1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải nhanh bài toán hỗn hợp bằng PP quy đổi hoá học

7 855 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Để làm được như vậy, đa phần học sinh đều tìm đến những phương pháp giải toán hoá học nhanh nhất vì vậy, giáo viên phải không ngừng đổi mới phương giảng dạy, tìm hiểu thấu đáo các phương

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ: GIẢI NHANH BÀI TOÁN HỖN HỢP BẰNG

PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức chuyển cấu trúc đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Hoá học từ tự luận sang trắc nghiệm 100% Sự thay đổi này tạo ra động lực quan trọng đòi hỏi phải có sự thay đổi tương ứng về nhận thức và phương pháp trong cả việc dạy và học của giáo viên và học sinh Hình thức thi này đòi hỏi các em phải có tư duy nhanh, nhạy trong vòng 90 phút, phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất Để làm được như vậy, đa phần học sinh đều tìm đến những phương pháp giải toán hoá học nhanh nhất vì vậy, giáo viên phải không ngừng đổi mới phương giảng dạy, tìm hiểu thấu đáo các phương pháp giải nhanh để từ đó giúp các em hoc sinh hoàn thiện các kỹ năng sử dụng các phương pháp, tìm ra hướng giải tối ưu nhất cho bài toán mà mình đối diện Qua việc tích lũy kiến thức tôi nhận thấy một trong những phương pháp mà được sử dụng rất hữu ích cho lời giải nhanh và chính xác là phương pháp: “giải nhanh bài toán hỗn hợp bằng phương pháp quy đổi”, đó chính là phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho bài toán trở nên dễ dàng thuận tiện, đồng thời cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất vì những vì lý do trên mà tôi chọn đề tài này

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trình tự để giải một bài toán hóa là viết các phương trình phản ứng, dựa vào dự kiện của đề bài tìm mối liên hệ để lập phương trình, hệ phương trình toán học sau đó giải

để tìm nghiệm Với một quy trình đầy đủ như vậy thì việc giải bài toán sẽ trở nên khó khăn và tốn rất nhiều thời gian, kết quả tìm được sau quá trình giải sẽ dễ bị sai, thậm chí đôi lúc không tìm được đáp án do số phương trình lập được ít hơn số ẩn cần tìm Phương pháp quy đổi quy hỗn hợp phức tạp ban đầu về hỗn hợp mới đơn giản hơn làm cho bài toán trở nên đơn giản, vì vậy việc giải cũng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt nếu chúng ta áp dụng phương pháp quy đổi kết hợp với phương pháp bảo toàn electron thì bài toán sẽ không còn phải viết phương trình phản ứng, số bán phản ứng trong quá trình cho nhận electron cũng được giảm bớt, số phương trình toán học cần giải cũng ít hơn vì vậy việc

Trang 2

giải và tìm nghiệm nhanh và cho kết quả chính xác hơn Phương pháp này sẽ rèn luyện cho các em cách tư duy logic, kỹ năng tính toán nhanh nhạy tìm ra đáp án nhanh với hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu làm bài thi trắc nghiệm

1 Phương pháp quy đổi: Là phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu

là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho bài toán trở nên dễ dàng thuận tiện

2 Nguyên tắc: Đảm bảo 2 nguyên tắc

- Bảo toàn nguyên tố, tức tổng số mol mỗi nguyên tố ở hỗn hợp đầu và hỗn hợp mới phải như nhau

- Bảo toàn số oxi hóa, tức là số oxi hóa của các nguyên tố trong hai hỗn hợp là như nhau

3 Các hướng quy đổi chính

3.1 Quy đổi 1: Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp hai hoặc một chất

Vd1: Hỗn hợp đầu gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 quy đổi về hai chất bất kỳ trong hỗn hợp đầu: (Fe, FeO), (Fe, Fe3O4), (Fe, Fe2O3), (FeO, Fe3O4), (FeO, Fe2O3), (Fe3O4, Fe2O3) hoặc

FexOy

Kinh nghiệm: - Nếu hỗn hợp X dư kim loại quy X về: Fe, Fe2O3 (Fe3+(trong Fe2O3) không

bị khử- giảm phương trình)

- Nếu hỗn hợp X dư axit quy X về Fe, FeO (Fe3+(trong FeO) không bị oxi hóa - giảm phương trình)

Vd2: Hỗn hợp Y ban đầu gồm Cu, CuS, Cu2S, S quy đổi về: (Cu,CuS), (Cu, Cu2S),

3.2 Quy đổi 2: Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử tương ứng

Khi gặp bài toán hỗn hợp nhiều chất nhưng về bản chất chỉ gồm 2 (hoặc 3) nguyên

tố ta quy đổi thẳng hỗn hợp về 2 (hoặc 3) nguyên tử tương ứng

Vd1: Hỗn hợp đầu gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 quy đổi về 2 nguyên tử Fe và O

Vd2: Hỗn hợp ban đầu gồm Cu, CuS, Cu2S, S quy đổi về 2 nguyên tử Cu và S

Vd3: Hỗn hợp ban đầu gồm Fe, FeS, FeS2, Cu, CuS, Cu2S, S quy đổi về Fe, Cu, S

3.3 Quy đổi 3: Quy đổi tác nhân oxi hóa- khử

Bài toán xảy ra nhiều giai đoạn oxi hóa khác nhau bởi những chất oxi hóa khác nhau, quy đổi vai trò chất oxi hóa này cho chất oxi hóa kia, nhưng phải đảm bảo :

- Số electron nhường nhận là không đổi

Trang 3

- Do sự thay đổi tác nhân oxi hóa nên cần thay đổi sản phẩm cho phù hợp

Vd: Fe →[O] hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3)  →HNO3 Fe3+, NO (sản phẩm sau:Fe2O3)

4 Các bước giải

- Sơ đồ hóa bài toán

- Quyết định hướng quy đổi

- Lập phương trình (hệ phương trình) dựa vào dự kiện bài toán→tìm đáp số

5 Lưu ý

- Phương pháp đặc biệt phát huy tác dụng trong bài toán hỗn hợp sắt và các oxit, hỗn hợp các hợp chất của sắt, đồng,

- Hướng quy đổi 1 tính chính xác cao và ít gặp sai lầm

- Hướng quy đổi 2 cho lời giải nhanh và hay được áp dụng nhất

- Hướng quy đổi 3 khó hơn và ít được sử dụng

- Trong quá trình làm bài thường kết hợp với các phương pháp khác: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron,

- Các giá trị giả định sau quy đổi, khi giải có thể nhận giá trị âm (bài tập 2)

6 Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3gam hỗn hợp chất rắn X Hòa tan hết

hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) Giá trị của m là

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ: Fe →[O] hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) HNO →3 Fe3+, NO

Phân tích: Nếu giải bài toán này bằng pp thông thường thì sẽ phải viết rất nhiều PTPƯ,

và trong quá trình giải số ẩn sẽ nhiều hơn số phương trình lập được do đó việc giải sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có thể sẽ không tìm được đáp án, còn nếu chỉ đơn thuần

là áp dụng pp bảo toàn e thì số bán phản ứng cần viết cũng sẽ nhiều nhưng nếu sử dụng

pp quy đổi thì sẽ bài toán trở nên đơn giản hơn.

Cách 1: Quy đổi 1

[O]

Trang 4

HNO3 dư quy đổi hỗn hợp X thành Fe: x mol

Fe2O3: y mol Quá trình nhường nhận e:

Fe → Fe+3 + 3e N+5 + 3e → N+3

x →3x 0,075← 0,025

Theo bảo toàn e: 3x = 0,075 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,025mol, y = 0,01mol

nFe = nFe + 2nFe2O3= 0,025 + 2.0,01 = 0,045 ⇒m = mFe = 0,045.56 = 2,52 →Đ/a: A

Lưu ý: Chúng ta có thể quy đổi hỗn hợp X về 2 chất bất kỳ trong X hoặc về FexOy

Cách 2: Quy đổi 2

HNO3 dư quy đổi hỗn hợp X thành Fe: x mol

O: y mol Quá trình nhường nhận e:

Fe → Fe+3 + 3e ; N+5 + 3e → N+3 , O0 + 2e → O-2

x →3x 0,075← 0,025 2y← y

Theo bảo toàn e: 3x = 0,075 + 2y (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,045mol, y = 0,03mol

⇒m = mFe = 0,045.56 = 2,52 →Đ/a: A

Cách 3: Quy đổi 3

Đổi tác nhân oxi hóa HNO3 thành [O]

Sơ đồ: Fe →[O] hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) HNO →3 Fe3+, NO

Thành Sơ đồ: Fe[O →  ] * hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) [O →] ** Fe2O3

Như vậy vai trò nhận e của N+5 thay bằng O:

N+5 + 3e → N+3 ⇔ O0 + 2e → O-2

0,075← 0,025 0,0375← 0,075

Số e do N +5 nhận và O ** như nhau

Theo bảo toàn khối lượng: mFe2O3 = mX + mO **= 3 + 0,0375.16 = 3,6

ta có: 56x + 160y = 3 (1)

ta có: 56x + 16y = 3 (1)

Trang 5

⇒nFe =2nFe2O3=

160

6 , 3 2 0,45 mol⇒m = mFe = 0,045.56 = 2,52 →Đ/a: A

Nhận xét: Đối với bài tập này thì quy đổi 1 là nhanh nhất, quy đổi 2 đơn giản nhất, còn

quy đổi 3 khó và dễ sai hơn

Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 30,4 gam rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S bằng HNO3

dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y Thêm Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa Giá trị của m là

A 81,55 B 104,20 C 110,95 D 115,85

Hướng dẫn giải:

Sơ đồ: Hỗn hợp X (Cu,CuS,Cu2S)  →HNO 3 hh Y(Cu2+),NOBa (OH) 2→Cu(OH)2, BaSO4

30,4 gam 20,16(l) m gam

Cách 1: Quy đổi 1

Quy đổi hỗn hợp X thành Cu: x mol

CuS: y mol

Cu0 → Cu+2 + 2e , CuS→ Cu+2 + S+6 + 8e; N+5 + 3e → N+3

x → 2x y →8y 2,7← 0,9

Theo bảo toàn e: 2x + 8y = 2,7 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = - 0,05mol, y = 0,35mol ⇒ nCu(OH)2= ∑n Cu = 0,3 mol

nBaSO4 = nS = 0,35 mol

⇒m = 98.0,3 + 233.0,35 =110,95 gam→Đ/a: C

Cách 2: Quy đổi 2

Quy đổi hỗn hợp X thành C: x = 0,3 mol

S: y mol Quá trình nhường nhận e:

Cu0 → Cu+2 + 2e , S→ S+6 + 6e; N+5 + 3e → N+3

x → 2x y →6y 2,7← 0,9

Theo bảo toàn e: 2x + 6y = 2,7 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,3mol, y = 0,35mol⇒ nCu(OH)2= n Cu= 0,3 mol

nBaSO4 = nS = 0,35 mo

ta có: 64x + 96y = 30,4 (1)

nH2= 2,24 -0,3.12 = 0,64 mol

Trang 6

⇒m = 98.0,3 + 233.0,35 =110,95 gam→Đ/a: C

Nhận xét: Đối với bài tập này thì quy đổi 2 là đơn giản và nhanh nhất, và không áp dụng

quy đổi 3 vì chỉ có một tác nhân oxi hóa

Bài tập 3: Hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A 18,60 gam B 18,96 gam C 19,32 gam D 20,40 gam

Hướng dẫn giải:

Hỗn hợp Z (C3H8, C3H6, C3H4)→O2 CO2, H2O

Cách 1: Quy đổi 1

Quy đổi hỗn hợp Z thành C3H8: x mol x + y = 0,1 x = 0,06

C3H4: y mol 44x + 40y = 42,4.0,1= 4,24 y = 0,04

nCO2= 3(nC3H8+ nC3H4) = 0,3 mol

nH2O= 4nC3H8+ 2nC3H4= 0,32 mol

Tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là:

m = 44.0,3 +18.0,32 = 18,96 gam →Đ/a: B

Cách 2: Quy đổi 2

Quy đổi hỗn hợp X thành C: x = 0,3 mol

H: y mol Tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là:

m = 44.0,3 +18.0,32 = 18,96 gam →Đ/a: B.

Nhận xét: Đối với bài tập 3 áp dụng cách quy đổi 2 cho lời giải nhanh hơn nhưng học

sinh rất khó nghỉ ngay tới nC = 0,3 mol nên dễ gặp sai lầm, cách giải 1 tuy dài hơn nhưng tránh được sai lầm do đó có độ chính xác cao hơn, không áp dụng quy đổi 3 vì chỉ có một tác nhân oxi hóa

C KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, phương pháp quy đổi được giới thiệu một cách

cơ bản nhất các bài tập đưa ra cũng dưới dạng tổng quát nhất, dễ hình dung nhất, và ở đây đặc biệt có cả ví dụ phần vô cơ và phần hữu cơ, nhằm cung cấp cho các bạn một phương pháp giải nhanh bài toán hóa với lời giải đơn giản cho kết quả nhanh và chính xác Tôi hi

nH= 2,24 -0,3.12 = 0,64 mol

Trang 7

vọng đề tài sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc, đồng nghiệp và các em học sinh bổ sung một phương pháp khá mới và hay trong quá trình giảng dạy và học tập đặc biệt nó sẽ hộ trợ đắc lực cho các em trong các em trong các kỳ thì

D KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Do đặc thù trường vừa chuyển từ bán công lên công lập nên chất lượng đầu vào của học sinh không được cao so với các trường khác vì vậy, ngay từ những năm đầu vào trường nhà trường nên có những buổi ngoại khóa hướng nghiệp cho các em, giúp các em

có định hướng nghề nghiệp đúng đắn và đồng thời có đầu tư theo chiều sâu để giáo viên

có điều kiện cung cấp, bổ sung cho các em những mảng kiến thức cần thiết phục vụ cho mục đích học tập cụ thể của các em, và hi vọng trong thời gian tới nhà trường sẽ bổ sung nguồn tài liệu phong phú hơn nữa để hộ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập

và giảng dạy Thiết nghĩ chuyên đề này sẽ áp dụng hữu ích trong quá trình luyện thi đại học, cao đảng cho học sinh khối lớp 11,12 cùng với một số chuyên đề khác của các thành viên trong tổ hóa sẽ nâng cao chất lượng môn Hóa học cho học sinh, do thời gian công tác còn hạn chế chưa có dịp trãi nghiệm nhưng trong quá trình tích lũy chuyên môn và quá trình gia sư cho học sinh tôi thấy phương pháp này có hiệu quả tích cực rất đáng để áp dụng

Trên đây là toàn bộ phần báo cáo chuyên đề của tôi, với thời gian và điều kiện có hạn chắc chắn đề tài còn có nhiều hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ quý đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Kỳ Anh, ngày 18 tháng 01 năm 2011

Giáo viên thực hiện: Võ Thị Hà

Ngày đăng: 31/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w