1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi TN ôn tập HKII VL

10 414 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 328 KB

Nội dung

SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ (Sinh 12 chương trình nâng cao) 1 Các cơ quan của các loài khác nhau, có nguồn gốc khác nhau trong phát triển phôi nhưng có chức năng giống nhau gọi là cơ quan A. tương đồng. B. thoái hóa. C. tương tự. D. thoái hóa hoặc cơ quan tương đồng. 2 Các cơ quan của các loài khác nhau, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng có chức năng khác nhau gọi là cơ quan A. tương đồng. B. thoái hóa. C. tương tự. D. thoái hóa hoặc cơ quan tương đồng. 3 Các cơ quan bị tiêu giảm chức năng được gọi là cơ quan A. tương đồng. B. thoái hóa. C. tương tự. D. thoái hóa hoặc cơ quan tương đồng. 4 Các cơ quan phản ánh sự tiến hoá phân li là các cơ quan A. tương đồng. B. thoái hóa. C. tương tự. D. thoái hóa và cơ quan tương đồng. 5 2 cơ quan nào sau đây là 2 cơ quan tương tự? A. Vòi hút của bướm và vòi voi. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan. D. Tuyến nọc độc rắn và tuyến nước bọt ĐV. 6 2 cơ quan nào sau đây là 2 cơ quan tương đồng? A. Sừng trâu và ngà voi. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C.Tuyến nọc độc rắn và tuyến nước bọt ĐV. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng. 7 2 cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng nhưng có một cơ quan đã thoái hóa? A.Manh tràng và ruột tịt ở ĐV ăn cỏ. B. Tuyến nọc độc rắn và tuyến nước bọt ĐV. C. Ruột thừa ở người và manh tràng ở ĐV ăn cỏ. D. Dạ lá sách ở trâu bò và dày tuyến ở chim. 8 Nhận xét nào sau đây là đúng về bằng chứng địa lí sinh học? A. Hệ động vật trên các đảo chủ yếu do chúng tự phát sinh. B. Hệ sinh vật ở đảo đại dương phong phú hơn các đảo lục địa thường. C. Các đặc điểm giống nhau của các loài ở những vùng lục địa khác nhau chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là có điều kiện địa lí, sinh thái giống nhau. D. Hệ sinh vật trên các đảo là bằng chứng hình thành loài bằng cách li sinh sản . 9 Sự phát triển của loài được phản ánh thông qua A. sự phát triển của phôi. B. sự hình thành các cơ quan tương đồng. C. sự hình thành các cơ quan tương tự. D. sự xuất hiện các cơ quan thoái hóa. 10 Xét các bằng chứng tiến hóa như sau : (1) Các loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G và X (trừ một số loài virut có vật chất di truyền là ARN), (2) Prôtêin của các loài đều được cấu tạo từ 20 loại aa. amin. (3) Sự giống nhau và khác nhau về cấu trúc ADN và prôtêin phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài. (4) Tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, chỉ trừ một vài ngoại lệ (tính phổ biến). (5) Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự và tỉ lệ các nuclêôtit và các axitamin càng giống nhau và ngược lại. Những bằng chứng phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới gồm : A. (1), (2), (3), (4) và (5). B. (2), (3), (4) và (5). C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (2), (3) và (4). TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG : NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ (Sinh 12 chương trình nâng cao) 11 Phát biểu không đúng với học thuyết tiến hóa Lamac: A. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử. B. Trong tiến hoá đã có rất nhiều loài bị đào thải. C. Dấu hiệu của tiến hóa là nâng cao dần trình độ tổ chức từ giản đơn đến phức tạp. D. Mọi sinh vật đều có khả năng tự biến đổi thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. 12 Quan niệm nào sau đây của Lamac về nguyên nhân tiến hoá? A. CLTN tác động lên các đặc tính di truyền và biến dị của SV B. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động làm sinh vật biến đổi. C. Các nhân tố tiến hoá làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài làm biến đổi vật chất di truyền của sinh vật. 13 Phát biểu nào sau đây phù hợp với quan niệm của Đacuyn về sự di truyền các biến dị của sinh vật? A. Chỉ có các biến dị có lợi phát sinh trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ mới DT và tích lũy qua các thế hệ. 1 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 B. Các biến dị phát sinh do thay đổi ngoại cảnh và tập quán hoạt động đều di truyền và tích lũy qua các thế hệ. C. Các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. D. Các biến đổi có lợi cho sinh vật phát sinh do tác động của ngoại cảnh, của tập quán ở động vật và trong sinh sản sẽ được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. 14 Biến dị cá thể là những đặc điểm khác nhau giữa các cá thể của cùng bố, mẹ phát sinh A. trong quá trình sinh sản. B. do tác dụng của ngoại cảnh. C. do những thay đổi tập quán hoạt động ở động vật. D. trong quá trình sinh sản và do tác dụng của ngoại cảnh hay thay đổi tập quán hoạt động ở động vật. 15 Theo quan niệm của Đacuyn, trong quá trình tiến hóa CLTN có trò là nhân tố A. tạo ra các biến dị cá thể. B. sàng lọc các biến dị cá thể. C. củng cố ngẫu nhiên các biến dị cá thể. D. tạo ra đột biến và biến dị tổ hợp. 16 Theo quan niệm của Dacuyn thì động lực A. của CLTN là nhu cầu của con người và của CLNT là đấu tranh sinh tồn B. của CLTN và CLNT là đấu tranh sinh tồn. C. của CLTN và CLNT là nhu cầu của con người. D. của CLNT là nhu cầu của con người và của CLTN là đấu tranh sinh tồn. 17 Nhà khoa học đầu tiên đưa ra quan niệm về sự tiến hóa bằng cơ chế CLTN là A. Lamac. B. Đacuyn. C. Mayơ. D. Kimura. 18 Đối tượng của CLTN theo quan niệm của Đacuyn là A. cá thể. B. quần thể. C. cá thể và quần thể. D. loài. 19 Cơ sở của quá trình tiến hóa nhỏ là sự xuất hiện A. các đặc điểm thích nghi. B. các loài mới. C. các quần thể mới. D. các biến đổi tần số các alen và kiểu gen. 20 Đơn vị tiến hóa cơ sở là A. cá thể. B. nòi. C. quần thể. D. loài. 21 Quá trình tiến hóa nhỏ có kết quả là hình thành A. loài mới. B. nòi mới. C. các chi, họ, mới. D. quần thể mới. 22 Kết quả của quá trình tiến hóa lớn là sự xuất hiện A. các đặc điểm thích nghi. B. các loài mới. C. các quần thể mới. D. các nhóm phân loại lớn hơn loài. 23 Nhân tố đột biến có vai trò chủ yếu là A. tạo ra loài mới B. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. D. cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 24 Trong quần thể, đột biến phát sinh A. với tần số rất nhỏ, từ 10 -6 – 10 -4 . B. với tỉ lệ rất lớn, từ 10 4 đến 10 6 . C. nhiều alen mới sau mỗi thế hệ. D. nhiều biến đổi thích nghi với môi trường sống. 25 Dòng gen xuất hiện do A. xảy ra đột biến. B. tác động của CLTN. C. các quần thể không cách li hoàn toàn với nhau. D. trong các quần thể có sự giao phối không ngẫu nhiên. 26 Sự nhập cư của các cá thể vào quần thể có thể làm thay đổi A. tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. tần số các alen và tăng cường vốn gen của quần thể. C. thành phần kiểu gen và tăng cường vốn gen của quần thể. D. tần số các alen , thành phần kiểu gen và tăng cường vốn gen của quần thể. 27 Theo quan niệm hiện đại thì thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng A. thích ứng với MT của các cá thể trong quần thể. B. sống sót của các cá thể khác nhau trong quần thể. C. sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. thích ứng và phát tán của các cá thể trong quần thể. 28 Trong tiến hóa, các cá thể thích nghi chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hóa khi có A. KG qui định KH thích nghi và có khả năng sống sót. B. KG qui định KH thích nghi và có khả năng sinh sản. C. kiểu hình phản ứng linh hoạt trước MT và phải có khả năng sống sót. D. kiểu hình phản ứng linh hoạt trước MT và phải có khả năng sinh sản. 29 Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có thể biến đổi theo hướng xác định dưới tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. CLTN. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. 30 Trên thực tế, CLTN không tác động đến cấp độ nào sau đây? A. Từng gen riêng rẻ. B. Cấp độ kiểu gen. C. Cấp độ cá thể. D. Cấp độ quần thể. 31 Kết luận đúng về tác động của CLTN : A. CLTN tác động trực tiếp các alen, lên kiểu gen và kiểu hình của cá thể. B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua đó tác động lên kiểu gen của cá thể. C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó tác động lên kiểu hình của cá thể. D. CLTN tác động trực tiếp lên các alen qua đó tác động lên kiểu gen và kiểu hình của cá thể. 32 Kết luận nào sau đây đúng với tác động của CLTN? CLTN tác động làm thay đổi tần số alen A. trội chậm vì gen trội luôn biểu hiện kiểu hình. B. alen lặn nhanh vì gen lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi đồng hợp. C. trội nhanh vì gen trội biểu hiện kiểu hình ngay ở cả kiểu gen dị hợp. D. lặn chậm vì gen lặn biểu hiện kiểu hình ngay cả ở kiểu gen dị hợp. 2 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 33 Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là A. đột biến. B. CLTN. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. di -nhập gen 34 Nguồn biến dị thứ cấp của tiến hóa được tạo ra qua quá trình A. đột biến. B. CLTN. C. ngẫu phối. D. di – nhập gen 35 Nhân tố tiến hóa là các nhân tố A. làm xuất hiện các tổ hợp gen mới trong quần thể. B. làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. C. làm biến đổi tần số các kiểu gen trong quần thể. D. làm biến đổi tần số các alen và các nhân tố làm thay đổi tần số các kiểu gen. 36 Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa gì? A. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng với điều kiện môi trường thay đổi B. Đảm bảo trạng thái cân bằng di truyền của các quần thể. C. Giải thích sự ưu thế của các thể dị hợp so với đồng hợp. C. Chứng minh giao phối cũng là nhân tố tiến hoá vì tạo ra biến dị tổ hợp dẫn đến sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình. 37 Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ với DDT thực chất là tăng cường A. sức đề kháng của các cá thể trong quần thể. B. tỉ lệ cá thể có sức đề kháng cao trong quần thể. C. khả năng phát sinh đột biến qui định tính kháng DDT của các cá thể. D. khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể khi tiếp xúc với DDT. 38 Sự hợp lí tương đối của mỗi đặc điểm thích nghi được thể hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Khi ngoại cảnh thay đổi thì 1 đặc điểm thích nghi sẽ trở thành bất lợi và đặc điểm khác thích nghi hơn sẽ thay thế. B. Khi ngoại cảnh thay đổi thì một đặc điểm thích nghi sẽ biến đổi tương ứng để thích nghi với ngoại cảnh. C. Khi ngoại cảnh ổn định thì một đặc điểm thích nghi vẫn giữ nguyên giá trị và không thay đổi. D. Khi ngoại cảnh ổn định thì một đặc điểm thích nghi vẫn luôn thay đổi. 39 Theo Mayơ, loài giao phối là 1 hay 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối, sinh con có khả năng sinh sản và A. cách li sinh sản với các nhóm QT khác. B. có khả năng giao phối với nhóm QT khác sinh con cái hữu thụ. C. cách li địa lí với các nhóm QT khác. D. có khả năng giao phối với nhóm QT khác sinh con cái bất thụ 40 Các nòi địa lí, nòi sinh thái được phân biệt bởi A. sự phân bố của các quần thể trong tự nhiên. B. đặc điểm cấu tạo của các quần thể. C. loài sinh vật chủ. D. kiểu tăng trưởng của quần thể. 41 Để phân biệt các loài thân thuộc có thể sử dụng đặc điểm A. hình thái, sinh lí, hóa sinh. B. địa lí, sinh thái, cách li sinh sản C. hình thái, sinh lí, hóa sinh, địa lí, sinh thái hoặc cách li sinh sản tùy nhóm SV. D. cách li sinh sản là chủ yếu. 42 Ở các loài giao phối, để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta sử dụng chủ yếu là đặc điểm A. sinh lí, hóa sinh. B. địa lí, sinh thái. C. hình thái. D. cách li sinh sản. 43 Ở các loài vi khuẩn, để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta sử dụng chủ yếu là đặc điểm A. sinh lí, hóa sinh. B. địa lí, sinh thái. C. hình thái. D. cách li sinh sản. 44 Cách li sinh sản là những trở ngại ngăn cản sự hình thành A. loài. B. quần thể. C. con lai bất thụ. D. con lai hữu thụ 45 Các cá thể giữa các nhóm trong 1 quần thể hoặc giữa các quần thể của cùng 1 loài trong cùng khu vực địa lí không giao phối với nhau gọi là A. cách li sinh sản. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li trước hợp tử. 46 Ví dụ nào sau đây thể hiện sự cách li thời gian giữa 2 loài thân thuộc? A. 1 loài chỉ có ở Việt Nam và 1 loài chỉ có ở Ấn Độ. B. 1 loài hoạt động ngày còn 1 loài hoạt động đêm. C. 1 loài chỉ giao phối dưới nước còn 1 loài chỉ giao phối trên cạn. D. 1 loài chỉ ăn động vật còn 1 loài chỉ ăn thực vật. 47 Sự giao phối giữa cá thể của các nhóm trong 1 quần thể tạo ra con lai nhưng các con lai đều bị bất thụ gọi là A. cách li sinh sản. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính hoặc cách li cơ học. D. cách li trước hợp tử. 48 Các nòi khác nhau trong cùng 1 loài thường A. sống chung với nhau trong cùng khu vực địa lí. B. cách li sinh sản với nhau. C. sống chung 1 quần thể. D. không cách li sinh sản. PHẦN CHUNG SINH 12 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 49 Trong quá trình tiến hóa, nếu quần thể mới được hình thành cách li sinh sản với quần thể gốc thì A. quần thể này có thể trở thành loài mới. B. quần thể này đã cách li địa lí với quần thể gốc. C. cá thể trong quần thể này không thể sống chung với cá thể của quần thể gốc. D. cá thể trong quần thể này nếu có thể giao phối với cá thể của quần thể gốc thì có thể sinh con lai bị hữu thụ 50 Hình thành loài là sự cải biến TPKG của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. Đây là sự hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa A. của Lamac. B. của Đacuyn. C. tổng hợp. D. bằng các đột biến trung tính. 3 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 51 Trong quá trình hình thành loài khác khu, các nòi địa lí hình thành là do xuất hiện A. các đột biến và biến dị tổ hợp B. các trở ngại về mặt địa lí. C. sự cách li sinh sản giữa các QT. D. các quần thể phân hóa thành những QT khác nhau 52 Hình thành loài mới bằng con đường địa lí sẽ diễn ra nhanh chóng khi xuất hiện A. nhiều trở ngại địa lí. B. biến động di truyền. C. nhiều đột biến và biến dị tổ hợp. D. có tác động của CLTN. 53 Vai trò của các điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí là nhân tố A. tạo những biến đổi khác nhau trên cơ thể sinh vật. B. chọn lọc các kiểu gen thích nghi. C. tạo ra các biến dị di truyền. D. tạo ra sự cách li sinh sản giữa các nhóm cá thể. 54 Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí là A. gây ra các biến đổi tương ứng trên co thể SV. B. tích lũy các biến dị cá thể có lợi dẫn đến hình thành nòi mới rồi đến loài mới. C. gây ra sự phân li tính trạng tạo các nòi khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới. D. tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp có lợi theo những hướng khác nhau tạo ra các nòi địa lí rồi đến loài mới. 55 Một trong những con đường hình thành loài mới chủ yếu xảy ra ở thực vật và rất hiếm gặp ở động vật là hình thành loài mới bằng con đường A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hóa. D. biến động di truyền. 56 Hình thành bằng con đường sinh thái thường xảy ra ở các loài A. động vật và thực vật có khả năng phát tán mạnh. B. thực vật và động vật ít di động xa. C. thực vật không hạt và động vật không di động. D. sinh vật kí sinh. 57 Hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng phân hóa về cấu tạo, chuyên hóa về chức năng. B. thích nghi ngày càng hợp lí C. ngày càng đa dạng phong phú. D. các sinh vật có đơn giản hóa cấu trúc hoặc duy trì tổ chức nguyên thủy không thể tồn tại phát triển. 58 Sự tồn tại và phát triển của các loài đã đơn giản hóa tổ chức và những loài vẫn duy trì tổ chức nguyên thủy đã chứng minh trong tiến hóa A. không có loài nào bị đào thải. B. sự đa dạng về loài là hướng cơ bản nhất. C. sự phức tạp dần về tổ chức cơ thể không phải là hướng tiến hóa. D. sự thích nghi là hướng tiến hóa cơ bản nhất. 59 Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự A. phát sinh ĐBàchọn lọc ĐB có lợiàphát tán ĐB qua giao phốiàcách li sinh sản giữa QT biến đổi với QT gốc B. phát sinh ĐBàchọn lọc ĐB có lợiàcách li sinh sản giữa QT biến đổi với QT gốc àphát tán ĐB qua giao phối C. chọn lọc ĐB có lợiàphát sinh ĐBàphát tán ĐB qua giao phốiàcách li sinh sản giữa QT biến đổi với QT gốc D. phát sinh ĐBàphát tán ĐB qua giao phốiàchọn lọc ĐB có lợiàcách li sinh sản giữa QT biến đổi với QT gốc 60 Sự hình thành các loài trong cùng chi diễn ra theo con đường A. phân li từ quần thể gốc. B. phân li từ một loài tổ tiên. C. đồng quy ừ các quần thể khác loài trong cùng MT. D. đồng quy từ các loài khác nhau sống cùng MT. 61 Sự hình thành các nhóm phân loại lớn hơn loài diễn ra theo con đường A. phân li từ quần thể gốc. B. phân li từ một loài tổ tiên. C. đồng quy từ các quần thể khác loài trong cùng MT. D. đồng quy từ các loài khác nhau sống cùng MT. 62 Sự phân loại các nhóm trên loài căn cứ theo đặc điểm nào của sinh vật? A. Hình thái cơ thể. B. Tập tính sống. C. Tổ tiên chung của chúng. D. Đặc điểm cấu trúc cơ thể. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT 62 Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ trong khí quyển của quả đất nguyên thủy nhờ tác động của nhiều nguồn năng lượng trong tự nhiên, trừ nguồn năng lượng A. ánh sáng. B. phóng xạ. C. núi lửa. D. sinh học. 63 Trong các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản trong khí quyển của quả đất nguyên thủy không có A. N 2 . B. O 2 . C. CO 2 . D. CH 4 . 64 Trong quá trình tiến hóa, CLTN tác động từ khi hình thành A. các đại phân tử hữu cơ. B. các TB nguyên thủy. C. các cơ thể sinh vật nhân sơ. D. các đại phân tử tự nhân đôi. 65 Trong quá trình tiến hóa, vật chất có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là A. ARN nhờ sự xúc tác của các enzim prôtêin. B.ARN mà không cần enzim prôtêin. C.ADN nhờ sự xúc tác của các enzim prôtêin. D.ADN mà không cần enzim prôtêin 66 Trong quá trình tiến hóa, vật chất lưu trữ thông tin di truyền đầu tiên là A. ARN. B. ADN. C. prôtêin. D. nuclêôtit. 67 Trong quá trình tiến hóa, vật chất ngày nay có khả năng tự nhân đôi là A. ARN nhờ sự xúc tác của các enzim prôtêin. B.ARN mà không cần enzim prôtêin. C.ADN nhờ sự xúc tác của các enzim prôtêin. D.ADN mà không cần enzim prôtêin 4 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 68 Trong quá trình tiến hóa đến ngày nay, phân tử lưu trữ thông tin di truyền của các loài sinh vật là A. ARN. B. ARN và ADN. C. ADN và prôtêin. D. ARN ; ADN và prôtêin. 69 Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trải qua các giai đoạn: tiến hoá A. hóa học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học. B. hóa học → tiến hoá tiền sinh học. C. hóa học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học. D. tiền sinh học → tiến hoá sinh học. 70 (1) Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc của sinh giới. (2) Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài. (3) Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất. Ý nghĩa của hóa thạch được phát biểu đúng là A. (1), (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (1) và (4). 71 Để xác định tuổi của các hóa thạch người ta căn cứ vào A. thời điểm con người phát hiện ra hóa thạch. B. loại đất đá chứa hóa thạch. C. loài sinh vật hóa thạch. D. phân tích các đồng vị phóng xạ trong hóa thạch. 72 Tuổi của các hóa thạch dưới 75000 năm, người ta căn cứ vào thời gian bán rã của A. cacbon 14 là 5730 năm. B. cacbon 14 là 4,5 tỉ năm. C. urani 238 là 5730 năm. D. urani 238 là 4,5 tỉ năm. 73 Di tích nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Dấu chân sinh vật tiền sử in trên đá. B. Đá có hình dạng của sinh vật cổ. C. Móng vuốt của các loài sinh vật hóa đá. D. Các hình tượng mỹ nghệ sinh vật cổ bằng đá 74 Sự phân chia thời gian địa chất gồm các đại theo trình tự : A. Nguyên sinh à cổ sinh à thái cổ à trung sinh à tân sinh. B. Nguyên sinhàthái cổàcổ sinhàtrung sinhàtân sinh. C. Thái cổ à nguyên sinh à cổ sinh à trung sinh à tân sinh. D. Thái cổ à cổ sinh à nguyên sinh à trung sinh à tân sinh. 75 Thực vật và ĐV lên cạn từ đại A. Cổ sinh. B. Thái cổ. C. Nguyên sinh. D. Trung sinh. 76 Sự xuất hiện các nhóm sinh vật: (1) Lưỡng cư và côn trùng. (2) Loài người. (3) Bò sát. (4) Các nhóm linh trưởng. (5) Thực vật có hoa. (6) Thực vật có hạt (hạt trần). (7) Chim và thú. Các nhóm phát sinh trong đại Tân sinh gồm: A. (2) và (4). B. (2), (4) và (5). C. (5), (6) và (7). D. (1), (2), (3), (5) . 77 Sự xuất hiện các nhóm sinh vật: (1) Lưỡng cư và côn trùng. (2) Loài người. (3) Bò sát. (4) Các nhóm linh trưởng. (5) Thực vật có hoa. (6) Thực vật có hạt (hạt trần). (7) Chim và thú. Các nhóm phát sinh trong đại Trung sinh gồm: A. (2) và (4). B. (2), (4) và (5). C. (5) và (7). D. (1), (3), (6) và (7) . 78 Sự xuất hiện các nhóm sinh vật: (1) Lưỡng cư và côn trùng. (2) Loài người. (3) Bò sát. (4) Các nhóm linh trưởng. (5) Thực vật có hoa. (6) Thực vật có hạt (hạt trần). (7) Chim và thú. Các nhóm phát sinh trong đại Cổ sinh gồm: A. (2) và (4). B. (2), (4) và (5). C. (5) và (7). D. (1), (3), (6) và (7) . 79 Sự kiện quan trọng nhất giúp sinh vật có thể di cư lên cạn ở đại Cổ sinh là A. sự xuất hiện thực vật có hạt. B. sự hình thành ôxi phân tử. C. sự lớn lên của các Đại lục. D. sự xuất hiện các loài lưỡng cư. 80 Loài vượn người ngày nay có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người là A. vượn Gibbon. B. Gôrila. C. tinh tinh. D. đười ươi. 81 Phát biểu đúng về quan hệ giữa người và vượn người: A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. B. Vượn người ngày nay không có quan hệ về nguồn gốc với loài người. C. Loài người là tổ tiên của các loài vượn người ngày nay. D. Người và vượn người là 2 nhánh tiến hoá từ 1 gốc chung là vượn người hoá thạch. 82 Loài người xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. loài người đứng thẳng H. habilis. B. loài người khéo léo H. erectus. C. loài người đứng thẳng H. erectus. D. loài người khéo léo H. habilis. 83 Loài người hiện đại H. sapiens tiến hóa từ A. loài người đứng thẳng H. habilis. B. loài người khéo léo H. erectus. C. loài người đứng thẳng H. erectus. D. loài người khéo léo H. habilis. 84 Trình tự nào sau đây phản ánh đúng trình tự phát sinh các loài trong quá trình tiến hoá A. Khỉ Rhesut → Vượn Gibbon → Gôrila → đười ươi → tinh tinh → người. B. Khỉ Rhesut → Gôrila → Vượn Gibbon → đười ươi → tinh tinh → người. C. Khỉ Rhesut → Gôrila → đười ươi → Vượn Gibbon → tinh tinh → người. D. Khỉ Rhesut → Vượn Gibbon → đười ươi → Gôrila → tinh tinh → người. 85 Trong quá trình phát sinh loài người hiện đại, mầm mống mĩ thuật, tôn giáo A. có từ giai đoạn các dạng vượn người hoá thạch B. có từ giai đoạn người tối cổ. C. có từ giai đoạn người cổ. D. chỉ xuất hiện ở giai đoạn người hiện đại. 86 Ngày nay, sự phát triển của xã hội loài người chịu sự chi phối của yếu của A. CLTN. B. các nhân tố sinh học. C. nhân tố hữu sinh. D. các nhân tố xã hội. 5 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 PHẦN 7. SINH THÁI HỌC 87 Các nhân tố sinh thái được chia thành A. 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh ; nhóm nhân tố hữu sinh. B. 2 nhóm là nhóm nhân tố trên cạn và nhóm nhân tố dưới nước. C. 2 nhóm nhân tố khí hậu và nhóm nhân tố sinh vật. D. 3 nhóm là nhân tố chất khí ; nhóm nhân tố chất rắn và nhóm chất lỏng. 88 Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị A. xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất. C. cao nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết. D. thấp nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết. 89 Giới hạn trên (max) là khoảng giá trị A.xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất. C. cao nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết. D. thấp nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết. 90 Kết luận nào sau đây là sai? A. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì vùng phân bố rộng. B. Loài có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố thì vùng phân bố hẹp. C. Cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi thì giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố thu hẹp. D. Cơ thể còn con thì giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố sinh thái sẽ rộng. 91 Nhóm cây ưa bóng thường sống dưới tán cây, A. có lá mỏng, màu xanh nhạt. B. có lá dày, màu xanh nhạt. C. có lá mỏng, màu xanh đậm. D. có lá dày, màu xanh đậm. 92 Nhóm cây ưa sáng thường sống những nơi trống trải, A. có lá mỏng, màu xanh nhạt. B. có lá dày, màu xanh nhạt. C. có lá mỏng, màu xanh đậm. D. có lá dày, màu xanh đậm. 93 Ở ĐV hằng nhiệt, sống ở vùng ôn đới (vùng lạnh) thì kích thước cơ thể thường A. lớn hơn ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. B. nhỏ hơn ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ĐV cùng loài ở vùng nhiệt đới. D. tương đương với ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. 94 Ở ĐV hằng nhiệt, sống ở vùng ôn đới (vùng lạnh) thì có tai, đuôi, chi … thường A. lớn hơn ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. B. lớn hơn hoặc nhỏ hơn ĐV cùng loài ở vùng nhiệt đới. C. tương đương với ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. D. nhỏ hơn ĐV cùng loài sống ở vùng nhiệt đới 95 Sự cạnh tranh giữa các loài sẽ trở nên gay gắt khi chúng A. có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở. B. có cùng nơi ở. C. trùng lặp ổ sinh thái. D. giao nhau về ổ sinh thái. 96 Trong một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định, mỗi loài sinh vật cư trú trong đó được gọi là A. quần tụ cá thể. B. quần thể sinh vật. C. quần xã sinh vật. D. hệ sinh thái. 97 Quan sát một tháp sinh thái, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? A. Quan hệ về dinh dưỡng và nơi ở của các loài. B. Năng suất sinh vật ở các loài trong quần xã. C. Nguồn năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng. D. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. 98 Nhóm sinh vật nào sau đây là quần thể? A. Bèo trên mặt ao. B.Cây ven hồ. C.Chim trên luỹ tre làng. D.Cá trắm cỏ trong ao 99 Sự cải biến … của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo kiểu gen mới, … với quần thể gốc. Các từ còn thiếu trong dấu … lần lượt là : A. tần số các alen – cách li địa lí. B. tần số các alen – cách li sinh thái. C. tần số các kiểu gen – cách li sinh thái. D. thành phần kiểu gen – cách li sinh sản 100 Trong điều kiện MT đồng nhất, nếu các cá thể trong quần thể không cạnh tranh gay gắt thì chúng thướng phân bố theo kiểu phân bố A. đồng đều. B. ngẫu nhiên. C. theo nhóm. D. đồng đều hoặc ngẫu nhiên. 101 Trong điều kiện MT đồng nhất, nếu các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt thì chúng thướng phân bố theo kiểu phân bố A. đồng đều. B. ngẫu nhiên. C. theo nhóm. D. đồng đều hoặc ngẫu nhiên. 102 Trong thiên nhiên, đa số các loài đơn tính có tỉ lệ đực / cái là A. ngẫu nhiên. B. 1. C. >1. D. <1. 103 Tuổi quần thể là thời gian sống A. của một cá thể. B. thực tế của cá thể trong quần thể (chết do MT) C. bình quân của các cá thể trong quần thể. D. có thể đạt tới của 1 cá thể (chết do già). 104 Trong tự nhiên, vì sao phần lớn các quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? A. Do điều kiện MT luôn bị giới hạn. B. Do điều kiện MT không bị giới hạn. C. Do khả năng sinh sản của mỗi quần thể là có giới hạn. D. Do tỉ lệ tử trong quần thể luôn cao hơn tỉ lệ sống sót. 105 Trong một tháp tuổi, nếu nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi đang sinh sản thì đó là đặc điểm của tháp tuổi ở các quần thể A. đang phát triển. B. ổn định. C. suy thoái. D. ổn định hoặc suy thoái. 106 Khoảng chống chịu là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. B. sẽ chết. C. bị ức chế các hoạt động sinh lí. D. sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường. 107 Hiệu suất nhóm có được nhờ quan hệ A. hỗ trợ giữa các loài trong quần xã. B. đối kháng giữa các loài trong quần xã. C. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. D. đối kháng giữa các cá thể trong quần thể. 6 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 108 Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể tạo ra sự biến động giảm kích thước quần thể không có nhân tố nào sau đây? A. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể. B. Sự cạnh tranh trong quần thể. C. Sự di cư của các cá thể ra khỏi quần thể. D. Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh. 109 Các loài ĐV sống ở vùng khô hạn (sa mạc, đồi trọc, ) thường có đặc điểm A. hoạt động ban đêm, tăng tuyến mồ hôi. B. hoạt động ban ngày, giảm tuyến mồ hôi. C. hoạt động ban ngày, tăng tuyến mồ hôi. D. hoạt động ban đêm, giảm tuyến mồ hôi. 110 Cấu trúc tuổi của các quần thể sinh vật nào sau đây thường thay đổi theo chu kỳ ngày đêm? A. Chuột. B. Dơi. C. Giáp xác. D. Côn trùng. 111 Các loài cá, lưỡng cư, … có thân nhiệt A. không đổi theo nhiệt độ MT. B. thay đổi theo nhiệt độ MT. C. thay đổi hoặc không đổi tùy loài. D. thay đổi hoặc không đổi tùy điều kiện MT. 112 Các loài gần nhau về nguồn gốc thường có xu hướng A. sống cùng ổ sinh thái. B. sống cùng nơi ở. C. phân li ổ sinh thái. D. phân li nơi ở. 113 Kết luận nào sau đây là đúng? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm cho quần thể dễ bị tiêu diệt. B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giúp cho quần thể khai thác tốt nguồn sống trong MT. C. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót của tất cả các cá thể trong quần thể. D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giúp cho quần thể tồn tại và phát triển tốt. 114 Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể A. ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển quần thể. B. nhiều nhất quần thể có thể đạt được, phù hợp với nguồn sống của MT. C. ít nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên. D. nhiều nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên. 115 Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện MT A. không bị giới hạn và đường cong tăng trưởng có hình chữ S. B. bị giới hạn và đường cong tăng trưởng có hình chữ S. C. không bị giới hạn và đường cong tăng trưởng có hình chữ J. D. bị giới hạn và đường cong tăng trưởng có hình chữ J. 116 Tháp tuổi là sơ đồ sắp xếp các nhóm tuổi tính từ đáy lên là A. nhóm tuổi trước sinh sản à đang sinh sản à sau sinh sản B. nhóm tuổi sau sinh sản à đang sinh sản à trước sinh sản. C. nhóm tuổi có số lượng cá thể nhiều nhất đến ít nhất. D. nhóm tuổi đang sinh sản à trước sinh sản à sau sinh sản. 117 Sự tăng trưởng kích thước của quần thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó hai nhân tố mang tính quyết định sự tăng trưởng kích thước của quần thể là A. mức sinh sản và mức nhập cư. B. mức tử vong và mức xuất cư. C. mức sinh sản và mức tử vong. D. mức nhập cư và mức xuất cư. 118 Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là phản ứng tổng hợp của quần thể trước tác động của A. nguồn thức ăn. B. không gian sống. C. kẻ thù và dịch bệnh. D. điều kiện sống. 119 Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể gây nguy hại lớn nhất cho đời sống của các loài là sự biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. 120 Một trong những yếu tố đảm bảo cho quần thể duy trì ở mức độ phù hợp về số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể là A. sự cạnh tranh khác loài. B. sự cạnh tranh cùng loài. C. kí sinh khác loài. D. sự nhập cư của các cá thể cùng loài 121 Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của MT đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó sinh trưởng và phát triển gọi là A. nơi ở của loài. B. ổ sinh thái của loài. C. MT sống của loài. D. sinh cảnh. 122 Quần xã sinh vật là tập hợp tất cả A. các quần thể của cùng một loài, có khu phân bố xác định. B. các quần thể sinh vật và môi trường vật lí của các quần thể đó. C. các cá thể cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, cùng thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh con cái hữu thụ. D. các cá thể trong một khoảng không gian xác định, có quan hệ mật thiết với nhau thành thể thống nhất. 123 Các loài sinh vật trong quần xã có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt A. sinh sản và nơi ở. B. dinh dưỡng và nơi ở. C. sinh sản và dinh dưỡng. D. sinh sản, dinh dưỡng và nơi ở. 124 Độ đa dạng của quần xã được thay thế hiện qua A. số lượng quần thể và số lượng cá thể trong quần xã. B. số lượng quần thể trong quần xã. C. độ phức tạp của sự phân bố sinh vật trong quần xã. D. độ phức tạp của sự phân bố điều kiện sống của quần xã. 125 Trong một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định, tất cả các sinh vật cư trú trong đó được gọi là A. quần tụ cá thể. B. quần thể sinh vật. C. quần xã sinh vật. D. hệ sinh thái. 126 Quá trình diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi A. mạnh mẽ của các nhân tố nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái. B. tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn khác nhau. C. số lượng cá thể của các quần thể ở một trạng thái cân bằng. D. tuần tự các nhân tố vô sinh theo những chu kì khác nhau. 127 Sau khi bị bảo, lụt, dịch bệnh tác động lên một quần xã A. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh. B. sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh. C. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. D. không diễn ra diễn thế. 7 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 128 Loài sinh vật chỉ có ở một hòn đảo nào đó được gọi là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. chủ chốt. D. thứ yếu 129 Trên các đống tro tàn núi lửa, A. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh. B. sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh. C. sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. D. không diễn ra diễn thế. 130 Quan hệ giữa chim mỏ đỏ đậu trên lưng linh dương thuộc dạng quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác. 131 Quan hệ giữa nấm, vi khuẩn lam và tảo đơn bào trong địa y thuộc dạng quan hệ A.kí sinh. B.cộng sinh. C.hội sinh. D.hợp tác 132 Mối quan hệ giữa các loài mà trong đó không có loài nào bị hại gọi là quan hệ A. hỗ trợ. B. đối kháng. C. cộng sinh. D. cạnh tranh. 133 Mối quan hệ giữa 2 hay nhiều loài mà trong đó loài này thì có hại nhưng loài kia thì không có lợi mà cũng không có hại. Đó là quan hệ. A. ức chế- cảm nhiễm. B. con mồi và vật ăn thịt . C. cạnh tranh. D. kí sinh. 134 Sau khi xuất hiện 1 hố bom đã hình thành một ao cá. Quá trình hình thành ao cá đó A. là diễn thế nguyên sinh. B. là diễn thế thứ sinh. C. là diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. D. không phải là diễn thế. 135 Vi sinh vật sống trong dạ cỏ các loài ĐV nhai lại thuộc dạng quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác. 136 Quá trình biến đổi từ rừng lim nguyên sinh thành trảng cỏ do con người chặt hết các cây lim A. là diễn thế nguyên sinh. B. là diễn thế thứ sinh. C. là diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh. D. không phải là diễn thế. 137 Kết luận nào sau đây là sai? A. Hình tháp được xây dựng trên cơ sở bậc dinh dưỡng của các loài trong lưới thức ăn. B. Để xây dựng hình tháp sinh thái có thể căn cứ vào tổng số lượng cá thể hoặc tổng sản lượng hoặc năng lượng của mỗi bậc dinh dưỡng. C. Các hình tháp sinh thái lúc nào cũng có dạng hình tháp chuẩn nhỏ dần từ đáy lên đỉnh. D. Trong tháp sinh thái, tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng cao luôn nhỏ hơn tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng thấp 138 Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm A. quần thể và các yếu tố vô sinh. B. các nhân tố vô sinh và hữu sinh. C. quần xã sinh vật và các nhân tố hữu sinh. D. quần xã sinh vật và các nhân tố vô sinh. 139 Trong hệ sinh thái thường có 2 loại chuỗi thức ăn, gồm chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật A. sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tiêu thụ. B. phân giải và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tiêu thụ. C. sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng chất vô cơ. D. sản xuất và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải. 140 Chuổi thức ăn nào sau đây là đúng? A. giun đất àDế chũià Cú mèoà Chim ăn thịt nhỏ. B.Cỏ àĐại bàng à Thỏ. C. Gà à Giun đất à Người. D. Cỏ à Chuột à Rắn lục à Cú mèo. 141 Giun đất trong quần xã thuộc nhóm sinh vật A. tự dưỡng. B. tiêu thụ. C. phân giải. D. phân giải, một số thuộc nhóm tự dưỡng và một số thuộc nhóm dị dưỡng. 142 Trong chuỗi thức ăn, các loài ăn cỏ phải ở bậc dinh dưỡng A. cấp 1. B. cấp 2. C. cấp 3. D. cuối cùng. 143 Trong chuỗi thức ăn, các loài ĐV ăn thịt thuộc bậc dinh dưỡng từ A. cấp 2 trở lên. B. cấp 3 trở lên. C. cấp 4 trở lên. D. cấp 2 trở xuống. 144 Xét chuỗi thức ăn Cỏ à Chuột à Rắn hổ mang à Đại bàng. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là A. Đại bàng. B. Chuột, Rắn hổ mang và Đại bàng. C. Đại bàng và Rắn hổ mang. D. tất cả các loài trong chuỗi thức ăn. 145 Chu trình sinh địa hoá các chất có ý nghĩa gì? A. Làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú. B. Duy trì cân bằng năng lượng trong sinh quyển. C. Duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển. 146 Trong chu cacbon, nguồn cacbon từ môi trường vào cơ thể sinh vật dưới dạng A. CO 2 . B. cacbon đơn chất. C. CO. D. CH 4. 147 Nguồn nitơ trong môi trường được biến đổi thành dạng nitơ cây hấp thu được là nhờ hoạt động của nhiều loại vi khuẩn tự nhiên nhưng trong đó không có vi khuẩn A. nitrit hoá. B. nitrat hoá. C. cố định nitơ tự do. D. phản nitrat hoá. 148 Sinh quyển gồm toàn bộ A. các khoảng không gian trên trái đất. B. các hệ sinh thái trên trái đất. C. những gì có trên trái đất như địa quyển, khí quyển và thuỷ quyển. D. các loài sinh vật trên trái đất. 149 Dòng năng lượng truyền trong lưới thức ăn theo trình tự nào sau đây? A. MT à thực vật à ĐV ăn thịt à ĐV ăn cỏ à MT. B. MT à thực vật à ĐV ăn cỏ à ĐV ăn thịt à MT. C. MT à ĐV ăn thịt à thực vật à ĐV ăn cỏ à MT. D. MT à ĐV ăn cỏ à thực vật à ĐV ăn thịt à MT. 150 Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % A. sinh khối chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. B. vật chất chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. C. năng lượng chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng. D. năng lượng mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng. 8 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 CÁC DẠNG BÀI TẬP LAI 2 CẶP GEN → 2 CẶP TÍNH TRẠNG 151 Nếu các gen phân li độc lập thì khi kiểu gen AaBbDd giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? A. 2. B.4. C.6. D. 8. 152 Nếu các gen PLĐL thì khi kiểu gen AabbDd giảm phân sẽ tạo giao tử Abd chiếm tỉ lệ A.1/6. B.¼. C.1/8. D. 1/16 153 Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì khi kiểu gen ab AB giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? A. 1. B.2. C.4. D. 6. 154 Nếu các gen liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gen) thì khi kiểu gen ab AB giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? A. 1. B.2. C.4. D. 6. 155 Nếu các gen liên kết hoàn toàn thì khi kiểu gen ab AB giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử AB chiếm A. 0%. B.100%. C.50%. D. 25%. 156 Nếu các gen liên kết không hoàn toàn (với tần số hoán vị gen là 40%) thì khi kiểu gen ab AB giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử Ab chiếm A. 20%. B.30%. C. 40%. D. 50%. 157 Xét phép lai AaBbDd x AaBbDd. Nếu các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định 1 tính trạng trội hoàn toàn thì F 1 sẽ có A. 27 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. B. 8 loại kiểu gen và 27 loại kiểu hình. C. 9 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. D. 6 loại kiểu gen và 9 loại kiểu hình. 158 Xét phép lai AaBb x AaBb . Nếu các gen phân li độc lập thì ở F 1 có tỉ lệ kiểu gen Aabb chiếm A. 1/16. B. 3/16. C. 3/8. D. 1/8. 159 Xét phép lai aB Ab x aB Ab khi không xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ thì tỉ lệ kiểu gen aB Ab sinh ra ở F 1 chiếm A. 0%. B.100%. C.50%. D. 25%. 160 Xét phép lai aB Ab x aB Ab khi xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu gen ab AB sinh ra ở F 1 chiếm A. 6 %. B. 1 %. C. 12%. D. 1%. 161 Ở 1 loài động vật, gen A qui định chân cao, a qui định chân lùn; B qui định lông xù, b qui định lông thẳng. Hai cặp gen này PLĐL. Phép lai P AaBb x Aabb sẽ tạo thế hệ F 1 có tỉ lệ kiểu hình chân lùn, lông thẳng ở F 1 chiếm bao nhiêu %? A. 12,5%. B. 25,0%. C. 37,5%. D. 50%. 162 Ở 1 loài động vật, gen A qui định chân cao, a qui định chân lùn; B qui định lông xù, b qui định lông thẳng. Xét phép lai ab AB x ab AB khi không xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ thì tỉ lệ kiểu hình chân lùn, lông thẳng ở F 1 chiếm bao nhiêu %? A. 0%. B.100%. C.50%. D. 25%. 163 Ở 1 loài động vật, gen A qui định chân cao, a qui định chân lùn; B qui định lông xù, b qui định lông thẳng. Xét phép lai aB Ab x aB Ab khi không xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ thì tỉ lệ kiểu hình chân lùn, lông thẳng ở F 1 chiếm bao nhiêu %? A. 0%. B.100%. C.50%. D. 25%. 164 Ở 1 loài động vật, gen A qui định chân cao, a qui định chân lùn; B qui định lông xù, b qui định lông thẳng. Xét phép lai aB Ab x aB Ab khi hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình chân lùn, lông thẳng ở F 1 chiếm bao nhiêu %? A. 1%. B. 2%. C. 16%. D. 4% 165 Ở 1 loài động vật, gen A qui định chân cao, a qui định chân lùn; B qui định lông xù, b qui định lông thẳng. Xét phép lai ab AB x ab AB khi hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử ♂ và ♀ với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình chân lùn, 9 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 lông thẳng ở F 1 chiếm bao nhiêu %? A. 1%. B. 2%. C. 16%. D. 4% 10 . 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 33 Nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là A. đột biến. B. CLTN. C. giao phối không ngẫu nhiên. D. di -nhập gen 34 Nguồn. B.ARN mà không cần enzim prôtêin. C.ADN nhờ sự xúc tác của các enzim prôtêin. D.ADN mà không cần enzim prôtêin 4 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 68. hệ. 1 SINH HỌC 12 PHẦN 6 : TIẾN HÓA VÀ SINH THÁI NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 B. Các biến dị phát sinh do thay đổi ngoại cảnh và tập quán hoạt động đều di truyền và tích lũy qua các thế hệ. C.

Ngày đăng: 01/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w