỷ lệ mắc bệnh nói chung của thôn Thụy ứng cao gấp 2 lần so với các thôn khác. Các loại bệnh ngoài ra nấm ghẻ rất nhiều người mắc phải, đặc biệt các bệnh về hô hấp như bệnh lao, viêm phổi và các bệnh về tiêu hoá ”. Ngoài ô nhiễm vế không khí, ô nhiễm về nước và dị ứng cũng ở mức báo động. Các ao đều không thể sử dụng bởi ô nhiễm cá chết hàng loạt, các ao đều bị hoang hoá, bèo mọc. Những người làm sừng thường sử dụng dung dịch ôxít và xút ăn da trong quá trình chế tác sau đó lạ đem đổ ra ao, ruộng, cống, rãnh….Theo ông Nguyễn Văn Tó “cứ cái đà này chẳng bao lâu nữa nguồn nước giếng khoan cũng bị ảnh hưởng”. Mét vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta là các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chưa thật đạt yêu cầu. Bởi gồm cả hệ thống thoát nước mưa và nước thải Công nghiệp. Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém đã gây ra tình trậng úng ngập trong mùa mưa ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, hiện tượng mặn hoá và phèn hoá ở nông thôn miền Nam là những nguy cơ của môi trường. Các vùng nông thôn sâu nh tháp Mười , Biển bạch…nước phèn có độ PH rất thấp, ảnh hưởng đến sinh thái môi trường. Hậu quả là nhiều bệnh tật xảy ra: mắt toét, lão hoá, đường ruột, thương hàn…một vài đặc điểm tập trung đô thị từ ở nông thôn lại trở nên những trung tâm ô nhiễm do nhà ở dọc bờ kênh.Người ta thải bất cứ thứ gì thải được xuống dòng kênh. Nước thải bệnh viện chứa rất nhiều mầm mèng gây bệnh truyền nhiễm và các chất hoá độc hại. Song các nguồn nước thải này lại chỉ được xử lý sơ bộ và lại thải trực tiếp vào nguồn nước mặt.Điều không thể chấp nhận được là gần như 100%nhà máy, công xưởng đều tống nước thải chưa hề xử lý ra kênh rạch hoặc nếu có xử lý thì cũng chưa đạt yêu cầu. Riêng TP HCM, mỗi ngày có khoảng 450.000 kg BOD được thải ra sông rạch, trong đó nước thải Công nghiệp chiếm 250.000 kg/ngày. Trong đó các nhà máy giấy, dệt, nhuộm, gây ô nhiễm nặng nề nhất 20.000-25.000mg/l COD. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu còn những nguyên nhân kia chỉ là nguyên nhân bên trong. Và dù cho nó là nhiều nguyên nhân hay một nguyên nhân chăng nữa thì nó cũng gây nên nhiều kết quả bởi chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. b-Hiện trạng môi trường không khí. *Ô nhiễm các khí SO 2 , CO 2 , NO 2 : Ở các thành phố lớn nh TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì nồng độ SO 2 , CO 2 đã vượt 2 đến 10 lần cho phép.Ở một số nót giao thông lớn nồng độ khí NO 2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong năm 1990, 99 triệu tấn sunfua, 68 triệu tấn điôxitnitơ, 177 triệu tấn điôxitcacbon đã được thải vào không khí và gây ô nhiễm trầm trọng. *Ô nhiễm bụi và tiếng ồn: Mét nguy cơ rất lớn do con người gây ra đe doạ trái đất là tầng ôzôn bị thủng nặng nề. Với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay, các loại hoá chất như methane, ôxydeazote…,xe cộ đang đục thủng tầng ôzôn. “Nồng độ bụi trung bình ở các thành phố lớn là 0.4đến 0.5mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xĩ nghiệp hay gần các đường giao thông lớn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 đến 3 lần đặc biệt là nhà máy xi măng Hải Phòng…” Do hoạt động giao thông và xây dựng ngày càng tăng nên ô nhiễm môi truờng là không tránh khỏi “các phương tiện sử dụmg trên 15 năm, 20 năm thậm từ thời kỳ chiến tranh hoặc xe tự sản xuất trong nước như xe lam, bông sen, công nông…còn khá nhiều và hàng ngày vẫn lưu hành trên đường, gây tiếng nổ to, thải khí đen nồng nặc làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ người tham gia giao thông” “Theo kết quả kiểm tra của hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thì khí thải , tiếng ồn ,độ dung do phương tiện tham gia giao thông ở TP HCM thuộc loại cao nhất.” c-Hiện trạng môi trường rác và chất thải rắn. *Ô nhiễm môi trường rác. Có thể nói do trình độ dân trí nước ta còn chưa tự giác cho nên cho dù đã có nhiều chiến dịch “không xả rác”, “xanh và sạch” nhưng kết quả còn là mức khiêm tốn. Theo báo Lao Động 71/2003. Tại ngã tư Tô Hiến Thành- Triệu Việt vương, thường xuyên có vài xe rác chứa đầy rác được tập kết. Mùi hôi thối bay ra cả một đoạn phố, khiến cho ai đi qua cũng đều cảm thấy kinh hãi . * Ônhiễm chất thải rắn. Người tiêu dùng thường sử dụng tói nilong để đựng đồ ngày càng nhiều cho nên không thể phân huỷ những thành phần nilong, chất dẻo, caosu bằng phương pháp chôn lấp, hay từ tiêu huỷ. Điều này là khó khăn đối với việc thu gom xử lý chất thải rắn ở nước ta.Trung bình một ngày người dân thải từ 1.8 đến 2 kg rác.Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ở nước ta là rất lớn “ ước tính từ 50 đến 70 tấn/1ngày”. Tuy vậy ở nhiều nơi chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi rác đổ chung, do đó biện pháp chủ yếu là chôn lấp nhưng kết quả là chưa có bãi chôn lấp nào đạt tới tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường gây mất vệ sinh mỹ quan và ảnh hưởng đến không khí trong lành. d-Hiện trạng môi trường vệ sinh thực phẩm. Các bệnh dịch tả, sốt xuất huyết, kiết lị, thương hàn vẫn còn phổ biến nguyên nhân từ đâu?. Thủ phạm của chúng là vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm. Ở rất nhiều nơi, thức ăn cả sống và chín được bày bán không che đậy, quá hạn, ôi thiu đang được bày bàn khắp nơi. Vấn đề này cũng được Nhà Nước ta rát quan tâm vì vệ sinh thực phẩm có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Trong năm 2002 vừa qua đã có rất nhiều ca cấp cứu vì ngộ độc thức ăn. Vấn đề rau sạch được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, và người dân khi đi mua hàng cũng quan tâm đặc biệt đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm. III) Khó khăn và mét số biện pháp khắc phục để quản lý môi trường xanh sạch đẹp ở nước ta. 1.Khó khăn trong vấn đề bảo môi trường trong sạch ở nước ta. Nh chóng ta đã thấy hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là rất nghiêm trọng không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là nỗi lo của toàn thế giới. Đảng và Nhà Nước ta cũng rất qua tâm đén vấn đề này. Song trong quá trình quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Về phía Bộ máy tổ chức quản lý môi trường cũng chưa thực hiện tốt nhiêmi vụ đặt ra. Đó là đội ngò cán bộ còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường còn chưa được đầy đủ và thiếu đồng bộ, một số văn bản đã lạc hậu nhưng chưa được thay thế cho phù hợp. Việc thành lập đội cảnh sát đô thị là một trong những chương trình quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được xử lý kịp thời và biện pháp áp dụng xử phạt những người có hành vi trái phép thì chưa được xử lý triệt để. Việc đầu tư bảo vệ môi trường còn thấp đặc biệt là việc đầu tư cho việc xử lý chất thải. Nhận thức và ý thức chấp hành của cộng đồng dân cư và các nhà sản xuất chưa cao. Đây có lẽ là tồn tại khó khắc phục nhất cho công tác môi trường. Bởi cho dù Nhà Nước có đưa ra nhiều biện pháp tối ưu mà không có sự đồng bộ nhất quán ý thức của người dân thì cũng không đem lại kết quả gì. 2.Biện pháp khắc phục để quản lý môi trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường đang là một đòi hỏi cấp thiết và cần phải có hành động ngay, vì tình trạng môi trường trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua đã bị khai thác quá mức và huỷ hoại nghiêm trọng. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ này, mặc dù dân số thế giới chưa tăng cao, nền công nghiệp còn nhỏ bé và nhịp độ phát triển chưa mạnh mẽ như hiện nay, nhưng đã xảy ra nạn phá rừng tràn lan, nạn huỷ hoại động vật rất dã man, làm ô nhiễm các nguồn nước và không khí…còn hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thì bên cạnh lợi Ých con người đạt được, môi trường đã bị khai thácvà huỷ hoại gây tác hại đến mức đe doạ trực tiếp cuộc sống và sự phát triển của tất cả mọi người trên trái đất. Thấy được tác hại của nạn ô nhiễm môi trường gây ra, điều đó rất bất lợi cho sức khoẻ người dân còng nh sù phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính vì vậy, ngày 5-6-1972 Liên hiệp quốc đã tổ chức Hội nghị chuyên đề bàn về bảo vệ môi trường. Từ ngày đó, ngày 5-6 hàng năm được quy định là ngày môi trường nhằm thúc đẩy các quốc gia, các tổ chức quốc tế và mọi người có ý thức về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước và không khí. Vậy làm thế nào để bảo vệ môi trường? Em xin đưa ra một số biện pháp để bảo vệ môi trường: -Khai thác của cải thiên nhiên phải có kế hoạch trong phạm vi cho phép. -Không làm ô nhiễm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến các tầng khí qyuển bảo vệ trái đất. -Tích cực bồi bổ làm phong phú thiên nhiên nh trồng thêm rừng tạo nên nhiều giống cây mới có đặc tính ngày càng tốt hơn. -Khi xây dựng nhà ở, cơ sở sản xuất, nhà máy, đô thị cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. -Hạn chế đến mức thấp nhất tiến tới làm giảm ô nhiễm môi trường do giao thông vận tải gây ra là loai trừ những xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. -Tăng cường biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không tuân theo quy định bảo vệ môi trường. -Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong hoạt động người dân của các cấp các nghành là rất cần thiết. -Tất cả mọi người phải có trách nhiệm đóng góp bằng những việc làm thiết thực đẻ bảo vệ môi trường, tránh tình trạng “ người dọn cứ dọn người thải cứ thải”. Phần III: Kết Luận Qua việc phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Không khí có trong lành ,nguồn nước có sạch…thì con người mới có sức khoẻ và nền kinh tế mới có thể thẳng tiến. Do vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của Đảng và Nhà nước ta mà còn là của toàn dân chúng ta. Tất cả mọi người phải tham gia bảo vệ môi trường bởi đó là môi trường chung , là bầu không khí chung để hít thở của toàn nhân loài. Chủ trương của Đảng ta “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân” được toàn dân hưởng ứng.Môi trường sống bền vững đó là vấn đề bức xúc của loài người . Do đó bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống tốt lành cho chóng ta. [...]... 4 Báo An Ninh Hải Phòng ,báo Lao động 5 Một số tài liệu khác Phần cam đoan Em xin cam đoan, bài tiểu luận này là do em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra Không sao chép của người khác, không nhờ viết hộ, không thuê người viết Mục lục Phần I:Lời nói đầu1 .1 Phần II:Nội dung I- Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chóng.2 2 1.Cặp phạm trù. .. dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả để nói về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta3 3 1.Nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường3 .3 2.Mét số thực trạng gây ônhiễm môi trường ở nước ta và hậu quả của nó 4 a)Hiện trạng môi trường nước6 6 b)Hiện trạng môi trường không khí6 6 c)hiện trạng môi trường rác và chất thải rắn d)hiện trạng môi trường vệ sinh thực phẩm . những biện pháp thiết thực và mỗi chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường chung. Trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin vận dông cặp phạm trù “Nguyên nhân-Kết quả” để nói về vấn đề. dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chóng.2 2 1.Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả2 2 2.Mối quan hệ biện chứng giữa chóng2 2 II-Vận dụng cặp phạm trù nguyên. Sinh viên Vũ Thị Ngà Phần II: Nội dung I)Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. 1.Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả: Nguyên nhân là sự tác động lẫn

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan