SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN Trường THPT Đức Hợp KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Sinh học 12 - Cơ bản Thời gian : 45 phút Họ và tên HS: Lớp: Chọn phương án đúng nhất và điền vào bảng sau : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 ĐA B C C C D A C B D B B A C D C A B Câu 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 ĐA B B A D D A C D A A C D A D B D C©u 1 : Quan hệ đối địch giữa các loài trong quần xã biểu hiện ở: A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác B. kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác C. quần tụ thành bầy và hiệu quả nhóm D. Cả A, B và C C©u 2 : Trong môi trường không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. Tăng dần đều B. đường cong chữ S C. đường cong chữ J D. giảm dần đều C©u 3 : Phần lớn quần thể sinh vật trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng: A. Tăng dần đều B. đường cong chữ J C. đường cong chữ S D. giảm dần đều C©u 4 : Trong đợt rét hại tháng 1 - 2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động nhiều năm B. biến động theo mùa C. biến động không theo chu kì D. Biến động theo chu kì C©u 5 : Quan hệ giữa giun sán với người, thuộc quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. kí sinh C©u 6 : Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể ? A. Các con cá cùng ao B. Các cây cỏ gấu mọc cùng 1 chỗ C. Các cây thông cùng 1 rừng D. Các ong mật cùng tổ C©u 7 : Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. D. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C©u 8 : Số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích nơi sinh sống của quần thể được gọi là: A. Tỉ lệ đực:cái B. mật độ quần thể C. phân bố nhóm tuổi D. phân bố cá thể C©u 9 : Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. kí sinh D. hội sinh. C©u 10 : Tuổi quần thể là: A. thời điểm có thể sinh sản B. tuổi bình quân của quần thể C. tuổi thọ tối đa của loài D. thời gian sống thực tế của cá thể C©u 11 : Các kiểu tháp tuổi đều giống nhau ở điểm: A. Đáy to nhất B. đỉnh nhỏ nhất C. nhóm sinh sản ít nhất D. Nhóm sinh sản nhiều nhất C©u 12 : Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. 1 Điểm C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. C©u 13 : Các cây tràm ở rừng U Minh là A. Loài đặc biệt. B. Loài có số lượng nhiều. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế. C©u 14 : Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ A. cộng sinh B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. hợp tác. C©u 15 : Tập hợp sinh vật được xem như 1 quần xã sinh vật là: A. 1 vườn hoa độc lập gồm toàn hoa hồng B. các con hươu nai ở vườn bách thú C. mọi sinh vật (tôm, cua, cá, rong, vi khuẩn, ) ở 1 ao D. tất cả cá chép đang sống trong cùng 1 ao C©u 16 : Những con voi trong vườn bách thú là A. tập hợp cá thể voi. B. quần xã. C. quần thể. D. hệ sinh thái. C©u 17 : Hiện tượng minh hoạ cho quan hệ hỗ trợ cùng loài là: A. Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm B. Kiến sống theo đàn C. Cá nở trước ăn trứng đồng loại D. Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản C©u 18 : Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước, kiểu tăng trưởng. C. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng D. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong. C©u 19 : Khoảng thuận lợi là khoảng A. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. D. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. C©u 20 : Khoảng nhiệt độ 2 0 C- 44 0 C mà cá chép ở Việt Nam sống A. Giới hạn sinh thái B. khoảng thuận lợi C. khoảng tối đa D. khoảng ức chế C©u 21 : Những nhân tố làm cho kích thước của quần thể thay đổi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. mức nhập cư và xuất cư D. Cả A, B và C. C©u 22 : Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể A. cá rô phi và cá chép B. ếch đồng và chim sẻ. C. tôm và cua D. chim sâu và sâu đo. C©u 23 : Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là A. 30 0 C. B. 20 0 C C. 26C. D. 36 0 C. C©u 24 : Trong tự nhiên, phần lớn quần thể sinh vật thường phân bố theo kiểu: A. phân bố đều B. phân bố ngẫu nhiên C. phân bố theo nhóm D. Cả A, B và C C©u 25 : Quan hệ giữa động vật ăn cỏ với vi khuẩn phân giải xenlulôzơ, thuộc quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. cộng sinh C©u 26 : Chuột cát đài nguyên có thể sống được ở -50 0 C đến +30 0 C, nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0 0 C đến 20 0 C. Khoảng đó là: A. khoảng thuận lợi B. khoảng tối đa C. giới hạn sinh thái D. khoảng ức chế C©u 27 : Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. Môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. 2 B. Môi trường vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. Môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. Môi trường trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. C©u 28 : Quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã biểu hiện ở: A. Cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác B. kí sinh, ức chế - cảm nhiễm C. cộng sinh, hội sinh, hợp tác D. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm C©u 29 : Quan hệ giữa lúa với cỏ dại, thuộc quan hệ A. hội sinh. B. hợp tác. C. kí sinh D. cạnh tranh. C©u 30 : Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C©u 31 : Có loài thực vật tiết ra chất kìm hãm sinh trưởng và ức chế phát triển các loài khác ở xung quanh là biểu hiện quan hệ: A. vật ăn thịt - con mồi B. hội sinh C. Ký sinh D. ức chế - cảm nhiễm C©u 32 : Hiện tượng các cá thể cùng quần thể giành thức ăn, nơi ở hay đối tượng sinh sản là biểu hiện của: A. đấu tranh sinh tồn B. Quan hệ cạnh tranh C. cùng ổ sinh thái D. Quan hệ hỗ trợ C©u 33 : Hiện tượng số lượng cá thể của 1 quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. đấu tranh sinh tồn. B. cạnh tranh cùng loài. C. cạnh tranh giữa các loài. D. khống chế sinh học. 3 . thể ở dạng: A. Tăng dần đều B. đường cong chữ S C. đường cong chữ J D. giảm dần đều C©u 3 : Phần lớn quần thể sinh vật trong thi n nhiên tăng trưởng theo dạng: A. Tăng dần đều B. đường cong chữ. SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN Trường THPT Đức Hợp KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Sinh học 12 - Cơ bản Thời gian : 45 phút Họ và tên HS: Lớp: Chọn phương án đúng nhất và điền. nhiên tăng trưởng theo dạng: A. Tăng dần đều B. đường cong chữ J C. đường cong chữ S D. giảm dần đều C©u 4 : Trong đợt rét hại tháng 1 - 2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch