Bài 2: (2 tiết) NHÂN DÂN QUẢNG TRỊ XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm về nếp sống văn hóa. - Hiểu ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng nếp sống văn hóa. - Học sinh xác định được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở nhà trường và cộng đồng dân cư. 2. Về kỹ năng: - Hình thành kĩ năng cần thiết giúp các em tích cực tham gia các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa. 3. Về thái độ: - Học sinh biết đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương và các hoạt động thực hiện chủ trương đó. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 1. Về nội dung: Khi dạy bài này giáo viên cần lưu ý: - Làm rõ khái niệm về nếp sống văn hóa. - Làm rõ sự cần thiết và ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa. Xây dựng nếp sống văn hóa phải gắn chặt với yêu cầu phát triển kinh tế và ngược lại. - Nêu và phân tích những biểu hiện thiếu văn hóa trong cộng đồng dân cư như tảo hôn, học sinh tham gia tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, bỏ học… nhằm giúp học sinh khắc phục các biểu hiện vi phạm nếp sống văn hóa. - Một số phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương Quảng Trị. Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở gia đình, trường học, cộng đồng dân cư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nếp sống văn hóa hiện nay. Những hoạt động của nhà trường trong việc xây dựng nếp sống văn hóa. 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào nội dung tài liệu giáo dục địa phương dành cho học sinh để tiến hành dạy trên lớp, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp: Nêu vấn để; thảo luận nhóm; động não; nghiên cứu trường hợp điển hình; tổ chức trò chơi… 3. Về tài liệu và phương tiện: - Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9. 1 - Tranh ảnh, phim tư liệu, thông tin, gương điển hình về xây dựng nếp sống văn hóa ở địa phương. - Máy vi tính, máy projector, ti vi (nếu có). III. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Giáo viên yêu cầu học sinh kể một câu chuyện hoặc nêu một sự kiện nơi em ở cho thấy tác hại của tập quán lạc hậu, nếp sống thiếu văn hóa, ví dụ như tảo hôn, sinh đẻ không có kế hoạch, bạo lực, bỏ học sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm khoảng 4 – 6 em), yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: Liệt kê những hành vi ứng xử lặp đi lặp lại của người dân địa phương trở thành thói quen. Hành vi ứng xử tốt Hành vi ứng xử xấu 1 2 3 1 2 3 - Các nhóm thảo luận và trình bày, báo cáo kết quả thảo luận. - Giáo viên chốt ý, đồng thời phân biệt nếp sống văn hóa (phong tục) và thói quen sống thiếu văn hóa (hủ tục lạc hậu). - Giáo viên kết luận nội dung 1 (phần nội dung bài học). Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng nếp sống văn hóa ở địa phương Quảng Trị. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và đọc các nội dung ở phần đặt vấn đề (Tài liệu giáo dục địa phương lớp 9) và trả lời các câu hỏi: + Em có nhận xét gì sau khi quan sát các hình ảnh trên? + Theo em, những hiện tượng được nêu ở mục 2 có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân? + Em học tập được gì qua tấm gương cựu chiến binh Võ Việt Hùng? + Em hãy nêu thực trạng nếp sống văn hóa hiện nay ở địa phương Quảng Trị? - Học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt nội dung, kết luận như nội dung 2 (phần nội dung bài học) Hoạt động 4: Liên hệ thực tế tìm hiểu các hoạt động của lớp và của nhà trường xây dựng nếp sống văn hóa học đường. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận (theo cặp), trả lời nội dung: 2 + Hoạt động của lớp xây dựng nếp sống văn hóa học đường. + Hoạt động của nhà trường xây dựng nếp sống văn hóa học đường. - Học sinh thảo luận, trình bày, bổ sung. - Giáo viên chốt nội dung và liên hệ thêm về các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành giáo dục và các tổ chức chính trị - xã hội phát động. Ý thức hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua của lớp, của trường. - Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự rút ra trách nhiệm của bản thân, gia đình trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân - Giáo viên chốt ý: + Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. + Hưởng ứng cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư”. Học sinh có lối sống lành mạnh, tích cực xây dựng văn hóa học đường + Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp: Trật tự, ngăn nắp, tôn trọng mọi người, biết nhường nhịn, chia sẻ, cảm thông nhưng không vào hùa, bắt chước. Thân ái đoàn kết với bạn bè; Ngồi nghe giảng trong lớp học phải đúng tư thế, tác phong nghiêm túc + Đối với thầy, cô giáo và người lớn tuổi: Học sinh cần phải có thái độ: Kính trọng, lễ phép, vui vẻ và cởi mở. + Đối với trường lớp: Khi tham gia sinh hoạt chung phải đúng giờ, nghiêm túc, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ; không được nói tục, chửi thề… Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần đọc thêm (tài liệu giáo dục địa phương lớp 9). - Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống nội dung toàn bài (chú trọng phần biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa). - Hướng dẫn học sinh làm bài tập1,2,4,5 ( bài tập 5, có thể cho học sinh đóng vai). 3 . Quảng Trị? - Học sinh thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt nội dung, kết luận như nội dung 2 (phần nội dung bài học) Hoạt động 4: Liên hệ thực tế tìm hiểu các hoạt động của lớp và. kết luận nội dung 1 (phần nội dung bài học). Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng nếp sống văn hóa ở địa phương Quảng Trị. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh và đọc các nội dung ở phần. dục địa phương lớp 9) . - Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống nội dung toàn bài (chú trọng phần biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa). - Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 ,2, 4,5 ( bài tập