0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Lộ trình thực hiện từ 2007 đến 2010

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI - NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 64 -68 )

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ

2. Lộ trình thực hiện từ 2007 đến 2010

- Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ ngành trung ương, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực trong khuôn khổ và khả năng của từng bộ ngành; dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan doanh nghiệp trong các Bộ, ngành; phát triển tiêu chuẩn nghề nghiệp, xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH; hỗ trợ công tác đào tạo và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Thành lập cơ quan Dự báo nhu cầu xã hội từ trung ương đến địa phương. Các địa phương có trách nhiệm thành lập mạng lưới hệ thống thông tin, giúp địa phương lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn.

- Cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ đối tác trong việc xây dựng và kiểm định chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên.

- Cơ sở đào tạo thành lập các trung tâm dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường như một doanh nghiệp trong cơ sở đào tạo, giới thiệu việc làm và theo dõi sinh viên sau khi tốt nghiệp.

KẾT LUẬN

Qua bài phân tích trên chúng ta thấy rõ việc đào tạo theo nhu cầu là rất cần thiết khi mà hình thức đào tạo trước đây đã bộc lộ rõ những yếu điểm của mình - một nền giáo dục nặng về lý thuyết xem nhẹ thực tế dẫn đến hậu quả là phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp k hông tìm được việc làm nếu có thì đa phần là trái ngành trái nghề và phổ biến là sau khi nhận được việc làm những con người đó đều phải đào tạo lại từ 3 đến 6 tháng thậm trí là hơn một năm mới có thể đảm đương công việc được tuyển dụng. Những hậu quả này sẽ còn lớn hơn nhiều lần khi mà chúng ta vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ đặc biệt khi nước ta đã là thành viên chính thức gia nhập WTO. Khi dó nước ta sẽ đón nhận rất nhiều cơ hội mới và những thách thức mới từ môi trường bên trong và bên ngoài, rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ đầu tư tại Việt Nam, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Để có thể nắm bắt được cơ hội này thì

hình thức đào tạo theo nhu cầu tỏ ra hơn hẳn. Nó giúp tạo ra những con người không chỉ giỏi về lí luận mà còn có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mà họ theo học. Song để chuyển hướng từ đào tạo theo cái mình có sang đào tạo theo nhu cầu xã hội không phải là chuyện một sớm một chiều. Nó đòi hỏi phải có những cái bắt tay chặt chẽ của 3 nhà – nhà trường, doanh nghiệp, Nhà nước - để có được những thông tin chính xác, được tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ mớI của thị trường. Ngoài ra còn cần có cả một hệ thống các cơ quan dự báo nhu cầu để nhanh chóng nắm bắt những đòi hỏi của xã hội. Bên cạnh đó sự đổi mới trong nếp nghĩ, cách thức học tập và làm việc của thầy và trò cũng rất quan trọng. Nó góp phần không nhỏ vào thành công của đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Mặc dù đến giai đoạn này, nước ta mới chú trọng đến đào tạo theo nhu cầu là khá muộn trong khi các nước trên thế giới đã tiến hành ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng đất nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … song sẽ không là quá muộn khi chúng ta tập trung mọi nguồn lực tâm trí ở mức độ cao nhất có thể để thực hiện thành công chiến lược này.

Với những nỗ lực như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng rằng năm 2008 nước ta cơ bản triển khai đào tạo theo nhu cầu trên phạm vi cả nước và sẽ cho ra đời những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ở mức cao nhất có thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I: Tạp chí và luận văn

1. Báo Giáo dục và thời đại số 150 2. Tạp chí Khoa học giáo dục (2/2007) 3. Tạp chí Khoa học giáo dục (3/2007)

4. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam – Hoàng Mạnh Dũng – Luận án tiến sỹ - 2002 5. Đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo trong gian đoạn hiện

nay ở Việt Nam – Bùi Thị Minh Ngọc – 2003 – Luận án thạc sỹ

II: Sách

1. Lê Thị Ái Lâm - Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội 2003

2. N.H Jean - Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB Thế giới 2001

3. Nguyễn Minh Dũng - Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực trong điều kiện mới, NXB Hà Nội 1996

4. Phạm Thanh Nghị, Vũ Hoàng Ngân - Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội 2004

5. PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, TS. Trần Thị Nhung - Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay, NXB Khoa học xã hội 2005 6. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Giáo

trình chính sách kinh tế - xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật 2006

7. Phan Trọng Báu – Giáo dục Việt Nam thời cận đại – NXB Khoa học xã hội – 1994

8. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương, thực hiện, đánh giá. NXB Chính trị quốc gia – 2002

9. Đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo trong gian đoạn hiện nay ở Việt Nam – Bùi Thị Minh Ngọc – 2003 – Luận án thạc sỹ

10.Về vấn đề giáo dục và đào tạo – Phạm Văn Đồng – NXB Chính trị quốc gia - 1999

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI - NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 64 -68 )

×