Diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VNDNắm bắt các khái niệm chung về tỷ giá. Hiểu được sự thay đổi tỷ giá các đơn vị tiền tệ USD, EUR, AUD trong khoảng thời gian 92014đến 52015 và nguyên nhân, bài học rút ra.
Trang 1Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Lớp VP2012
BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG 2
Đề tài: Phân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND
Danh sách nhóm và phân công:
1) Lê Minh Hoàng (41201203): Tìm hiểu các khái niệm chung, diễn biến tỷ giá AUD
2) Lê Nam (V1202239): Tìm hiểu diễn biến tỷ giá USD
3) Hoàng Nhật Trường (81204204): Tìm hiểu diễn biến tỷ giá EUR
Phần 1: Mục tiêu
- Nắm bắt các khái niệm chung về tỷ giá
- Hiểu được sự thay đổi tỷ giá các đơn vị tiền tệ USD, EUR, AUD trong khoảng thời gian 9/2014 đến 5/2015 và nguyên nhân, bài học rút ra
Phần 2: Mô tả vấn đề - Phân tích và bình luận
I/ Khái niệm tỷ giá:
- Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của đồng Việt Nam (VND) với đô la
Mỹ (US$) là 20 000 có nghĩa là 20 000 VND sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc ngược lại
- Trong thị trường ngoại hối bán lẻ, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra khác nhau sẽ được báo
giá bởi các đại lý đổi tiền Hầu hết các trao đổi đều liên quan đến đồng nội tệ Tỷ giá mua vào là tỉ giá mà các đại lý đổi tiền sẽ mua ngoại tệ và tỷ giá bán ra là tỉ giá mà họ sẽ bán ngoại tệ Tỷ giá được báo giá sẽ kết hợp dự phòng cho biên của đại lý (hoặc lợi nhuận) trong trao đổi, hoặc biên có thể được phục hồi trong hình thức của một "hoa hồng" hoặc trong một
số cách khác
Trang 2- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá:
+ Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
+ Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
+ Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
+ Những dự đoán về tỷ giá hối đoái
+ Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế
+ Sự can thiệp của chính phủ
Can thiệp vào thương mại quốc tế hoặc vào đầu tư quốc tế
Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối
+ Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai
II/ Chế độ tỷ giá:
- Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối
- Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế
độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó
+ Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị
của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối Đồng tiền sử dụng chế độ
tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi
+ Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ
giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định Tỷ giá hối đoái
cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi
+ Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả
nổi và cố định Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực
tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực
III/ Phân tích diễn biến tỷ giá của một số ngoại tệ và VND:
1) Thu thập dữ liệu:
- Thống nhất, thu thập số liệu về tỷ giá vào ngày 9 hàng tháng (từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015), số liệu cập nhật lúc 18h00 mỗi ngày, theo công bố của ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hội Sở Chính tại địa chỉ website sau đây:
http://www.vietcombank.com.vn/exchangerates/default.aspx
Trang 32) Lập bảng tỷ giá:
(Số liệu đã làm tròn đến hàng đơn vị)
09/09/2014
09/10/2014
09/11/2014
09/12/2014
09/01/2015
09/02/2015
09/03/2015
09/04/2015
09/05/2015
Trang 43) Phân tích diễn biến tỷ giá USD:
a Biểu đồ:
b Phân tích:
- Nhìn chung, tỷ giá USD tăng đều và liên tục, chỉ giảm ở giai đoạn 1/2015 đến 2/2015
- Giai đoạn từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2015, USD tăng nhanh
- Giải thích:
Một số nguyên nhân chính đưa đến sự tăng giá của đồng USD trong thời gian qua gồm:
Thứ nhất, đó là sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Mỹ trong năm 2014 Sau giai đoạn
phục hồi ì ạch sau khủng hoảng 2008-2009, năm 2014 kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng
cả năm là 3,3%, vượt xa mức dự báo trước đó là 2,2% Riêng Quý III/2014, tăng trưởng GDP đạt 5% - mức cao nhất trong một quý trong 11 năm qua Sự phục hồi của kình tế
Mỹ trái với bức tranh khá ảm đạm của các trung tâm kinh tế khác trong năm qua, như các nước trong khu vực sử dụng đồng Euro chỉ tăng trưởng 0,8%, Nhật Bản là 0,5%, Nga là 0,6% Trung Quốc tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao là 7,4%, nhưng đây là mức thấp nhất
kể từ năm 1990 và không đạt so với kế hoạch đặt ra là 7,5%
Thứ hai, quyết định của Mỹ chấm dứt Gói nới lỏng định lượng (QE) vào ngày
29/10/2014, mà thực chất là gói kích cầu khổng lồ trị giá 3,7 ngàn tỷ USD mà Mỹ bơm
ra suốt 6 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2008-2009 nhằm đưa kinh tế Mỹ thoát khỏi viễn cảnh khủng hoảng 1929-1933
Động thái này cùng với khả năng Cục dự trữ liên bang FED sẽ nâng lãi suất từ mức cận 0 hiện nay do tăng trưởng kinh tế Mỹ cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp dưới 6% sẽ
20900 21000 21100 21200 21300 21400 21500 21600 21700
9/2014 10/2014 11/2014 12/2014 1/2015 2/2015 3/2015 4/2015 5/2015
USD
USD
Trang 5có tác dụng thu USD trở lại và khiến đồng bạc xanh trở nên “khan hiếm” và “có giá” hơn
so với các đồng tiền khác
Bên cạnh đó, cả Ngân hàng trung ương Nhật BOJ lẫn Ngân hàng trung ương châu Âu ECB đều đánh tín hiệu về khả năng sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp và bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích cầu để giúp Nhật và EU tránh rơi vào suy thoái Điều này càng làm cho Euro và đồng Yên thêm mất giá so với đồng USD
Thứ ba, triển vọng kinh tế trong năm 2015 với các trung tâm kinh tế lớn cũng không
khác mấy so với năm 2014
Theo đó, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình khoảng 3,5%, còn Nhật và EU khoảng 0,9% trong khi kinh tế TQ tăng trưởng chậm lai, còn Nga bước vào giai đoạn suy trầm
Nắm bắt xu hướng này, hiện một số nước đã chuyển trạng thái tích trữ của mình sang đồng USD và bán dự trữ bằng các đồng tiền khác Tuy đây mới chỉ là xu hướng ngắn hạn, nhưng nó cũng góp phần làm cho USD thêm khan hiếm và đẩy giá trị của đồng tiền này lên cao
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/215783/usd-len vun-vut -cho-de-tro-tay-khong-kip.html
- Tháng 2/2015 đến 5/2015, tỷ giá USD tăng nhanh trở lại
- Nguyên nhân, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nới lỏng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD tăng thêm 1% đến 2 lần, 1 lần vào tháng 1/2015, 1 lần vào ngày 07/05/2015
- Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá trần là 21.890 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.456 VND/USD Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để tiếp tục ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành chính sách một cách phù hợp
Như vậy, đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm tỉ giá điều chỉnh tăng và biên độ của cả 2 lần đã
là 2% (mức cam kết điều chỉnh của NHNN với thị trường)
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, nếu NHNN không kịp thời
ra tay điều chỉnh tỷ giá lúc này sẽ là rủi ro lớn cho nền kinh tế
Thứ nhất, nếu không điều chỉnh tỷ giá lúc này NHNN sẽ phải “gánh” chi phí cơ hội rất lớn khi các NHTM, nhà đầu cơ mua gom USD giá rẻ tại NHNN rồi đem ra thị trường tự
do bán với giá cao để hưởng chênh lệch Như vậy, giới đầu cơ sẽ trục lợi, “ăn trên lưng” của NHNN
Trang 6Nếu không điều chỉnh, giá đồng bạc xanh sẽ ngày càng tăng trên thị trường tự do và như thế cơ quan quản lý sẽ càng thiệt hại Trong khi ở chiều ngược lại, NHNN cũng cần bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối Nếu vẫn giữ giá đồng USD thấp thì chẳng ai dại gì bán cho NHNN, mà sẽ chạy ra ngoài thị trường tự do bán với giá cao hơn để được lời lớn hơn
Do đó, đây là tình huống bắt buộc mà NHNN phải làm trong lúc này, vừa để bình ổn thị trường, trấn an tâm lý, vừa giúp NHNN mua được ngoại tệ để bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối
Còn về phía kinh tế vĩ mô, việc tăng thêm tỷ giá sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu tăng lên Cùng với đó, nợ công của Việt Nam tính bằng VND cũng sẽ tăng và ảnh hưởng phần nào tới niềm tin của dân chúng vào tiền đồng Ngoài ra, tăng tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất hiện nay Chưa kể, việc điều chỉnh tỷ giá cũng sẽ tác động tới lạm phát,
vì theo tính toán tỷ giá điều chỉnh thêm 1% thì sẽ khiến lạm phát tăng 0,2%
http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/vi-sao-ngan-hang-nha-nuoc-noi-ty-gia-usdvnd-them-1-a93464.html
4) Phân tích diễn biến tỷ giá EUR:
a Biểu đồ:
20000 21000 22000 23000 24000 25000 26000 27000 28000
9/2014 10/201411/201412/2014 1/2015 2/2015 3/2015 4/2015 5/2015
EUR
EUR
Trang 7b Phân tích:
- Đồng EURO nhìn chung là giảm, chỉ tăng nhẹ vào tháng 5/2015
Sau khi đón nhận bảng lương tháng 3 của Mỹ cuối tuần trước, đồng euro chỉ tăng vọt trong khoảnh khắc để rồi lại mất đi tất cả những gì đã có được trong vài ngày sau đó Nếu Ngân hàng SocGen của Pháp nói đúng, đồng tiền chung châu Âu sẽ còn rớt sâu hơn nữa Lý do thì không có gì là mới nhưng chuyên gia Patrick Legland tại SocGen cho rằng
nó xấu hơn nhiều so với những gì mà mọi người đang nghĩ
Lý do 1: Dòng chảy trái phiếu mạnh vẫn tiếp tục
Trong quý 1/2015, đồng euro mất giá so với hầu hết các đồng tiền chính (JPY, GBP, vv) Sau khi giảm mạnh kể từ tháng 5 năm 2014 (-22%), cặp EUR/USD hiện đang chạy theo mức lợi tức tương đối có phần chặt chẽ hơn (xem biểu đồ) Với dữ liệu kinh tế đáng thất vọng trong quý 1 – bao gồm bảng lương phi nông nghiệp tuần trước (126k) – cặp EUR/USD có thể duy trì trong phạm vi hẹp về ngắn hạn do thị trường vẫn đang nghi ngờ
về khả năng gia tăng lãi suất của FED
Tuy nhiên, việc không nhất quán trong chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương mới là vấn đề về dài hạn Trong khi tỷ lệ lãi suất tại châu Âu được kỳ vọng sẽ tiếp tục đứng ở mức thấp, tỷ lệ tại Anh và Mỹ lại có thể tăng trong trung hạn Với việc lợi tức tại
EU bế tắc tại mức cực thấp, các nhà đầu tư buộc phải phân bổ lại các khoản đầu tư dành cho các tài sản có lãi suất cao, một phần khác thì đặt ở nước ngoài Dự đoán sẽ có một dòng chảy mạnh trong các quý tiếp theo và điều này sẽ gây áp lực lớn lên đồng euro
Trang 8Lý do 2: Rủi ro chính trị tại Hy Lạp và Tây Ban Nha
Ngày 20/2, EU đã đồng ý kéo dài gói cứu trợ cho Hy Lạp tới tận cuối tháng 6 và sẽ cung cấp cho quốc gia này 7.2 tỷ euro với điều kiện chính hủ Hy Lạp phải thông qua cải cách kinh tế trước cuối tháng 4 Sống trong tình trạng cạn kiệt tiền mặt nhưng họ sẽ chỉ nhận được một khoản cứu trợ nhỏ trước mùa hè trong khi các khoản thanh toán là khá lớn tính
từ ngày 20 tháng 7 trở đi
Theo các chuyên gia, điều này có thể khiến Hy Lạp tiếp tục kéo dài chính sách “bên miệng hố chiến tranh” thêm một vài tháng nữa, tuy nhiên, sự thay đổi trong hiện trạng sẽ không có gì đáng kể Kết quả là, các ngân hàng Hy Lạp vẫn chịu nhiều áp lực, giống như những gì được minh họa thông qua sự tăng tốc trong dòng chảy tiền gửi (xem biểu đồ) Nguy cơ của một “Grexit” không phải là không đáng kể Cùng lúc, tại Tây Ban Nha, cuộc chạy đua bầu cử khởi động từ tháng trước càng khiến bất ổn chính trị trở nên trầm trọng hơn
Lý do 3: EUR mất dần vị thế dự trữ của mình
Số liệu COFER của IMF công bố tuần trước cho thấy lượng dự trữ đồng euro tiếp tục giảm trong quý 4 năm ngoái Kể từ khi đối mặt với khủng hoảng, đồng euro đã mất đi vị thế dự trữ của mình, một số nhà quản lý cũng tìm kiếm tài sản khác để đa dạng hóa kho
dự trữ ngoại tệ ra khỏi đồng euro
Xu hướng này có thể tiếp tục do rủi ro chính trị đang diễn ra trong khi chính sách nới lỏng tiền tệ của ECB càng làm cho đồng tiền chung bớt hấp dẫn
Trang 9Lý do 4: ECB có khả năng mở rộng gói cứu trợ cho tới 2016
Khu vực EU đang tận hưởng những cơn gió ngược từ thị trường giá dầu thấp, đồng euro yếu, điều kiền tài chính đang cải thiện và các chính sách tài khóa dễ dàng hơn Tuy nhiên, với nhu cầu mạnh mẽ về giảm nợ và cải cách, những cơn gió ngược ngắn hạn có thể không mang tới một bước hồi phục ổn định
Do đó, các nhà kinh tế của chúng tôi mong đợi ECB tiếp tục mua tài sản sau tháng 9/2016 nếu triển vọng lạm phát không được cải thiện
Trong kịch bản cơ sở, thị trường mong đợi ECB sẽ tung ra nhiều trái phiếu công ty để có thêm tiền mua tài sản vào năm 2016 (hỗ trợ lượng cung tài sản), và mở rộng QE cũng như các chương trình TLTRO thêm 1 năm nữa, cụ thể là khoảng giữa năm 2017 (bổ sung thêm 600 tỷ € cho bảng cân đối của họ)
http://www.giavang.net/socgen-4-nguyen-nhan-tai-sao-euro-con-giam/
Trang 105) Phân tích diễn biến tỷ giá AUD:
a Biểu đồ:
b Phân tích:
- AUD nhìn chung là giảm, chỉ tăng từ tháng 3/2015 đến 5/2015
Nguyên nhân chủ yếu được cho là do thị trường lao động tại Mỹ được cải thiện đã giúp giá đồng USD tăng cao Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng Hai, nền kinh
tế Mỹ đã tạo được 295.000 việc làm
Các nhà phân tích ngày càng nghiêng về dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương nước này) sẽ sớm tăng lãi suất
Một nguyên nhân khác khiến đồng AUD giảm giá là do thị trường hàng tiêu dùng yếu kém, giá dầu mỏ sụt giảm và giá quặng sắt ở mức thấp kỷ lục
Ngoài ra, các nhà đầu tư giảm hoạt động kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đồng AUD tụt giá mạnh
Christopher Kent, một quan chức của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) cho hay đồng AUD giảm đang giúp nền kinh tế nước này đối phó với xu hướng thoái trào trong ngành khai mỏ Bên cạnh đó, lĩnh vực du lịch và giáo dục trở nên cạnh tranh hơn nhờ đồng AUD sụt giảm
http://www.vietnamplus.vn/dong-aud-roi-xuong-muc-thap-nhat-trong-vong-6-nam-qua/311504.vnp
14500 15000 15500 16000 16500 17000 17500 18000 18500 19000 19500 20000
9/2014 10/2014 11/2014 12/2014 1/2015 2/2015 3/2015 4/2015 5/2015
AUD
AUD