Sáng kiến kinh nghiệm được công nhận CSTĐ

10 204 1
Sáng kiến kinh nghiệm được công nhận CSTĐ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU TRONG VIỆC DẠY VIẾT ĐOẠN VĂN Ở BẬC TIỂU HỌC PHẦN I: MỞ ĐẦU I.Sự cần thiết và tính khả thi của đề tài: Với việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa mới hiện nay,việc dạy cho học sinh Tiểu học thực hiện đạt hiệu quả 4 kỹ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết là điều hết sức quan trọng.Bên cạnh đó yếu tố giao tiếp trong Tiếng Việt là một phần cực kỳ quan trọng.Học sinh sẽ giao tiếp tốt nếu nắm được bản chất, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp , môi trường giao tiếp….đây là điều kiện để cho học sinh chuyển từ lời nói sang viết được những đoạn văn đầy đủ ý nghóa, sát thực tiễn song lại mang tính văn chương đó là điều hết sức khó khăn đối với người giaó viên cũng như học sinh hiện nay. Tất nhiên là khó khăn, song để giải quyết vấn đề chất lượng dạy và học văn trong trường phổ thông hiện nay nói chung và bậc tiểu học nói riêng mỗi một giáo viên chúng ta cần vận dụng phương pháp hợp lý để làm cho các em học tập một cách tốt nhất. Bên cạnh đó ,mỗi một học sinh cũng cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong việc học tập rèn luyện bộ môn tập làm văn. Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết có hiệu quả nhất hiện nay . II. Nhiệm vụ của đề tài Giải quyết vấn đề tồn tại trong việc viết văn của học sinh tiểu học còn nặng về liệt kê sự việc, bộ phận, hoạt động nào đó trong đề bài yêu cầu; học sinh còn dùng từ lặp mang tính vụng về; viết rời rạc chưa xâu chuỗi sự việc một cách lôgic trong đoạn văn. III. Phương pháp tiến hành đề tài 1. Phương pháp điều tra khảo sát 2. Phương pháp thống kê. 3. Phương pháp trao đổi. Nguyễn Văn Hòa 1 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. IV. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài 1)Cơ sở: - Chương trình môn Tiếng việt hiện hành ở các lớp tiểu học(nhất là từ lớp 2 đến lớp 5). - Các tài liệu tham khảo như: Sách giaó khoa, sách giáo viên; sách thiết kế bài giảng. - Chuẩn kiến thức cho học sinh,tài liệu BDTX. - Dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học –Vụ giáo viên xuất bản năm 1993. 2) Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 2007-2008 (có kế thừa,so sánh kết quả năm học trước) PHẦN II: KẾT QUẢ I. Thực trạng việc dạy và học viết văn của học sinh tiểu học hiện nay: 1.Đối với người dạy: Với việc thay đổi nội dung chương trình, sách giáo khoa mới hiện nay việc tiếp cận nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên hết sức khó khăn vì trình độ chuyên môn còn hạn chế ,không đồng đều; chương trình tập làm văn ở tiểu học còn nặng. Dạy tập làm văn cần phải đọc bài, chỉnh sửa cho học sinh từ chính tả ,hành văn, dùng từ, câu cú… nên mất nhiều thời gian ;do đó còn có giáo viên ngại khó… Có tính sợ khi phải dạy tiết tập làm văn trong thao giảng,dự giờ. 2.Đối với học sinh. Chương trình đòi hỏi các em cần phải nắm chắc 4 kỹ năng để bổ trợ lẫn nhau trong quá trình học Tiếng Việt nói chung mà phân môn tập làm văn nói riêng là phân môn mang tính tổng hợp kiến thức của các phân môn còn lại trong môn tiếng Việt do đó rất khó với học sinh.Trong quá trình quản lý, giảng dạy,dự giờ thanh tra thấy các em có hạn chế là: -Học sinh lười đọc. -Kỹ năng giao tiếp đại đa số còn hạn chế. -Kỹ năng nghe lónh hội kiến thức chưa tốt. -Khả năngvận dụng từ ngữ vào viết văn, sử dụng các tính liên kết về nội dung, ngữ nghóa,hình thức trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. 2 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà -Khả năng diễn đạt của học sinh cũng còn hạn chế nhất đònh do cách dùng từ, viết câu; sử dụng dấu câu,bên cạnh đó chữ viết xấu cũng có phần làm cho người đọc mất thiện cảm. Ví dụ1: Đề bài : Viết một đoạn văn từ 4-5 câu tả cây hoa mà em thích.( Lớp 2) Với đề bài trên thông thường nhiều em viết như sau: Nhà em có trồng một cây hoa mai. Thân nó to bằng cổ tay của em.Da nó xù xì. Lá nó màu xanh. Hoa nó màu vàng trông rất đẹp.Em ratá yêu quý nó. Em thường tưới nước, bắt sâu cho nó nhanh lớn. Ví dụ 2: Đề bài: Viết đoạn văn tả người bạn thân học cùng lớp.(lớp 5) Với đề bài trên một số em thường viết như sau: … Bạn ấy rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui thì bạn luôn cười nói,lúc buồn thì bạn hay ngồi một mình.Bạn thường mặc áo màu xanh,lúc thì bạn đi đôi dép màu đỏ…. Qua đây,ta thấy rằng học sinh đã mắc lỗi khá nghiêm trọng mà đã làm cho bài văn không hay đó là: • Lỗi dùng từ: Bài văn mang tính liệt kê,kể lể, điều này thể hiện qua việc học sinh dùng từ “nó”; “thì bạn”ở tất cả các câu. • Lỗi viết câu: Đây là đoạn văn miêu tả mà học sinh viết câu ngắn, câu đơn nên người đọc nghe như trả lời câu hỏi. • Tính liên kết câu trong văn bản: Rời rạc. • Sử dụng dấu câu :chưa tốt hoặc chưa sử dụng đúng. II. Nội dung ,giải pháp thực hiện 1. Nhiệm vụ: + Giải quyết việc tồn tại trong cách dạy của giáo viên; khắc phục suy nghó ngại khó trong việc dạy tiết tập làm văn. + Chỉ ra, vận dụng một số phép liên kết câu trong tiếng Việt vào cách dạy học sinh viết đoạn văn tránh các lỗi đã nêu ở phần trên. + Gíup học sinh vận dụng vào việc viết câu văn, đoạn văn mang tính văn phong thích hợp với yêu cầu của đề bài cũng như trong cuộc sống thực tại. 3 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà 2. Những cơ sở, nội dung cần vận dụng vào trong giảng dạy, học tập: 2.1.Nắm cơ sỏ lý luận: Liên kết được hiểu một cách chung nhất là các mối quan hệ trong văn bản đó là mối quan hệ ngữ nghóa, lôgic và ngữ pháp. + Quan hệ ngữ nghóa giữa các câu thể hiện tập trung nhất ở việc chúng cùng thể hiện một chủ đề thống nhất, xoay quanh một hạt nhân nghóa nhất đònh. +Quan hệ lôgic thể hiện tập trung thống nhất mối quan hệ lôgic giữa các câu là sự kế thừa các thông báo. + Mối quan hệ ngữ pháp thể hiện ở những câu có kết cấu không đủ thành phần chính khi tham gia văn bản. Đối với học sinh Tiểu học việc học văn, viết văn của các em thường mắc các lỗi đã nêu trên;để tạo được những mối quan hệ ngữ nghóa, logic va øngữ pháp giữa các câu ta cần phải dùng các phép liên kết câu sau đây để vận dụng vào việc rèn viết cho các em. a) Phép lặp :Nó thể hiện ở việc dùng đi dùng lại nhiều lần một từ, hoặc một ngữ nào đó. Việc lặp này hoàn toàn nằm trong ý đònh của người viết,người nói chứ không phải là sự thừa thải, lặp lại không đònh hướng. b) Phép thế: Nó thể hiện ở việc khi một hay nhiều từ,ngữ nào đó đã xuất hiện ở phần trước của văn bản được thay thế bằng một từ ,ngữ khác có giá trò tương đương ở phần sau. Phép thế gồm có: • Phép thế đại từ • Phép thế đồng nghóa. c) Phép nối:Nó được thể hiện ở việc khi hai hay nhiều câu nhờ quan hệ từ hoặc các ngữ có tác dụng chuyển tiếp mà liên lết được với nhau. (thể hiện ở các từ: một là, hai là, trước hết, cuối cùng;tóm lại, nhìn chung,kết luận lại;chẳng hạn như, ví dụ như, cụ thể là; đối lập lại, ngược, trái lại…) d) Phép liên tưởng:Được thể hiện ở việc sử dụng các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng…có quan hệ gần gũi với nhau nhờ suy luận của người đọc để liên kết câu. 2.2. Những giải pháp ,cách vận dụng các phép liên kết câu vào việc dạy và học viết tập làm văn. 4 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà CÁCH GIẢNG DẠY,HỌC TẬP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN Để khắc phục 4 loại lỗi nêu trên người thầy giaó cần tập trung hướng dẫn học sinh giải quyết có hiệu quả các loại lỗi đó trong quá trình dạy viết văn cho học sinh nhất là ở các tiết sửa bài cần chỉ cụ thể. I.Phương pháp khắc phục khi chửa bài cho học sinh và trả bài trong tiết trả bài tập. 1.Đối với loại lỗi dùng từ : Nhà em có trồng một cây hoa mai. Thân nó to bằng cổ tay của em.Da nó xù xì. Lá nó màu xanh. Hoa nó màu vàng trông rất đẹp.Em ratá yêu quý nó. Em thường tưới nước, bắt sâu cho nó nhanh lớn. Đoạn văn trên có thể chỉ ra cho học sinh chỗ sai và chữa lại bằng cách sau: Cách 1: Có thể dùng phép thế đồng nghóa và dấu câu đểû thay lại như sau: Nhà em có trồng một cây hoa mai. Thân cây to bằng cổ tay của em,da xù xì,lá có màu xanh. Hoa màu vàng trông rất đẹp.Tất ca û tạo nên một dáng vẻ hài hoà với nhiều màu sắc chen lẫn vào nhau.Em ratá yêu quý nó, thường tưới nước, bắt sâu cho cây nhanh lớn. Cách 2: Có thể dùng phép nối để thay như sau: Nhà em có trồng một cây hoa mai. Thân cây to bằng cổ tay của em,da nó xù xì. Lá màu xanh. Hoa mai màu vàng tươi trông rất đẹp.Do đó tạo nên một dáng vẻ hài hoà với nhiều màu sắc chen lẫn vào nhau.Em ratá yêu quý nó, thường tưới nước, bắt sâu cho cây nhanh lớn. Hay với đoạn văn sau ta chỉ ra chỗ sai cho học sinh và có thể hướng dẫn học sinh khắc phục như sau: … Bạn ấy rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui thì bạn luôn cười nói,lúc buồn thì bạn hay ngồi một mình.Bạn thường mặc áo màu xanh,lúc thì bạn đi đôi dép màu đỏ…. Cách 1: Dùng phép liên tưởng để chữa: … Bạn ấy rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui, bạn luôn cười nói,niềm nở,vẻ mặt phấn khởi ….Lúc buồn bạn hay ngồi một mình,không tâm sự với ai,tỏ rõ sự thầm kín trong lòng.Bạn thường mặc áo màu xanh,lúc thì bạn đi đôi dép màu đỏ…. 5 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà Cách 2: Dùng phép lặp để chữa: … Hoa rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui, Hoa luôn cười nói,niềm nở,vẻ mặt phấn khởi.Lúc buồn Hoa hay ngồi một mình, không tâm sự với ai.Hoa luôn tỏ rõ sự thầm kín trong lòng mình .Bạn thường mặc áo màu xanh,lúc thì bạn đi đôi dép màu đỏ…. Rõ ràng ở hai đoạn văn trên cũng còn những lỗi nhất đònh cần khắc phục. 2. Lỗi tính liên kết câu trong văn bản: Đoạn văn sau ta chỉ ra chỗ sai và có thể chữa bằng cách: … Hoa rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui, Hoa luôn cười nói,niềm nở,vẻ mặt phấn khởi.Lúc buồn Hoa hay ngồi một mình, không tâm sự với ai.Hoa luôn tỏ rõ sự thầm kín trong lòng mình .Bạn thường mặc áo màu xanh,lúc thì bạn đi đôi dép màu đỏ…. Cách 1: Sử dụng tính liên kết câu về ngữ nghóa: … Hoa rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui, Hoa luôn cười nói,niềm nở,vẻ mặt phấn khởi.Lúc buồn Hoa hay ngồi một mình, không tâm sự với ai.Hoa luôn tỏ rõ sự thầm kín trong lòng mình .Bạn thường mặc áo màu xanh,trông rất hợp với đôi dép sanđanh màu nâu đất .Mỗi khi có ngày lễ hội của trường Hoa mặc bộ váy trắng trông rất dễ mến …. Cách 2: Dùng phép thế đồng nghóa và phép nối để khắc phục thêm sai sót mang một mối quan hệ logic kế thừa nghóa. Hoa rất hiền lành.Mỗi khi có chuyện vui, Hoa luôn cười nói,niềm nở,vẻ mặt phấn khởi.Lúc buồn Hoa hay ngồi một mình, không tâm sự với ai.Hoa luôn tỏ rõ sự thầm kín trong lòng mình .Bạn thường mặc áo màu xanh,trông rất hợp với đôi dép sanđanh màu nâu đất .Mỗi khi có ngày lễ hội của trường Hoa mặc bộ váy trắng trông rất dễ mến ….Nhìn chung từ cách ăn mặc đến lời nói tất cả đã nói lên được Hoa là người có đức tính tốt đẹp và cẩn thận. 3.Lỗi viết câu ngắn mang tính chất như trả lời câu hỏi(thường gặp ở các lớp 2-3) Ví du 1ï: Đề bài:(Tập làm văn lớp 3 tuần 8) Kể về một người hàng xóm mà em quý mến . 6 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà Gợi ý: a)Người đó có tên là gì,bao nhiêu tuổi? b) Người đó làm nghề gì? c)Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? d)Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào? Với đề bài này các em sa vào cách làm dưới dạng trả lời câu hỏi, liệt kê. Không những chỉ khắc phục sai sót của các em trong trường hợp khi sửa bài; khi trả bài cho học sinh mà trong giảng dạy người giáo viên cần hướng dẫn các em viết đúng, viết hay. II.Phương pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh: 1. Đối với giáo viên hướng dẫn và học sinh viết. Bước 1: Bám vào đề bài có cụm từ “người hàng xóm” để viết câu giới thiệu và một số câu dưới dạng trả lời câu hỏi: Câu1: Ở hàng xóm nhà em ,có một người rất thân. Câu 2: Người đó tên là Hùng,bốn mươi sáu tuổi. Câu 3: Người đó làm nghề thợ mộc. Câu 4: Gia đình em rất mến anh Hùng . Câu 5:Anh Hùng cũng rất mến gia đình em. Bước 2: Thông thường học sinh sẽ nối lại thành đoạn văn như sau: Ở hàng xóm nhà em, có một người rất thân.Người đó tên là Hùng ,bốn mươi sáu tuổi.Người đó làm nghề thợ mộc.Gia đình em rất mến anh Hùng.Anh hùng cũng rất mến gia đình em. Rõ ràng đoạn văn trên mang tính liệt kê,trả lời sự việc… do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh chữa lại bằng cách dùng các phép liên kết câu để nối lại thành bài văn ngắn. Ở hàng xóm nhà em,có một người rất thân mà em yêu quý.Người đó có cái tên nghe rất mạnh mẽ đó là Hùng.Em áng chừng chú ấy khoảng bốn mươi sáu tuổi.Chú ấy làm nghề thợ mộc,Gia đình em rất quý mến chú, ngược lại chú cũng rất thân thiết với cả nhà em. Do đó ,mọi người sống rất hoà đồng với nhau. Ở đây đã dùng phepù thế đồng nghóa: Chú ấy; cả nhà. Phép nối :do đó, ngược lại Phép liên tưởng: mọi người sống rất hoà đồng với nhau. Ngoài ra còn sử dụng từ láy: mạnh mẽ;thân thiết. 7 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà Rõ ràng bây giờ đoạn văn nghe hay hơn nhờ các phép liên kết câu và các từ láy, nội dung theo một logic nghóa nhất đònh. Ví dụ 2: Đề bài : ( Tập làm văn 3- Tuần 14): Hãy giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp. Gợi ý: a)Tổ em gồm những bạn nào?Các bạn là người dân tộc nào? b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? c)Tháng vừa qua, các bạn đã làm được những việc gì tốt? Bước 1: Học sinh trả lời bằng từng câu: 1. Tổ em gồm những bạn Na, Hồng, Huệ, Liễu, Đào, Trang.Các bạn la øngười dân tộc Kinh. 2.Mỗi bạn đều có đặc điểm khác nhau người thì hay hát, người thì hay múa, người thì thích yên lặng, người thì hay trêu đùa… 3.Tháng vừa qua các bạn đã chăm sóc bồn hoa. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các phép liên kết câu để nối đoạn văn lại thành một đoạn văn hay hơn. Lớp em đựoc chia thành năm tổ.Tổ em gồm có sáu bạn, mỗi bạn đều có cái tên của một loài hoa chẳng hạn như: Huệ, Liễu, Trang hoặc là loại qủa như: Na, Đào. Riêng duy nhất chỉ có Hồng là đứa mà có cái tên vừa hoa vừa quả. Tất cả các bạn đều là người dân tộc Kinh. Mỗi người đều có một đặc điểm khác nhau đứa này thì hay hát, kẻ kia thì thích múa máy trêu đùa, người thì lặng thinh ít nói.Tháng qua trong tổ đã làm được nhiều việc tốt nào là chăm sóc bồn hoa, nào là nhặt của rơi trả lại người mất, nào là thu nhặt giấy vụn.Nhìn chung mọi người đều siêng năng. Ở đây đã dùng phepù thế đại từ: đứa, kẻ. Phép thế đồng nghóa: nhìn chung, tất cả. Phép nối :chẳng hạn như,nào là,duy nhất, hoặc là. Phép liên tưởng: mọi người đều siêng năng. Rõ ràng bây giờ đoạn văn nghe hay hơn nhờ các phép liên kết câu và các nội dung tập trung thống nhất mối quan hệ lôgic giữa các câu là sự kế thừa các thông báo,xoay quanh một hạt nhân nghóa nhất đònh. 8 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà PHẦN III: KẾT LUẬN 1.Kết luận: Với cách vận dụng các phép liên kết câu như đã nêu trên để vận dụng vào việc dạy cho học sinh biết dùng từ, dùng dấu câu, dùng các phép liên kết câu trong từng điều kiện khác nhau, từng bài văn khác nhau đêû cho bài văn hay hơn, có hình ảnh, sinh động hơn đem lại hiệu quả cao nhất. Với cách dùng này không những chỉ sử dụng trong việc dạy học sinh biết cách viết mà còn sử dụng trong việc chấm bài, sửa bài cụ thể để các em nắm bắt một cách kỹ hơn, biết cách khắc phục nhanh chóng hơn. Bởi lẽ chửa bài cho học sinh bằng cách này có hiệu quả hơn vì các em được nhìn thấy tận mắt cái sai và cái đã được sửa lại . Khi sửa xong ta đem so sánh hình ảnh hai đoạn văn ( bài văn) thì các em nhận ra ngay những cái tồn tại, hạn chế cần khắc phục. 2. Lợi ích và khả năng vận dụng: Với chương trình Tập làm văn ở bậc tiểu học hiện nay, đồng thời với khả năng học tập của các em còn nhiều hạn chế trong việc viết văn, thậm chí có học sinh không muốn học môn tập làm văn ,thì việc người giáo viên vận dụng cách sử dụng này vào trong giảng dạy thì hiệu quả đem lại kết quả khả quan hơn.Với phương pháp vận dụng các phép liên kết câu vào giảng dạy tập làm văn thì trình độ, khả năng của nhiều giáo viên có thể thực hiện được và thực hiện tốt trong giảng dạy. Đặc biệt với cách dạy này áp dụng cho việc giảng dạy cho học sinh giỏi thì kết quả tốt hơn. 3. Trong khuôn khổ và thời gian nghiên cứu có hạn nên mới chỉ ra được một số nhược điểm trong qúa trình viết văn của học sinh tiểu học cần phải khắc phục. Đồng thời từ đó đưa ra được một số giải pháp nhất đònh để khắc phục cho học sinh biết cách viết văn trong quá trình viết và phát hiện sai lầm cần khắc phục khi sửa bài để lần sau viết tốt hơn.Với ý đònh lớn lao song giải quyết vấn đề cũng còn trong khuôn khổ hạn hẹp, trong thời gian đến sẽ đầu tư hoàn tất và có hiệu quả cao hơn, nhân rộng việc sử dụng để đem lại kết quả nhiều hơn. 9 SKKN Vận dụng phép liên kết câu…. Nguyễn Văn Hoà 10 . này có hiệu quả hơn vì các em được nhìn thấy tận mắt cái sai và cái đã được sửa lại . Khi sửa xong ta đem so sánh hình ảnh hai đoạn văn ( bài văn) thì các em nhận ra ngay những cái tồn tại,. phần trước của văn bản được thay thế bằng một từ ,ngữ khác có giá trò tương đương ở phần sau. Phép thế gồm có: • Phép thế đại từ • Phép thế đồng nghóa. c) Phép nối:Nó được thể hiện ở việc khi. vừa qua, các bạn đã làm được những việc gì tốt? Bước 1: Học sinh trả lời bằng từng câu: 1. Tổ em gồm những bạn Na, Hồng, Huệ, Liễu, Đào, Trang.Các bạn la øngười dân tộc Kinh. 2.Mỗi bạn đều có

Ngày đăng: 30/05/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan