Tăng trưởng kinh tế nhanh làm tăng mức độ nghèo tương đối của

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 26 - 33)

III. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

2. Tăng trưởng kinh tế nhanh làm tăng mức độ nghèo tương đối của

nhóm người nghèo và gia tăng bất bình đẳng.

Thực tế tăng trưởng kinh tế làm giảm mức độ nghèo đói (người nghèo và tỷ lệ nghèo), nhưng nhìn nhận về chất lượng cuộc sống và mức độ nghèo tương đối so với nhóm giàu và khá thì mức độ nghèo có xu hướng gay gắt hơn.

Nếu tính chung các chỉ số về phân hoá giàu nghèo như chỉ số GINI, chỉ số 40% thì đều cho kết quả là tăng về mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Chỉ số GINI tăng từ 0,34 thời kỳ 1992-1993 lên 0,37 năm 2002.

Như vậy, sự bất bình đẳng ở nước ta mặc dù còn ở mức thấp, mức an toàn cho phép. Nhưng về số tuyệt đối đang có xu hướng gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số này cho thấy có khía cạnh liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bình đẳng, phân hoá giàu nghèo.

Xét theo tỷ trọng tiêu chuẩn 40% của Việt Nam cũng cho kết quả có xu hướng giảm, tất nhiên vẫn ở mức độ cho phép là 12%. Tỷ trọng này ở nước ta năm 1994 là 20%; năm 1995 là 21,1%; năm 1996 là 20,1%; năm 1999 là 18,7%; năm 2001-2002 là 19%. Theo tiêu chuẩn này ở nước ta phân bố thu nhập của dân cư là tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên hiện tại vẫn đảm bảo mức độ cho phép, mức độ an toàn để tiếp tục tăng trưởng và phát triển kinh tế.

3. Thực hiện đầu tư giải quyết vấn đề XĐGN là giải pháp đầu tư cho tăng trưởng và phát triển.

Thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn về cơ sở hạ tâng, tín dụng, đất sản xuất, khuyến nông - lâm - ngư, y tế giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, phát triển ngành nghề, nhà ở ...XĐGN được thực hiện theo phương châm xã hội hoá cao từ đó phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, lôi cuốn được các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp các tầng lớp dân cư, các nhà hảo tâm và chính hộ nghèo, xã nghèo tham gia. Nhà nước đã hình thành được chương trình quốc gia về XĐGN với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp Uỷ đảng, Chính quyền ưu tiên tập trung nguồn lực cho vùng khó khăn nhất (vùng núi cao, vùng sâu, vùng Biên giới, Hải đảo), đối tượng khó khăn nhất (hộ nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc thiểu số...) Chính vì vậy mà bộ mặt các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo được cải thiện đáng kể; được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao và coi là một điểm sáng về XĐGN trong thập kỷ vừa qua. Chính nhờ thành tựu của đổi mới và XĐGN mà nước ta tạo lập được vị thế mới trên trường quốc tế và thu hút được các nhà tài trợ đẩy mạnh hợp tác và ủng hộ.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA

TTKT VÀ XĐGN.

I. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010.

Thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng “phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình phát triển...” . Phương hướng, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2001-2010) và kế hoạch 2006-2010 như sau:

1. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế.

Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000, trong đó giá trị tăng thêm của nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 4 - 4,5%; công nghiệp và xây dựng 10 - 10,5%; các ngành dịch vụ 7-8%. Chuyển dịch manh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. Năm 2010, tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16 - 17%, công nghiệp là 40 - 41%, dịch vụ là 42-43%; t ỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng lên là 23 - 24%, lao động nông - lâm ngư - nghiệp giảm xuống là 50%, lao động dịch vụ tăng lên là 26 - 27%

2. Các chỉ tiêu về xã hội và XĐGN

Giảm tỷ lệ hộ nghèo: Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế, giảm 3/4 tỷ lệ hộ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm.

Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo cộng đông nghèo và xã nghèo. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp mở rộng và xây dựng mới công trình hạ tầng thiết yếu, đảm bảo đến năm 2010 đạt 100% xã nghèo có cơ sở hạ tầng thiết yếu, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, Với số lượng 60 lít/người/ngày, 75% gia đình có hố xí hợp vệ sinh. Chú trọng các chương trình nước sạch cho các gia đình nghèo.

Tạo việc làm: Đến năm 2010, giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 – 1,5 triệu lao động/năm, nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm lên 50%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao đọng của nữ lên 80%. Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị trong tổng số lao động trong độ tuổi xuống dưới 5% .

Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục: Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.

Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 18% năm 2010. Đối với trẻ em từ 3 - 5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 67% năm 2010. Đến 2010, tăng tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi lên 99%, tỷ lệ học sinh học xong tiểu học lên 85 - 95%. Phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi toàn quốc, tăng tỷ lệ học sinh phổ thông trung học lên 50%. Thực hiện cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi người, mọi cấp, đặc biệt là chú trọng tới học sinh nghèo.

Giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em: Duy trì vững chắc xu thế giảm tỷ lệ sinh để đạt mưc sinh thay thế bình quân trong cả nước muộn nhất là đến hết năm 2005, vùng sâu; vùng xa, vùng nghèo chậm nhất là vào năm 2010. Đến năm 2010, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 25000, giảm tỷ suất tử vong của trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 32000, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 20%, tỷ lệ trẻ sinh thiếu cân xuống dưới 5%.

Phát triển văn hoá thông tin và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân: Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản phổ cập các phương tiện phát thanh truyền hình đến mỗi gia đình.

Đảm bảo sự bền vững về môi trường. Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; đến năm 2010 không còn các khu nhà ổ chuột ở đô thị và nhà tạm ở nông thôn; 100% các khu công nghiệp, các khu đô thị và làng nghề ở nông thôn được xử lý nước thải, thu gom chất rắn và chất thải mất vệ sinh, có kế hoạch cải tạo khắc phục sự cố môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 43% năm 2010.

II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG NHANH, BỀN VỮNG GẮN KẾT VỚI XĐGN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh - Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và hiệu quả; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài; cải cách bình đẳng và hiệu quả; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài; cải cách hệ thống thuế.

Nghiên cứu, sửa đổi, ban hành văn bản để tạo điều kiện thông thoáng cho các cá nhân thực sự bình đẳng trong quá trình tiếp cận với các yếu tố phục vụ cho sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành thống nhất một Luật doanh nghiệp và một Luật đầu tư chung. Thực hiện tốt các chính sách về tài chính, tiền tệ và thương mại.

Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển. Bảo đảm sự phù hợp giữa chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại với các chính sách cải cách ngành, thực hiện chính sách bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời gian phù hợp với tiến trình hội nhập.

Cung cấp thông tin cập nhật và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với tiến trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng hơn nữa thị phần xuất khẩu vào những thị trường truyền thống, khai thông và tiếp cận thêm nhiều thị trường mới.

Tiếp tục cải cách hệ thông thuế phù hợp với yêu cầu đổi mới và các cam kết quôc tế.Thực hiên nguyên tắc công bằng trong chính sách phân phối tài chính, nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội.

Hoàn thiện chính sách phân phối lần đầu nhằm giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; mở rộng các hình thức phân phối lại thông qua phát triển hệ thống phúc lợi công cộng, bảo hiểm, an sinh xã hội, các chế độ ưu đãi về tài chính, các hình thức trợ cấp xã hội, để giải quyết các vấn đề xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội vì phân phối không công bằng chính là một trong những lý do lớn nhất gây ra tình trạng kinh tế tăng trưởng nhanh, ở mức cao nhưng cuộc sống của đại bộ phận dân cư lại không được cải thiện.

2. Tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho XĐGN.

Tạo mỗi trường pháp lý bình đẳng và công bằng để doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh được tiếp cân nhiều hơn với đất đai, tín dụng và các yếu tố đầu vào khác để góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư một cách bền vững. Thống nhất một luật doanh nghiệp chung và một luật đầu tư chung.

Tiếp tục cải cách mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng cơ cấu lại doanh nghiệp; tiến hành cổ phần hoá; thực hiện giao bán, sát nhập; giải thể, phá sản nếu hoạt động không hiệu quả để thu hẹp đáng kể số doanh nghiệp nhà nước; tập trung hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ 100% vốn vào lĩnh vực công ích, xây dựng kết cấu hạ tầng, một số lĩnh vực quan trọng mà kinh tế tư nhân không muốn đầu tư hoặc chưa có khẳ năng tham gia.

Tiếp tục tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhà nước thiết lập môi trưởng thuân lợi, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, nông thôn.

3. Hoàn thiện các chính sách XĐGN

Chương trình quốc gia XĐGN được nâng lên mức độ cao hơn. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu XĐGN từ TƯ đến địa phương.

Tập trung giúp đỡ các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.

Tiếp tục tăng nguồn vốn tín dụng XĐGN, đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo vươn lên thoát khỏi diện nghèo. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ về vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.

Thực hiện bỏ dần bao cấp bất hợp lý trong XĐGN; chyển sang những phương pháp, phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường. Sửa đổi chính sách trợ giá trợ cước và chính sách cung cấp (miễn phí) cho miền núi để hạn chế thất thoát và tăng thêm tác dụng thiết thực của các biện pháp này. Áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với vốn tín dụng cho người nghèo; mở cộng diện tín dụng được bảo lãnh thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh chính sách xã hội, như chính sách khám chữa bệnh, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách cho vay vốn.

4. Tăng đầu tư để rút ngắn tình trạng cách biệt.

Tăng cường đầu tư từ Ngân sách nhà nước vào các địa bàn khó khăn nhất (các xã đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, vùng biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc), tập trung trước hết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, cấp điện, nước sạch, trạm y tế; hỗ trợ các xã nghèo phát triển sản xuất, dịch vụ, tiếp cận thị trường.

5. Thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội cho các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương. dễ bị tổn thương.

Thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội về phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro; hoàn thiện hệ thống mạng lưới an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của các nhóm này để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái nghèo.

Thực hiện tốt việc trợ giúp các nhóm trên tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu, nhất là dịch vụ giáo dục và y tế, chăm sóc sức khoẻ; mở rộng diện cấp thẻ bảo hiểm y tế thay cho phương thức trợ giúp theo kiểu “thực thanh thực chi” hiện nay; thực hiện nhất quán chủ trương miễn, giảm học phí cho con em các nhóm này. Tăng đáng kể mức đầu tư cho nâng cao năng lực, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình xã hội hoá XĐGN có hiệu quả; huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác XĐGN.

Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động XĐGN để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền; phát hiện và sử lý nghiêm các trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của các tâng lớp dân cư cho công tác XĐGN.

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI . TỚI .

1. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng kinh tế và Xóa đói giảm nghèo.

2. Nâng cao năng lực của các ngành, các cấp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo.

3. Để giám sát, đánh giá CPRGS có hiệu quả thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và giảm nghèo, công tác giám sát đánh giá cần thực hiện một số việc sau:

- Triển khai nội dung, yêu cầu và phương pháp đánh giá CPRGS và

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w