tài liệu địa phương của Phong GD Tân Kỳ

7 1.4K 4
tài liệu địa phương của Phong GD Tân Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỚP 7: Bài 1 : Tiếng thu Chẳng còn bóng nắng tròn trưa Chẳng còn tu hú giục mưa gọi bầy Rừng già cò đậu trắng cây Cung đàn thương nhớ thêm gầy xác ve. Sấm rền rúc rích bờ tre Nôn nao dục lúa le te trổ đòng Cánh diều no gió giữa đồng Dùng dằng còn chút oi nồng thu mang Trái vườn vừa chín thơm vàng Na bừng mở mắt mơ màng rước trăng. ( 7- 2010) 1. Tác giả: Lại Đăng Thiện sinh năm 1945, quê ở xã Nghĩa Bình huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là công binh phá bom ở các tuyến lửa Bến Thuỷ, Linh Cảm, Sông Gianh…Nay ông là thương binh 4/4. Ông làm thơ từ 1967. Sáng tác của ông thường viết về người lính và cảnh vật , con người ở quê hương. Lời thơ ngắn gọn, cô đọng, hình ảnh chọn lọc. Sáng tác của ông thường được đăng ở Tạp chí Sông Lam, báo Người Hà Nội…như: Vu vơ câu ví, Người bán nồi đất, Thiền… Hiện nay ông là hội viên CLB thơ Tân Kỳ. 2. Câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài thơ a. Cảm xúc của tác giả được khơi nguồn từ đâu ? b. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào ? c. Chỉ ra những phép tu từ có trong bài thơ ? d. Em thích nhất là hình ảnh thơ nào ? Vì sao ? 3. Ghi nhớ :Thông qua những hình ảnh thiên nhiên chọn lọc, gần gũi, thân quen đậm hương sắc của một vùng quê miền núi trung du, tác giả đã bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, rạo rực trước những tín hiệu chớm thu. Qua đó, giúp ta càng thêm gắn bó, yêu quý, tự hào với mảnh đất quê hương. Bài 2 : Mảnh đất hùng thiêng ( Cao Sơn ) Đường lên phố núi đất Tân Kỳ Sơn thuỷ hữu tình bao nét ghi Nắng toả Sông Con thuyền thấp thoáng Mây vờn Đỉnh Rỏi dáng uy nghi Phố phường nhộn nhịp vươn tầm mới Cột mốc nguy nga sáng sử thi Rạo rực lòng ai giờ hội ngộ Chia xa nỗi nhớ mãi thầm thì. Chia xa nỗi nhớ mãi thầm thì Mảnh đất hùng thiêng nổi phượng quy Hậu cứ bình Ngô lừng chiến tích Tuyến đầu chống Mỹ rạng biên thuỳ Hoà chung bầu bạn ngàn tia nắng Hồ dễ cao niên dễ “mũ ni” * Thanh thản ngâm câu chiều bến cũ Cho thơ thêm nhạc dáng Tân Kỳ. *) Chú thích : 1. “ Mũ ni” : Là cách nói của các cụ xưa, ý nói : mũ ni che tai. Nghĩa là không nên bàn luận lắng nghe chuyện đời ( không màng thế sự ) chỉ sống thanh thản với thơ. Ý của cả câu thơ là : Tuổi già rồi, các cụ có nên để mặc cho mọi sự ở đời không ? 2. Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 2005 nhân kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Huyện Tân Kỳ. Bài thơ như lời mời gọi bạn bè khắp nơi về xây dựng quê hương . 3. Bài thơ có 2 phần: +Phong cảnh Tân Kỳ +Tâm tư của nhân vật trữ tình. 4. Tác giả: Cao Sơn tên khai sinh là Nguyễn Thoại sinh năm 1929.Nay ở tại khối 7 Thị Trấn Tân Kỳ. Ông là chủ nhiệm CLB Thơ Tân Kỳ, là hội viên CLB UNESCO Thơ Đường Việt Nam- chi nhánh tại Nghệ An. -Thơ đã in: Nắng nhạt Khúc tâm tình Dưới bóng chiều sâu Sưởi ấm Nàng Bân…. *) Câu hỏi gợi ý: 1.Bài thơ được làm theo thể loại nào? Chỉ rõ vần, nhịp, các vế đối trong bài thơ. 2.Cảnh vật ở quê hương Tân Kỳ được gợi tả qua những từ ngữ nào ở phần I? 3.Em hiểu như thế nào về hai câu thực ở phần II? 4.Tâm tư của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ là gì? Ghi nhớ :Bằng việc miêu tả cảnh vật và các địa danh làm gợi nhớ những dấu tích lịch sử trên quê hương Tân K, thể hiện niềm tự hào cũng như những suy tư của nhân vật trữ tình đối với mảnh đất hùng thiêng. Bài tập về nhà : Cảm nhận của em về cảnh vật và con người Tân Kỳ qua hai bài thơ trên ? Lớp 8 : Tân Kỳ, quê của muôn quê ( Anh Tuấn) Đất anh hùng Tân Kỳ là một trong những huyện ra đời muộn nhất so với các huyện trong tỉnh (tháng 4 năm 1963).Nhưng nơi đây đã từng là một địa bàn chiến lược quan trọng qua các thời kỳ lịch sử, vua tôi nhà Trần thế kỷ 14 đã dựa vào vùng đất phên dậu này để giữ yên bờ cõi Tây đất nước. Vào thế kỷ XV, nơi đấy từng là “đất dừng chân” của nghĩa quân Lê Lợi làm nên hào khí “Trúc chẻ tro bay”. Thế kỷ XVIII, vùng đất này là nơi dấy binh của nghĩa quân Lê Duy Mật chống lại chúa Trịnh. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nơi đâylại là địa bàn hoạt động của các thủ lĩnh và nghĩa quân Cần Vương của các cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Cầm Bá Thước, Lang Văn Thiết… Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào các dân tộc trong huyện đã hăng hái hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, xây dựng hậu phương vững mạnh và chi viện đến mức cao nhất sức người, sức của cho các chiến trường. Hoà bình được lập lại, bà con các dân tộc Tân Kỳ thi đua vào tổ đổi công, hợp tác xã, xây dựng các nông trường Sông Con, An Ngãi, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục đánh thức tiềm năng vùng đất quê hương, xây dựng thế trận và lực lượng để cùng cả nước bước vào trận mới. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một huyện nằm trên tuyến đường chiến lược 15, là nơi khởi đầu của đường chiến lược Hồ Chí Minh lịch sử, nên nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay giặc Mỹ. Dưới mưa bom, bão đạn, đồng bào các dân tộc Tân Kỳ đã tổ chức các đội trực chiến bắn máy bay Mỹ, ra sức thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Với khẩu hiệu : “Thóc thừa cân, quân thừa người”,“Xe chưa qua, nhà không tiếc”, trên các tuyến đường chiến lược, nhân dân và lực lượng vũ trang Tân Kỳ đã tham gia phá bom nổ chậm, bom từ trường, san lấp, sửa chữa đảm bảo trên 100 km đường qua địa bàn huyện luôn thông suốt để đêm đêm từng đoàn xe lăn bánh chi viện cho tiền tuyến. Phà Sen, Khe Thiềm, Trại Lạt là những địa danh ghi đậm bao chiến công. Là hậu cứ quan trọng của quân khu 4 và cả nước, quân và dân Tân Kỳ đã bám trụ chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa cho các sư đoàn chủ lực tập kết huấn luyện tăng cường cho các chiến trường B, C, K. Nhân dân Tân Kỳ đã dóng góp hàng chục vạn tấn lương thực, thực phẩm cung cấp cho các đơn vị bộ đội dóng trên địa bàn. Gần 17.300 thanh niên Tân Kỳ đã nhập ngũ đi thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến phục vụ cho các chiến trường. Trong đó 1.300 con em Tân Kỳ đã anh dũng hi sinh, hàng ngàn người mang thương tật trên mình. Với những thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT huyện Tân Kỳ và các xã Kỳ Sơn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Đồng, Nghĩa Bình, Tiên Kỳ, Giai Xuân đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Đất nghĩa tình. Người xưa ví rằng, địa hình huyện Tân Kỳ giống như chiếc lá trầu quế. Dòng sông con là gân lá, chót ở phía Nghĩa Đàn còn cuống lá là chỗ tiếp giáp với Anh Sơn, nơi dòng sông Con chảy qua đất Phú Sơn. Lá trầu trong tâm thức người Việt cũng nhiều thương nhớ lắm: Trầu này trầu nghĩa trầu tình Ăn vào cho đỏ môi mình, môi ta. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là sự mở đầu cho chuyện tình chuyện nghĩa nơi đây. Là nơi hội tụ của người dân cả nước về sinh sống nên mảnh đất Tân Kỳ giống tựa duyên miếng trầu là vậy. Dẫu từ muôn quê tụ về làm ăn sinh sống, dẫu người Kinh, Thái hay Thanh, Thổ, người Tân Kỳ đều có một nét chung là đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, bởi họ đều là những người nghèo khổ ở miền xuôi lên, tìm đến nơi đây kiếm kế sinh nhai. Họ là phu đồn điền thời Pháp, là người nông dân nghe theo lời Đảng rời quê hương đi nông trang, nông trại… Mảnh đát này đã cưu mang cho những người đói khổ từ thời này sang thời khác. Mỗi năm hai kỳ giáp hạt ,người các nơi rủ nhau kéo về Mưng, Rọm mót ngô, khoai sắn kiếm sống qua ngày, trong số đó không ít người đã ở lại với Tân Kỳ. Có thể nói rằng vùng đất này đã cưu mang rất nhiều người cơ nhỡ. Đặc biệt trong 5 năm (1968-1973), Đảng bộ và nhân dân Tân Kỳ đã đón nhận, đùm bọc trên ba vạn đồng bào tuyến lửa thuộc các huyện Vĩnh Linh, Do Linh, Cam Lộ (Quảng Trị) sơ tán chiến tranh. Vừa phải đối phó với chiến tranh leo thang của Mỹ, vừa phải đảm bảo đời sống cho nhân dân huyện nhà, đóng góp nuôi quân, Tân Kỳ còn phải lo cho gần 3 vạn đồng bào sơ tán từ cái ăn, chỗ ở, nơi học tập, đất đai sản xuất… Tất cả là sự sẻ chia, yêu thương, đùm bọc của mỗi người dân Tân Kỳ nên năm tháng đi qua nhưng những người dân Vĩnh Linh, Do Linh, Cam Lộ vẫn luôn nhớ về Tân Kỳ như quê hương thứ hai của mình. Đó cũng là cái nghĩa, cái duyên, cái tình để nhân dân hai huyện Tân Kỳ - Vĩnh Linh như anh em một nhà trong suốt 40 năm qua. Đất này nặng tình người nên từ 18.000 người (ngày mới thành lập), đến nay Tân Kỳ đã có trên 140.000 người, gồm các dân tộc anh em: Kinh, Thái, Thổ và có sự hiện diện của 19 huyện, thành, thị trong tỉnh và 31 tỉnh, thành trong cả nước. Tân Kỳ - quê chung của muôn quê là vậy. Tân Kỳ hôm nay. Năm 2007, tổng giá trị sản xuất của Tân kỳ đạt trên 830 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2006. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giảm được tỉ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại. Riêng công nghiệp, TTCN năm 2007 đạt giá trị gần 216 tỷ đồng, tăng 26%. Các sản phẩm công nghiệp tăng: Đường kính đạt trên 23 ngàn tấn, tăng 66,5%, Gạch đạt 35 triệu viên, tăng 13%, đá xây dựng 125.000 m tăng 47,3% ….Gach, ngói Cừa (xã Nghĩa Hoàn) đã trở thành thương hiệu quen thuộc, xuất khẩu sang cả nước bạn Lào. Nhiều gia đình trong làng gạch, ngói cừa có thu nhập từ 500-600 triệu đồng / năm. Kinh tế hộ gia đình có sự tăng trưởng nhanh, nhiều gia đình ở Tân An có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Kinh tế trang trại ở Tân Kỳ cũng đã có bước bứt phá.Toàn huyện có gần 400 trăm trang trại làm kinh tế nông lâm kết hợp với hiệu quả kinh tế cao.Trong đó, 130 trang trại được huyện công nhận “Trang trại làm kinh tế giỏi”. Điện lưới quốc gia đã toả sáng 22/22 xã, thị trấn. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh mẽ, ô tô đến được tất cả các xã, bản trong toàn huyện. Trường hoc, bệnh viện, trạm xá, trụ sở làm việc của các xã, thị trấn được kiên cố và ngói hoá khang trang. Nhà máy đường công suất 1.250 tấn/ngày, nhà máy vi sinh, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…đang tạo nên sinh khí mới cho một nền công nghiệp Tân Kỳ phát triển.Văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT phát triển đều khắp. Huyện đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 21/22 xã, thị trấn đã phổ cập giáo dục THCS. Nhiều thiết chế VHTT- TT được quan tâm xây dựng, 140 làng, bản, khối, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hoá, nhiều mỹ tục tốt được khơi dậy và phát huy. Là quê của muôn miền quê, Tân kỳ là một vùng văn hoá đa dân tộc, là nơi hội tụ của các làn điệu dan ca nhuôm, lăm, khắp của đồng bào Thái; Hát nhà tơ, hát giao duyên, đu đu, điệng điệng, tập tình tập tang của đồng bào Thổ. Vũ điệu xoè Thái, vũ điệu cồng chiêng, nhảy sạp, vũ hội rượu cần ở một số lễ hội truyền thống của Tân Kỳ qua các hội diện văn nghệ đã làm say đắm lòng người. Danh thắng và di tích lịch sử văn hoá đan xen đó là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia: KMO đường Hồ Chí Minh, là thắng cảnh lèn rỏi với 99 đỉnh lèn cao, thấp khác nhau cùng vô số hang động nhấp nhô, huyền ảo và hư thực, trong đó hang Chùa – nơi sinh sống của người tiền sử, là cầu Rỏi duyên dáng nối hai bờ sông Con… đang mở ra một hướng mới về du lịch văn háo vùng đất này. *) Chú thích : văn bản trích từ bài viết cùng tên in trong tạp chí : văn hoá Nghệ An năm 2008. *) Câu hỏi gợi ý : 1.Nêu một số nhận xét về cách viết của tác giả (cách giới thiệu, trình bày, từ ngữ, lập luận…) 2. Cảm nhận của em về quê hương Tân Kỳ qua các phần : Đất anh hùng, Đất nghĩa tình, Tân Kỳ hôm nay. 3. Tại sao tác giả đặt tên của văn bản là : Tân Kỳ quê của muôn quê ? HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG Lớp 6 : 5 tiết Tuần Tiết Bài dạy Ghi chú 19 70 Sự tích đền Bạch Mã 19 71 Sự tích đền Bạch Mã 24 87 Cây thiên hương 37 139 Một số đặc điểm từ địa phương xứ Nghệ 37 140 Luyện tập Tiếng việt Lớp 7 : 6 tiết 19 71 Ôn tập Tiếng việt tiếp tiết 70 + Chương trình địa phương phần Luyện tập tại lớp 20 74 Chùm ca dao địa phương 36 133 Văn bản biểu cảm 36 134 Luyện tập văn bản biểu cảm 37 137 Chương trình địa phương xã Do Tổ CM trường biên soạn 37 138 Chương trình địa phương huyện : Chùm thơ: Tiếng thu,Mảnh đất Do Phòng GD biên soạn Lớp 8 : 6 tiết 8 31 Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ HDTH: Đề Hà Nội tỉnh thi 13 52 Thành ngữ Nghệ An 25 92 Chương trình địa phương xã Do Tổ CM trường biên soạn 37 138 Chương trình địa phương huyện Bài viết :Tân Kỳ quê của muôn quê Do Phòng GD biên soạn 37 139 Chương trình địa phương huyện Do Phòng GD Bài viết : Tân Kỳ quê của muôn quê biên soạn ( Tiết 121: Chương trình địa phương chuyển ra sau đẩy từ tiết 122 đến 137 lên) Lớp 9 9 42 Thăm lúa 13 63 Nghệ An trong lòng tổ quốc Viẹt Nam 22 101 HD ĐT: Cỏ dại, Chị dâu, Đại ngàn 29 133 Luyện tập tại lớp 31 143 Ôn tập Ngữ văn địa phương Nghệ An . trình địa phương xã Do Tổ CM trường biên soạn 37 138 Chương trình địa phương huyện Bài viết :Tân Kỳ quê của muôn quê Do Phòng GD biên soạn 37 139 Chương trình địa phương huyện Do Phòng GD . phần: +Phong cảnh Tân Kỳ +Tâm tư của nhân vật trữ tình. 4. Tác giả: Cao Sơn tên khai sinh là Nguyễn Thoại sinh năm 1929.Nay ở tại khối 7 Thị Trấn Tân Kỳ. Ông là chủ nhiệm CLB Thơ Tân Kỳ, là. viết của tác giả (cách giới thiệu, trình bày, từ ngữ, lập luận…) 2. Cảm nhận của em về quê hương Tân Kỳ qua các phần : Đất anh hùng, Đất nghĩa tình, Tân Kỳ hôm nay. 3. Tại sao tác giả đặt tên của

Ngày đăng: 31/05/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan