Đường Sắt Hà Nội Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của ngành đường sắt Việt Nam (Trang 42 - 49)

- Về sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp

1.3. Đường Sắt Hà Nội Lạng Sơn

Tuyến đường này dài 167Km vừa phục vụ vận tải nội địa, vừa là tuyến Liên vận Quốc tế đi Bắc Kinh (Trung Quốc) và các nước OSZD. Cải tạo nâng cấp khổ đường lồng 1000mm với 1435mm hiện có bảo đảm thời gian chạy tàu Hà Nội - Đồng Đăng là 4 giờ.

1.4.Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Tuyến đường sắt nối Thủ đô Hà Nội với TP Cảng Hải Phòng dài 96Km (Tính từ Gia Lâm). Tuyến phục vụ hàng hoá quá cảnh Đông - Tây và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ nay đến năm 2005 trên cơ sở khổ đường 1000mm nâng cấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp chủ yếu. Đến năm 2010 xây dựng đường đôi điện khí hoá.

-Nâng cấp các nhánh ĐS vào cảng hiện có và xây dựng mới ĐS vào cảng container Đình Vũ.

1.5.. Đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân

- Tuyến đường dài 106Km phục vụ cảng Cái Lân và khu trọng điểm kinh tế phía Bắc. Hiện tại là ĐS khổ 1435 sẽ được cải tạo thành khổ đường lồng 1435 - 1000 trên đoạn Cổ thành - Chí Linh - Hạ Long

- Kéo dài tuyến đoạn Hạ Long - Cái Lân 5km theo khổ đường lồng 1435 - 1000 bao gồm cả ga khách Hạ Long, ga hàng Cái Lân và ĐS vào cảng Cái Lân.

1.6.Đường sắt Đông Anh - Thái Nguyên

Tuyến đường lồng dài 55km, Đưa vào cấp quy định theo khổ lồng 1000 với 1435.

1.7.Đường sắt kép - Lưu Xá

Khôi phục tuyến theo khổ đường 1435

2.Đầu tư làm mới một số tuyến

2.1.Đường sắt Yên Viên - Phải Lại

Xuất phát từ Yên Viên, tuyến cắt qua quốc lộ 1A mới đi về hướng Đại tảo, Yên Giả, Nong Khê, Cầu Phả Lại nối vào ga Cổ thành. Tuyến mới này dài 42,5Km theo khổ lồng 1000mm với 1435.

2.2.Đoạn Đường sắt Quốc gia và Đường sắt đô thị Hà Nội

Tuyến dài 132Km được khôi phục lại trên hướng tuyến cũ khổ 1000mm để chuẩn bị nối mạng ĐS Xuyên Á.

2.3.Đầu mối Đường sắt Quốc gia và Đường sắt đô thị Hà Nội

• Từ năm 2005 ÷ 2010 xây dựng đường sắt đi trên cao đoạn Yên Viên - Văn Điển và cải tạo khu đầu mối đường sắt Hà nội. Xây dựng các ga khách, ga hàng Nam Bắc Sông Hồng. Nâng cấp bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật đường vành đai Phía Tây qua cầu Thăng Long.

• Xây dựng ga Hà Nội trở thành trung tâm chuyển hành khách giữa ĐSQG với ĐSĐT và các phương tiện GTCC thành phố.

a. Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh

Cải tuyến Trăng bom - Bình triệu và xây dựng ĐS đi trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng

3.Đầu tư nâng cao chất lượng của các tuyến đã có

+ Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện đưa các tuyến vào cấp quy định

+ Cải tuyến và làm đường đôi trên những khu đoạn cần thiết có khối lượng vận tải lớn * Phát triển thêm tuyến mới

+ Phát triển thêm tuyến mới ở những khu vực hành lang xuất hiện nhu cầu vận tải lớn phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển GTVT.

3.1.Tuyến đã có

+ Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

- Làm đường đôi đoạn Hà Nội - Vinh 319Km - Làm đường đôi Sài Gòn - Nha Trang 412Km

+ Tuyến Hà Nội - Lào Cai

- Làm đường đôi: Bắc Hồng - Yên Bái 120Km - Cải tuyến mới Yên Bái - Lào Cai 156Km

+ Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

+Làm đường đôi điện khí hoá Gia Lâm - Hải Phòng

+ Đường Sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội -Thái Nguyên, kép - Lưu xám kép - Hạ Long - Cái lân: Bổ sung kinh phí đầu tư đưa tuyến vào cấp quy định

3.2.Phát triển tuyến mới

+ TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu

+ TP. Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ

+ Vũng Ánh - Tân ấp nối Thà Khẹt (ĐS Xuyên Á) + Đông Hà - Lao Bảo nối Savanakhet (ĐS Xuyên Á) + ĐS Tháp Chàm - Đà Lạt

+ ĐS Tây Nguyên - Di an - Đắc Nông - Chơn Thành + Đầu mối ĐSQG khu vực Hà nội và TP. Hồ Chí Minh

4.Đầu tư cho c ác tuyến đường sắt khu đầu mối và đô thị Hà Nội

4.1.Đường sắt quốc gia

• Hoàn thiện vành đai phía Tây thành phố

• Làm mới vành đai phía Đông thành phố sẽ từ Việt Hưng qua cầu Thanh Trì nối với các tuyến phía Đồng và phía Bắc.

4.2.Đường sắt đô thị

• Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến + Hà Nội - Hà Đông

+ Hà Nội - Phú Diễn

+ Giáp Bát - Nội Bài (đi theo vành đai 3) + Hà Nội - Hoà Lạc

• Các hướng tuyến đề nghị kế tiếp

+ Long Biên - Nhật Tân - Vượt sông Hồng đến Đông Anh + Vĩnh Tuy - Nhật Tân (Đi theo vành đai 2)

5.Đâu tư cho cac tuyến đường sắt đầu mối đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh là nơi xuất phát để nối liên với các hướng của các đường sắt đi: Vũng Tàu, Lộc Ninh, Mỹ Tho, Cần thơ.

5.1.Đường sắt Quốc Gia

• Làm mới tuyến vành đai phía Bắc và Tây Thành phố từ ga An Bình Tam Bình Trung Mỹ Tây Hooc Môn Xuân Thới Thượng Bình Hưng Hoà Tân Kiên đến Bình Chánh.

• Làm mới tuyến xuyên tâm từ Biên Hoà - Di An - Hoà Hưng đến Tân Kiên tuyến đi trên cao.

5.2.Đường sắt đô thị

• Tuyến thứ nhật: Quận 11 - Lê Quang Sung - Hải Thượng Lãn Ông - Bến Thành Lê Lợi - Cao Bá Quát - Điện Biên Phủ - Thủ Thiêm. Hàm Nghi - Thủ Thiêm.

• Tuyến thứ hai: Quang Trung - Sân bay Tân Sơn Nhất - Ga Hoà Hưng - Bến Thành - Hàm Nghi - Nguyễn Tất Thành (Quận 4) - Cảng mới - Nam Sài Gòn - Tân Quý.

Ga Hoà Hưng sẽ chuyển thành ga khách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh phục vụ hành khách trục đường sắt xuyên tâm và hành khách đường sắt đô thị. Ga Hoà Hưng được xây dựng

thành một khu vực hành khách đi các loại tàu và kèm theo dịch vụ hành khách. Ga Bình Triệu, Tân kiên và Thủ Thiêm là các ga khách chính theo các khu vực. Ga An bình là ga lập tàu.

6.Đầu tư đầu máy và toa xe

Để không ngừng nâng cao chất lượng vận tải và phát triển tương xứng với cơ sở hạ tầng từng giai đoạn, cần phải có quy hoạch tổng thể về sức kéo và sức chở để đáp ứng yêu cầu vận tải khác. Với hiện trạng cơ sở vật chất và phương tiện vận tải như hiện nay và khả năng về nguồn vốn có thể huy động được, trong những năm tới cần quy hoạch về sức kéo và sức trở như sau:

6.1.Đầu tư về máy

• Duy trì được sức kéo tối thiểu để đảm bảo yêu cầu vận tải, tiến hành nhập đầu áy mới (Loại đầu máy có tính năng kỹ thuật trung bình tiên tiến, công suất từ 120CV trở lên) để thay thế dần đầu máy công suất nhỏ, lạc hậu kỹ thuật và tiêu hao nhiên liệu lớn. Phấn đấu đến năm 2005 thay thế hết phần lớn đầu máy TY.

• Thay đổi về căn bản tình trạng sức kéo lạc hậu kỹ thuật, hạn chế khôi phục, cải tạo các loại đầu máy đã sử dụng trên 40 năm.

• Nhập đầu máy có công suất lớn, tốc độ cao, tính năng kỹ thuật tiên tiến để bổ sung và thay thế dần các đầu máy đã sử dụng quá lâu (như đầu máy GE, đầu máy Ru,...).

• Nghiên cứu nhập đầu máy phục vụ chạy tàu đô thị, đoàn xe tự chạy, và đầu máy điện trong tương lai.

6.2.Đầu tư về toa xe

6.2.1.Toa xe khách

• Đóng mới các loại toa xe có chất lượng cao: Như toa xe khách thể hệ 2 hiện đang sử dụng. Thay thế dần các toa xe dùng đã lâu, lạc hậu kỹ thuật và trang bị phục vụ kém (toa xe lắp giá chuyển xe hàng, toa xe C ngắn, toa xe B64 chỗ,....).

• Đóng mới các toa xe khách cao cấp phục vụ du lịch và theo yêu cầu của khách (toa xe VIP, toa xe khách 2 tầng,...).

• Đóng mới các toa xe có khả năng phục vụ cao trong các đoàn tàu: toa xe hàng cơm lắp thiết bị chế biến thức ăn sẵn, toa xe công vụ - phát điện...

• Nghiên cứu để đóng mới toa xe chạy tàu khách đô thị và hướng tới đóng mới toa xe xuất khẩu.

6.2.2.Toa xe hàng

• Tập trung đóng mới toa xe GG, Mc, để đáp ứng yêu cầu vận chuyển của các loại hàng kỵ ướt, hàng có nhu cầu kết hợp vận chuyển đa phương thức.

• Thay dần các toa xe hàng chất lượng kém (toa xe ổ trượt, toa xe tải trọng thấp, toa xe đã cải tạo, khôi phục nhiều lần...).

• Đóng mới các toa xe đáp ứng đa dạng yêu cầu của khách hàng: Toa xe lạnh, toa xe chuyên dùng,...

•Đóng mới các toa xe hàng có tải trọng cao (phù hợp với tải trọng cho phép của CSHT), tính năng hãm tiên tiến, các toa xe này có thể tham gia vận chuyển liên vận có khả năng xuất khẩu.

7.Quy hoạch cơ sở sửa chữa đầu máy toa xe và cơ khí

Để đáp ứng yêu cầu sửa chữa đầu máy toa xe trong nước và chủ động được trong phục vụ sản xuất kinh doanh hàng ngày, các cơ sở sửa chữa đầu máy toa xe cần phải quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển trong tương lai:

• Quy hoạch lại các xí nghiệp vận dụng ĐM, trong đó xem xét việc chuyển xí nghiệp ĐM Hà Lào về khu vực Yên Viên: Mục đích: Phù hợp với quay vòng đầu máy lớn đảm nhận được đầu máy khu vực phía Bắc Sông Hồng vào vùng Đông Bắc. Giảm gánh nặng cho xí nghiệp ĐM máy Hà Nội trong trường hợp phải rời xa thành phố.

• Triển khai quy hoạch các xí nghiệp đầu máy toa xe tại khu vực An Bình (Bình Dương). Sắp xếp lại khu vực Táp Chàm thành cơ sở sửa chữa và sản xuất thiết bị toa xe và các sản phẩm cơ khí chuyên dùng khác.

• Nhập dây chuyền đại tu dầu máy, nâng cấp nhà máy xe lửa Gia Lâm để đảm nhận tốt việc đại tu đầu máy.

• Nâng cấp nhà máy TX Dĩ An nhằm chế tạo được các TX khách, hàng cao cấp hơn. Đầu tư mở rộng nhà máy TX Hải Phòng phục vụ đại tu TX và chế tạo phụ tùng TX.

• Trang bị hệ thống máy móc công cụ hiện đại cho cơ sở đầu máy: Sài Gòn, Đà Nẵng, Vinh để có thể tiến hành sửa chữa các loại đầu máy hiện đại.

• Chọn và nâng cấp mỏ đá ở 3 vùng Bắc, Trung, Nam để đảm nhiệm SX đá các loại và sản xuất được tà vẹt bê tông dự ứng lực liền khối, các cấu kiện bê tông.

• Toàn ngành có một xí nghiệp cơ khí để sản xuất các phụ tùng, cấu kiện như: Ghi, guốc hãm, văn hãm, bộ liên kết tà vẹt bê tông, linh kiện thông tin tín hiệu, dụng cụ cầm tay và cơ khí nhỏ phục vụ cho quản lý duy tu cơ sở hạ tầng và sản xuất các loại dầm thép có khẩu độ 30m.v.v...

8.Đầu tư vao lĩnh vực khoa học - công nghệ

+ Trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình công nghệ tiên tiến của thế giới xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm....quốc gia phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì cũng như vật liệu, công nghệ được sử dụng trong xây dựng các công trình đường sắt.

+ Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới để xây dựng các công trình cầu, đường có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp như xử lý nền đất yếu, cầu khẩu độ lớn, hầm...bằng cách ưu tiên các nhà thầu có các giải pháp kỹ thuật thích hợp, có sử dụng vật liệu mới và công nghệ mới mang lại hiệu quả cao.

+ Khuyến khích việc mua máy móc thiết bị thi công kèm theo chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại. Cấm nhập phương tiện, thiết bị hoặc công nghệ lạc hậu.

+ Áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành, quản lý như kiểm định chất lượng công trình, kiểm định kỹ thuật phương tiện điều khiển chạy tàu tự động.

+Nâng cao năng lực của các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm bằng cách đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của thế giới, gắn nhiệm vụ của trung tâm với các công trình, dự án cụ thể.

+ Có cơ chế hỗ trợ đặc biệt để tạo bước ngoặt cho phát triển KHCN trong ngành ĐS.

9.Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực

+ Thực hiện chương trình đào tạo lại

Mở rộng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa ngắn hạn với đào tạo dài hạn, giữa đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài, giữa đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo thông qua tự học tập, nghiên cứu, tổng kết kinh ghiệm thực tiễn.

+ Nâng cao việc đào tạo ngành nghề trong GTVTĐS: Cho phép các trường, các trung tâm, các cơ sở có đủ điều kiện như trang thiết bị, giáo trình, giáo viên,.... được phép tổ chức đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề....Các cơ quản lý Nhà nước chuyên ngành tổ chức kiểm tra, sát hạch cấp chứng chỉ, chứng nhận.

+ Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc. Thực hiện chế độ ưu đãi đối với người lao động duy tu bảo dưỡng đường sắt ở các vùng núi xa các trung tâm dân cư, ưu tiên trong việc tuyển dụng đối với con em trong Ngành.

III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN

+ Đầu tư nâng cao hiệu quả hạt động của ngành đường sắt năm trong QHPT Đường sắt, nó liên quan mật thiết đến các phương tiện vận tải khác trong mạng GTVT, đến sự phát triển, tăng trưởng của các ngành kinh tế khách và các địa phương, vùng trong cả nước nên cần được chú trọng tăn cường đầu tư.

+ Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo s ố liệu dự báo kinh tế, dự báo nhu cầu vận tải, thị phần giữa các phương tiện trong từng giai đoạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng dân số, nhu cầu sản xuất của các ngành, nhu cầu tiêu thụ của nhân dân, mức độ xuất nhập khẩu cũng như biến động trong vùng và trên thế giới. Do đó số liệu dự báo cũng chỉ là tương đối. Trong quá trình thực hiện QHPT phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh chỉ tiêu, mức độ cho tiệm cận với tình hình thực tế. Do vậy nguồn vốn đầu tư củng không thể chính xác mà phải điều chỉnh cho hơp với dự án, do vậy phải tăng cưòng thêm.

+ Tăng cường đầu tư để nâng cao vị trí vai trò GTVTĐS trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển kinh tế xã hội ...hoà nhập với các Đường sắt nước ta đã tồn tại và đòi hỏi phát triển...

Đề nghị Bộ GTVT và các cơ quan quản lý Nhà nước duyệt QHPPGTVTĐS đến năm 2020 để có được định hướng phát triển đường sắt làm cơ sở triển khai các bước sau quy hoạch và có điều kiện tìm kiếm nguồn vốn đầu tư, và tăng cường đầu tư.

+ Tăng cường đầu tư phát triển GTVTĐS mới xác định được một số định hướng chung. Một số công trình do tính chất phức tạp, khối lượng kinh phí cũng rất lớn đề nghị Bộ và Nhà nước cho lập một số dự án điểm.

- Hoàn chỉnh NCTKT đầu mối đường sắt Hà Nội để giải quyết hướng tuyến phía Bắc thành phố cũng như các vị trí giao cắt giữa các phương tiện khác như đường bộ với đường sắt, đường sắt với đường sắt.

Một phần của tài liệu Tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của ngành đường sắt Việt Nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w