Sang kien kinh nghiem lop 5

9 370 3
Sang kien kinh nghiem lop 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦU KÈ Trường Tiểu học Ninh Thới B    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010 – 2011 ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 5 Người thực hiện : Hồ Xuân Huy Cầu Kè, tháng 03 năm 2011 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay, ngành giáo dục Việt Nam thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục. Để phù hợp với mục tiêu giáo dục, nội dung – hình thức – phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Phương pháp giáo dục được thông qua nhiều hoạt động : hoạt động dạy - học trong giờ chính khoá ( theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học ) và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục bằng hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh : - Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. - Làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống, sự việc nảy sinh trong sinh hoạt tập thể nhà trường, gia đình và công đồng. - Có thái độ đúng đắn, tình cảm tích cực thể hiện sự hứng thú đối với hoạt động, phấn khởi khi được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể. Ngoài ra, trong tiết học có tổ chức trò chơi này, học sinh còn được bổ trợ kiến thức, trao đổi cách học. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và hổ trợ của ban giám hiệu trường và các đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng khối. - Bản thân được bồi dưỡng chương trình thay sách. - Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc thay sách đã được cấp trên cung cấp khá đầy đủ. - Phần đông các bậc cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. 2. Khó khăn: - Đa số học sinh chưa ham thích học. - Học sinh chỉ ghi nhớ nội dung học một cách thụ động, khá máy móc. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1. Nghiên cứu chương trình giáo dục: 1.1 Nội dung chương trình được cấu trúc thành 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn. Chương trình của phần bắt buộc được xây dựng thành các chủ điểm giáo dục. Mỗi chủ điểm gắn giáo dục gắn với một ngày kỷ niệm lịch sử trong tháng và với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Đó là những mốc Trang 1 thời gian có ý nghĩa lịch sử, mang tính giáo dục cao. Nội dung phần bắt buộc thể hiện như sau: Tháng 9 + 10 : Người học sinh ngoan Tháng 11 : Nhớ ơn thầy, cô Tháng 12 : Anh bộ đội Cụ Hồ Tháng 1 + 2 : Mừng Đảng, mừng Xuân Tháng 3 : Yêu quý mẹ và thầy cô Tháng 4 + 5 : Nhớ ơn Bác Hồ, tiếp bước cha ông 1.2 Vị trí : Đây là một hoạt động giáo dục bao gồm tất cả những hoạt động nối tiếp những hoạt động giáo dục trong giờ học. Đây là một nhu cầu, một quyền lợi, một con đường để phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ. 1.3 Vai trò : - Củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi học sinh. - Là một cái nền để mỗi học sinh tự so sánh bản thân mình với người khác, kích thích trẻ vươn lên trong quá trình học. - Phát huy tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của tập thể trẻ em nói chung và của mỗi trẻ nói riêng. Từ đó hình thành ở học sinh những kinh nghiệm ứng xử xã hội đẹp nhất. 1.4 Nhiệm vụ : Có 3 nhiệm vụ cơ bản như sau : - Nhiệm vụ củng cố, tăng cường về nhận thức. - Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ. - Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng. Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiệm vụ này bổ sung, làm tiền đồ cho nhiệm vụ kia và ngược lại. Điều đặc biệt quan trọng cần xác định là : việc phối hợp giữa các hình thức hoạt động với nhau phải đi tới mục đích giáo dục chung, tức là chú ý tới hiệu quả của nó. 1.5 Các hình thức tổ chức : Hoạt động giải trí bao gồm : thi trả lời câu đố vui, thi giải toán nhanh, thi hái hoa . Hoạt động xã hội : + Phát động phong trào thi đua để quyên góp, giúp đỡ bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền. + Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh. Hoạt động khoa học kỹ thuật : + Câu lạc bộ “ Em yêu khoa học ” … + Hội vui học tập : nhằm ổn định kiến thức, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết của các em. + Sưu tầm và trình bày những bài toán vui, những bài văn hay để học sinh cùng tham khảo… Hoạt động công ích : Tr ang 2 + Lao động làm sạch, đẹp trường lớp… + Lao động tổng vệ sinh ở địa phương… Hoạt động đánh giá thi đua, sơ kết nhận xét tuần, sơ kết thi đua một tháng và phát động thi đua tháng tiếp theo. 2. Nội dung và các biện pháp chính : Minh hoạ một số cuộc thi - khối 5 2.1 Mục đích, yêu cầu : Học sinh củng cố kiến thức các phân môn : + Kể chuyện, Đạo đức : Thông qua hành vi ứng xử, tình huống câu chuyện… + Toán, Tiếng việt : Nắm vững, khắc sâu kỷ năng đã học. + Khoa học, Lịch sử & Địa lý : hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam. + Mĩ thuật, Âm nhạc : Học sinh trau dồi, phát huy năng khiếu của mình. + Ngoài ra, còn củng cố sự hiểu biết về truyền thống Đội, những gương tuổi trẻ hiếu học, những nhân vật lịch sử của đội…. 2.2 Chuẩn bị hoạt động : a) Phương pháp hoạt động : - 2 bức tranh và nội dung chuyện kể đạo đức (phóng to) – Vòng 1 - Ô chữ và nội dung các ô chữ (kẻ to trên giấy A0) – Vòng 2 - Giấy vẽ (khổ to), màu, cọ (mỗi nhóm 1 bộ) – Vòng 3 - Nội dung câu hỏi cho học sinh, ngôi sao Hy vọng – Vòng 4 - Vật thật cho trò chơi, vải khăn bịt mắt - Bảng điểm, tặng phẩm. b) Về tổ chức : - Ban tổ chức: Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội, 2 giáo viên (1 giáo viên dạy mỹ thuật), nhân viên thiết bị - thư viện. - Ban giám hiệu thông báo cho giáo viên khái quát nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động. - Cử ban giám khảo - Cử người dẫn chương trình - Phân công trang trí - Chuẩn bị phần thưởng - 6 học sinh (chia làm 2 đội) - Dự kiến thời gian tổ chức 2.3 Tiến hành hoạt động : - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Giới thiệu Ban giám khảo - Giới thiệu học sinh tham gia của 2 đội. Người dẫn chương trình phổ biến về nội dung thi và quy tắc thực hiện . 2.4 kết thúc hoạt động : Công bố điểm số của từng đội Trang 3 Mời đại biểu phát thưởng cho học sinh DIỄN BIẾN CUỘC THI VÒNG 1 : KHỞI ĐỘNG “ TAI NGHE - MẮT THẤY ” Mỗi đội sẽ được nghe đội trưởng đọc một đoạn của một câu chuyện kết hợp xem tranh minh hoạ có một số hình ảnh thay từ ngữ, thật diễn cảm. Sau đó giáo viên cất tranh.Học sinh mỗi đội phải trả lời 4 câu hỏi của Ban tổ chức, mỗi câu trả lời đúng đạt 5 điểm và thảo luận trong thời gian 30 giây dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo của câu chuyện, lúc này Ban tổ chức mở phần cuối câu chuyện ra. Nếu dự đoán đúng thì đội đó được 20 điểm, nếu dự đoán sai sẽ không có điểm. Giám khảo công bố điểm vòng 1 và phát thưởng. VÒNG 2 : VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT TRÒ CHƠI : “ Ô CHỮ KỲ DIỆU ” Tất cả có 10 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc liên quan kiến thức về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (trong đó ô số 3 có thêm 50 điểm thưởng) Lần lượt từng người trong 2 đội sẽ chọn bất kỳ ô chữ hàng ngang nhưng không được theo thứ tự. nghe giám khảo đọc câu hỏi, mỗi câu suy nghĩ trong 5 giây rồi bấm chuông giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Ở mỗi câu, nếu đội nào không trả lởi được thì đội kia có quyền trả lời lấy điểm. Trường hợp không đội nào trả lời được thì ban giám khảo sẽ giải đáp ở cuối vòng thi. Đội giải được ô chữ hàng dọc được 20 điểm. Lưu ý : Đội nào giải đáp ô chữ hàng dọc trước khi các ô chữ hàng ngang được lật ra mà trả lời sai sẽ bị trừ 10 điểm. Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng. VÒNG 3 : TĂNG TỐC THI NĂNG KHIẾU : “ ĐÔI TAY KHÉO LÉO ” Có 3 bảng vẽ, bảng của giáo viên dạy mỹ thuật ở giữa, bảng của 2 đội ở 2 bên. Mỗi đội sẽ theo dõi giáo viên vẽ chủ đề : “ Dâng hoa tặng mẹ và cô giáo ” nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. sau đó cả 3 thành viên trong mỗi đội cùng bắt đầu vẽ theo mẫu (tối đa trong thời gian 3 phút) Điểm thi vòng này là 20 điểm, đội nào vẽ nét, vẽ màu đẹp được thưởng 10 điểm. Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng. Trang 4 VÒNG 4 : VỀ ĐÍCH TRÒ CHƠI : “ AI NHANH, AI ĐÚNG ” Người hướng dẫn chương trình đặt câu hỏi, học sinh lắng nghe kết hợp xem trnh và bấm chuông trước để trả lời (nội dung từng câu hỏi mang một mảng kiến thức khác nhau) Lưu ý : học sinh có quyền đặt ngôi sao Hy vọng (50 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm, mỗi câu trả lời sai trừ 10 điểm. Nếu học sinh không đặt ngôi sao Hy vọng thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được công 10 điểm, nếu trả lời sai sẽ không tính điểm Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng. 3. Lựa chọn phương pháp : Trong tiến hành, các phương pháp có thể lựa chọn như: - Phương pháp giao nhiệm vụ. - Phương pháp thi đua. - Phương pháp khen thưởng - Phương pháp quan sát. - Phương pháp học theo nhóm. - Phương pháp động não. - Phương pháp thực hành và các trò chơi học tập. Việc lựa chọn , vận dụng, phối hợp phương pháp một cách hợp lý, linh hoạt sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục vì không có phương pháp nào là vạn năng cả. Ưu điểm của phương pháp này sẽ khắc phục nhược điểm của phương pháp kia. Điều đó rất có ý nghĩa đối với học sinh, chẳng những đáp ứng được nhu cầu của các em mà còn là phương pháp giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt như: giúp học sinh thư giãn, phát triển năng khiếu, tư duy, ham học hỏi…. 4. Khen thưởng : Học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng, động viên. Hiểu được tâm lý trẻ, người giáo viên sẽ giúp trẻ tham gia một cách tích cực hơn. Phần thưởng là các quyển sách, truyện thiếu nhi, đĩa học Toán, đĩa học Tiếng Việt, hoa điểm mươì hay đơn giản là những tràng vỗ tay…. Hầu hết học sinh nào cũng muốn tham gia trước tập thể một cách tự giác, hăng say. Các em rụt rè, nhút nhát nay đã mạnh dạn hơn. 5. Kết quả đạt được : Kết quả khảo sát qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm: Tổng số học sinh lớp Loại Trước khi tổ chức Sau khi tổ chức 22 Không thích học 30% - 50% 0 Bình thường 5% - 10 % 4% -8% Ham thích học 15% - 30% 80% - 96% Trang 5 B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi thiết kế vả tổ chức buổi học có trò chơi, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Cần thấy rõ vị trí, vai trò và những đặc trưng cơ bản của buổi học. - Phải chuẩn bị chu đáo nội dung cũng như hình thức tổ chức. - Hình thức tổ chức luôn luôn đổi mới, hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tự giác, phát triển trí tuệ và sáng tạo. - Không khí lớp học thật sự thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi theo tinh thần : “Học mà chơi, chơi mà học”. - Cần rèn luyện cho chính mình khả năng quan sát, óc phán đoán, tổ chức và thấu hiểu tâm lý trẻ. - Hướng dẩn học sinh biết cách : đọc sách, nêu thắc mắc, quan sát, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới phù hợp với lứa tuổi các em. - Tuyên dương những thành quả : đúng người, đúng việc, đúng thời điểm để tạo cho học sinh có niềm tin vào kết quả học tập cuả mình. - Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào quá trình tổ chức giáo dục; cần đảm bảo tính vừa sức, thời gian hoàn thành và trọng tâm là phải đạt được một kết quả nhất định. Người thực hiện Xác nhận của Hội đồng khoa học trường Hồ Xuân Huy Trang 6 . 50 % 0 Bình thường 5% - 10 % 4% -8% Ham thích học 15% - 30% 80% - 96% Trang 5 B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi thiết kế vả tổ chức buổi học có trò. hơn. 5. Kết quả đạt được : Kết quả khảo sát qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm: Tổng số học sinh lớp Loại Trước khi tổ chức Sau khi tổ chức 22 Không thích học 30% - 50 % 0 Bình thường 5% . TẠO CẦU KÈ Trường Tiểu học Ninh Thới B    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010 – 2011 ĐỀ TÀI : HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 5 Người thực hiện : Hồ Xuân Huy Cầu Kè, tháng 03 năm

Ngày đăng: 31/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan