1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Về hình tượng người lính trong bài Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thưở trước; ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kháng chiến chống Pháp. từ những cảm nhận của anh c

4 23,3K 487

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 222,87 KB

Nội dung

Về hình tượng người lính trong bài Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thưở trước; ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kháng chiến chống Pháp. từ những cảm nhận của anh chị về hình tượng này, anh chị hãy bình luận những ý kiến trên

Trang 1

Quang Dũng là người chiến sĩ kiêm nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp Ông là người

đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc Hồn thơ của ông lãng mạn và tài hoa, nhà thơ

của “Xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa Ông từng là đại đội trưởng trong

đoàn quân Tây Tiến Năm 1948, ông chuyển sang đơn vị mới, nhớ về đơn vị cũ và sáng tác bài

thơ “Nhớ Tây Tiến” tại Phù Lưu Chanh Sau đó in lại và đổi tên thành “Tây Tiến” Về bài thơ

này có ý kiến cho rằng “Người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước” Bên cạnh đó, có

ý kiến khác thì nhấn mạnh “Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kháng chiến chống Pháp”

Về ý kiến thứ nhất “Người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước” thì muốn nói

người lính Tây Tiến mang nét đẹp của đấng trượng phu, giàu tính ước lệ Hình ảnh này mang dáng dấp của tráng sĩ chinh phu thời trung đại Đây là những người quyết ra đi trả nợ anh hùng,

“hai vai gánh vác cả đôi sơn hà” Về ý kiến thứ hai “Hình tượng người lính mang đậm vẻ

đẹp của người lính thời kháng chiến chống Pháp”, hình tượng người lính ở đây có nét đẹp thân

thuộc từ đời sống chiến trường của anh vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp Đó là người trai phải quyết ra đi chiến trận phen này, để lập chiến công, để bảo vệ đất nước mặc dù hoàn cảnh chiến đấu khó khan gian khổ, bệnh tật hoành hành

Hình ảnh người lính Tây Tiến mang dáng dấp của tráng sĩ thưở trước đó là dáng vẻ oai phong lẩm liệt, hào khí ngút trời

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu là dữ oai hùm”

Những người lính Tây Tiến trọc đầu vì sốt rét nhưng không phải vì thế mà tinh thần họ đi xuống

Chính cái hình dạng kì dị đó đã làm tăng thêm vẻ độc dữ cho “đoàn binh” Tác giả dùng từ

“đoàn binh” ở đây gợi cho ta thấy người lính ở đây không đơn độc mà là cả một đoàn người

Ngoài ra cũng chính từ Hán Việt “đoàn binh” gợi lại không khí thời Trung Đại – đó là cảnh đoàn binh ra trận với khí thế anh dung nhưng đầy sự oai nghiêm “Quân xanh” ở đây muốn ám chỉ những người lính đang bị bệnh sốt rét, nhưng họ hiện lên với một bộ mặt “dữ oai hùm” Nhà thơ muốn đề cao tinh thần bất diệt của họ Từ “hùm” chỉ loài hổ - chúa sơn lâm Không phải ở

đây Quang Dũng muốn “động vật hóa” người lính mà muốn nói rừng núi Tây Bắc này do người

lính Tây Tiến làm chủ Qua đó nhà thơ muốn khẳng định quyết tâm bảo vệ đất nước của người lính Tây Tiến nói riêng và của nhân dân nước ta nói chung Đây cũng là một hình ảnh của người lính thời Trung Đại Đó là người anh hùng:

“Hoành sóc giang san cáp kỉ thu Tam quan kì hổ khí thôn ngưu”

Những đấng trượng phu khi xưa đều xem cái chết nhẹ tựa lông hồng:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Từ “đời xanh” muốn chỉ người lính Tây Tiến còn trẻ lắm và thực sự là họ là như vậy Họ là những thanh niên, những học sinh đất Hà thành còn trẻ nhưng họ hiểu rằng:

“Ôi tổ quốc nếu cần ta chết Cho những ngôi nhà, ngọn núi con sông”

Trang 2

Và chính vì thế họ chẳng “tiếc đời xanh” của họ Đó là tiêu biểu cho chí khí của những tráng sĩ thuở trước

Không những tác giả xây dựng hình ảnh người lính Tây Tiến mang dáng dấp của những tráng

sĩ thời Trung Đại mà ông cũng gây dựng nên một không gian cũng rất tiền sử Đây là không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa, là cái nơi lam chướng nghìn trùng Câu thơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

Gợi lên cảnh người lính hành quân tới một vùng đất mới mẻ, đầy nguy hiểm Từ “sương lấp” gợi lên cảnh đoàn quân hành quân trong điều kiện bị sương mù che lấp nhưng sương ở đây đâu phải là bình thường mà đây là sương muối Chính nó đã làm tăng thêm sự mệt mỏi cho đoàn quân Ngoài ra chính từ “sương” gợi lên cảnh những làn khói trên sông, một hình ảnh của cổ thi

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

Qua đó thể hiện nổi nhớ quê hương của người lính Không gian núi rừng Tây Bắc hiện lên đầy

vẻ hoa lệ, đó là một vực sâu vạn trượng bên cạnh một :

“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Tác giả đã sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 và nghệ thuật đối giữa “lên” và “xuống” kết hợp với từ chỉ sự ước lệ “ngàn thước” đã bẻ đôi câu thơ Qua đó nhà thơ đã để lại cho người đọc một bức tranh hai vách núi vút lên rồi đổ xuống rất nguy hiểm tạo cảm giác gợn người Đây cũng là một hình ảnh Trung cổ:

“Nhật chiếu hương lô sinh tử yên Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”

Ngoài ra cái nổi buồn thi vị, man mác của cảnh vật thời Trung cổ được tái hiện lại qua cảnh sông nước hoang dại như một bờ tiền sử: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” Bên bờ lau dọc dòng sông, tác giả đã cảm nhận những cánh lau một cách tinh tế qua hai từ “hồn lau” Đó là những cây lau không còn là vô tri, vô giác mà ở chúng đã có linh hồn Phải là một nhà thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa, lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ây

“Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về

Hồn của mùa thu đi Ngàn lau xao xác trắng”

Với chiến trường là mồ viễn xứ biên ải, ngôn ngữ thơ trang trọng ước lệ Câu thơ:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

đã tái hiện lại vẻ đẹp về sự hy sinh của người lính Tác giả đã sử dụng từ Hán Việt “biên cương”,

“viễn xứ”, “áo bào” đã tạo nên sắc thái cổ kính, trang trọng và làm giảm sự bi thương của những cái mồ rải rác ở nơi viễn xứ biên thùy Câu thơ:

“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

làm ta nhớ lại hình ảnh người anh hùng Kinh Kha năm xưa đứng trên bờ sông Dịch chuẩn bị

thực hiện xứ mệnh của đời trai trẻ Đó là bảo vệ đất nước với tinh thần “Nhất khứ bất phục hoàn”

Trang 3

“Gió hiu hắt chừ Dịch thủy hàn Tráng sĩ ra đi chừ bất phục phản”

Sông Mã hôm nay mang dáng dấp của sông Dịch năm xưa và cả hay dòng sông đều tấu lên

“khúc độc hành” để đưa tiển hay làm tăng nhuệ khí của những người anh hùng, những người tráng sĩ

Không những thế, người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp của anh vệ quốc quân thời đại kháng chiến chống Pháp với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Họ là những người không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Trên con đường hành quân đầy vất vả, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiết sức nhưng dường như họ chưa chịu rời bỏ cuộc hành quân cùng đồng đội Bằng chứng là họ chỉ “bỏ quên đời” khi

“không bước nữa” Đó là cái chết bi hùng, tuy chết nhưng tay vẫn cầm chặt sung, vẫn luôn nhớ

nhiệm vụ Họ là “Những con người mỗi khi nằm xuống Vẫn nằm trong tư thế tấn công”

Tuy trong cuộc hành quân gặp nhiều gian khổ nhưng họ vẫn trẻ trung tinh nghịch

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Hai từ láy “heo hút” càng làm tăng thêm sự “heo hút” ấy Cách nói đùa tiếu “súng ngửi trời” thể hiện trí tưởng tượng của người lính Đó là hình ảnh họ đang hành quân trên núi cao và cao tới mức súng của họ đeo trên vai có thể chạm trời Từ đó cho ta thấy được tinh thần lạc quan yêu đời của người lính Tây Tiến Hằng ngày họ phải lăn lộn trận mạc đầy mất mác hy

sinh nhưng họ vẫn đa cảm, đa tình Câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” cho thấy

họ - người chàng trai đất Hà thành vẫn đang nhớ về Hà Nội, vẫn đang nhớ về “dáng kiều thơm” ở quê hương mình Họ thật lãng mạn

Người lính Tây Tiến dồi dào tình yêu thiên nhiên:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Trên đỉnh Sài Khao mà con người mà con người chìm trong “sương lấp”, họ vẫn cảm nhận được

vẻ đẹp của núi rừng trong đêm Đó là những cánh hoa rơi trong đêm tối khắc nghiệt (đêm hơi)

Từ đó đã toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp Ở họ có sự hòa quyện giữa chiến sĩ và thi sĩ Không chỉ là tình yêu thiên nhiên, họ còn có tình quân dân và tình yêu đồng đội

“Doanh trại bùng lên ngọn đuốc hoa Kìa em xiêm tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đó là những đêm liên hoan văn nghệ đầy tình quân dân Từ “bừng lên” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa Đêm rừng núi đã thành đêm hội, ngọn đuốc nứa, đuốc lau đã thành đuốc hoa

mà đuốc hoa còn gọi là ngọn “hoa chúc” – cây nến dược đốt trong đêm tân hôn Từ đó đã gợi lên một không khí ấm cúng, gia đình Từ “bừng” ấy còn chỉ ánh sáng của ngọn đuốc hoa, của lửa trại sáng bừng lên, cũng có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười tưng bừng rộn rã Từ

“kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên của những anh vệ quốc quân trước vẻ đẹp của những cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ Phải chăng đó

có phải là sự rung cảm trước vẻ đẹp của các thiếu nữ Thái, thiếu nữ Mường, các cô gái Lào hay

là họ nhớ về “dáng kiều thơm” của mình Nhưng dù sao thì sự xuất hiện của các cô gái ấy trong

bộ xiêm áo rực rỡ, cùng với tiếng khèn “man điệu” đã “xây hồn thơ” trong lòng các chàng lính trẻ Đó phải chăng là sự cứu cánh cho tâm hồn người lính khi họ đang đối mặt với gian khổ Hình tượng người lính thời chống Pháp gắn chặt với sự kiện lịch sử là cuộc hành quân về biên

Trang 4

giới Tây Bắc với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của rừng núi hiểm trở, thơ mộng Cái sự hiểm trở ấy thể hiện ở:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Quang Dũng đã từng kể lại trong lúc đến Mường Hịch thì người dân nơi đây cho biết ở đây có một con hổ đã thành tinh và thường xuống làng để bắt gia súc và thậm chí là đã ăn thịt người Người dân này biết là đoàn binh có súng và ngỏ ý muốn họ giúp tiêu diệt hổ Những người lính Tây Tiến vốn gan dạ nên đã đi tìm hổ để diệt Họ đã giết được hổ nhưng bị thương rất nhiều người Chính vì thế mà nhà thơ rất có ấn tượng với địa danh này mặc dù nó xa xôi, hẻo lánh Còn về sự thơ mộng, nhà thơ đã viết:

“Trôi dòng nước lũ hoa đông đưa”

Đây là hình ảnh những cánh hoa rụng lã tả trôi theo dòng nước hay là những chùm hoa chạm mặt nước và đong dưa theo dòng nước chảy

Cả hai ý kiến đều đúng Tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau, khẳng định sự hòa hợp giữa vẻ đẹp cổ điển với vẻ đẹp tráng sĩ hiện đại để làm nên một hình tượng toàn vẹn của bài thơ Nhà thơ đã kế thừa những con người truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn Đồng thời ông cũng mang vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường đời sống trận mạc mà chính tác giả là người trong cuộc

Đó đều là những ý kiến đúng về bài thơ Tây Tiến Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho hình tượng người lính bi tráng Đây là một tượng đài thơ ca bất diệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp Ngoài ra, hình tượng đó còn mang dáng dấp của người tráng sĩ ngày xưa với tinh thần quyết ra đi trả nợ anh hùng để trả ơn cho đất nước hay để thỏa chí tang bồng Chính

sự tinh anh và tài năng về thi, nhạc, văn, họa của Quang Dũng mới tô đậm thêm được vẻ đẹp người Tây Tiến Xin được mượn bốn câu thơ của Giang Nam để thay cho lời kết:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”

Ngày đăng: 29/05/2015, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w