Tuy mang một giá trị nhân bản với nhiều tư tưởng đạo đức cao nhưng Phật giáo cũng không tránh khỏi một số những sai lầm và quan điểm phiến diện.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ Phật giáo được biết đến như một tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời ở cả một số nước châu Á khác.Phật giáo không chỉ là tôn giáo của tín ngưỡng mà còn là tôn giáo của lí trí, là một trong những trường phái triết học có lịch sử lâu đời nhất. Kể từ khi được hình thành ở Ấn Độ, Phật giáo được truyền bá đi khắp năm châu bốn bể, từ phương Đông đến phương Tây. Sở dĩ Phật giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài như vậy là bởi giá trị sâu sắc của nó. Phật giáo lấy từ bi, trí giác soi sáng tâm hồn nhân loại mọi thời đại, mọi không gian để cải tạo con người và xã hội cho công bằng, con người sống hoà bình với nhau trong tinh thần lợi tha vô ngã. Tầm ảnh hưởng của Phật giáo không ngoại trừ Việt Nam - một nước thuộc bán đảo Đông Dương, giáp Trung Quốc. Ảnh hưởng của nó với nước ta chủ yếu về mặt đạo đức, tư tưởng, lối sống của người dân. Hầu hết người dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn tìm sự thanh tịnh cho mình ở chốn chùa chiền nơi mà cuộc sống phức tạp và cạnh tranh sinh tồn không bao giờ chạm đến được Tuy mang một giá trị nhân bản với nhiều tư tưởng đạo đức cao nhưng Phật giáo cũng không tránh khỏi một số những sai lầm và quan điểm phiến diện. là một nước có đông đảo nhân dân theo Phật giáo, việc nghiên cứu giá trị cũng như hạn chế của trường phái triết học này là một việc rất quan trọng. Từ đó ta có thể rút ra những bài học quí giá áp dụng trong lí luận và thực tiễn cũng như tránh quan điểm chủ quan duy ý chí, mê tín dị đoan còn xuất hiện nhiều trong xã hội ta hiện nay. Trong bài này ta sẽ tìm hiểu để có một cái nhìn toàn diện về Phật giáo, về gía trị, hạn chế cũng như ảnh hưởng đến con người, đến xã hội Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đang biến đổi từng ngày theo xu thế kinh tế thị trường và bị xâm nhập bởi vô vàn các loại hình văn hoá. 1 B.Nội dung 1. Tìm hiểu chung về Phật giáo Sự ra đời của Phật giáo Ấn Độ là quê hương của Phật giáo, theo các tài kiệu lịch sử thì xã hội Ấn Độ cổ đại chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau. Bốn đẳng cấp lớn là tăng lữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô. Mỗi giai cấp giữ một thế sinh hoạt riêng và phân biệt sâu sắc giữa các giai cấp kiếp người. Trong khi những người Bà la môn có uy tín tuyệt đối trong trong đám quần chúng và hưởng rất nhiều đặc quyền thì giai cấp tiện nô lại sống cuộc sống cơ cực lầm than, không có quyền ăn nói cũng như đóng góp ngang hàng với mọi người. Xã hội ấn Độ thời cổ đại là đầy rẫy bất công như vậy. Nhìn rõ được cảnh khổ của chúng sinh, Đức phật thích ca-vốn là Thái tử nước này dã quyết xuất gia tầm đạo để giảI thoát được khổ đau cho con người trong xã hội. Ngài để lại vương triều và và gia đình vì theo ngài có cách khác để làm cuộc sống nhân dân thoát khỏi lầm than chứ không phảI cách cai trị cứng nhắc. Ròng rã sáu năm tu hành khổ hạnh trong rừng sâu và 49 ngày nhập định dưới cây bồ đề, Đức phật đã giác ngộ được đạo quả vô - thượng, chính - đẳng, chính - giác. Bánh xe phật pháp bắt đàu lăn chuyển lần đầu tiên tại vườn lộc uyển để độ cho năm người bạn đồng tu với ngài lúc trước và họ đều chứng quả A la hán. Sau khi Phật nhập diệt, giáo pháp của ngài được các chúng đệ tử kết tập lại thành giáo điển qua bốn lần diễn ra tại những địa điểm và thời gian khác nhau. Phật giáo từ Ấn Ðộ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, 2 ỏnh bt õm mu xõm lng v nụ dch v vn húa ca th lc phng Bc trong nhiu giai on. 1.2 Tỡm hiu chung v t tng ca pht giỏo 1.2.1Nn tng cu Pht giỏo T Diu m chớnh c Pht ó khỏm phỏ v truyn dy th gian l c im chỏnh yu m cng l nn tng vng chc ca Pht Giỏo. Bn Chõn Lý Thõm Diu y l Kh (lý do tn ti ca Pht Giỏo ), ngun gc ca s kh (ỏi dc), chm dt s kh (Nit Bn, mc tiờu cu cỏnh ca Pht Giỏo), v con ng "Trung o". Ba chõn lý u tiờn l phn trit lý ca Pht Giỏo. Chõn lý th t l phn luõn lý cn c trờn trit lý y. Tt c bn, gm trn vn giỏo lý ca c Pht, u tựy thuc ni c th vt cht ny. õy l nhng s kin hon ton dớnh lin vi con ngi v nhng chỳng sanh khỏc, nhng s kin hin nhiờn, khụng cũn tranh lun gỡ na. Pht Giỏo nm vng trờn nn tng au kh. Mc du nhn mnh vo s hin hu ca au kh, Pht Giỏo khụng phi l mt giỏo lý bi quan. Pht Giỏo khụng hon ton bi quan, cng khụng hon ton lc quan, m ch thc tin. Ngi ta s cú lý do ch trng rng Pht Giỏo l bi quan nu giỏo lý này ch cp dông di n trng thỏi au kh m khụng vch ra con ng thoỏt kh v tin t hnh phỳc trng cu. c Pht ó nhn ra tớnh cỏch ph thụng ca s kh v kờ lit mt phng thuc tr liu cho chng bnh chung ca nhõn loi. Theo c Pht Nit Bn, s chm dt au kh, l hnh phỳc cao thng nht m con ngi cú th quan nim. 1.2.2 Giỏo lớ chung ca Pht giỏo 3 Phật giáo gồm một hệ thống triết lí đa diện, cống hiến cho xã hội loài người mặt an sinh và tu chứng. Mặt an sinh xã hội, Phật giáo chủ trương thế giới đại đồng huynh đệ trong tình tương thân tương ái, còn về mặt tu chứng, với phương pháp tu hành đạt đến giảI thoát khỏi luân hồi,sinh tử để chứng nhập vào cảnh niết bàn tịch tịch an vui. Phật giáo vì thế được quan niệm như một tôn giáo, một triết lí sống thực, một siêu hình học hay một mớ giáo điều mê tín dị đoan như người duy vật nhận xét thì Phật giáo vẫn giữ được cương vị của nó trên bình diện khách quan. Vì chân lí không bao giờ thay đổi trước bất kì thế lực hay khuynh hướng chính trị nào. Điều này chúng tỏ giáo pháp của đạo Phật suốt 2500 năm lịch sử vẫn giữ được địa vị độc tôn mà không bị chi phối bởi không gian và thời gian. Phật giáo đem lại cho con người sự thoải mái trong đời sống nội tâm mà không bị quay quồng trong đời sống văn minh vật chất. 2.Những điểm tích cực của Phật giáo 2.1 Điểm tích cực trong nhân sinh quan Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật Giáo là “In như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp cùng kết qủa đều hợp lý, đều như thật. Phật Giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín 4 ngưỡng và những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật không công nhận những kết qủa của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là Đạo Như Thật. Đặc điểm thứ hai là “tôn trọng sự sống”. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sanh” để cứu vạn loại. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không thể biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay là ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh. Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận “người là trung tâm điểm của xã hội loài người”. Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thật tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi 5 xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thoái hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chuá tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. Đặc điểm thứ năm là đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bệnh con người trước hết”. Lý do rất dễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hoá hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội là phản ảnh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bịnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết qủa của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc. Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm qủa cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới. Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở lại vấn đề, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết qủa được cái 6 “qủa mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ. Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là “tiến lên vô thượng giác”. Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người tiến dần lên chóp đỉnh của sự tiến hoá là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật đà. Đặc điểm thứ chín là đạo Phật dạy phải “tự lực giải thoát”. Đấy là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Con người mới là phải tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến thiết; vô thượng giác là phải tự tu, tự chứng. Tự lực giảì thóat là con đường duy nhất của mười phương các đức Phật Bồ-Tát. An lạc không phải cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Phật tử không có đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người ngu dốt dìu dắt họ. Đặc điểm thứ mười của đạo Phật là “hiện chứng thể nghiệm”. Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thóat mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Đức Phật tạo cho ta cái thang, nhưng không kéo dàn hoa xuống hay đẩy thẳng ta lên được. Ta phải tự lực mà trèo từng nấc thang lên dàn hoa chân lý. Trèo được nấc nào là tự thể nghiệm chân lý nấc ấy. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật là thế. 7 Do tất cả đặc điểm trên đây, chúng ta thấy đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo. “Đạo Phật là tất cả”, đó là một đặc điểm vừa cuối cùng vừa trước hết của đạo Phật. Phật tử tự nhiên không thể không phủ nhận sự tàn sát, sự manh động và sự nô lệ. Cho nên họ phải tự lực hành động để thượng thượng năng tiến. Và hành động ấy không có lãnh vực trong không gian, không có giới hạn trên thời gian, không có phạm vi trong tổ chức, không có khu phân trong trường hợp. Ở đâu và lúc nào, với ai và cảnh nào, Phật tử cũng áp dụng căn bản và tinh thần bi, trí, dũng của đạo Phật vào để hoàn thiện mình Hoà Thượng Thích Trí Quang http://tuanvannguyen.blogspot.com 2.2 Điểm tích cực trong lí luận triết học Giới nghiên cứu đều thấy rằng, triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Còn triết học phương Đông thường gắn liền với tôn giáo (Ấn Độ), với chính trị- xã hội, đạo đức (Trung Quốc). Dù ra đời sớm 2500 trước đây nhưng trình độ tư duy, phân tích của triết học đạt đến mức cao: Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân - quả. Theo Phật giáo, nhân - quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân naò quả ấy. Mối quan hệ nhân quả Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân của một kết quả khác.Bằng phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ. Với lí luận như vậy, Phật giáo nghiêng hẳn về chủ nghĩa duy vật. Người tu Phật đều có một định hướng duy nhất: giải thoát thân tâm ra khỏi mạng lưới “thực tại” giả lập, nhìn thẳng vào thế giới trùng trùng duyên khởi, thấu 8 hiểu bản chất không tính của vạn hữu, và phát khởi Bồ Đề Tâm đối với tất cả chúng sinh còn đang vướng mắc trong vòng vây của ảo giác. Ảo giác lớn nhất của con người là cho rằng có tồn tại một thế giới thực hữu hoàn toàn biệt lập với nhận thức của chủ thể và thế giớI đó hằng hữu, tồn tại như một đốI tượng của ham muốn chinh phục hoạc khao khát sở hữu. Triết học Phật giáo không phải là một chủ thuyết duy tâm chủ quan giống như toàn bộ hệ thống triết học duy niệm Đức thế kỷ 19, cũng không phải là một chủ nghĩa duy thực ngây thơ (nave realism). Trọng điểm chính trong thực tại luận Phật giáo xoay quanh lời khẳng định rằng thế giới khách quan (cảnh/ sắc) có mối quan hệ cộng sinh với thể cách nhận thức của chủ thể (tâm/ thức). Chính vì vậy về phương diện triết học Phật giáo cưu mang tinh thần xã hội ở mức độ cao nhất: sự cải tạo thế giới khách quan là một tiến trình gắn bó chặt chẽ với sự cải tạo bản thân, sự chuyển hoá nhận thức của chủ thể. Hai tiến trình này liên lập và bổ sung cho nhau không ngừng. 3.Những hạn chế cuả Phật giáo 3.1 Hạn chế chủ quan Phật giáo thể hiện cách nhìn cuộc đời khá bi quan. “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn bể cả”. Trong kinh phật ta có thể thấy nhiều đoạn nói về cuộc sống khổ đau mà con người phải chịu đựng. Vì cuộc sống là bể khổ như vậy nên tư tưởng của Phật giáo là xuất thế và xa rời hiện thực. Những nhà chùa thường lui về nhưng nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Phật giáo răn dạy con người cố gắng tìm đến cõi niết bàn mà bỏ lại cuộc sống trần gian đầy rẫy bất công, đau khổ. Phật giáo răn dạy con người biết chịu đựng mà không biết đấu tranh, phản kháng. Điều này đã phần nào thủ tiêu tính chiến đ ấu của con người. 9 Phật giáo quan niệm về hôn nhân rất khai phóng. Phật tử không có lí do gì để hạn chế việc sinh đẻ. Quan niệm này không còn phù hợp với thời đại hiện nay khi mà vấn đề dân số đang được nhắc tới rất nhiều. 3.2 Hạn chế khách quan Xưa kia, trước khi nhập Niết Bàn, Phật tổ từng dặn dò đệ tử không được bói toán, xem sao, xem tường làm mê hoặc quần chúng. Nhưng một số kẻ lợi dụng chùa làm nơi bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn . để kiếm tiền bất chính. Trước cổng chùa bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không có nguồn gốc xuất xứ, làm mê hoặc quần chúng. Lợi dụng lòng tốt của khách đến chùa, một số người trẻ tuổi, lành lặn, khỏe khoắn, lười lao động ngồi dọc lối vào chùa hành nghề ăn xin, níu kéo làm mất lòng khách. Biểu hiện móc túi, lừa đảo khách bán đồ giả có xu hướng gia tăng. Trong các ngôi chùa có trang bị thùng rác, nhưng vẫn có người thiếu ý thức xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây, người đến chùa ngày càng đông. Đa số cử chỉ nhã nhặn, ăn mặc trang nhã, thể hiện sự thành kính ở chốn thiêng liêng. Nhưng vẫn có hiện tượng một số người trang phục hở hang không phù hợp với cảnh chùa. Vì vậy để xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực như đã nêu, khai thác những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo tới đạo đức, lối sống nhân dân, chính quyền và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp nhằm loại trừ các tệ nạn trên, ổn định trật tự an toàn xã hội, giữ gìn sự tinh khiết của Phật giáo. 4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt 4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng đạo lí 10 [...]... hoạt cho con người Việt Nam Trong phần này sẽ tìm hiểu về tư tưởng, đạo lý của Phật Giáo đã tác động đến con người Việt Nam như thế nào và người Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng, đạo lý của Phật giáo ra sao 4.1.1 .Về tư tưởng: Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, nguyên thủy cũng như Đại... chế chủ quan .9 3.2 Hạn chế khách quan 10 4 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống người Việt 10 4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến tư tưởng đạo lí 10 4.1.1 Về tư tưởng 11 4.1.2 Về đạo lí 12 4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá người Việt 14 D K ết luận………………………………………………………….16 17 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Nguyễn Duy Cần - Tinh hoa Phật giáo ( NXB thành phố... gốc ra đời của Phật giáo, hệ tư tưởng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo, cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng... Tìm hiểu chung về Phật giáo…………………………………2 1.1 Sự ra đời của Phật giáo…………………………………… 2 1.2 Tìm hiểu chung về tư tưởng của phật giáo 3 1.2.1 Nền tảng cuả Phật giáo 3 1.2.2 Giáo lí chung của Phật giáo 4 2 Điểm tích cực của Phật giáo .4 2.1 Điểm tích cực trong nhân sinh quan 4 2.2 Điểm tích cực trong lí luận triết học 8 3 Hạn chế của Phật giáo 9 3.1 Hạn chế chủ quan ... tư 13 tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt 4.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa của người dân Việt Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa,... rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân... cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau 4.1.2 .Về đạo lý: Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trải (1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành... tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng... của người Việt Vì đạo phật rất chú trọng đến hiếu hạnh, và được Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này trong nhiều kinh khác nhau như Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, kinh Thai Cốt, kinh Hiếu Tử, kinh Đại Tập, kinh Nhẫn Nhục, kinh Vu Lan nhắc đến công lao dưỡng dục của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ" Bởi Phật Giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên... niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục . hiểu để có một cái nhìn toàn diện về Phật giáo, về gía trị, hạn chế cũng như ảnh hưởng đến con người, đến xã hội Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện. tự an toàn xã hội, giữ gìn sự tinh khiết của Phật giáo. 4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người Việt 4.1 Ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng