1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiể tra học kỳ II văn 9

4 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 9 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Văn bản C 1 0.5 C 2 0.5 C 1(TL) 2.0 3 3.0 2. Tiếng Việt C 3 0.5 C 2(TL) 1.0 2 1.5 3. Tập làm văn C 4 0.5 C 3(TL) 5.0 2 5.5 Tổng 1 0.5 3 1.5 2 3.0 1 5.0 7 10 PHÒNG GD&ĐT YÊN LẬP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (2 Điểm) Chọn phương án đúng trong các phương án đã cho của những câu sau : Câu1.Theo tác giả Vũ Khoan, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì? A. Một trình độ học vấn cao B. Một cơ sở vật chất tiên tiến C. Tiềm lực bản thân con người D. Những thời cơ hội nhập Câu2. Hình ảnh đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì ? A. Hình ảnh cành hoa B. Hình ảnh con chim C. Hình ảnh nốt nhạc trầm D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ Câu3. Cụm từ“nằm trong giấc ngủ bình yên” trong câu “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” là gì ? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Cả A, B, C đều không đúng. Câu4. Nhận định nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài văn nghị luận xã hội ? A. Nêu rõ vấn đề nghị luận C.Vận dụng các phép lập luận phù hợp B. Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng xác đáng D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt Phần Ii. Tự luận (8 Điểm) Câu 1 (2 điểm): Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2(1.0đ): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. ( Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Câu3: (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẬP HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Phần i. Trắc nghiệm (Gồm 4 câu, mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm, tổng 2 điểm) CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN C D C D PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Chép chính xác: 0,5 điểm - Nêu được những nét chính về tác giả: 0,5 điểm - Hoàn cảnh ra đời: + 11/1980, khi đất nước vừa mới thống nhất đang trong giai đoạn xây dựng, phát triển, đối mặt với nhiều thử thách khó khăn (0,5 điểm) + Là bài thơ cuối cùng của tác giả, sáng tác lúc tác giả đang nằm trên giường bệnh, khoảng một tháng sau nhà thơ qua đời (0,5 điểm) Câu2(1.0đ): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Đáp án: a, Thành phần tình thái: có lẽ(0.5đ) b, Thành phần cảm thán: Chao ôi(0.5đ) Câu3: (5.0 điểm) A. Yêu cầu chung cần đạt: Học sinh viết đúng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học, cần đạt được một số ý cơ bản sau: 1. Mở bài : Giới thiệu nhà thơ Hữu Thỉnh, nên hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nêu nội dung khái quát của bài thơ "Sang thu".(0.5đ) 2. Thân bài : Phân tích được những ý cơ bản sau : * Khổ1: Những cảm nhận tinh tế: khứu giác (hương ổi)- xúc giác (gió se)- thị giác (sương chùng chình)- cảm nhận lí trí (hình như thu đã về). Từ ngữ có giá trị gợi cảm (phả, chùng chình)nhà thơ bất chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ những gì vô hình, mờ ảo. Sự tinh tế còn được thể hiện qua tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của con người ( bỗng, hình như )(1.0đ) * Khổ 2: Hình ảnh thơ chọn lọc mang những nét đặc trưng của thời điểm giao mùa: Sông dềnh dàng, chim vội vã cảnh vật sống động có hồn. Sự liên tưởng thú vị bất ngờ, kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng Có dám mây mùa hạ không gian, cảnh vật nhẹ nhàng sang thu.(1.0đ) * Khổ 3: - Nghĩa thực: Cảnh vật, thời tiết ( nắng, mưa, sấm )tất cả đang còn là những tín hiệu của mùa hạ nhưng đã thay đổi theo bước chân của mùa thu.(1.0đ) - Nghĩa ẩn dụ: Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, tác giả liên tưởng đến những thay đổi mùa thu đời người. Con người từng trải thì vững vàng bình tĩnh hơn.(1.0đ) 3. Kết bài : Khẳng định được giá trị nội dung của bài thơ. Cảm phục sự cảm nhận tinh tế của tác giả và thêm yêu mùa thu của đất trời nói chung, của tự nhiên Việt Nam nói riêng.(0.5đ) B. Biểu điểm: - Điểm 5- 6: Đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Phân tích sâu sắc nội dung bài thơ. Bài viết giàu cảm xúc, hành văn trong sáng mạch lạc. Không mắc các lỗi. - Điểm 3,5- 4,5: Đảm bảo các yêu cầu trên song nội dung chưa thực sâu sắc. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, mắc hai đến ba lỗi điễn đạt, câu, chính tả. - Điểm 2- 3: Đảm bảo các yêu cầu đề ra song trình bày các ý lộn xộn, nội dung chưa sâu, mắc năm đến bảy lỗi về câu, chữ viết, lỗi chính tả. - Điểm dưới 2: Bài làm chưa đảm bảo các yêu cầu trên, chữ viết xấu. (Chú ý: Trên đây chỉ là những gợi ý chính. Khi chấm bài, giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt). Hết . Việt C 3 0.5 C 2(TL) 1.0 2 1.5 3. Tập làm văn C 4 0.5 C 3(TL) 5.0 2 5.5 Tổng 1 0.5 3 1.5 2 3.0 1 5.0 7 10 PHÒNG GD&ĐT YÊN LẬP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 09- 2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không. LẬP HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 09- 2010 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Phần i. Trắc nghiệm (Gồm 4 câu, mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm, tổng 2 điểm) CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN C D C D PHẦN II. TỰ LUẬN. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn : NGỮ VĂN 9 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Văn bản C 1 0.5 C 2 0.5 C 1(TL) 2.0 3 3.0 2.

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w