1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con người Việt Nam

21 58,1K 270
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dưng xã hội chủ nghĩa cho nên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội ,tồn tại xã hội là rất cần thiết

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học Nó là hình thứccao phản ánh thực tại khách quan ,hình thức mà riêng con người mới có Tácđộng của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn

Nền kinh tế nước ta đi từ một điểm xuất phát thấp ,chúng ta phái làm gì

để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câuhỏi này đăt cho mỗi chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự

ưu tiên để phát triển kinh tế, như vậy chúng ta cần có tri thức vì tri thức làkhoa học Tuy nhiên chỉ chú trọng vào tri thức mà bỏ quên công tác văn hóa

tư tưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của truyền thống dân tộc Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dưng xã hội chủ nghĩa chonên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội ,tồn tại xã hội là rất cầnthiết Ngoài ra nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường, đất nướcngày càng mở cửa vì thế cho nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểu các nềnvăn hóa của các nước ,tuy nhiên đó cũng là một phần lý do dẫn đến nhữngvấn đề không tốt của tâm lý xã hội của con người Việt Nam hiện nay

Chính vì vậy em muốn được tìm hiểu thêm về vấn đề này Đó là lý do

em chọn đề tài :

“Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Vận

dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con người Việt Nam”

Sau đây là một số ý kiến em xin được trình bày:

Trang 2

CHƯƠNG I MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI

2 Ý thức xã hội:

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội,bao gồm toàn bộnhững quan điểm,tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng ,… của nhữngcộng đồng xã hội ,nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trongnhững giai đoạn phát triển nhất định

Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội ,ý thức xã hội baogồm những lĩnh vực khác nhau : ý thức chính trị,ý thức pháp quyền,ý thứcđạo đức ,ý thức tôn giáo ,ý thức thẩm mỹ…

Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ýthức luận

Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức , những quan niệmcủa nhưng con người trong một cộng đồng người nhất đinh ,được hình thành

Trang 3

một cách trực tiếp từ hoạt đông thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thốnghóa ,khái niệm hóa thành lý luận Theo ý thức xã hội thông thường ,tâm lý xãhội là một phận xã hội quan trọng

Ý thức xã hội thông thường thường phản ánh sinh động trực tiếp nhiềumặt cuộc sống hàng ngày của con người ,thường xuyên chi phối cuôc sống đó

Ý thức lí luận là những tư tưởng đã được hệ thống hóa , khái quát hóathành những học thuyết xã hội được trình bày dưới dạng những kháiniệm ,phạm trù ,quy luật … Ý thức lí luận có khả năng đánh giá hiện thựckhoa học một cách khái quát và sâu sắc và chính xác ,vạch ra những mối liên

hệ về bản chất của các sự vật và hiện tượng

II Mối quan hệ biện chứng giưa tồn tại xã hội vá ý thức xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xãhội ,ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội , phụ thuộc vào tồn tại xãhội Mỗi khi tồn tạ xã hội ,nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì tư tưởng

và lý luận xã hội,những quan điểm về chính trị, pháp quyền ,triết học ,đạo đức,văn hóa nghệ thuật …sớm muộn sẽ biến đổi theo

Các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết vấn đề cơ bản

của triết học trong lĩnh vực xã hội Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã

hội, là sự sản xuất của cải vật chất và những quan hệ của con người trong quátrình sản xuất ấy Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Ý thức xã hội làphản ánh của tồn tại xã hội, bao gồm nhiều trình độ khác nhau (ý thức thôngthường, ý thức lí luận) và nhiều hình thái khác nhau (chính trị, pháp quyền,đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học, v v.) Ý thức xã hội do tồntại xã hội quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối của nó, thể hiện trênnhững nét cơ bản là :

Trang 4

-) Có tính kế thừa, có lôgic phát triển nội tại, có sự tác động qua lại giữacác hình thái ý thức xã hội

-) Ý thức khoa học, tiến bộ có thể dự báo triển vọng của xã hội, cũng cóthể cải tạo tồn tại xã hội thông qua thực tiễn của con người; ngược lại, ý thứcsai lầm, lạc hậu, có thể xuyên tạc, kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội

1 Mối quan hê biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội :

Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phảidừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội ,màcòn chr ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cáchgiản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất

cứ tư tưởng quan điểm ,lý luận ,hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại ,mà chỉ khi nào xét đếncùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằngcách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy

1.2 Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội:

Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rấtlâu ,nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng.Tính độc lập tươngđối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyềnthống ,tập quán ,thói quen …

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhânsau đây:

- Một là : sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ,thườngxuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người ,thường diễn

ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lac

Trang 5

hậu Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉbiến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội

- Hai là :do sức mạnh của thói quen truyền thống ,tập quán cũng như dotính lạc hậu ,bảo thủ của một số hình thái xã hội

- Ba là : Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm ,những tậpđoàn người ,những giaii cấp nhất định trong xã hội

1.3 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội :

Trong những điều kiện nhất định ,tư tưởng của con người đặc biệt lànhững tu tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại

xã hội,dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thựctiễn của con người ,hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm

vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra

1.4 Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội :

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâmtuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội ,mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầmthường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức

xã hội trong đời sống xã hội

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộcvào những điều kiện lịch sử cụ thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế

mà trên đó tư tưởng nảy sinh

2.Ý nghĩa phương pháp luận :

Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biên chứngcủa đời sống xã hội

Cần thấy rằng ,thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thayđổi ý thức xã hội ,mặt khác ta cũng thấy rằng không chỉ những biến đổi trong

Trang 6

tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinhthần của xã hội ,mà ngược lại ,những tác động của đời sống tinh thần xãhội ,với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh

mẽ ,sâu sắc trong tồn tại xã hội

Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta ,một măt phải coi trọng cuộc cách mang tư tưởngvăn hóa ,phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đốivới quá trình phát triển kinh tế vàcông nghiêp hóa ,hiện đại hóa đất nước ;mặtkhác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dưng vănhóa ,xây dựng con người mới Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng đượcđời sống tinh thần của xã hội XHCN trên cơ sở cải tạo triệt để phương thứcsinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập ,phát triển được phươngthức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành công sự công nghiệp hóa ,hiệnđại hóa

Trang 7

CHƯƠNG II TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM

Nước ta đang ở trong quá trình chuyển tiếp từ xã hội truyền thống sang

xã hội hiện đại và nhiều người tưởng rằng cứ tập trung sức lực vào xây dựngcông nghiệp, xã hội hiện đại sẽ hiện ra, không hiểu rằng xã hội hiện đại khôngchỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý

Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càngđộc lập , chủ động ,có đạo đức thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại

I Tâm lý xã hội của con người Việt Nam hiện nay :

1.Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng :

1.1 Tâm lý xã hôi:

Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm ,ước muốn ,tâm trạng, tậpquán của con người ,của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thànhdưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống

đó

Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sinhsống hàng ngày của con người ,là sự phản ánh có tính chất tự phát,thường ghilại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội Nó không có khả năng vạch ra đầy

đủ ,rõ ràng ,sâu sắc bản chất các mối quan hệ của con người

Những quan điểm của con người ở trình độ tâm lý xã hội còn mang tínhkinh nghiệm ,chưa được thể hiện về mặt lý luận ,yếu tố trí tuệ đan xen với yếu

tố tình cảm Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của tâm lý xã hội trong sựphát triển của ý thức xã hội

Trang 8

1.3 Mối quan hệ giữa hệ tu tưởng và tâm lý xã hội:

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ ,hai phương thứcphản ánh khác nhau của ý thức xã hội ,nhưng có mối quan hệ ,tác động qualại với nhau ,chúng có cùng một nguồn gốc là tồn tại xã hội ,đều phản ánh tồntại xã hội

Tâm lý xã hội có mối liên hệ hữu cơ với hệ tư tưởng :

Cuộc sống sinh động phong phú sẽ giúp cho hệ tư tương xã hội,cho lýluận bớt xơ cứng ,bớt sai lầm ,và ngược lại hệ tư tưởng ,lý luận xã hội,giatăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội

2.Thực trạng tâm lý xã hội thế hệ trẻ :

2.1 Thực trạng tâm lý xã hội thế hệ trẻ 8X

-Thế hệ 8x do có sự tiếp xúc học hỏi với nhiều nền văn hóa, đặc biệt từvăn hoá Âu Mỹ nơi chủ nghĩa cá nhân cũng như các giá trị về năng lực bảnthân được ưu tiên coi trọng – do đó, những tư tưởng táo bạo, dám nghĩ dámlàm đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho những ý tưởng sáng tạo, lao động.Chính nhờ điều đó, một bộ phận thế hệ 8x đã bắt đầu gây được những tiếngvang trong lĩnh vực hoạt động của mình - chủ yếu là hoạt động kinh doanh vàkhoa học kỹ thuật Thực tế, con người Việt Nam với truyền thống văn hoá ÁĐông gắn liền nhiều đặc điểm của sự khiêm nhường, hành xử một cách kính

Trang 9

trọng theo chủ ý của những bậc tiền bối, cấp trên Vì vậy, sự thay đổi lớn về

tư tưởng này của lớp trẻ như một cuộc cách mạng thực sự với tất yếu là nhữnghiệu quả ngay lập tức

Mặc dù vậy, giới trẻ Việt Nam nói chung, thế hệ 8x nói riêng đang gặpnhững vấn đề mà không phải lúc nào cũng tư nhận ra được

Thứ nhất, chính vì những điều kiện thuận lợi ở trên hay nói cách khác là

gặp được “thiên thời, địa lợi”, 8x đạt được những thành công bước đầu cũngnhư nhận được sự ủng hộ, quan tâm của toàn xã hội Cũng từ đó, một bộ phận

đã vội vàng kết luận một cách thiếu logic rằng: thiên thời, địa lợi, nhân hoàdẫn đến thành công và ngược lại khi có thiên thời, địa lợi, thành công nghĩa là

có nhân hoà Việc này tác động không nhỏ đến tâm lý của chính thế hệ 8x, dễdẫn đến trạng thái kiêu căng cũng như ngủ quên trên chiến thắng mà khôngtiếp tục học tập ở chính những thế hệ đi trước Những sự tiếp thị thương hiệu8x quá mức, phô trương chính là một dẫn chứng cho lý luận này

Thứ hai, một thực tế là việc giáo dục đạo đức tư tưởng hoặc chưa được

coi trọng đúng mức hoặc quá cứng nhắc lý thuyết nên 8x chưa được trang bịđầy đủ những lý luận về mặt tư tưởng khi bước ra hoà nhập cùng thế giới.Mỗi một xã hội đều tồn tại những hạn chế chưa thể giải quyết được và đóđược coi là tất yếu, là mâu thuẫn làm động lực của sự phát triển Tuy nhiên,khi chưa được sự chuẩn bị kỹ về phương tiện lý luận cộng thêm sự choángngợp với những thành tựu trước mắt của các xã hội khác, thế hệ 8x dễ rơi vàotình trạng bi quan hoặc có cái nhìn tiêu cực về xã hội Việt Nam Điều này cóthể làm cho quá trình hội nhập trở thành một sự hoà tan chứ không đơn thuần

là sự hợp tác tự chủ cũng như rất dễ bị chi phối bởi những ý đồ của các đốitác

Trang 10

Thứ ba, trong quá trình tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hoá của

phương Tây, thế hệ 8x tiếp thu rất nhiều những giá trị của chủ nghĩa cá nhân.Chủ nghĩa cá nhân phương Tây trải qua một quá trình phát triển từ rất lâu vàhiện nay đã tiến đến một chủ nghĩa cá nhân có giới hạn, gắn liền với nhữnggiá trị chung của cộng đồng, xã hội Người phương Tây đã nhận thức đượcnhững vai trò ảnh hưởng của cộng đồng, xã hội đến những tự do, quyền lợicủa chính cá nhân họ Vì thế, khi thế hệ trẻ Việt Nam tiếp thu chủ nghĩa cánhân phương Tây giai đọan đầu, nó rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt

về quyền lợi và làm lu mờ đi các giá trị cần phải có để thúc đẩy xã hội pháttriển Điều nguy hiểm là một bộ phận 8x xem những tiếp thu về chủ nghĩa cánhân giai đọan đầu ấy như một niềm tự hào về những giá trị văn minh củachính bản thân

- Bên cạnh đó tồn tại những tâm lý , suy nghĩ ,tệ nạn như: Nghiện hút,

tiêm chích, thuốc lắc, sinh hoạt tình dục phóng khoáng, thời trang phi giớitính, đồng tính học đường, trầm cảm, tự sát, u uất, những biểu hiện củanhiều thanh thiếu niên hiện nay đang gây thất vọng cho các bậc phụ huynh,bất lực của nhà trường và nhức nhối của xã hội

2.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục:

Một là: Duy trì và xây dựng nền giáo dục gia đình:

Đào tạo gia đình là nơi sẽ đào tạo lại thanh thiếu niên là vấn đề của

tương lai gần Chúng ta không nên tham gia phá vỡ gia đình nhiều thế hệ vì rõràng là hiện nay những gia đình hạt nhân gặp nhiều khó khăn hơn.” Trong xãhội Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn ngày càng lớn giữa bố mẹ và con trẻ tronggia đình Vấn đề giáo dục đạo đức và giới tính không được coi trọng trong giađình là một trong những thiệt thòi đối với thanh thiếu niên VN hiện nay Tuynhiên “không nên tham gia quá trình phá vỡ gia đình nhiều thế hệ Cần duy trì

Trang 11

môi trường giáo dục này với những thoả hiệp và tôn trọng lẫn nhau Bố mẹcần học tập, cần dành nhiều thời gian tìm hiểu về tâm sinh lý con cái cũngnhư hiểu về thế giới mới của trẻ tiếp xúc Trên thực tế, gia đình luôn là chỗdựa vững chắc cho giới trẻ trước những biến động tâm lý, tình cảm trong suốthành trình của cuộc sống

Hai là: Tăng cường giáo dục đạo đức ở học đường Nhà trường là môi

trường rèn luyện cho mỗi cá nhân học sinh ,sinh viên Do đó nhà trường cầnquán triệt việc giáo duc rèn luyện đạo đức ,phẩm chất cho học sinh ,sinh viên

Ba là : Pháp luật ngày càng phải nghiêm khắc đối với nhưng việc làm

thiếu đạo đức ,những tư tưởng văn hóa thiếu lành mạnh

Bốn là : Quan trọng nhất là mỗi cá nhân phải tư nhận thức được những

việc mình làm ,thường xuyên trau dồi phẩm chất , đạo đức ,ý thức ,tránh tiếpthu những văn hóa không lành mạnh …

II Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay

Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đềbức thiết Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,  kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” Xâydựng ý thức xã hội mới, chúng ta cần phải đẩy mạnh công mới, văn hoá mới,con người mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học,cách mạng, tiến bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ýthức xã hội mới.      

Trong sự phát triển của mỗi cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủ thể,

họ còn bị chi phối bởi quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống

Ngày đăng: 09/04/2013, 10:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w