Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
260 KB
Nội dung
Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tế luôn xảy ra tình huống: những người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn để thực hiện, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không biết đầu tư vào đâu, hoặc không có cơ hội đầu tư. Từ đó thị trường tài chính ra đời để chuyển vốn từ nơi “thừa” sang nới “thiếu”, chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Người “thiếu” vốn sẽ phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, còn người “thừa” vốn sẽ đầu tư vốn của mình bằng cách nắm giữ những công cụ tài chính đó. Lúc này hình thành Thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước . Để thị trường chứng khoán có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và an toàn, không thể thiếu được các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các công ty chứng khoán. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông trên thị trường vốn, qua đó, một lượng vốn nhàn rỗi được đưa vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Để thúc đẩy thị trường phát triển, hoạt động hiệu quả và có trật tự nhất thiết phải có sự ra đời của các Công ty chứng khoán. Nền kinh tế ở Việt Nam đang mở cửa, những nguồn vốn mới được hình thành, thị trường chứng khoán phát triển như một nhu cầu tất yếu. Và sự ra đời của các công ty chứng khoán cũng vậy. Xuất phát từ những nhận xét trên và theo yêu cầu của bộ môn Thị trường tài chính nhóm đã chọn đề tài : “Công ty chứng khoán” cho bài tiểu luận. Đề tài trình bày một số khái niệm cơ bản về chức năng của công ty chứng khoán và thực tiễn công ty chứng khoán FPT. Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian, đề tài của nhóm còn thiếu sót, rất mong sự đánh giá góp ý của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Thị trường tài chính 1 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm và vai trò của công ty chứng khoán 1.1.1. Khái niệm Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc lập. Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam quy định: “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn non trẻ, bộc lộ nhiều yếu kém, vì vậy, các công ty chứng khoán ra đời sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cũng như của thị trường chứng khoán. 1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, vai trò của các Công ty chứng khoán cũng được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau. • Đối với các tổ chức phát hành Thị trường chứng khoán là một sân chơi mới cho tất cả các doanh nghiệp, một cơ chế huy động vốn mới. Các doanh nghiệp hiện nay không còn phải lệ thuộc hoàn toàn vào vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại, họ có thể chủ động tìm được nguồn vốn mới thông qua việc phát hành các chứng khoán trên thị trường. Công ty chứng khoán là một trung gian tài chính với vai trò huy động vốn, sẽ giúp tổ chức phát hành tìm được nhà đầu tư và phân phối chứng khoán đến tận tay những người có nhu cầu nắm giữ loại chứng khoán đó. Nhà đầu tư và nhà phát hành không phải mua bán trực tiếp chứng khoán với nhau, điều này giúp giảm chi phí huy động cho nhà phát hành. Thị trường tài chính 2 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 • Đối với các nhà đầu tư Sân chơi mới này cũng dành cho tất cả các nhà đầu tư, từ nhà đầu tư có tổ chức đến nhà đầu tư cá nhân. Họ tạm thời có một khoản tiền nhàn rỗi, nhưng sẽ rất khó khăn khi ra quyết định đầu tư. Như vậy, nhờ lợi thế của một tổ chức trung gian, chuyên môn hoá cao làm cầu nối cho các bên mua bán gặp nhau, các Công ty chứng khoán giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức trong từng giao dịch, giúp nâng cao tính thanh khoản của thị trường. • Đối với thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán phát triển không thể thiếu sự tham gia của các Công ty chứng khoán. Hoạt động của các Công ty chứng khoán đã giúp công chúng và nhà đầu tư quen dần với thị trường. Công ty chứng khoán góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường và làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Trên thị trường thứ cấp, Công ty chứng khoán có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình. Toàn bộ các lệnh mua bán chứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các Công ty chứng khoán, và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, chính hoạt động tự doanh của các Công ty chứng khoán cũng góp phần điều tiết giá chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, Công ty chứng khoán đã thực hiện xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Các Công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi phát hành, vì vậy giúp người đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, làm tăng tính thanh khoản cho các tài chứng khoán. • Đối với các cơ quan quản lý thị trường Công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, nắm giữ các tài khoản giao dịch của khách hàng, vì vậy nó có được thông tin về các giao dịch trên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu, trái phiếu, thông tin về tổ chức phát hành và nhà đầu tư Công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin đó cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu, qua đó, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn thị trường bảo vệ nhà đầu tư. Thị trường tài chính 3 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 1.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 1.2.1. Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán Tính đến thời điểm cuối năm 2010, ở Việt Nam gần 105 Công ty chứng khoán, kinh doanh một số hoặc tất cả các loại hình do Nhà nước quy định. Các loại hình kinh doanh chính của Công ty chứng khoán được quy định tại điều 65 Nghị định 144/2003: • Hoạt động Môi giới chứng khoán Đây là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình. Một cách hiểu khác: đó là hoạt động trung gian, đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Hoạt động này sẽ nối liền những người bán và những người mua, đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Như vậy, trong hoạt động này Công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Nhân viên Môi giới sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng trước khi khách hàng ra quyết định mua bán chứng khoán, không quyết định hộ khách hàng. Mọi lời tư vấn của người môi giới chỉ có tính chất tham khảo, quyền quyết định vẫn thuộc về nhà đầu tư. Nhân viên Môi giới cần phải đáp ứng được 3 kỹ năng: kỹ năng truyền đạt thông tin đến khách hàng (mọi thông tin đến với các nhà đầu tư là như nhau); kỹ năng khai thác thông tin (giúp nhà môi giới hiểu rõ tâm lý, khả năng tài chính của khách hàng từ đó có được lời tư vấn hợp lý nhất); và cuối cùng là kỹ năng tìm kiếm khách hàng (tạo thu nhập cho công ty). Mạnh về mảng hoạt động này, có Công ty chứng khoán Sài Gòn; Bảo Việt; Á Châu; Đầu tư; Ngoại thương – là những công ty dẫn đầu trong việc thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường. • Hoạt động tự doanh chứng khoán Đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty chứng khoán. Tự doanh là việc Công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán Thị trường tài chính 4 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 chứng khoán cho chính mình. Đối với hoạt động tự doanh, Công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty, nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Trong trường hợp hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường, khi đó công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, sẽ nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán, và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Là nguồn thu chủ yếu của các Công ty chứng khoán, vì vậy nhà quản lý rất chú trọng đến hoạt động này. Hoạt động tự doanh đòi hỏi Công ty chứng khoán phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật (tối thiểu là 12 tỷ đồng), nhằm đảm bảo rằng các Công ty chứng khoán dùng vốn của họ để kinh doanh và đội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng phân tích thị trường, nhạy bén với thông tin, nhạy cảm trong công việc, có khả năng tự quyết cao để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Công ty chứng khoán vừa kinh doanh chứng khoán cho chính mình, vừa làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng, vì vậy có thể dẫn đến sự mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty và khách hàng. Do đó, khi thực hiện hoạt động tự doanh, Công ty chứng khoán cần đáp ứng các yêu cầu sau: Tách biệt về quản lý: giữa hai hoạt động tự doanh và môi giới, để đảm bảo sự phù hợp về lợi ích của các bên. Đặc biệt, không được lấy tài sản của khách hàng để kinh doanh cho công ty và ngược lại. Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán với lợi thế về nghiệp vụ có thể dự đoán trước diễn biến của thị trường, để đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán, Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty. Góp phần bình ổn thị trường: khi thị trường có sự biến động bất thường, các Công ty chứng khoán sẽ điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán thông qua hoạt động tự doanh, bằng cách mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng nhằm giữ giá chứng khoán ổn định. Hai năm gần đây, hoạt động này diễn ra khá sôi nổi, có 13 trên 14 Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện hoạt động này. Tổng giá trị giao dịch chứng khoán từ nghiệp vụ này của Công ty chứng khoán năm 2005 là 27.078 tỷ Thị trường tài chính 5 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 đồng, tăng 26,72% so với 2004. Công ty chứng khoán Bảo Việt, Ngoại thương, Nông nghiệp mạnh về hoạt động này. • Hoạt động bảo lãnh phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Để có thể trở thành một tổ chức bão lãnh phát hành, Công ty chứng khoán với có mức vốn tối thiểu cho hoạt động này là 22 tỷ đồng, được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán đồng ý và cho phép. Mặt khác, Công ty chứng khoán và tổ chức phát hành không được chi phối nhau, không nắm giữ quá 5% vốn của nhau; không cùng chi phối một tổ chức khác và không cùng bị một tổ chức khác chi phối. Để đợt phát hành chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp được thành công, việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành rất quan trọng. Công ty chứng khoán với tư cách là tổ chức bảo lãnh phát hành được doanh nghiệp lựa chọn sẽ tư vấn cho tổ chức phát hành về loại, số lượng chứng khoán cần phát hành, định giá chứng khoán và phương thức phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư. Khi phương án phát hành được Ủy ban chứng khoán thông qua, chứng khoán sẽ được phép phát hành, sau đó Công ty chứng khoán thực hiện phân phối chứng khoán. Công ty chứng khoán sẽ có được một khoản thu từ phí bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh phát hành chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của Công ty chứng khoán vì vậy các công ty cũng rất chú trọng phát triển hoạt động này. Hoạt động mạnh về nghiệp vụ này là Công ty chứng khoán Nông Nghiệp, Ngoại thương. • Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Đây là hoạt động nhận vốn của khách hàng để thiết lập một danh mục chứng khoán và cơ cấu lại danh mục đó theo mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận cho khách hàng, theo đó vốn của khách hàng phải được bảo toàn. Khách hàng sẽ uỷ thác tiền cho Công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc yêu cầu. Quy trình thực hiện hoạt động này diễn ra như sau: trước tiên Công ty chứng khoán sẽ tìm hiểu Thị trường tài chính 6 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 nhu cầu của khách hàng từ mức sinh lời kì vọng đến mức rủi ro có thể chấp nhận. Sau đó, Công ty chứng khoán sẽ thiết kế hợp đồng ủy thác đầu tư phù hợp cho từng kì vọng của khách hàng. Trên cơ sở bản hợp đồng, công ty xây dựng danh mục đầu tư, đánh giá danh mục đầu tư và lựa chọn chứng khoán đưa vào danh mục. Bước tiếp theo là tiến hành đầu tư, Công ty chứng khoán sẽ xác định thời điểm mua, bán chứng khoán; kiểm tra lại sự tối ưu của danh mục. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư dựa trên một số tiêu chí theo yêu cầu của khách hàng hay chỉ số toàn thị trường. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải thường xuyên báo cáo cho khách hàng biết về giao dịch, về trạng thái danh mục đầu tư theo yêu cầu của khách hàng hay định kỳ hàng tháng Tài sản ủy thác được quản lý chuyên nghiệp, sử dụng tối đa trình độ chuyên môn và phương tiện của các Công ty chứng khoán. Khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, hơn nữa chỉ phải trả phí khi thực sự có lợi. Công ty chứng khoán đầu tàu thúc đẩy hoạt động này phát triển là Công ty chứng khoán Sài Gòn thu hút 42% tổng số hợp đồng ủy thác, Công ty chứng khoán Công thương chiếm 32%. • Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán Đây là một trong 5 hoạt động kinh doanh chính của Công ty chứng khoán. Hoạt động tư vấn của Công ty chứng khoán có thể được hiểu: đó là việc Công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán để đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Ngoài ra công ty có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Trước đây khi Nghị định 48/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thì hoạt động tư vấn chỉ được giới hạn trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán. Hiện nay, Nghị định 144/NĐ-CP đã mở rộng hoạt động tư vấn của Công ty chứng khoán, bao gồm tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Đó là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính; mua bán, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết, đăng ký giao dịch. Ngoài ra, Công ty chứng khoán còn thực hiện tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn bán đấu giá cổ phần và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Thị trường tài chính 7 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 Tư vấn đầu tư là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán, nắm giữ giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị trường. Người tư vấn sử dụng kiến thức của mình để “kinh doanh” nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Lời tư vấn dựa trên sự phân tích những diễn biến của thị trường trong quá khứ, có thể đúng có thể sai, vì vậy khách hàng vẫn là người quyết định cuối cùng, thông tin người tư vấn đưa ra chỉ nên mang tính chất tham khảo. Trong hoạt động này, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tư vấn luôn được đề cao, tránh việc xảy ra xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty. Tư vấn tài chính doanh nghiệp là mảng hoạt động hiện nay được các Công ty chứng khoán đặc biệt quan tâm. Ngoài việc mang lại thu nhập cho công ty, hoạt động này có thể tạo ra một mạng lưới khách hàng tiềm năng. Hoạt động tư vấn tài chính sẽ xây dựng thương hiệu và tạo hình ảnh cho công ty; xây dựng nền tảng với khách hàng và tạo cơ sở tiền đề phát triển các hoạt động khác. Hoạt động này bao gồm: tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá, tư vấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết đăng ký giao dịch, tư vấn chuyển đổi, mua bán sát nhập doanh nghiệp. 2005 là năm các Công ty chứng khoán triển khai hoạt động này khá hiệu quả, đã thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho 525 tổ chức và bán đấu giá thành công cho 229 tổ chức, có trên 15 công ty niêm yết. Công ty chứng khoán Bảo Việt, Sài Gòn, Đầu tư, Mê Kông là những công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực này. 1.2.2. Các hoạt động phụ trợ Để phục vụ tốt nhất cho khách hàng khi đến với Công ty chứng khoán, ngoài các hoạt động chính chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu, Công ty chứng khoán còn thực hiện các hoạt động phụ trợ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy các hoạt động chính phát triển; như hoạt động lưu ký chứng khoán, quản lý thu nhập của khách hàng, quản lý quỹ, Thị trường tài chính 8 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 Phần 2 : CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 2.1 Giới thiệu về công ty chứng khoán FPT - Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT - Tên tiếng Anh: FPT SECURITIES JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : FPTS - Trụ sở chính : Tầng 2, Toà nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội - Điện thoại : (84.4) 7737 070 Fax: (84.4) 7739 058 - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 29- 31 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. - Điện thoại : (84-8) 6.290 8686 Fax: (84-8) 6.291 0607 - Chi nhánh Đà Nẵng: số 124 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. - Điện thoại : (84-511) 355 3666 Fax: (84-511) 355 3888 - Email : fptsecurities@fpts.com.vn - Website : www.fpts.com.vn - Logo : - Vốn điều lệ : 440.000.000.000 VND - Công ty cổ phần chứng khoán FPT là thành viên của tập đoàn FPT, được cấp phép thành lập và hoạt động theo giấy phép số 59/UBCK-GP của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ngày 13/07/2007. -Trong năm 2009, Công ty chứng khoán FPT đã thực hiện kết nối không sàn với HOSE vào tháng 01 năm 2009 và đầu tháng 02/2010 kết nối không sàn với HNX. Thị trường tài chính 9 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 2.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty - Môi giới, tư vấn mua, bán chứng khoán. - Quản lý cổ đông & Lưu ký chứng khoán. - Các dịch vụ trực tuyến: EzOpen; EzAdvance; EzTrade; EzSearch; EzTransfer; EzLink; SMS; EzOTC. - Tư vấn Mua bán và Sáp nhập doanh nghiệp. - Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của FPTS không nằm ngoài quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và được cụ thể hóa thông qua các sản phẩm dịch vụ. 2.2.1 Sản phẩm dành cho cá nhân Mở tài khoản Lưu ký chứng khoán Môi giới mua bán chứng khoán Hỗ trợ cung cấp vốn ngắn hạn Đấu giá và nhận ủy thác đấu giá Email kết quả khớp lệnh và sao kê tài khoản 2.2.2 Sản phẩm dành cho tổ chức Tư vấn cổ phần hóa, chào bán chứng khoán, phát hành, tái cấu trúc vốn, bảo lãnh phát hành, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, định giá, dự báo tài chính… 2.2.3 Các sản phẩm trực tuyến Ez Trade - Giao dịch chứng khoán trực tuyến Ez Advance - Ứng trước tiền bán chứng khoán trực tuyêts Ez Transfer - Đặt lệnh chuyển tiền trực tuyến Ez RightExercise – Thực hiện quyền trực tuyến Ez Oddlot - Bán chứng khoán lô lẻ trực tuyến Ez Open - Đăng ký mở tài khoản trực tuyến, ký và nhận hợp đồng FPT Mobile - Đặt lệnh và tra cứu thông tin chứng khoán qua điện thoại di động Ez SMS - Truy vấn thông tin trực tuyến Thị trường tài chính 10 [...]... 400 tài khoản mở mới Thị phần tại HNX T op 10 thị p hần môi gi ới c ổ p hiế u tr ê n H NX Q uý 2/ 2010 Q u ý 1/ 20 10 Q uý 3/ 2010 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long 13,092% 11,94% Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirec t 5,651% 4,53% Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 4,493% 4,73% Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank-SBS 4,382% 3,25% Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM 4,345% 4,32% Công ty Cổ phần Chứng. .. K19 để những kiến thức trên được hoàn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn ! 22 Thị trường tài chính Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình thị trường tài chính – Thị trường chứng khoán - PGS.TS Bùi Kim Yến Thị trường tài chính – PGS.TS Lê Văn Tề & ThS Huỳnh Hương Thảo Phân tích Thị trường tài chính - PGS.TS Lê Văn Tề & TS Lê Thẩm Dương Báo cáo thường niên FPTS 2009 http://thitruongtaichinh.vn/... hợp lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của một loại chứng khoán nào 16 Thị trường tài chính Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 đó, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán trước cùng một loại chứng khoán cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua hay bán chứng khoán đó Điều khoản quy định việc tự doanh của công ty chứng khoán cũng đề cập khi khách... hơn, đòi hỏi nhiều trí tuệ và công nghệ hơn như giao dịch ký quỹ, bán 17 Thị trường tài chính Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 khống, vay và cho vay chứng khoán, thị trường kỳ hạn, tương lai cho các sản phẩm chứng khoán phái sinh Thị trường chứng khoán đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng sự ổn định của nó còn phụ thuộc vào sự hồi phục chung của nên kinh tế Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)... về thị trường chứng khoán còn hạn chế, điều này ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chuyên nghiệp cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp, có giá trị cao 2.4 Thị phần hoạt động Nghiệp vụ Môi giới Tính tới thời điểm hiện tại, FPTS đứng thứ 2(chiếm 5,01% thị phần) trong Top 10 Công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu tại HNX và 11 Thị trường tài chính Đề tài: Công ty. .. động xấu Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng khốc liệt bởi quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ mà số lượng công ty chứng khoán trong nước không ngừng gia tăng Số lượng các sản phẩm đầu tư tài chính ngày càng nhiều tạo ra sự chuyển dịch vốn đầu tư qua các kênh khác như thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản ngày càng tăng Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá non trẻ,... Tp.HCM 4,345% 4,32% Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 3,976% 4,51% Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á-TBD 3,146% 2,65% Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu 2,559% 3,31% Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình 2,352% 2,63% Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình 2,284% N/ A 5,01% Quý I đứng thứ 2, quý 2 đứng Thứ 3, quý 3 thứ 2 Bảng Cơ cấu Doanh thu của công ty chứng khoán FPT 20 08 20 09 Chi tiêu doanh thu... yếu dừng ở việc thu hút khách hàng mới Bốn công ty chứng khoán lớn là Công ty chứng khoán Sài Gòn, Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư Phát triển VN và chứng khoán Ngân hàng ACB nắm tới gần 80% thị phần do vậy cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán mới càng quyết liệt Các công ty môi giới chứng khoán ở Việt Nam cũng chưa đảm nhiệm tốt việc truyền bá thông tin về các cổ... Công ty chứng khoán Nhóm 8 đứng thứ 5(chiếm 4,82 %thị phần) trong Top công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần tại sàn Hose FPTS được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu về giao dịch trực tuyến tại thị trường chứng khoán Việt Nam với hệ thống giao dịch trực tuyến chuyên biệt và đồng bộ Tính đến cuối quý III/2010, FPTS đã có gần 47.000 tài khoản giao dịch Hiện tại, số lượng tài khoản... 6.31 45 ,351 22,70 6 10 0 0 0 77,5 96 29.26 20 ,761 9.61 100 00 215 ,931 10 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2009 của Công ty CP chứngkhoán FPT) 12 Thị trường tài chính Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 Thị Phần tại HOSE 2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2009 Doa nh số ki nh doa nh (Tri ệ u đồng) . đoạn thị trường bảo vệ nhà đầu tư. Thị trường tài chính 3 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 1.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 1.2.1. Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán. việc Công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán Thị trường tài chính 4 Đề tài: Công ty chứng khoán Nhóm 8 chứng khoán cho chính mình. Đối với hoạt động tự doanh, Công ty chứng khoán. của thị trường. • Đối với thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán phát triển không thể thiếu sự tham gia của các Công ty chứng khoán. Hoạt động của các Công ty chứng khoán đã giúp công