Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
134,5 KB
Nội dung
5. KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI I. 10 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho HS 1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi Mục tiêu : - Tích cực hoá suy nghĩ của tất cả HS - Đưa ra các câu hỏi tốt hơn, hoàn chỉnh hơn Tác dụng đối với HS : - Dành thời gian cho HS suy nghĩ để tìm ra lời giải Cách thức dạy học : - Sử dụng “thời gian chờ đợi” (3-5giây) sau khi đưa ra câu hỏi - Chỉ định một HS đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi” 2. Phản ứng với câu trả lời sai Mục tiêu : - Nâng cao chất lượng câu trả lời của HS - Tạo ra sự tương tác cới mở - Khuyến khích sự trao đổi Tác dụng đối với HS : Khi GV phản ứng với câu trả lời sai của HS có thể xảy ra hai tình huống sau : - Phản ứng tiêu cực : Phản ứng về mặt tình cảm, HS tránh không tham gia vào hoạt động. - Phản ứng tích cực : HS cảm thấy mình được tôn trọng, được kích thích phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai. Cách thức dạy học : - Quan sát các phản ứng của HS khi bạn mình trả lời sai (sự khác nhau của từng cá nhân) - Tạo cơ hội lần thứ hai cho HS trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích hoặc phạt để gây ức chế tư duy của các em. - Sử dụng một phần câu trả lời của HS để khuyến khích HS tiếp tục thực hiện . 3. Tích cực hoá với tất cả HS Mục tiêu : - Tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập - Tạo sự công bằng trong lớp học Tác dụng đối với HS : - Phát triển được ở HS những cảm tưởng tích cực như HS cảm thấy “những việc làmđó dành cho mình” - Kích thích được các HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập Cách thức dạy học : - GV chuẩn bị trước bảng các câu hỏi, và nói với HS : tất cả các em sẽ được gọi để trả lời câu hỏi - Gọi HS mạnh dạn và HS nhút nhát phát biểu - Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ - Có thể gọi cùng một HS vài lần khác nhau 4. Phân phối câu hỏi cho cả lớp Mục tiêu : - Tăng cường sự tham gia của HS - Giảm “thời gian nói của GV” - Thay đổi khuôn mẫu “hỏi-trả lời” Tác dụng đối với HS : - Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau - Phản ứng với câu trả lời của nhau - HS tập trung chú ý thamgia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của GV Cách thức dạy học : - GV cần chuNn bị trước và đưa ra những câu hỏi tốt (là câu hỏi mở, có nhiều cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau ; câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích). Giọng nói của GV: phải đủ to cho cả lớp nghe thấy. - Khi hỏi HS, trong trường hợp là câu hỏi khó nên đưa ra những gợi ý nhỏ. - Khi gọi HS có thể sử dụng cả cử chỉ - GV cố gắng hỏi nhiều HS cần chú ý hỏi những HS thụ động và các HS ngồi khuất phía dưới lớp. 5. Tập trung vào trọng tâm Mục tiêu : - Giúp HS hiểu được trọng tâm của bài học thông qua việc trả lời câu hỏi - Cải thiện tình trạng HS đưa ra câu trả lời “Em không biết” hoặc câu trả lời không đúng. Tác dụng đối với HS : - HS phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến thức. - Có cơ hội tiến bộ. - Học theo cách khám phá “từng bước một”. Cách thức dạy học : - GV chuNn bị trước và đưa ra cho HS những câu hỏi cụ thể, phù hợp với những nội dung chính của bài học. - Đối với các câu hỏi khó, có thể đưa ra cả những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời. - Trường hợp nhiều HS không trả lời được, GV nên tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV củng cố một cách tích cực câu trả lời của HS để giúp họ xây dựng kiến thức của bàimột cách logic. GV phát hiện và cho phép “loại bỏ” các quan niệm, định nghĩa, sai (kiểm tra và sửa sai). - GV dựa ào một phần nào đó câu trả lời của HS để đặt tiếp câu hỏi. Tuy nhiên cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng. 6. Giải thích. Mục tiêu : - Nâng cao chất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh Tác dụng đối với HS : - Đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn - Hiểu được ý nghĩa của câu trả lời, từ đó hiểu được bài Cách thức dạy học : GV có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS đưa thêm thông tin. 7. Liên hệ. Mục tiêu : - Nâng cao chất lượng cho các của câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi kiến thức của bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy. Tác dụng đối với HS : - Giúp HS có thể hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức khác. Cách thức dạy học : Yêu cầu HS liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học của môn học và những môn học có liên quan. 8. Tránh nhắc lại câu hỏi của mình. Mục tiêu : - Giảm “thời gian GV nói” - Thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS Tác dụng đối với HS : - HS chú ý nghe lời GV nói hơn. - Có nhiều thời gian để HS trả lời hơn. - Tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thảo luận. Cách thức dạy học : Chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng xúc tích, áp dụng tổng hợp các kĩ năng nhỏ đã nêu trên. 9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra. Mục tiêu : - Tăng cường sự tham gia của HS. - Hạn chế sự tham gia của GV. Tác dụng đối với HS : - HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như suy nghĩ để giải bài tập, thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức, - Thúc đẩy sự tương tác HS với GV, HS với HS. Cách thức dạy : - Tạo ra sự tương tác giữa GV với HS làm cho giờ học không bị đơn điệu. Nếu có HS nào đó chưa rõ câu hỏi, GV cần chỉ định một HS khác nhắc lại câu hỏi. - Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ HS, với nội dung kiến thức bài học. Đối với các câu hỏi yêu cầu HS trả lời về những kiến thức mới thì những kiến thức đó phải có mối liên hệ với với những kiến thức cũ mà HS đã được học hoặc thu được từ thực tế cuộc sống. 10. Tránh nhắc lại câu trả lời của HS. Mục tiêu : - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS, tăng cường tính độc lập của HS. - Giảm thời gian nói của GV. Tác dụng đối với HS : - Phát triển khả năng tham gia vào hoạt động thảo luận và nhận xét các câu trả lời của nhau. - Thúc đẩy HS tự tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh. Cách thức dạy học : - Để đánh giá được câu trả lời của HS đúng hay chưa đúng, GV nên chỉ định các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó GV kết luận. II. Mô tả các kĩ năng nhỏ trong kĩ năng đặt câu hỏi. (6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom) 1. Câu hỏi “biết”. Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm Tác dụng đối với HS : Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua. Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ sau đây : Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? Thế nào ? Khi nào ? Hãy định nghĩa ; Hãy mô tả ; Hãy kể lại 2. Câu hỏi “hiểu”. Mục tiêu : Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin. Tác dụng đối với HS : - Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học. - Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau đây : Hãy so sánh ; Hãy liên hệ ; Vì sao ? Giải thích ? 3. Câu hỏi “áp dụng” Mục tiêu : Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ) vào tình huống mới. Tác dụng đối với HS : - Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật. - Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Cách thức dạy học : - Khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp HS vận dụng các kiến thức đã học. - GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực. 4. Câu hỏi “phân tích” Mục tiêu : Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìmramối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận. Tác dụng đối với HS : Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó phát triển được tư duy logic. Cách thức dạy học : - Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời : Tại sao ? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì ? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào ? (khi chứng minhluận điểm). - Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải. 5. Câu hỏi “tổng hợp”. Mục tiêu : Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Tác dụng đối với HS : Kích thích sự sáng tạo của HS hướng các em tìm ra nhân tố mới, Cách thức dạy học : - GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình. - Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị. 6. Câu hỏi “đánh giá”. Mục tiêu : Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng, dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Tác dụng đối với HS : Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của HS. Cách thức dạy học : GV có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó thế nào ? Việc làm đó có thành công không ? Tại sao ? Nhiệm vụ: Nghiên cứu chuẩn KTKN theo sơ đồ tư duy dưới đây. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Tại sao phải có Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng? Hiện nay người dạy đang quá phụ thuộc vào SGK; không biết đến chuẩn kiến thức, kĩ năng; không biết mục tiêu của bài học trong SGK; đặc biệt không biết vận dụng chương trình để truyền tải kiến thức tới người học. Từ đó dẫn đến sự quá tải về kiến thức trên lớp cho người học (xã hội lên tiếng) dẫn đến chất lượng học không cao. 2. Cấu trúc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng: (SGK là một hình thức thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng) - HDTHCKTKN biên soạn dựa trên Chương trình Giáo dục Phổ thông để hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng của cho từng chương, từng bài cụ thể. - HDTHCKTKN thể hiện trọng tâm từng chương, từng bài từng phần trong bài và đó là một chuỗi lôgic. - HDTHCKTKN hướng dẫn cho người dạy và cả người học nắm được nội dung quan trọng và cơ bản nhất của bộ môn. 3. Ý nghĩa HDTHCKTKN: - Giúp giáo viên có thêm tài liệu để tham khảo. Chuẩn KTKN Thực hiện như thế nào? HOW Tại sao phải thực hiện? WHY Chuẩn là gì? Cấu trúc như thế nào? WHAT Ở đâu ra? WHERE Ban hành khi nào? Thời điểm thực hiện, sửa đổi? WHEN Ai thực hiện? Ai kiểm tra? WHO - Giúp giáo viên định hướng những nội dung chính cần truyền tải đến cho người học trên diện rộng, từ đó sáng tạo để tổ chức các hoạt động cho học sinh tự vươn lên để nắm bắt tri thức khoa học. - Giúp cho tập thể giáo viên định hướng nhanh và rõ ràng hơn trong dạy học. - Là căn cứ để ra đề kiểm tra đánh giá người học và là cơ sở giúp cơ quan quản lí có căn cứ để đánh giá chất lượng dạy và học. 4. Kiểm tra, đánh giá: - Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng - Theo các cấp mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng (VD1, VD2) theo tỉ lệ %; tỉ lệ % cấp mức độ phải dựa trên đặc điểm của vùng, miền và loại hình lớp TÀI LIỆU 2 MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là : a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương. b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm : - Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề. - Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành. - Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này có thể thuộc các cấp độ nhận thức khác nhau, tuy nhiên trong ngoặc vuông [ ] chỉ ghi cấp độ nhận thức cao nhất trong số đó. Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THCS. - Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện. 2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực. Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học. ĐÁP ÁN Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV, để viết tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN về bài lí thuyết – lớp 8 2. TỐC ĐỘ STT Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ. [NB]. Nêu được: - Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính tốc độ là t s v = , trong đó, v là tốc độ của vật, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó. - Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp thường dùng của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h): 1km/h ≈ 0,28m/s. Học sinh đã biết ở lớp 5 2 Vận dụng được công thức tính tốc độ t s v = . [VD]. Làm được các bài tập áp dụng công thức t s v = , khi biết trước hai trong ba đại lượng và Ví dụ: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc tìm đại lượng còn lại. 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h, m/s. Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV, để viết tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN về bài thực hành lớp7 25. THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP ST T Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. [VD]. - Mắc được mạch điện nối tiếp gồm hai bóng đèn, khóa K, một nguồn điện. - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đã mắc bằng các kí hiệu đã biết. 2 Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. [VD]. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp. Cụ thể: Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn (điện trở) mắc nối tiếp. + K - Đ 2 Đ 1 [...]... thước mét, dụng cụ đo độ dài thước dây, thước kẻ 3 Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường [VD] Đo được độ dài của bàn học, kích thước của cuốn sách, độ dài sân trường theo đúng cách đo Cách đo độ dài: Ghi chú Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức đã học ở lớp dưới: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m Đơn vị đo độ... và ĐCNN của thước đo Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do Nhà nước quy định Lưu ý: Nếu chọn dụng cụ đo có GHĐ quá nhỏ so với giá trị + Ước lượng độ dài cần đo để lựa chọn thước đo thích hợp, + Đặt thước và mắt nhìn đúng cách, + Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định cần đo thì phải đo nhiều lần, dễ mất chính xác Nếu chọn dụng cụ đo có ĐCNN quá lớn so với giá trị cần đo thì có thể không đo được hoặc giá trị đo . trong kĩ năng đặt câu hỏi. (6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom) 1. Câu hỏi “biết”. Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm. NĂNG ĐẶT CÂU HỎI I. 10 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho HS 1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi Mục tiêu : - Tích cực hoá suy nghĩ của tất cả HS - Đưa ra các câu hỏi. với câu trả lời của nhau - HS tập trung chú ý thamgia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của GV Cách thức dạy học : - GV cần chuNn bị trước và đưa ra những câu hỏi tốt (là câu hỏi mở, có nhiều cách