Phòng GD& ĐT huyện Yên Mô Trường THCS Yên Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở. a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 30% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 10% (được tính sau khi học sinh yếu về học lực đã thi lại) và tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%; b) Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 80% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở; c) Có đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường và có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên. 1. Mô tả hiện trạng: Chỉ số a: Đối với học sinh khối lớp 6, 7 và 8: Hằng năm, tỉ lệ học sinh có học lực môn từ trung bình trở lên đạt 90%, trong đó xếp loại khá, giỏi đạt 45%, loại yếu và kém chưa bao giờ vượt quá 10 %, học sinh phải ở lại lớp sau thi lại 3,8 % và tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm là 0,1% [H15.7.01.01]. Cuối năm học, nhà trường đã tổng kết kết quả xếp loại học lực của học sinh để rút kinh nghiệm, tìm biện pháp nâng cao chất lượng cho các năm tiếp theo [H15.7.01.02]. Chỉ số b: Đối với học sinh khối lớp 9: Học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở của học sinh lớp 9 các năm gần đây đạt 99,8 % [H15.7.01.03]. Chỉ số c: Hằng năm, nhà trường có kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng HSG. Đối với HSG khối 9, mỗi đội tuyển có từ 2 đến 5 học sinh. Việc bồi dưỡng HSG đã giúp các em có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi HSG các cấp, [H15.7.01.04] và trong 4 năm học qua nhà trường đã có 14 em đạt học sinh giỏi tỉnh [H15.7.01.04]. Đối với khối 6,7,8 nhà trường cũng đã tổ chức ôn tập bồi dưỡng các môn văn hóa dự kiểm tra khảo sát HSG và đạt yêu cầu của phòng GD&ĐT [H15.7.01.05]. Nhà trường chọn lựa giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, có kinh nghiệm và say mê công tác bồi dưỡng HSG để dạy đội tuyển [H15.7.01.06]. 2. Điểm mạnh: Giáo viên tổng kết, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh, đảm bảo trung thực, khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học. Kết quả xếp loại học lực khá, giỏi của học sinh đã sự tăng lên theo từng năm học. Tỷ lệ học sinh có học lực yếu , kém được giảm xuống. Chất lượng đại trà ổn định vững chắc. Học sinh khối 9 có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 99,8 %. Kết quả học sinh dự thi HSG các cấp hằng năm đều có học sinh đạt giải. 3. Điểm yếu: Thời gian lên lớp bồi dưỡng cho HSG còn hạn chế, số HSG đạt giải cao các cấp còn hạn chế. Mặt bằng chất lượng giữa các khối lớp không đồng đều. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường ưu tiên cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG quỹ thời gian để đầu tư vào chất lượng bồi dưỡng. Các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn và giáo viên giảng dạy tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh để nâng cao kết quả nhận thức của học sinh. BGH quản lý chặt chẽ về chất lượng bồi dưỡng HSG các khối lớp. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt: Người viết báo cáo Nguyễn Thị Dung Phòng GD& ĐT huyện Yên Mô Trường THCS Yên Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 2: Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở. a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 80% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%; b) Học sinh khối lớp 9 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 85% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%; c) Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học không quá 1 % trong tổng số học sinh toàn trường. 1. Mô tả hiện trạng: Chỉ số a: Học sinh khối lớp 6, 7 và 8: Kết quả xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt trung bình 4 năm gần đây là 98,8 %, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu, kém [H15.7.02.01]. Cuối mỗi năm hoc, nhà trường tổng kết kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh để rút kinh nghiệm, tìm biện pháp nâng cao chất lượng cho các năm tiếp theo. Chỉ số b: Học sinh khối lớp 9: Kết quả xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt trung bình 4 năm gần đây đạt 98,9 %. Tỉ lệ xếp loại yếu về hạnh kiểm trung bình 0,2 %. [H15.7.02.02]. Chỉ số c: Việc kỉ luật học sinh được tiến hành theo đúng quy định, có hồ sơ pháp lí hợp lệ. Năm học 2009 -2010 có 02 học sinh bị kỉ luật buộc thôi học có thời hạn; tỉ lệ trung bình 4 năm gần đây là: 0,1 % [H15.7.02.03]. 2. Điểm mạnh: Việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh được nhà trường thực hiện theo đúng quy trình, quy chế của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã công khai kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh thông qua họp phụ huynh nhằm phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 3. Điểm yếu: Một số gia đình còn thiếu quan tâm đến giáo dục đạo đức con em, do vậy nhà trường vẫn còn có học sinh vi phạm kỉ luật buộc thôi học có thời hạn. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự quan tâm và ủng hộ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là Đoàn thanh niên của địa phương tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho học sinh; liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh cùng giáo dục. Động viên, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động trước nhóm, trước tổ, trước toàn trường. Phấn đấu đạt nhiều danh hiệu khen thưởng học sinh do các cấp phong tặng. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt: Người viết báo cáo §oµn Anh TuÊn Phòng GD& ĐT huyện Yên Mô Trường THCS Yên Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 3. Kết quả về hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu và điều kiện theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Các ngành nghề dạy cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 70% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9; c) Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 80% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề. 1. Mô tả hiện trạng: Chỉ số a: Các ngành nghề dạy cho học sinh đều phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã Yên Mỹ có một số ngành nghề tương đối phổ thông như: nghề mộc, thêu ren, may mặc, điện dân dụng, chăn nuôi, trồng trọt, thợ nề Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trường THCS Yên Mỹ đã tiến hành hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 một số ngành nghề: nghề mộc, thêu ren, may mặc, điện dân dụng, chăn nuôi, trồng trọt, thợ nề. [H15.7.03.01] Nhà trường có kế hoạch hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh khối lớp 9, lớp 8 [H15.7.03.02]. Cuối năm học, nhà trường tổng kết công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh, để đánh giá chất lượng dạy và học [H15.7.03.03]. Chỉ số b: Học sinh khối 8 và khối 9 tham gia học nghề các năm gần đây đạt tỉ lệ 100 % [H15.7.03.04]. Chỉ số c: Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 100% trung bình trở lên. Kết quả thi tốt nghiệp nghề loại khá, giỏi 4 năm gần đây đạt: 95,7% [H15.7.03.05]. 2. Điểm mạnh: Các ngành nghề nhà trường hướng nghiệp cũng như tổ chức lên lớp cho học sinh phù hợp với đặc điểm của địa phương và phù hợp sự phát triển của xã hội. Đáp ứng kịp thời nhu cầu địa phương và xã hội. Tỷ lệ học sinh khối lớp 8, 9 tham gia học nghề đạt 100%. Tỷ lệ học sinh xếp loại môn học nghề từ trung bình trở lên đều đạt 100%. 3. Điểm yếu: Thiết bị thực hành nghề điện dân dụng còn ít. Việc mua sắm thiết bị cho công tác dạy - học nghề chưa được đầu tư. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nâng cao kết quả nhận thức của học sinh trong công tác hướng nghiệp dạy nghề. Đổi mới phương pháp thực hành của học sinh trong các buổi lên lớp. Mua bổ sung thêm thiết bị thực hành để phục vụ cho việc dạy thực hành. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt: Người viết báo cáo Phïng M¹nh §iÒm Phòng GD& ĐT huyện Yên Mô Trường THCS Yên Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 4. Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường, quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh thực đáp ứng yêu cầu theo quy định; b) Có ít nhất 90% học sinh trong nhà trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; c) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được cấp có thẩm quyền ghi nhận. 1. Mô tả hiện trạng: Chỉ số a: Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, HĐGDNGLL của học sinh đã đáp ứng yêu cầu theo quy định: Hằng năm, nhà trường đều tổ chức sơ kết, tổng kết về các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, HĐGDNGLL của học sinh [H15.7.04.01]. Chỉ số b: Số lượng và tỉ lệ học sinh trong trường tham gia hoạt động xã hội, các công tác đoàn thể, HĐGDNGLL đạt 97 % trở lên [H15.7.04.02]. Việc tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và HĐGDNGLL của học sinh trong các năm gần đây đã đạt được các kết quả khá tốt. Chỉ số c: Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và HĐGDNGLL của học sinh đã được các cấp có thẩm quyền ghi nhận [H15.7.04.03]. 2. Điểm mạnh: BGH nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động để học sinh có cơ hội tự thể hiện mình, từ đó giúp các em tự tin hơn khi tham gia các hoạt động tập thể. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát huy hết vai trò của đoàn viên trong công tác phối hợp, tổ chức các hoạt động. 3. Điểm yếu: Do điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn nên học sinh chưa thực sự có điều kiện để tham gia thường xuyên được các hoạt động ngoài xã hội. Kết quả các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và HĐGDNGLL của học sinh chưa nhiều, đặc biệt là công tác Đội. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo HĐGDNGLL và hoạt động Đội. Đổi mới hình thức, nội dung các HĐGDNGLL. Xây dựng mô hình sinh hoạt đội như: câu lạc bộ sáng tác thơ, các câu lạc bộ về văn hoá, văn nghệ, nghi thức đội để thu hút được nhiều học sinh tham gia. 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt: Không đạt: Người viết báo cáo Ph¹m ThÞ Hång H¹nh . Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 2: Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo. Mô Trường THCS Yên Mỹ Nhóm 7 PhiÕu ®¸nh gi¸ tiªu chÝ Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh Tiêu chí 3. Kết quả về hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp