Đánh giá tổng quát

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của ngành đường sắt Việt Nam (Trang 36 - 42)

- Về sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp

2.3. Đánh giá tổng quát

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và còn có những tồn tại yếu kém, nhưng trong 4 năm qua và dự kiến năm 2005, toàn Ngành Đường sắt Việt Nam đã đoàn kết

tiêu của Ngành đề ra; đảm bảo mức tăng trưởng về sản lượng và doanh thu vượt mức Kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đã đề ra một cách khá bền vững, năm sau cao hơn năm trước ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; đảm bảo được an toàn vận tải, từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến trong một số lĩnh vực. Các khối sản xuất đều có bước phát triển. Giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thành công chuyển đổi tổ chức. Để đạt được những thành tựu trên, ngoài việc phát huy tối đa nội lực, chỉ đạo kiên quyết, có khoa học, bám sát các chương trình mục tiêu để thực hiện còn có sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, Ngành, TW và địa phương về tăng vốn đầu tư, về cơ chế chính sách ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển mà Ngành đường sắt đã phát triển, tăng cường đáng kể sức chở (toa xe). Tuy nhiên, tiềm năng phát triển còn nhiều; đặc biệt cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, thu hút trong vận chuyển hàng hoá; trong chuẩn bị thật tốt các dự án đầu tư; trong huy động vốn mà trọng tâm là vốn ODA; trong đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến

TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIÊU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

I.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VỊÊT NAM

TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010

1.Mục tiêu tổng quát.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của Đảng và Nhà nước,Ngành Đường sắt Việt Nam đề ra mục tiêu bao trùm cho cả giai đoạn là: “Đổi mới, an toàn và phát triển bền vững”, phát huy trí tuệ và sức mạnh toàn Ngành, tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá Ngành Đường sắt. Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng lực vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, chất lượng phục vụ, an toàn vận tải và an toàn lao động. Phát triển mạnh thị phần, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tăng cường công tác đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao một bước về trình độ công nghệ của Đường sắt trong nền kinh tế quốc dân; chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Phấn đấu để trong một thời gian ngắn, Đường sắt Việt Nam có thể phát triển ngang hàng đường sắt các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

2.Mục tiêu cụ thể

2.1.Về khai thác quản lý

• Tăng hiệu quả và mức dịch vụ trên các tuyến vận tải chính

• Phát triển, mở rộng thị trường mới như vận chuyển container, vận chuyển đa phương thức

2.2.Về cơ sở hạ tầng

• Duy trì các tuyến hiện có trở thành một phần của tuyến xương sống trong mạng lưới giao thông tổng thể.

2.3. Thể chế

• Từng bước đưa ngành Đường sắt vào hướng thương mại hoá phù hợp với cơ chế thị trường theo quy định hướng XHCN.

• Tăng sự cạnh tranh trong ngành DS và trong ngành GTVT.

• Có cơ chế hỗ trợ đặc biệt để tạo bước ngoặt cho việc phát triển KHCN trong ngành đường sắt.

2.4.Tạo vốn

• Thiết lập được cơ chế giữa đường sắt với Nhà nước, đưa ra các quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng với cơ chế tạo vốn có thể được.

• Thống nhất các kế hoạch đầu tư với chương trình dài hạn • Khuyến khích tăng nguồn ODIA.

3.Một số chỉ tiêu cần thực hiện

3.1.Khối lượng vận tải yêu cầu

Biểu 11 Tên Đơn vị Năm 2001 Đến năm 2005 Đến năm 2010 Đến năm 2020 Hàng hoá Triệu tấn Triệu tấn -Km 7.100 2.188 9.020 2.800 12,564 3,548 32,583 6.903 Hành khách Triệu HK Triệu HK-Km 10.800 3.550 14,720 4.592 19,700 6,239 46,500 10.897 Khách đô thị Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Triệu HK Triệu HK - - -- 34,00040,000 180,000224,000 3.2.Tốc độ Vmax: Biểu 12

Tên Đơn vị Đến năm 2005 Đến năm 2010 Đến năm 2020

Tầu hàng Km/h = 65 = 70 = 80

3.3.Phương tiện vận tải

Biểu 13

Tên Năm

2001

Đến năm 2005 Đến năm 2010 Đến năm

2020

Trên trục đường sắt quốc gia

Sức kéo

Hơi nước (còn lại) Diezel

Loại bỏ dần đầu máy TY công suất thấp và lạc hậu, nhập các ĐM có công suất và kỹ thuật từ trung bình tiên tiến trở lên

Nhập đầ máy Diezel 1200 2200CV. Dây chuyền đại tu. Nghiên cứu sức kéo diện phù hợp với ĐSVN

Tiếp tục nhập đầu máy Diezel ≥

2200CV tính năng kỹ thuật cao (có cả đầu máy điện) Toa xe Đóng TX khách chất lượng cao, đóng TX khách 2 tầng, TX hàng chở container, và TX tự hành Tiếp tục đóng mới toa xe khách chất lượng cao, đa dạng chủng loại toa xe hàng, xem xét nhập các đoàn toa xe tự hành kéo nhẹ chạy nhanh Đóng mới toa xe khách cao cấp, toa xe khách chạy tàu đô thị, hoàn thiện và tiếp tục đầu tư các dây truyền chế tạo phụ tùng thiết bị toa xe

Hướng tới xuất khẩu toa xe, Đa dạng các chủng loại toa xe khách và hàng theo nhu cầu khách hàng. Xây dựng dây truyền công nghệ hiện đại

Trên đường sắt đô thị

Sức kéo

Điện Điện

Toa xe

Toa xe hiện đại chạy điện

Toa xe hiện đại chạy điện và tự sửa chữa thay thế được phụ tùng

2. Những định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm đạt 7% trở lên; trong đó sản lượng vận tải về hàng hoá tăng từ 9,2 triệu tấn (2 tỷ 900 triệu Tkm) lên 13,9 triệu tấn (3 tỷ 900 Tkm); hành khách tăng từ 13,7 triệu (4,5 tỷ HKKm) lên 19,6 triệu (6,4 tỷ HKKm); thị phần vận tải đường sắt về hàng hoá tăng từ 4,2% lên 5% về hành khách tăng từ 8,4% lên 10%. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh

hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản phẩm và dịch vụ, giảm mức tiêu hao vật chất nói chung và năng lượng nói riêng.

- Tập trung khai thác thế mạnh của các ngành còn nhiều tiềm năng như XDCB, công nghiệp, dịch vụ. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như viễn thông, tư vấn, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế, đổi mới công nghiệp; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Phát huy cao độ nội lực khoa học và công nghệ của Ngành phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Hoàn thành cổ phần hoá doanh nghiệp trong Ngành.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập quốc tế đã ký kết. Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các đối tác có vị trí quan trọng và lâu dài. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trưởng nhanh xuất khẩu.

- Coi trọng việc huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả vốn trong, ngoài nước và tổng hợp các nguồn lực này (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường) để phát triển lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các vùng trọng điểm. Đổi mới công tác quản lý đầu tư, khắc phục tình trạng dàn trải, lãng phí thất thoát trong đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường tiềm lực và khả năng tài chính; tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá tài chính; duy trì ổn định cân đối; có chính sách đảm bảo an ninh tài chính.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ. Cải thiện rõ rệt trình độ công nghệ trong Ngành, phát huy cao nội lực về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá Ngành Đường sắt.

- Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thụât lành nghề.

- Giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc; bảo vệ và cải thiện môi trường.

- Tạo bước chuyển toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương.

II.TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀO MỘT SỐ LĨNG VỰC ĐỂ NÂNG CAO

HIÊUQUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÀNH ĐƯỜNG SẮT THỰC HIỆN TỐT MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐÃ ĐỀ RA

1.Đầu tư khôi phục nâng cấp và cải tạo đường sắt hiện có:

1.1.Đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (Đường sắt Thống Nhất)

Đường sắt nối thủ đô Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh dài 1726Km. Đây là trục ĐS xương sống trong mạch GTVT; tương lai sẽ tham gia vào trục đường Xuyên Á.

Trước mắt đến năm 2005 giữ cho tuyến không xuống cấp, hoàn thiện các dự án đã và đang chuẩn bị triển khai để bảo đảm an toàn chạy tàu.

Đến năm 2010 nâng cấp các khu đoạn, các cầu yếu, hệ thống TTTH để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu và hướng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ĐS Xuyên Á.

- Làm mới hầm qua đèo Hải Vân

- Mở thêm ga trên các khu gian hạn chế NLTQ và khu gian có chiều dài trên 15km - Cải tạo đầu mối ĐS Đà Nẵng, Nha TRang.

- Cải tạo khôi phục lại các nhánh ĐS nối từ trục ĐSQG đến các cảng biển dọc tuyến

1.2.Đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: Có ý nghĩa quan trọng trong vận chuyển Đông - Tây. Đây còn là tuyến đường nằm trên trục ĐSVN tham gia Xuyên Á. Toàn tuyến dài 296Km. Từ nay đến 2005 khôi phục nâng cấp dần để tăng NLTQ và rút ngắn thời gian chạy tàu.

Đến năm 2010 cải tạo các đoạn tuyến hạn chế (Yên Bái - Lào Cai) để nâng cao năng lực và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ĐS cấp chủ yếu bảo đảm Hà Nội - Lào Cai thời gian chạy tàu 5 giờ và đáp ứng nhu cầu vận tải.

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của ngành đường sắt Việt Nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w