1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam trong thời gian qua

31 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 495 KB

Nội dung

Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 2 Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2. Đặc điểm của hàng TCMN 6 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 8 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 8 1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 8 1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 11 Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam trong thời gian qua. 2.1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 12 2.1.1. Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề 12 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 14 2.2. Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN năm 2010 20 Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Thế giới. 3.1. Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ 22 3.2. Các hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường thế giới 23 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 1 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân LỜI NÓI ĐẦU  Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Thương mại, định hướng phát triển nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) chiếm một vị trí rất quan trọng. Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm thấp : 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy TCMN là một trong số ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao, không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ, việc xuất khẩu hàng TCMN đã thật sự thổi một luồng sinh khí mới vào các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động đồng thời duy trì và phát triển được các ngành nghề truyền thống với các nghệ nhân, thợ giỏi góp phần vào việc duy trì các di sản văn hoá dân tộc từ đời này qua đời khác. Trải qua những bước thăng trầm, hàng TCMN của Việt Nam hiện đã có mặt trên 163 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu như mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dòng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen của thị trường xuất khẩu …. Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức đã học ở trường em chọn đề tài “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường thế giới” làm đề án môn học Kinh tế quốc tế. Nội dung của đề án được chia làm 3 phần như sau: SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 2 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Thế giới. SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 3 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. 1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đều cho thấy làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân dân ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến ngày nay. Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làng định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và đời sống. Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải… từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều. SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 4 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được gìn giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao. Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công mỹ nghệ như sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng. Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau: 1. Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ) 2. Nhóm hàng mây tre đan 3. Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ 4. Nhóm hàng thêu, thú nhồi bong, hoa giả 5. Nhóm hàng sơn mài 6. Một số mặt hàng khác SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 5 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân 1.1.2. Đặc điểm của hàng TCMN TCMN là những sản phẩm Độc đáo - Tinh xảo - Hoàn mỹ thể hiện qua: 1.1.2.1. Tính văn hoá Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hang công nghiệp sản xuất hàng loạt. Các sản phẩm đều mang đậm nét văn hoá Việt Nam như gốm Bát Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ với những đường nét trạm trổ chim lạc, thần kim quy, hoa sen… đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, thông qua các sản phẩm này người ta đã có thể tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam. Có thể nói sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam . SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 6 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân 1.1.2.2. Tính mỹ thuật Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, được tạo ra từ những đôi tay khéo léo, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm nổi bật nhờ sự tinh xảo qua các đường nét văn hoá trạm trổ, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, tạo dáng tuyệt vời mặc dù nguyên liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa, mảnh gỗ … qua bàn tay tài hoa, khối óc và cả tấm lòng của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị 1.1.2.3. Tính đơn chiếc Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Người ta có thể phân biệt được các loại sứ khác nhau nhờ các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên sản phẩm, hay các sản phẩm gỗ mỹ nghệ thông qua các đường nét trạm trổ, cách thức thể hiện. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc Việt Nam, chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam 1.1.2.4. Tính đa dạng Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức, nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hoá trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đêù mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng. 1.1.2.5. Tính thủ công SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 7 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay, cho dù không sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau: - Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm. - Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi bằng các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định. 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân. * Tận dụng các nguyên liệu sẵn có mang về nguồn ngoại tệ - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng này mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng đạt gần 1 tỷ USD. Thời gian qua, thị SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 8 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở rộng, nogài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. - Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn được coi là 1 ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong những năm tới. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao. Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, đây là mặt hàng được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất, vì đến nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ - Bên cạnh đó TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. * Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động - Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn, nhưng lại có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, người già, trẻ nhỏ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. - Xuất khẩu đã thực sự thổi một luồng sinh khí vào các làng nghề truyền thống, theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 2.000 làng nghề sản xuất trực tiếp và gián tiếp các sản phẩm TCMN, với 1,4 triệu hộ gia đình (khoảng 13 triệu lao động) và hơn 1.000 doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Sản xuất trên 300 chủng loại hàng với bốn nhóm chính là: mây, tre, cói, lá, thảm; gốm sứ; thêu, ren, dệt; sản phẩm đá và kim SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 9 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân loại quý. Lao động của ngành này mặc dù chưa cao nhưng vẫn gấp 3-4 lần so với làm nông nghiệp. - Nhờ có nguồn vốn thu được từ việc xuất khẩu, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ. - Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động. Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động. Cho đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp. * Góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá và ngành nghề truyền thống của dân tộc. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới 1.2.2 Đối với các doanh nghiệp SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 10 [...]... cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Chương II THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TCMN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 11 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân 2.1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề 2.1.1.1 Tình hình sản xuất tại các làng nghề... nghề cần giải quyết 2.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam *Xuất khẩu ra nước ngoài 2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu Từ thế kỷ 11, hàng TCMN Việt Nam đã được xuất khẩu qua cảng Vân Đồn, Vạn Ninh Trải qua bao bước thăng trầm đến sau ngày đất nước thống nhất (1975), xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mình Bình quân trong 10 năm (1976-1985) hàng... trường lý tưởng nhất cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm, sứ, mây tre lá, hàng thêu ren Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị trường EU đạt 116,5 triệu USD, chiếm 60,1% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của cả nước, là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng TCMN Việt Nam Thị trường EU, mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, Việt Nam cũng... môi trường sinh thái như hàng gỗ 3.2 Các hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường thế giới 3.2.1 Các hạn chế của hàng TCMN Việt Nam TCMN là một trong 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước, được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn Sản phẩm TCMN Việt Nam có lợi thế cạnh tranh là sự độc đáo, đa dạng về chủng loại, mang đậm đà bản sắc dân tộc, độc đáo... việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ 3.2.2 Các giải pháp thúc đẩy hàng TCMN vào thị trường thế giới Hàng TCMN của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, bởi nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do “vòng đời” sản phẩm ngắn Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm TCMN phát triển bền... nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của ta Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thì gốm sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là các mặt hàng chính Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này chiếm từ 50-85% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng năm của Việt Nam vào Nhật Sản phẩm Việt Nam cũng tương đối khá được ưa chuộng về mặt thiết kế trên thị trường Nhật Bản,... sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ - Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và. .. những sản phẩm TCMN có nguồn gốc tự nhiên, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã, đồng thời yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa, độ tinh xảo và tính cá biệt của sản phẩm và rất khắt khe về thời hạn giao hàng Luôn quan tâm đến 3 yếu tố: sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì, nhà sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thế nào, trong đó yếu tố thứ 3 là quan... chỉ trong vòng 2 năm gần đây Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất Việt Nam Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất khẩu thường phải nhập rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước ngoài, ví dụ như sơn mài PU và chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hoàn thiện sản phẩm Vải có chất lượng cho sản xuất. .. từ nước ngoài Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thu mua nguyên liệu của các DN, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 23 Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân • Các đơn vị sản xuất đa số là vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không . viên và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chương II THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TCMN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam SVTH:. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam trong thời gian qua. 2.1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 12 2.1.1. Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại. bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w