1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp

68 546 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 476,5 KB

Nội dung

Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội ở nước ta đã xuất hiện từ rất lâu song để nhận thấy hết được ý nghĩa của nó thì phải đến giai đoạn hiện nay vấn đề này mới thực sự được quan tâm và trở thành vấn đề lớn

Trang 1

MỤC LỤC

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

Chương I 7

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU 7

1 Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu 9

2 Phân loại đào tạo theo nhu cầu 11

3 Vai trò và đặc điểm của đào tạo theo nhu cầu 11

3.1 Vai trò 11

3.2 Đặc điểm 13

4 Phân loại nhu cầu đào tạo 14

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đào tạo theo nhu cầu của các trường 15

5.1 Những nhân tố tích cực 15

5.2 Những nhân tố tiêu cực 16

6 Kinh nghiệm về đào tạo theo nhu cầu của một số nước và khu vực trên thế giới 17

6.1 Khu vực Đông Á 17

6.2 Châu Âu 22

6.3.Trung Quốc 22

Chương II 24

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI 24

1.Quá trình hình thành 24

2 Chức năng, nhiệm vụ vủa trung tâm 24

2.1 Chức năng 24

2.2 Nhiệm vụ 25

3 Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm 26

II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 29

1 Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động giáo dục đào tạo 32

Trang 2

2 Những tồn tại của nền giáo dục nước ta 36

3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 43

3.1 Từ phía nhà trường và người học 43

3.2 Từ phía Nhà nước 46

Chương III 50

GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở NƯỚC TA 50

1 Giải pháp 50

2 Lộ trình thực hiện từ 2007 đến 2010 64

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 3

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1 Giáo dục và Đào tạo GD – ĐT

2 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

5 Trung học chuyên nghiệp THCN

Trang 4

MỞ ĐẦU

Một căn bệnh cốt tử trong nền Giáo dục và Đạo tạo (GD-ĐT) của ta hiệnnay là sự cách biệt quá lớn giữa đào tạo và sử dụng, giữa cung và cầu về nhânlực, hay nói cách khác là kết quả GD-ĐT chưa đáp ứng được đòi hỏi của thịtrường Đây là căn bệnh đã được nói đến từ nhiều năm qua, từ ngày Đảng vàNhà nước bắt đầu đề cập đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, thế nhưng chođến nay vẫn chưa được khắc phục, nếu không nói là có xu hướng trầm trọnghơn trước áp lực của hội nhập quốc tế Căn bệnh nói trên chính là hậu quả "kép"của một nền giáo dục vừa nặng về hư danh, khoa cử, sính bằng cấp theo kiểugiáo dục phong kiến xưa kia lại vừa mang tính "tháp ngà", tách biệt đào tạo với

xã hội, với thực tiễn sản xuất kinh doanh theo mô hình của Liên Xô trước đây

Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nêu trên chính là sự mất cân đối trầmtrọng trong cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo mà lâu nay vẫn được gọi là tìnhtrạng "thừa thầy thiếu thợ", là tình trạng một bộ phận không nhỏ sinh viên ratrường không tìm được việc làm trong khi các doanh nghiệp, các khu côngnghiệp lại thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo theo đúng nhu cầu của họ,đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao…Cùng với quá trình phát triển củanền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc chúng ta chính thức gia nhập Tổchức Thương mại Thế giới (WTO) với cam kết mở cửa thị trường giáo dục đạihọc đã tạo áp lực trực tiếp buộc chúng ta phải đổi mới tư duy GD-ĐT mà bằngchứng cụ thể là việc chấp nhận khái niệm thị trường giáo dục với đầy đủ ýnghĩa của nó Rõ ràng, với áp lực mở cửa thị trường đại học theo cam kết WTO,nếu chúng ta không khẩn trương đổi mới triệt để tư duy đào tạo, đặt GD-ĐT vàotrung tâm của dòng chảy phát triển và hội nhập thì khủng hoảng, tụt hậu trongGD-ĐT và nguồn nhân lực nói chung tất yếu sẽ xảy ra Một khi nguồn nhân lực

đã được khẳng định là chìa khóa thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế thì hậu quả

Trang 5

của khủng hoảng, tụt hậu trong GD-ĐT mà trực tiếp là đào tạo ĐH đối với pháttriển kinh tế là vô cùng nặng nề.

Do đó chủ trương hướng toàn bộ nền ĐH, CĐ, THCN cho mục tiêu đápứng nhu cầu của xã hội mà trước hết là nhu cầu của doanh nghiệp - đối tượng cónhu cầu lớn nhất về nhân lực đã qua đào tạo - hay nói nôm na là chuyển từ "đàotạo cái mình có" sang "đào tạo cái mà xã hội (doanh nghiệp) cần" và việc vậndụng các nguyên tắc của của thị trường trong đào tạo và sử dụng là rất cần thiết

Nó không những tạo ra bước đệm giúp chúng ta nhanh chóng giải quyết vấn đềnguồn nhân lực của hiện tại mà còn trở thành một động lực to lớn thúc đẩy pháttriển kinh tế trong tương lai

Trong bài viết này, tôi đi sâu vào việc làm rõ thực trạng đào tạo theo nhucầu ở nước ta hiện nay và kết quả mà chúng ta nhận được từ những gì chúng ta

đã thực hiện Qua đó thấy được con đường mà toàn nền giáo dục Việt Nam đãchọn có đã đi theo đúng nhu cầu của xã hội hay chưa hay cần phải sửa đổi, bổxung cho hoàn thiện hơn nữa để con đường đó thực sự xuất phát từ nhu cầu xãhội, để sản phẩm của nó thực sự đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động chất lượngcao tăng lên không ngừng của xã hội

Mô hình này không còn phải là mới trên thế giới, nó đã được thực hiện từrất lâu rồi, ở rất nhiều quốc gia từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Mỹ Việc ViệtNam đến nay mới nhận thấy hết ý nghĩa to lớn của đào tạo theo nhu cầu xã hộitrong vấn đề giải quyết nhu cầu lao động ngày càng cao của các doanh nghiệpnói riêng và của xã hội nói chung và quyết định tiến hành triển khai rộng khắptrong cả nước tuy là quá muộn song việc thực hiện nó không phải là không có ýnghĩa bởi lẽ nếu không thực hiện thì không biết nền giáo dục nước nhà sẽ còn điđến đâu đặc biệt là hiện nay nước ta đã là thành viên của WTO thì nhu cầu vềnhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường là rất lớn Tuy nhiên để cóthể đi đến đích thành công của nó không phải điều dễ dàng, thực tế trên thế giớicho thấy rõ không phải nước nào cũng thành công khi đi theo con đường này

Trang 6

Với tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:

“Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp”

Nội dung chính của bài viết gồm có 3 phần:

Chương I : Lý luận chung về đào tạo theo nhu cầu

Chương II : Thực trạng việc đào tạo theo nhu cầu ở Việt Nam

Chương III : Giải pháp cho đào tạo theo nhu cầu ở nước ta

Do những hạn chế về mặt kiến thức và nguồn tài liệu tìm kiếm được nênbài viết của tôi khó tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được những sự góp

ý của thầy, cô và những ai quan tâm đến vấn đề mà tôi nghiên cứu

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Đức Thọ đã hướng dẫn tôihoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này

Trang 7

Chương I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU

Quan điểm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội ở nước ta đãxuất hiện từ rất lâu song để nhận thấy hết được ý nghĩa của nó thì phải đến giaiđoạn hiện nay vấn đề này mới thực sự được quan tâm và trở thành vấn đề lớncủa cả nước Ngay trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƯơngĐảng khoá VII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996),Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Coi trọng cả 3 mặt mở rộngquy mô, nâng cao dân trí và phát huy hiệu quả Phương hướng chung của lĩnhvực đào tạo trong những năm tiếp theo là phát triển nguồn nhân lực đáp ứngnhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH – HĐH)

Hay trong bài phát biểu của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại Hộinghị giáo dục đào tạo (năm 1996), Bà đã nhấn mạnh: “Ở thời đại CNH – HĐHhiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) trước mắt và tương lai đòi hỏicấp bách những năng lực mới như năng lực thích ứng với sự thay đổi, năng lực

tư duy độc lập, năng lực tự học và tự cập nhập thường xuyên kiến thức mới,năng lực sáng tạo và nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế … đó là nhữngnăng lực cần thiết để tìm ra những cách làm rút ngắn khoảng cách lạc hậu so vớicác nước đi trước nhằm đạt mục tiêu CNH – HĐH Để có được những năng lực

đó thì ngay từ bây giờ các trường, các cơ sở đào tạo phải chuyển hướng đào tạotheo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, hướng giáo dục đào tạo phải trở thànhmột hệ thống mở: mở đối với đại chúng, mở đối với thực tế kinh tế xã hội, mởđối với thế giới và thời đại có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng trong tươnglai không xa chúng ta có được nguồn lao động đáp ứng được các yêu cầu của xãhội”

Trang 8

Bên cạnh những quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước thì sự pháttriển của thị trường ngày một nhanh chóng cũng đòi hỏi phải có một phươngthức giáo dục mới ra đời thay thế cho phương thức giáo dục cũ còn nhiều hạnchế để tạo ra một nguồn lao động vừa mạnh về số lượng vừa đáp ứng được yêucầu về chất lượng Cụ thể là:

- Sự hình thành những ngành nghề mới đã đặt ra những yêu cầu mới đốivới lực lượng lao động, đòi hỏi người lao động phải được đào tạo, đào tạo lạihoặc thường xuyên bồi dưỡng theo những chương trình được cá biệt

- Do điều kiện sản xuất kinh doanh, do môi trường hoạt động của các loạilao động, các doanh nghiệp và cá nhân người lao động có những nhu cầu đàotạo, bồi dưỡng rất riêng biệt, thường đòi hỏi phải có những chương trình đượcthiết kế riêng Đối với cá nhân người lao động, các yếu tố chủ quan và kỳ vọngphát triển cá nhân cũng đòi hỏi được đáp ứng bằng những chương trình đào tạo,bồi dưỡng riêng biệt

- Thị trường lao động ngày càng hoàn thiện và có quy mô rộng hơn Nókhông chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà đã vươn ra phạm vi quốc tế Cùngvới sự phát triển của thị trường này, sức ép đối với người lao động cũng tănglên, đòi hỏi họ phải không ngừng được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đểchuẩn bị cho bước phát triển tiếp hoặc khi chuyển sang công việc khác

- Sự luân chuyển ngày càng nhanh và với quy mô ngày càng rộng làmnhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở nên ngày càng lớn Xuất phát từ trình độ, kinhnghiệm và kỹ năng khác nhau, sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng của các cánhân, nhóm người lao động khác nhau sẽ khác nhau, khiến các chương trình đàotạo, bồi dưỡng cũng phải đa dạng để có thể đáp ứng để có thể đáp ứng đượcnhững yêu cầu này

- Bản thân người lao động có những điều kiện, đặc điểm riêng khiến cho

họ có những trình độ chuyên môn, tay nghề khá khác nhau dù có cùng một điểmxuất phát giống nhau về đào tạo cơ bản, về môi trường và điều kiện làm việc…

Trang 9

Như vậy vấn đề đào tạo theo nhu cấu thực sự trở thành một vấn đề cấpthiết với nước ta không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai đặc biệt khinước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giớiWTO thì vấn đề này lại càng trở nên quan trọng bội phần, nó góp phâng quantrọng vào việc tạo ra một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêucầu của các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp nước ngoài khiđầu tư vào Việt Nam, giảm bớt được một lượng đáng kể số người thất nghiệptrên thị trường đồng thời còn hạn chế được tình trạng trong khi số lượng ngườithất nghiệp trong nước tăng mà vẫn phải thuê lao động từ nước ngoài về làmviệc.

1 Khái niệm về đào tạo theo nhu cầu

Hiện nay, khái niệm đào tạo theo nhu cầu xã hội còn nhiều tranh luận vàchưa đi đến thống nhất Có quan điểm cho rằng: Đào tạo theo nhu cầu xã hộigồm: đào tạo theo nhu cầu của Nhà nước, các địa phương, nhu cầu của người sửdụng lao động và nhu cầu của người học Song cũng có quan điểm cho rằng:Đào tạo theo nhu cầu là phương thức tổ chức đào tạo ngắn hạn

Những quan niệm trên đều chưa đầy đủ và sát với ý nghĩa của bản thân

nó Dưới đây tôi xin nêu ra cách khái niệm sau về đào tạo theo nhu cầu theo tôi

là phù hợp nhất

Đào tạo theo nhu cầu xã hội là phương thức đào tạo mà ở đó: Đào tạo

cái gì? Đào tạo như thế nào? Đào tạo bao nhiêu? được định hướng bởi nhu cầuđào tạo xã hội

Đào tạo cái gì? Trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ xác định được mụcđích của đào tạo như đào tạo ra lớp bác sỹ, kỹ sư, các nhà ngoại giao…, đồngthời cũng xác định rõ những bác sỹ, kỹ sư, nhà ngoại giao đó phái có những kỹnăng gì để có thể đảm nhận được công việc Ví dụ như để trở thành một nhàngoại giao đòi hỏi ngoài những yêu cầu cơ bản như có ý thức kỷ luật cao, cóchuyên môn, trình độ nghề nghiệp cao phải có kỹ năng sau:,có khả năng giaotiếp tốt, biết nhiều thứ tiếng, năng động, có khả năng làm việc theo nhóm Như

Trang 10

vậy khi tiến hành giáo dục và đào tạo chúng ta phải xác định được cụ thể rõ xãhội cần những con người trong những lĩnh vực hoạt động gì, ở trình độ, kỹ năng

ra sao Để tránh gây lãnh phí thời gian và tiền bạc thì việc điều tra, nghiên cứu,nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai gần và xa là rất quan trọng

Đào tạo như thế nào? Câu hỏi này giúp chúng ta tìm ra được để đào tạo

có hiệu quả cao thì phải có một cách thức, phương thức đào tạo như thế nào chođúng Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới tồn tại rất nhiều phươngthức đào tạo trong nhà trường rất khác nhau như đào tạo theo kiểu máy móc, cổtruyền thầy giảng gì trò biết nấy; hoặc học sinh tự nghiên cứu là chính đến lớpthầy chỉ giải đáp những thắc mắc của học sinh mà thôi; rồi có cả hình thức đàotạo trực tuyến….Tuy nhiên tùy theo điều kiện mỗi nơi mà trong trường hợp nàycách thức đào tạo đó là hiệu quả song khi áp dụng cho nơi khác lại nhận đượcnhững kết quả trái ngược Do đó để tìm ra được một phương thức đào tạo chohiệu quả cũng cần phải xét đến yếu tố con người và xã hội của bản thân khu vựcđó

Đào tạo bao nhiêu? Bao nhiêu ở đây muốn nói đến số lượng con người

mà chúng ta sẽ đào tạo trong một thời kỳ sao cho đủ để đáp ứng nhu cầu của xãhội Để xác định được một cách chính xác con số này không phải là điều đơngiản Con số này không chỉ dừng lại ở con số chung chung cho toàn xã hội màđiều quan trọng là chúng ta phải xác định rõ xem ứng với mỗi ngành nghề cụthể con số này sẽ là bao nhiều Đây là điều khiến cho các nhà hoạch định cảmthấy rất khó khăn bởi lẽ xã hội luôn biến đổi không ngừng, ngành nghề hôm naythịnh hành thì ngày mai lại có thể trở nên quá nhàm chán và một ngành nghềmới lại xuất hiện và lên ngôi Vì vậy việc xác định cụ thể số lượng đào tạo trongmỗi ngành nghề có ý nghĩa rất quan trọng, tránh được tình trạng thất nghiệp dothừa nhân lực ở khu vực này và thiếu nhân lực ở khu vực khác do không dự báođược hết nhu cầu xã hội

Như vậy, với cả 3 câu hỏi trên muốn tìm được câu trả lời chuẩn xác phảicăn cứ vào nhu cầu xã hội Hay nói chính xác nhu cầu của xã hội sẽ là cái mốc

Trang 11

để giáo dục - đào tạo dõi theo và điều chỉnh phương thức hoạt động của mìnhcho phù hợp.

2 Phân loại đào tạo theo nhu cầu

Hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại hình đào tạo theo nhu cầu:

- Đào tạo theo nhu cầu hiện tại của thị trường: tức là căn cứ vào nhu cầu

hiện tại của thị trường đang thiếu lao động trong những ngành nghề gì thì đàotạo những ngành nghề đó và việc đào tạo này thường được tổ chức thành cáclớp đào tạo ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng) Ưu điểm của loại hình đạo tạo này làđáp ừng ngay được nhu cầu lao động của thị trường, tuy nhiên nó có nhượcđiểm lớn là những lao động được đào tạo ra thường có tay nghề không cao nênsau một thời gian làm việc nếu không có sự bổ sung kiến thức thì dễ bị đào thải

do không còn đáp ứng được yêu cầu cao hơn của công việc

- Đào tạo đáp ứng nhu cầu tương lai của thị trường: theo hình thức này

thì căn cứ vào tình hình phát triển hiện tại của nền kinh tế trong nước và xu thếphát triển của thế giới để đưa ra nhưng dự đoán về những ngành nghề sẽ pháttriển trong tương lai Việc đào tạo này thường được tổ chức thành các lớp đàotạo dài hạn (từ 3 đến 6 năm), những lao động được tạo ra từ đây thường có trình

độ cao; khả năng học hỏi, tiếp cận những thành tựu của khoa học công nghệ,thích ứng với sự thay đổi là nhanh Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là do thờigian đào tạo là dài nên đòi hỏi việc dự báo phải có tính chính xác cao để tránh

sự lãng phí nguồn lực và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

3 Vai trò và đặc điểm của đào tạo theo nhu cầu

3.1 Vai trò

Đào tạo theo nhu cầu xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với sự pháttriển của quốc gia, dân tộc Ý nghĩa của nó không chỉ tồn tại trong một giaiđoạn phát triển nhất định của lịch sử mà nó xuyên suốt quá trình tồn tại và pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc bởi lẽ xã hội luôn luôn thay đổi không ngừng và

đi lên theo hướng chuyển dần từ lao động thủ công, thô sơ sang lao động bằng

Trang 12

chất xám do đó nhu cầu của thị trường về nguồn lao động không còn đơn thuầnchỉ dừng lại ở đức tính tốt, cần cù, trung thành, có trách nhiệm như thời xa xưanữa mà họ còn phải có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vần đề, có khả năngphân tích, có tinh thần đồng đội, có khả năng ăn nói diễn đạt …Do đó nếukhông nhanh chóng nắm bắt được những đòi hỏi về số lượng và chất lượng củacác doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung về lao động thì hàng năm sẽxảy ra hiện tượng một lượng lớn lao động qua đào tạo sẽ thất nghiệp trongngành nghề này và thiếu cục bộ trong ngành nghề khác Điều này gây lãng phírất lớn cho bản thân người lao động, nhà trường và xã hội Như vậy phươngthức đào tạo theo nhu cầu sẽ khắc phục được hạn chế cơ bản của cách thức giáodục trước đây khi còn quá nặng nề, móc máy trong giảng dạy mà chưa chú tâmđến chất lượng đầu ra.

Qua đây, tôi xin nêu ra những vai trò và ý nghĩa cơ bản của phương thứcđào tạo theo nhu cầu xã:

- Nó khắc phục sự thiếu hụt trình độ và kỹ năng của từng cá nhân so vớiyêu cầu cụ thể do công việc hiện tại và trước mắt của chính mỗi cá nhân đó đặt

ra Khi đã tiến hành đào tạo theo nhu cầu, mỗi công việc, ngành nghề cụ thể sẽquy định rõ ở mỗi trình độ nhất định cần những kỹ năng nào để có thể đảm nhậnđược công việc đó Do khi tham gia các khóa học nghề, cũng như đào tạo taicác trường cao đẳng, đại học sinh viên sẽ được được đào tạo một cách bài bảncác kỹ năng đó và khi ra trường sinh viên có thể bắt tay vào công việc luôn

- Đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực chất lượng cao chocác đơn vị tuyển dụng Hiện nay đa số sinh viên ra trường đều rất khó có thể xinđươck một công việc theo đúng những gì đã học mặc dù nhu cầu tuyển dụngcủa các doanh nghiệp là rất cao do đó rất khó cho doanh nghiệp có thể tuyểnđược số lượng lao động như mong muốn Phần lớn là do những kỹ năng sinhviên có được trong quá trình học ở nhà trườn là rất ít so với yêu cầu đòi hỏi củadoanh nghiệp Song khi tiến hành đào tạo theo nhu cầu thì số lượng lao động

mà thị trường cần đã được dự báo trước và chất lượng lao động đã được nâng

Trang 13

- Tăng khả năng cạnh tranh của lao động trong nước so với nguồn nhânlực từ nước ngoài chảy vào, làm giảm nhu cầu nhập khẩu lao động từ các nướccủa các đơn vị tuyển dụng trong nước Do lao động trong nước không đáp ứngđược yêu cầu của các nhà tuyển dụng nên nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đếnnhững lao động nước ngoài (thường thấy khi tuyển các vị trí cấp cao như giámđốc, CEO…) Nhưng khi áp dụng đào tạo theo nhu cầu thì vấn đề này sẽ đượcgiải quyết do lao động của ta sẽ được đào tạo theo đúng nhưng gì doanh nghiệpcần và được tiếp cận công nghệ mới một cách liên tục do đó sẽ nhanh chóngnâng cao tay nghề của bản thân.

- Tiết kiệm chí phí và thời gian cho cơ quan tuyển dụng cũng như ngườilao động khi phải đào tạo lại.Khi đào tạo theo nhu cầu, người lao động đã đượcđào tạo theo đúng những yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn từ họ do đóngười lao động có thể làm được ngay những công việc ở những vị trí mà họ đã

dự tuyển, khi đó doanh nghiệp không phải tiến hành đào tạo lại và sẽ tiết kiệmđược rất nhiều chi phí

3.2 Đặc điểm

Đào tạo theo nhu cầu xã hội không phải là một phương thức đào tạo mớitrên thế giới hiện nay, song đối với Việt Nam thì đây còn là một bài toàn khócần phải giải quyết kịp thời để có nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực tốt đápứng nhu cầu đòi hỏi trước mắt và lâu dài của xã hội Tuy nhiên để có thể thựchiện tốt công tác này thì chúng ta cần hiểu rõ đào tạo theo nhu cầu cần xác định

cụ thể, rõ ràng nó cần những yếu tố nào, cách thức vận dùng điều hành nhữngyếu tố đó có khác gì so với trước đây để tránh việc đi sai hướng, lòng vòng,kém hiệu quả Dưới đây tôi xin nêu ra một số đặc điểm của phương thức đào tạotheo nhu cầu:

- Chi phí cho đào tạo là khá lớn cả về tiền bạc và công sức bởi nó thườngđòi hỏi cơ sở đào tạo phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường cũng như phảiđầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và nghiên cứutheo đúng những gì đang có trên thị trường, tiếp cận những phương pháp giảngdạy tiên tiến trên thế giới

Trang 14

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng phù hợp với nhu cầu củangười học và của các cơ quan sử dụng lao động.Khi tiến hành đào tạo theo nhucầu nhà trường sẽ kết hợp cùng doanh nghiệp để xác định rõ những kiến thức và

kỹ năng sinh viên cần có đối với mỗi chuyên ngành, qua đó tổng hợp lại và xâydựng thành giáo trình giảng dạy trong nhà trường Tuy nhiên bộ giáo trình nàychỉ được xây dựng hoàn chỉnh khi đã tổng hợp được những yêu cầu mà cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực đó cho là cần thiết cho đào tạo Tránh trường hợpxây dựng giáo trình cá thể cho từng doanh nghiệp cụ thể như vậy bộ giáo trình

sẽ chỉ áp dụng đơn thuần cho doanh nghiệp đó mà không áp dụng được trêndiện rộng Việc làm này sẽ gây lãng phí thời gian và tiền của của doanh nghiệp

và nhà trường

4 Phân loại nhu cầu đào tạo

Hiện nay có 3 nhóm nhu cầu sau đây:

- Nhu cầu của nhà nước: là những đòi hỏi về nguồn nhân lực từ nhữngchiến lược phát triển của bộ máy nhà nước hay của những ngành nghề mới màNhà nước định hướng phát triển trong tương lai đảm bảo cho sự phát triển lâudài của đất nước Nhu cầu đào tạo này thường chọn mục tiêu đi trước, đón đầu

về khoa học, công nghệ, vượt trước nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp cũng nhưnhu cầu của người học Có thể thấy nhu cầu đào tạo này trong việc phát triểnnguồn nhân lực cho các ngành điện hạt nhân, công nghệ Nano, công nghệ sinhhọc, cơ điện tử và một số ngành công nghệ quan trọng khác Nhu cầu đào tạonày có số lượng lớn, có căn cứ và cơ sở để dự đoán hàng năm Những ngànhnghề đặc biệt về an ninh, quốc phòng và chế độ cử tuyển do nhà nước dự báonhu cầu

- Nhu cầu của doanh nghiệp: là nhu cầu về số lượng và chất lượng, taynghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động Nhu cầu này đòi hỏilao động sau khi được đào tạo có thể làm được việc ngay, phù hợp với yêu cầu

cụ thể của doanh nghiệp để giảm thiếu chi phí do phải đào tạo lại Tuy nhiênnhu cầu này chưa được tổng hợp, thiếu thông tin nhu cầu dự báo hàng năm Đặc

Trang 15

thì việc đào tạo theo nhu cầu của họ để xuất khẩu lao động là hoàn toàn cầnthiết

- Nhu cầu của người học: là nhu cầu cá nhân của học sinh, sinh viên Nhu

cầu này thường thay đổi theo nhu cầu của thị trường lao động rất khó xác địnhnhưng phải được nghiên cứu và tôn trọng Đó là nhu cầu của bản thân ngườihọc để nâng cao trình độ, học để tìm việc làm, để làm một nghề có thể sốngđược, học để tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác Bên cạnh đó lànhu cầu của gia đình hướng cho con em mình lựa chọn ngành nghề theo truyềnthống của gia đình

Ba nhóm nhu cầu này thường xuyên biến động, thay đổi theo từng giaiđoạn, phụ thuộc vào sự phát triển của KT – XH của đất nước tạo ra một tập hợp

có các vùng giao thoa với nhau Tuỳ theo tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo, nhàtrường sẽ điều chỉnh số người học, ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với

xu thế phát triển, thoả mãn nhu cầu đào tạo của nhà nước, của doanh nghiệp vànhu cầu của bản thân người học

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đào tạo theo nhu cầu của các trường

Việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội là rất quan trọng tuy nhiên có rấtnhiều nhân tố ảnh hưởng làm cho kết quả của quá trình đào tạo có thể hoặckhông thể theo ý muốn chủ quan của người đào tạo và người sử dụng sản phẩmqua đào tạo Trong đó bao gồm cả những nhân tố tích cực và những nhân tố tiêucực

5.1 Những nhân tố tích cực

+ Có nhiều chính sách, chương trình, dự án của Nhà nước khuyến khíchcác trường học, cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo theo nhu cầu của xã hội như:tăng nguồn vốn cấp phát cho các trường, cơ sở đào tạo được đầu tư các trangthiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học, tăng cường liên kết giữa nhà trường vàdoanh nghiệp …

Trang 16

+ Nhận thức của người dân về đào tạo theo nhu cầu ngày càng được nângcao Kết quả của nền giáo dục cũ (nặng về lý thuyết xem nhẹ thực hành, cáctrường chỉ tập trung đào tạo những gì mình có) đã khiến cho người học có tâm

lý băn khoăn, lo lắng trong vấn đề chọn trường, chọn nghề sao cho khi ra trường

có thể dễ xin việc nhất Do đó nhu cầu mong muốn được biết rõ xã hội đang cầnnhững ngành nghề, công việc gì của cả phụ huynh và học sinh ngày một lớn

+ Ngày càng có nhiều loại hình, phương tiện giảng dạy mới giúp họcsinh, sinh viên nhanh chóng tiếp cận các kiến thức, công nghệ hiện đại như:giảng dạy bằng máy chiếu, phương pháp trao đổi thông tin qua mạng …giúpgiáo viên và học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và tạo cảm giácthoải trong học tập Đồng thời nhờ có internet giáo viên và học sinh có thể traođổi bài tập rất bất cứ khi nào mà không mất nhiều thời gian

5.2 Những nhân tố tiêu cực

+ Tài chính Nhà nước cấp cho các trường và khoản thu của nhà trường(học phí và các khoản thu khác) có tăng qua từng năm nhưng vẫn là quá ít sovới nhu cầu của nền giáo dục ngày càng phát triển Trước năm 2007 ngân sáchNhà nước chi cho giáo dục khoảng 15% đến 16 % tổng chi cho ngân sách nhànước, đến năm 2007 con số này là 20% và có thể tăng lên từ 21% đến 22% vàonhững năm tiếp sau Tuy nhiên mức đầu tư này cộng thêm các khoản của nhàtrường từ học phí còn là rất nhỏ so với chi phí cần thiết đầu tư trang thiết bị,máy móc hiện đại cho các trường Mặt khác tổng chi ngân sách của Nhà nướctính trên một mặt bằng GDP thấp như nước ta nên 20% là một con số nhỏ trongkhi hầu hết các máy móc thiệt bị tối tân đều phải nhập từ nước ngoài về do đókhoản chi phí này chỉ đủ cho một số trước lớn mua từ 1 đến 2 loại máy móc

+ Cơ sở vật chất cho giảng dạy còn nhiều hạn chế nhất là các ngành thuộckhối kỹ thuật do đầu tư vào trang thiết bị quá tốn kém Hệ thống giảng đường,phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học củacác trường còn thiếu, nghèo nàn và lạc hậu Hệ thống thư viện nhà trường nhỏ

Trang 17

bé, không cung cấp đủ thông tin, sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo cho nhucầu ngày càng cao của giảng viên, SV.

+ Nội dung giảng dạy tại trường học còn lạc hậu so với thực tế công việc.Hầu hết các giáo trình giảng dạy cho sinh viên hiện nay đều là giáo trình cũ củanhiều năm trước, tuy có sửa đổi, bổ sung xong vẫn chủ là chắp vá chứ ít có bộgiáo trình hoàn chỉnh theo đúng nội dung của công việc hiện tại Hoặc nhiềugiáo trình được dịch ra từ sách nước ngoài nên có đôi chỗ không hiểu chính xác

ý của tác giả dẫn đến tình trạng học sinh không hiểu được nội dung của bài Và

đa số sách này cũng chủ yếu lá sách cũ từ vài năm trước đó chứ cũng chưa cónhiều sách tham khảo mới nhất từ nước ngoài về hoặc có được thì cũng chỉ làbản gốc nên nhiều khi do hạn chế về mặt tiếng nước ngoài nên học sinh ngạikhông xem

+ Đôi chỗ còn tồn tại một đội ngũ giảng viên có sức ỳ lớn, ngại đổi mớiphương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng cảicách theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội

6 Kinh nghiệm về đào tạo theo nhu cầu của một số nước và khu vực trên thế giới

6.1 Khu vực Đông Á

Sự tăng trưởng của khu vực Đông Á trong những thập kỷ qua là kết quảcủa nhiều nhân tố khác nhau, trong đó không thể không kể đến chiến lược pháttriển nguồn nhân lực thông qua GD – ĐT nhằm mục tiêu đưa đất nước thoátkhỏi đói nghèo, trở thành nước công nghiệp sánh vai cùng các nước phát triểntrên thế giới (như Anh, Mỹ, Đức…) là mục tiêu hàng đầu và phải kiên quyếtthực hiện Cho đến nay, sau những chặng đường dài của sự phát triển thì nhữngthành tựu phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Đông Á có được từchính sách phát triển chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục vàđào tạo của họ vẫn là những bài học quý giá mà chúng ta cần học tập mặc dùviệc thực hiện chính sách này ở nước ta là muộn so với nhu cầu thực tại của đấtnước

Trang 18

Ngay từ thời kỳ đầu bước vào công nghiệp hoá (CNH), các nền kinh tếĐông Á đã nhận thức một cách sâu sắc rằng con người là vốn quý nhất của xãhội, là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất Điều đáng lưu ý là nhận thứcnày không chỉ của Chính phủ mà đã trở thành nhận thức chung, thống nhất của

cả chính quyền các cấp lẫn người dân và các tầng lớp với các giới có liên quan

Ở các nền kinh tế Đông Á, chiến lược phát triển nguồn nhân lực thôngqua GD – ĐT với chiến lược CNH có tính bổ xung và phù hợp khá cao Hai loạichính sách này không thể thành công được nếu như chính sách phát triển NNLthông qua GD – ĐT không được hoạch định nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thểđặt ra cho mỗi giai đoạn của CNH Cụ thể là vào thời kỳ chuẩn bị cất cánh côngnghiệp, các nền kinh tế Đông Á (ngay cả Nhật Bản) thường bị lạc vào tụt hậu xa

so với các nền kinh tế Tây Âu và Mỹ Các nền nước ở Đông Á có nguồn nhânlực dồi dào và rẻ mạt song lại rất thiếu các nguồn lực để có thể cùng mọt lúcđáp ứng được rất nhiều nhu cầu cấp bách Để có thể sớm rút ngắn khoảng cách

đó và đuổi kịp các nước phát triển, các nước Đông Á không có cách nào khác

để tiến hành thành công CNH là phải tiến hành tiếp thu công nghiệp nướcngoài Muồn làm được điều này, các nước này cần phải nhanh chóng nâng caotrình độ dân chúng và tạo ra được một đội ngũ lao động có trình độ đồng đều vàphù hợp để có thể tiếp thu và cải tiến được các công nghệ nhập khẩu Trong tìnhthế đó do nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học, nên các nềnkinh tế này đã ưu tiên đầu tư cao nhất cho giáo dục tiểu học Nhiều nền kinh tếtrong khu vực đã giành một nửa kinh phí giáo dục cho giáo dục tiểu học Nhờ

đó, hầu hết các nền kinh tế này đã sớm thực hiện thành công quá trình phổ cậpgiáo dục tiểu học, tạo nền tảng quan trọng cho việc chuyển dịch trôi chảy laođộng giản đơn từ nông nghiệp sang công nghiệp cũng như cho việc xây dựng vàphát triển thành công các ngành công nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động

Đó thực sự là một chuyển đổi thành công từ sự gia tăng trình độ giáo dục sang

sự gia tăng năng xuất lao động xã hội và sự gia tăng mức độ CNH của nền kinh

Trang 19

Vào thời kỳ chuyển dịch cơ cầu công nghiệp từ các hoạt động giá trị giatăng thấp lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao, nhu cầu nhân lực lúc nàykhông chỉ là lao động giản đơn tốt nghiệp tiểu học như giai đoạn trước nữa màđòi hỏi lao động phải có trình độ cao hơn Do đó ngay sau khi đạt được phổ cậpgiáo dục tiểu học, các nền kinh tế Đông Á đã chuyển sang mở rộng giáo dụctrung học, ban hành chính sách phổ cập giáo dục trung học và ưu tiên đầu tưcho cấp học này Nhật Bản và các nước công nghiệp đã rất thành công trongviệc thực hiện chính sách mới này là do họ đã có chính sách mở rộng và ưu tiênđầu tư thích hợp khiến quy mô mở rộng giáo dục trung học đủ lớn; đồng thờichính sách CNH thích hợp được đưa ra sau khi các nền kinh tế này thực hiệnthành công phổ cập giáo dục tiểu học, đã thu hút được hầu hết lực lực lượng laođộng vào quá trình sản xuất, do vậy đã giúp nền kinh tế nhanh chóng chuyểnsang hoạt động công nghiệp có giá trị giá tăng cao Trong những năm 1970,giáo dục trung học trong các nền kinh tế này đã nhận được phần đầu tư đáng kểtrong các khoản đầu tư cho 3 cấp giáo dục : tiểu học, trung học, đại học Đồngthời chính sách mở rộng giáo dục trung học đã nhấn mạnh không chỉ khía cạnhvăn hoá của giáo dục trung học mà còn cả khía cạnh giáo dục nghề nghiệp cấptrung học.

Từ những năm 1980, do toàn cầu hoá kinh tế ngày càng trở thành một xuthế nổi trội và do sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, nên khối lượng kiến thứcđược sản sinh ra ngày càng nhiều và đổi mới ngày càng nhanh, đồng thời tínhcạnh tranh giữa các nền kinh tế và các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt Thực

tế này đòi hỏi các nền kinh tế phải chuẩn bị được nguồn nhân lực chất lượngcao không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải cập nhập thườngxuyên các thành tựu khao học và có đầu óc sáng tạo, linh hoạt, dám nghĩ dámlàm, năng động, chấp nhận mạo hiểm Trước những yêu cầu đòi hỏi đó các nềnkinh tế Đông Á đã tập trung nguồn lực tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thồnggiáo dục và đào tạo cả về cơ cấu, nội dung giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất chomọi người tham gia học tập và đổi mới kiến thức suốt đời

Trang 20

Bên cạnh vấn đề giáo dục phổ thông, thì các nước trong khu vực Đông Ácòn quan tâm đến giáo dục nghề ban đầu, Các nước này cho rằng lực lượng laođộng có tay nghề là cầu nối giữa các nhà khoa học và sản xuất, là lực lượng chủchốt cho sản xuất Các nước này thường kết hợp giáo dục nghề nghiẹp ban đầu

ở các cấp trung học, lẫn sau trung học Trong các phương thức đào tạo nghề ởcác nước Đông Á thì phương thức nổi trội nhất là đào tạo nghề ngay tại nơi làmviệc (phát triển nhất ở Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc) Phương thức đào tạonày đảm bảo được nguyên tắc gắn học với hành và hầu như không có sự bất cậpgiữa cung và cầu lao động được đào tạo vì các công ty thực hiện đào tạo chủyếu cho và từ nhu cầu của chính mình

Gần đây, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm đào tạo ranhững con người năng động, sáng tạo hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học

và công nghệ của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu Những hướngcải cách chủ yếu là loại bỏ dần tính thống nhất và bình đẳng thái quá trong giáodục; giảm thiểu kiến thức, nhất là phần lý thuyết suông trong các trường phổthông và tăng thêm phần thực hành; chuyển cách dạy và học từ chỗ nặng về

"thày dạy, trò ghi nhớ một cách máy móc" sang chỗ "thày chủ yếu khơi gợi vấn

đề, trò chủ động tham gia thảo luận"; giảm dần sự can thiệp quá mức của Nhànước, đề cao tính chủ động và tự quản của các địa phương, các nhà trường trongcác vấn đề giáo dục; và đa dạng hoá các loại hình trường lớp, linh hoạt hoá cácchương trình giảng dạy để tạo cho mọi người có thể chủ động tham gia vào quátrình học tập bất cứ lúc nào trong đời

Để khắc phục sự chậm trễ của mình trong công nghệ thông tin và cũng đểnhanh chóng phổ cập tin học đến mọi người dân, tháng 12 năm 1999 Chính phủNhật Bản đã đưa ra Dự án thiên niên kỷ "Millennium Project" trong đó có mục

"Digitalization of Education" (số hoá giáo dục) nhằm phổ cập máy tính vàInternet tại tất cả các cấp học phổ thông, kể cả các trường dành cho ngườikhuyết tật vào năm tài chính 2001, và chuẩn bị môi trường và điều kiện để có

Trang 21

thể sử dụng được máy tính vào việc dạy và học ở tất cả các trường công lập vàonăm 2005

Đồng thời, chính phủ Nhật Bản cũng đang xúc tiến mở các khoá tiếngAnh trên khắp cả nước và tăng cường mời các thầy giáo tiếng Anh bản xứ vàodạy học tại các trường Nhật Bản ngay từ tiểu học, phấn đấu tạo cho mọi côngdân đều có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh vào công việc chuyên môn củamình khi đến tuổi trưởng thành trong tương lai không xa Về lâu dài, tiếng Anh

sẽ dần được coi là ngôn ngữ chính thức thứ hai sau tiếng Nhật

Cùng với việc cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, Nhật Bản cũng tiếnhành đổi mới hệ thống quản lý xí nghiệp theo hướng chuyển từ chế độ coi trọngthâm niên và kinh nghiệm công tác, coi trọng tính tập thể và phục tùng cấp trênsang chế độ coi trọng hơn năng lực và thành tích cá nhân, đề cao tính độc lập vàsáng tạo của công nhân, khuyến khích mọi người hăng hái học tập để nâng caotrình độ hơn là ỷ lại vào thâm niên phục vụ công ty và kinh nghiệm "sống lâulên lão làng"

Trong khi đó ở các nước ASEAN, việc mở rộng hệ thống giáo dục trunghọc lại không theo sát quá trình CNH đã gây ra một vài rối loạn trên thị trườnglao động Philippin mở rộng giáo dục vượt quá nhu cầu của CNH, hay không đikèm với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã gây ra tình trạng thất nghiệp có họclớn.Do đó trên thực tế Philippin đã phải chọn giải pháp xuất khẩu lao động đểgiải quyết việc làm cho số lao động dư thừa Ngược lại, ở một cực khác cácnước như Thái Lan, Indonexia, Malayxia giáo dục trung học lại không đáp ứngđược nhu cầu về lao động có kỹ năng ngày càng cao của nền kinh tế

Như vậy, điểm mấu chốt khiến cho chính sách mở rộng giáo dục trunghọc của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới hiệu quả hơn các nước ASEAN

là họ đã kịp thời nhận thấy được nhu cầu về lao động có kỹ năng cao ngày càngtăng cho phát triển và nhanh chóng có những đổi mới trong quá trình đào tạo đểtạo ra những con người đáp ứng các nhu cầu đó Hay nói một cách chính xác là

Trang 22

vấn đề đào tạo theo nhu cầu ở Đông Á đã được nhận thức một cách sâu sắc ýnghĩa và tầm quan trọng của nó đối với phát triển kinh tế.

6.2 Châu Âu

Ở châu Âu, các doanh nghiệp thường kết hợp chặt chẽ với ngành giáodục để tạo thuận lợi cho các sinh viên từ nhà trường đến làm việc ở các doanhnghiệp Để phổ cập Internet trong dân chúng, Hội nghị thượng đỉnh EU tạiLisbon, Bồ Đào Nha (23/3/2000) nhất trí quyết định tăng cường đầu tư đào tạonhân tài, thúc đẩy cải cách kinh tế xã hội, để EU thích ứng hơn nữa với "xã hộitin học dựa trên cơ sở tri thức và đổi mới" Các nước này đã đặt mục tiêu, trongvòng 10 năm tới, đuổi kịp nền kinh tế Internet Mỹ, xây dựng châu Âu thành khu

"khu vực kinh tế có sức sống mạnh nhất, có sức cạnh tranh nhất thế giới", vớimột số biện pháp cụ thể như hoàn tất khung pháp lý cho thương mại điện tử, tất

cả các trường học đều có thể truy cập Internet; năm 2002, kết nối mạng với tốc

độ cao cho tất cả các trường đại học, thư viện và viện nghiên cứu

6.3.Trung Quốc

Còn ở Trung Quốc thì trong nhiều năm qua, Đảng và chính phủ TrungQuốc đã coi việc hỗ trợ, thu hút và sử dụng nhân tài là một nhiệm vụ chiến lượcquốc gia, trong đó giáo dục được coi là khâu quan trọng nhất Trung Quốc đãtiến hành cải cách và đổi mới mạnh mẽ quá trình phát triển giáo dục và hướnggiáo dục theo nhu cầu của hiện đại hoá, của thế giới và của tương lai, có nhiềubiện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích tinh thần sáng tạo vàkhả năng thực tiễn Ngoài việc cải cách và phát triển giáo dục phổ thông, TrungQuốc còn đặc biệt chú ý đến việc phát triển giáo dục đại học và coi đó là mộtbiện pháp quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Cụ thể,Trung Quốc đã đưa ra Dự án 21 nhằm nâng cấp 100 trường đại học của mìnhtrong một số lĩnh vực trọng điểm như cơ khí, phát triển nông thôn và công nghệthông tin lên ngang tầm thế giới Đồng thời, ngoài việc nâng cao chất lượng đào

Trang 23

tạo trong nước, Trung Quốc còn có chính sách khuyến khích thanh niên đi duhọc và nghiên cứu ở nước ngoài để sau đó trở về xây dựng đất nước

Như vậy các nước Đông Á, Châu Âu và Trung Quốc ngay từ những ngàyđầu tiến hành CNH nền kinh tế đều đã coi con người là nhân tố quan trọng vàcần được đào tạo không chỉ về số lượng mà cả chất lượng theo nhu cầu thịtrường Tuy cách thức đào tạo của mỗi nước là khác nhau như các nước Đông Ágắn đào tạo theo sát nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn phát triển, cácnước Châu Âu tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà trường,Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ giáo dục theo nhu cầu của hiện đạihoá, của thế giới và của tương lai song tựu chung lại các nước đều gắn đào tạotheo nhu cầu xã hội Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiếncho nền kinh tế của các nước này phát triển vượt bậc

Trên đây là những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện đào tào theonhu cầu xã hội ở một số nước trên thế giới Tuy nhiên không phải mọi bài học

đó đều có thể áp dụng vào Việt Nam một cách thành công Vì vậy trong quátrình học hỏi chúng ta phải xác định rõ những bài học nào phù hợp với điều kiện

và hoàn cảnh của đất nước ta để vận dụng một cách tốt nhất, tránh tình trạng saochép một cách máy móc

Trang 24

Chương II THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU Ở VIỆT NAM

độ hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại Ngân hàng Mọi hoạt động của trung tâm phải đảm bảo theo đúngpháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ

Trung tâm hợp tác chuyên gia và kỹ thuật với nước ngoài – Bộ GD-ĐT làđơn vị trực tiếp quản lý chuyên gia giáo dục làm việc ở nước ngoài Trung tâmhiện đang thực hiện tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ và đưa chuyên gia đi làmviệc tại các nước như Angola, Algierie, Công Gô, Madagascar, Môdămbique,Nhật bản, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Lào, Campuchia, Malaysia và một số nướckhác trên thế giới

2 Chức năng, nhiệm vụ vủa trung tâm

2.1 Chức năng

Trung tâm hợp tác chuyên gia và kỹ thuật với nước ngoài là tổ chức kinh

tế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng làm dịch vụ đưa chuyên gia

và người lao động (bao gồm: chuyên gia giáo dục, chuyên gia kỹ thuật và cácdạng lao động khác) đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, chế độ chính sách

Trang 25

2.2 Nhiệm vụ

+ 02 nhiệm vụ nêu trong quyết định số 2447/QĐ ngày 19/9/1991:

- Tiến hành tổ chức đưa người Việt Nam đi học tập, thực hành nâng caotrình độ theo nguyện vọng cá nhân và khả năng tiếp nhận của các cơ sở ngoàinước, trên cơ sở chủ trương của Bộ và quy định của Nhà nước;

- Làm môi giới, giới thiệu, lo thủ tục ở trong và ngoài nước cho các đốitượng trên

+ 08 nhiệm vụ trong Quyết định số 1556/TCCB ngày 3/8/1992:

- Lập kế hoạch hợp tác chuyên gia và lao động kỹ thuật khác;

- Khảo sát tiếp cận thị trường lao động, ký kết các hợp đồng về: Hợp tácchuyên gia giáo dục, chuyên gia kỹ thuật và lao động có nghề;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, taynghề, trình độ ngoại ngữ để chuẩn bị đội ngũ chuyên gia giỏi, lao động có kỹthuật cao, biết ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hoặc bên sử dụnglao động;

- Tổ chức tuyển chọn chuyên gia giáo dục, chuyên gia kỹ thuật và ngườilao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng với các đơn vị,

tổ chức hoặc cá nhân người lao động;

- Đề xuất với Bộ và thực hiện các chế độ có liên quan, các quy định vềnghĩa vụ và quyền lợi cho các đơn vị, cá nhân theo hợp lao động đã ký kết;

Trang 26

3 Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm

a Nhân sự

Số lượng cán bộ của Trung tâm hiện nay là 46 người: trong đó 4 biên chế,

42 hợp đồng (2 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 37 đại học, 2 trung cấp); hiện có 30 cán bộđang làm việc tại trung tâm, 8 cán bộ đang làm chuyên gia ở nước ngoài, 8 cán

bộ được cử đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài (1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ) Cụ thểđược thể hiện ở bảng sau đây:

Trang 27

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỦA TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA

VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI

làm việc tại cơ quan

Đang làm việc ở nước ngoài

Đang đào tạo ở nước ngoài

Đang đào tạo trong nước

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trung

- Làm việc tại cơ quan: 30 người

- Làm việc tại nước ngoài: 8 người

- Học tập ở nước ngoài: 8 người

b Cơ cấu tổ chức

Trang 28

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA

VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

BAN DU

HỌC

BAN CHUYÊN GIA

PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

PHÒNG TÀI VỤ BAN DỰ ÁN DIỆN Ở ĐẠI

NƯỚC NGOÀI

Trang 29

II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

Đào tạo theo nhu cầu là mục tiêu của đổi mới giáo dục nghề nghiệp, giáodục đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho quátrình CNH – HĐH đất nước Nó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường; của

Bộ, ngành trung ương, địa phương mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Trong mối quan hệ đa chiều này nhà nước đóng vai trò điều phối dẫn đườngthúc đẩy các mối quan hệ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, các ngành kinh tế

mà đại diện là các doanh nghiệp làm cho cung cầu xích lại gần nhau vì lợi íchchung

Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo theo nhu cầu, toàn ngànhgiáo dục đã có rất nhiều biện pháp để nhằm chuyển hướng nền giáo dục nhưphát động các phong trào thi đua giảng dạy, mới đây Thứ trưởng kiêm Bộtrưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào:

“hai không - Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầucủa xã hội" Tuy nhiên từ trước đến nay vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hộichưa trở thành vấn đề chung của toàn xã hội do đó kết quả đạt được còn rất hạnchế và nhiều khi vẫn mắc phải những lỗi của nền giáo dục cũ Nên một bộ phậnkhông nhỏ sinh viên của chúng ta sau khi ra trường vẫn phải đứng trước thựctrạng thất nghiệp hoặc có xin được việc cũng đa phần là trái ngành trái nghề Vàdoanh nghiệp cũng phải chịu trận cùng khi muốn đến kỳ tuyển dụng phải đỏmắt mới tìm được những người có thể đảm đương được công việc ở vị trí màdoanh nghiệp tuyển, thậm chí còn phải đào tạo lai.Tôi xin đơn cử một ví dụtrong lĩnh vực du lịch - một trong những lĩnh vực tạo ra đóng góp lớn cho GDP:

Trang 30

Theo dự báo của ngành du lịch, đến năm 2010, nước ta sẽ tiếp đón từ 5,5đến 6 triệu lượt khách du lịch và khoảng 25 triệu khách nội địa Do vậy, nguồnlực sẽ cần đến 1,4 triệu lao động Trong đó, lao động trực tiếp sẽ khoảng350.000 người So với con số lao động thực tại (tính đến cuối năm 2007) thì tỉ

lệ tăng bình quân mỗi năm phải vào khoảng 8,5% (ước tính khoảng 19.000người/năm)

Trong khi đó, với tổng số cơ sở đào tạo du lịch của ta hiện nay chỉ có 70

cơ sở, có năng lực đào tạo cho khoảng 13.000 người mỗi năm (kể cả hệ đại họclẫn trung cấp) Và qua khảo sát thực tế, ngành cũng đưa ra nhận định: Tuy laođộng của ngành phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo,đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp đòi hỏi ngày càng cao và đadạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Theo nhận định từ phía Bộ GDĐT thì lao động có trình độ đã qua các lớpđào tạo du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học - lực lượng lao độngtrực tiếp phục vụ khách, trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng - chỉchiếm chưa đến 20% lao động toàn ngành (19,8%) Trong đó, số lao động đượcđào tạo đại học và sau đại học của ngành chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyênmôn về du lịch

Trong khi, quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo du lịch cũng ngàycàng tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Theo Thứ trưởngBành Tiến Long - Bộ GDĐT, tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo chỉ mớiđáp ứng được khoảng 60% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội và gần 80% nhucầu thực tế của ngành du lịch

Điều này không chỉ xuất hiện trong ngành dịch vụ du lịch mà còn xuấthiện ở nhiều ngành nghề khác như ngành ngân hàng - tài chính các doanh

Trang 31

việc Ví dụ: Một cán bộ Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) cho biết, cứ mỗi đợttuyển dụng, VIB Bank lại nhận được hàng ngàn đơn ứng cử Nhưng tỷ lệ trúngtuyển không cao, nhiều khi phải đăng tuyển nhiều lần cho một vị trí tuyển dụngmới chọn được người đạt yêu cầu Phần lớn nhân viên mới đều cần thêm 2 - 6tháng để đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.

Tình trạng này hiện nay khá phổ biến ở các công ty khi có nhu cầu tuyểndụng Như vậy công việc dành cho người lao động là rất lớn song chính ngườilao động đã bỏ mất cơ hội của mình Sở dĩ lao động nước ta luôn gặp khó khăntrong vấn đề tìm việc làm phù hợp với những gì đã học và phù hợp với nhu cầucủa nhà tuyển dụng chính là xuất phát từ hệ thống giáo dục của nước ta cònnhiều bất cập mà yếu tố chính là do giáo dục nước ta chủ yếu đào tạo cái mình

có chứ không quan tâm đến cái thị trường cần Hay nói cách khác cung và cầulao động ở nước ta còn quá vênh

Một điều đáng buồn nữa là theo điều tra trong quý II/2007, nhu cầu laođộng của 45/56 ngành nghề tăng cao đáng kể, tập trung vào những ngành nghềđòi hỏi chuyên môn và trình độ cao Trong khi đó, theo khảo sát, nếu nguồncung tăng khoảng 30%, thì nhu cầu nguồn lao động lại tăng đến 142% so vớiquý trước Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (năm 2007) thì tạiViệt Nam, khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề vàtrường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng Một số doanhnghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80%-90% sinh viêntốt nghiệp vừa được tuyển dụng

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN lýgiải: “Bán cái khách hàng cần, thay vì bán cái mình có” là câu châm ngôn tưởngnhư đơn giản nhưng không phải dễ thực hiện Bản chất của nó là các đơn vị đàotạo phải xuất phát từ phân tích nhu cầu của khách hàng trước khi bắt tay vào

Trang 32

“sản xuất” Và chất lượng của “sản phẩm” cũng do khách hàng đánh giá vàquyết định Thiết kế nội dung đào tạo hiện nay vẫn đang gặp nhiều trở ngại dothiếu tư duy “định hướng khách hàng” và do đó chất lượng đào tạo cũng đươngnhiên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, kết quả quá trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của nước ta trongthời gian qua chưa đạt được như mong muốn, vẫn còn nhiều mặt hạn chế màchúng ta cần phải khắc phục kịp thời trong thời gian tới Dưới đây tôi xin nêu ramột số thành tựu chúng ta đã đạt được cũng như những hạn chế còn vướng mắc

1 Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động giáo dục đào tạo

Trong nhiều năm qua cùng với các lĩnh vực khác của xã hội như y tế, vănhoá xã hội … đang thay đổi từng ngày theo nhu cầu của xã hội, giáo dục cũng

có những bước chuyển mình thành công trong việc từng bước đáp ứng nhu cầu

về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội cụ thể:

Thứ nhất: Hệ thống giáo dục đào tạo nghề nghiệp bao gồm các trường

đại học và cao đẳng, hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và hệ thồngcác trường nghề đã đòng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, cung cấp hangtriệu lao động mỗi năm ở các trình độ khác nhau với số lượng ngày càng tăng,chất lượng dần được nâng cao

Thứ hai: Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp

chuyên nghiệp và dạy nghề đã được điều chỉnh Năm 2000 tỷ trọng cơ cấu trình

độ ĐH/CĐ/TCCN/CN là 1/0/0,7/1.1; tỷ lệ hiện nay là: 1/0,4/0,9/3,8 Nguồnnhân lực trình độ nghề tham gia lao động trực tiếp tăng nhanh

- Về số lượng: Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm

2000: năm 2001 – 2002 cả nước có 77 trường đại học, 114 trường cao đẳng và

252 trường TCCN Năm 2005 – 2006 số trường đại học là 148 trường tăng

Trang 33

sinh viên, học sinh học trong các cơ sở đào tạo năm 2001 – 2002: đại học763.256, cao đẳng 210.836, TCCN 271.175 Con số tương ứng năm học 2005 –2006: đại học 1.087.813 tăng 42,53%, cao đẳng là 299.294 tăng 41,95%, TCCN

là 500.252 tăng 84,47% Khối dạy nghề hết năm 2006 cả nước có 262 trườngdạy nghề và 599 trung tâm dạy nghề Số học sinh học nghề dài hạn năm 2001 là126.100, năm 2005 là 228.600 tăng 79.69%

- Về chất lượng: Cơ bản nguồn nhân lực có trình độ đào tạo đáp ứng được

những yêu cầu thiết yếu của nền kinh tế và thị trường lao động Nhiều chươngtrình đào tạo mới đã được mở và đưa vào áp dụng đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của toàn xã hội như khoa học máy tính, cộng nghệ thông tin, tự độnghoá, cơ điện tử, công nghệ cơ khí, nuôi trồng thuỷ sản, tài chính, ngân hang, cácngành dịch vụ và du lịch Cho đến nay số chương trình đào tạo áp dụng đangđược áp dụng trong các cơ sở ở các trình độ là: đại học 264, cao đẳng 126,TCCN 262

Thứ ba: Xuất hiện những nhân tố mới trong việc tăng cường gắn kết giữa

đào tạo với thị trường lao động, đào tạo với thế giới việc làm, đào tạo với nhucầu xã hội Đó là mô hình đào tạo của các trường Đại học Hàng hải Việt Nam

đã cùng với đối tác Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trongnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thành lập trung tâm huần luyệnhàng hải đạt tiêu chuẩn quốc tế, thành lập công ty liên doanh trong vận tải hànghải Hay như trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) với môhình lien kết toàn diện với viện máy và dụng cụ Công nghệ (IMI), Bộ Côngnghiệp trong việc đào tạo cử nhân ngành cơ điện tử cho toàn ngành côngnghiệp Mới đây mô hình phát triển chương trình đào tạo theo hướng nghềnghiệp của các trường Đại học NNI, Đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại họcNông lâm Huế, Đại học Nông lâm Tp.HCM … đã được thực hiện dựa trên kếtquả điều tra và phân tích nhu cầu đào tạo, phân tích năng lực, phát triển chungchương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Hay như

Trang 34

gần đây nhất cuối tháng 3-2007, Trường ĐH Công nghệ thông tin HCM) đã có cuộc “bắt tay” rầm rộ với Microsoft để cùng đào tạo nhân lực.Trước đó mấy ngày, Khoa Kinh tế (ĐHQG-HCM) cũng “tay trong tay” vớiCông ty cổ phần Hoa Sen (Hoa Sen Corporation) bằng việc ký kết hợp tác chiếnlược giữa đơn vị đào tạo với doanh nghiệp nhằm cung cấp nguồn nhân lực chấtlượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

(ĐHQG-Trong những cái bắt tay này, phía trường cung ứng nguồn nhân lực chấtlượng cao cho đơn vị thực hiện liên kết, rồi đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinhdoanh cho cán bộ công nhân viên của đơn vị… Ngược lại, các đơn vị sẽ hợp tácvới trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng cũng như sẽ hỗ trợ sinhviên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuậtcho sinh viên Và quan trọng nhất là các đơn vị này sẽ tạo điều kiện cho sinhviên thực tập thực tế tại công ty

Tuy nhiên, tất cả những cuộc “bắt tay” như thế chỉ được coi như là nỗlực đơn lẻ, một loại “giải pháp tình thế”, tuy được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm

và nhân rộng nhưng vẫn chưa trở thành một giải pháp chiến lược

Thứ tư: Một số mô hình phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia cũng

đang được nghiên cứu áp dụng và nhân rộng như: Chương trình Kĩ sư, cử nhânchất lượng cao, Chương trình cử nhân tài năng, đặc biệt là Bộ đang triển khaichương trình tiên tiến nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tiếp cận những công nghệ tiêntiến trên thế giới từ đó làm thay đỏi cơ bản chất lượng giáo dục đại học nóiriêng và chất lượng giáo dục dạy nghề nói chung

Thứ năm: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn

kiểm định chất lượng là cơ sở và căn cứ để phát triển chương trình đào tạo vàđánh giá chất lượng đào tạo xem có đúng là phù hợp nhu cầu xã hội hay không.Cho đến nay, một số tiêu chuẩn nghề nghiệp đã được xây dựng , ban hành và áp

Ngày đăng: 09/04/2013, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. N.H Jean - Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB Thế giới 2001 Khác
3. Nguyễn Minh Dũng - Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực trong điều kiện mới, NXB Hà Nội 1996 Khác
4. Phạm Thanh Nghị, Vũ Hoàng Ngân - Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội 2004 Khác
7. Phan Trọng Báu – Giáo dục Việt Nam thời cận đại – NXB Khoa học xã hội – 1994 Khác
8. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện, đánh giá. NXB Chính trị quốc gia – 2002 Khác
9. Đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo trong gian đoạn hiện nay ở Việt Nam – Bùi Thị Minh Ngọc – 2003 – Luận án thạc sỹ Khác
10.Về vấn đề giáo dục và đào tạo – Phạm Văn Đồng – NXB Chính trị quốc gia - 1999 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w