1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐÁP ÁN HSG BẮC NINH

4 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 9 – THCS Ngày thi 22 tháng 3 năm 2011 ============== Câu N ội dung Điểm Câu 1 (1,5 điểm) a. Thân cây gỗ to ra là do sự phân chia của các tế bào sinh vỏ và tầng sinh trụ b. Sắp xếp các lớp như sau: - lớp cá: Cá ngựa, cá chim - Lớp lưỡng cư: Cá cóc Tam đảo - Lớp bò sát: Cá sấu - Lớp thú: Cá voi xanh 0.50 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 (3 điểm) a. Động mạch Tĩnh mạch - Thành dày - Lớp mô liên kết và lớp cơ dày, có nhiều sợi đàn hồi - Lòng hẹp - Không có van một chiều - Thành mỏng hơn - Lớp mô liên kết và lớp cơ mỏng, có ít sợi đàn hồi - Lòng rộng - Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực. b. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc: - Nguyên tắc khuôn mẫu: Một mạch đơn của gen đóng vai trò làm khuôn mẫu - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A môi trường liên kết với T bằng 2 liên kết H; U môi trường liên kết với A bằng 2 liên kết H; G môi trường liên kết với X bằng 3 liên kết H; X môi trường liên kết với G bằng 3 liên kết H c. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào (NST), hay cấp độ phân tử (gen, ADN) Thể đột biến là những cá thể mang đột biến được biểu hiện ra ngoài thành kiểu hình. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 3 (2 điểm) a. Tổng số nuclêôtit của gen: (5100A 0 x 2) : 3,4A 0 = 3000 nuclêôtit Ta có: Số liên kết hiđrô là: 2A+3G = 3600 (1); Tổng số nuclêôtit 2A+2G=3000 Nu (2) 0.5 0.5 T ừ (1) v à (2) ta xác định được: A = T = 900; G = X = 600. Theo giả thiết T 2 = A 1 = 25%(3000:2)= 375 Theo nguyên tắc bổ sung: A 2 = T 1 = A gen – A 1 = 900 – 375 = 525 Nu. G 2 = X 1 = 240 Nu; X 2 = G 1 = G gen – G 2 = 600 – 240 = 360 Nu Vậy mạch 1: A 1 = 375; T 1 = 525; G 1 =360; X 1 = 240 mạch 2: A 2 = 525; T 2 = 375; G 2 =240; X 2 = 360 b. Khi có đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen nhưng chiều dài của gen không đổi. Thì đột biến trên thuộc loại đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. Mặt khác số liên kết hidro của gen tăng lên một nên đây là đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X vì A liên kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H. 0.5 0.5 Câu 4 (2 điểm) a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên Gọi số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai trên là x (x nguyên, dương). Số tế bào con tạo ra là 2 x . Theo bài ra ta có: 2 x = 32 = 2 5 suy ra x =5 b. Bộ nhiễm sắc thể của loài: 2n = 256:32 = 8(NST) do mỗi tế bào có 2n NST. Vậy loài đó là Ruồi giấm. - Xác định giới tính của cá thể: Có 64 hợp tử được tạo thành, suy ra đã có 64 giao tử được thụ tinh. - Hiệu suất thụ tinh là 50% suy ra số giao tử được tạo ra và tham gia thụ tinh là; 64:50x100 = 128 (giao tử) - Có 32 tế bào sinh giao tử giảm phân tạo tạo ra 128 giáo tử, vậy một tế bào sinh giao tử giảm phân tạo ra số giao tử là: 128:32 = 4 (giao tử). Vậy tế bào đó là tế bào sinh tinh. Như vậy cá thể Ruồi giấm trên thuộc giới đực c.Ruồi giấm có bộ nhiếm sắc thể là: 2n= 8 (gồm 4 cặp NST) - Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST của bố và mẹ: 2 4 = 16 (loại giao tử) 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 Câu 5 (2 đi ểm) a. Dựa vào nhu cầu về nước có thể chia động vật trên cạn thành hai nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. 0.5 b. Các cơ chế chống mất nước ở động vật: Động vật sống trong điều kiện môi trường khan hiếm nước sẽ có những cơ chế khác nhau có tác dụng giảm mất nước và điều hoà nước trong cơ thể: - Nhờ tính không thấm của da như vảy sừng ở bò sát, chim có tác dụng hạn chế mất nước. - Bài tiết nước tiểu ít, nước tiểu đặc, ví dụ như chim - Thải phân đặc VD: Loài gặm nhấm. - Nâng cao nhiệt độ cơ thể ( động vật biến nhiệt, lạc đà) - Tìm chỗ trú ẩn có độ ẩm cao. - Đào hang sâu. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 6 (3 điểm) a.Trong chọn giống cây trồng người ta đã sử dụng phương pháp: - Gây đột biến nhân tạo. - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai (ở F 1 ) hoặc chọn cá thể từ các giống hiện có - Tạo giống đa bội thể. *Phương pháp gây đột biến nhân tạo được xem là cơ bản. b.Vì các gen lặn dễ dàng gặp nhau trong quá trình thụ tinh tạo ra kiểu gen đồng hợp tử lặn, biểu hiện kiểu hình lặn, thường là kiểu hình xấu. Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, hay giao phối cận huyết ở động vật, tỷ lệ đồng hợp tăng dần, tỷ lệ dị hợp giảm dần. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 7. (2,5 điểm) 1. Giống nhau: - Trong tế bào xô ma đều tồn tại thành từng cặp, trong giao tử tồn tại thành từng chiếc - Thành phần cấu trúc đều là ADN và protein. - Có kích thước, hình dạng đặc trưng cho loài. - Có chứa các gen. - Có khẳ năng đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST. 2. khác nhau: - Số cặp NST thường nhiều và luôn là cặp tương đồng. Còn NST giới tính ít và có thể tương đồng XX hoặc không tương đồng XY tuỳ giới, tuỳ loài sinh vật. - Gen nằm trên NST thường phân bố thành cặp gen tương ứng, còn gen trên NST giới tính phân bố nhiều vùng và không nhất thiết thành cặp. - Gen trên NST thường nhiều, trên NST giới tình ít. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 Câu8. (4 điểm) Theo bài ra Cao, dài = thấp, tròn = 18,75% = 3/16 > F 2 thu được 16 kiểu tổ hợp giao tử 0.5  F 1 cho 4 loại giao tử  F 1 dị hợp tử 2 cặp gen,  mà bài ra cho mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST, quy định một tính trạng Bài tập đúng với ĐL PLĐL của MenĐen  F 2 có tỷ lệ kiểu hình là 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb  Loại kiểu hình có tỷ lệ là 3/16 sẽ mang 1 tính trạng trội, 1 tính trạng lặn  có 2 khả năng: Trường hợp 1: Cây cao là tính trạng trội, hạt dài là tính trạng lặn  Ta có quy ước: A: Cao B: Tròn a: Thấp b: Dài  F 1 AaBb (Cao Tròn) x AaBb (Cao tròn) - HS tự viết SĐL Trường hợp 2: Cây cao là tính trạng lặn, hạt dài là tính trạng trội  Quy ước: A: thấp a: Cao B: Dài b: Tròn  F 1 AaBb (Thấp, dài) x AaBb(Thấp, dài) - HS viết sơ đồ lai 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 . UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN THI : SINH HỌC – LỚP 9 – THCS Ngày thi 22 tháng 3 năm 2011 ============== Câu

Ngày đăng: 01/06/2015, 17:00

w