II. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn kết
1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh Tạo lập môi trường kinh doanh
bình đẳng và hiệu quả; khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài; cải cách hệ thống thuế.
Nghiên cứu, sửa đổi, ban hành văn bản để tạo điều kiện thông thoáng cho các cá nhân thực sự bình đẳng trong quá trình tiếp cận với các yếu tố phục vụ cho sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, lao động, khoa học công nghệ. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành thống nhất một Luật doanh nghiệp và một Luật đầu tư chung. Thực hiện tốt các chính sách về tài chính, tiền tệ và thương mại.
Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển. Bảo đảm sự phù hợp giữa chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại với các chính sách cải cách ngành, thực hiện chính sách bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời gian phù hợp với tiến trình hội nhập.
Cung cấp thông tin cập nhật và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp với tiến trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng hơn nữa thị phần xuất khẩu vào những thị trường truyền thống, khai thông và tiếp cận thêm nhiều thị trường mới.
Tiếp tục cải cách hệ thông thuế phù hợp với yêu cầu đổi mới và các cam kết quôc tế.Thực hiên nguyên tắc công bằng trong chính sách phân phối tài chính, nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề xã hội.
Hoàn thiện chính sách phân phối lần đầu nhằm giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; mở rộng các hình thức phân phối lại thông qua phát triển hệ thống phúc lợi công cộng, bảo hiểm, an sinh xã hội, các chế độ ưu đãi về tài chính, các hình thức trợ cấp xã hội, để giải quyết các vấn đề xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội vì phân phối không công bằng chính là một trong những lý do lớn nhất gây ra tình trạng kinh tế tăng trưởng nhanh, ở mức cao nhưng cuộc sống của đại bộ phận dân cư lại không được cải thiện.
2. Tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho XĐGN.
Tạo mỗi trường pháp lý bình đẳng và công bằng để doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh được tiếp cân nhiều hơn với đất đai, tín dụng và các yếu tố đầu vào khác để góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư một cách bền vững. Thống nhất một luật doanh nghiệp chung và một luật đầu tư chung.
Tiếp tục cải cách mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng cơ cấu lại doanh nghiệp; tiến hành cổ phần hoá; thực hiện giao bán, sát nhập; giải thể, phá sản nếu hoạt động không hiệu quả để thu hẹp đáng kể số doanh nghiệp nhà nước; tập trung hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn nắm giữ 100% vốn vào lĩnh vực công ích, xây dựng kết cấu hạ tầng, một số lĩnh vực quan trọng mà kinh tế tư nhân không muốn đầu tư hoặc chưa có khẳ năng tham gia.
Tiếp tục tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhà nước thiết lập môi trưởng thuân lợi, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, nông thôn.
3. Hoàn thiện các chính sách XĐGN
Chương trình quốc gia XĐGN được nâng lên mức độ cao hơn. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu XĐGN từ TƯ đến địa phương.
Tập trung giúp đỡ các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Tiếp tục tăng nguồn vốn tín dụng XĐGN, đổi mới phương thức cho vay, đẩy mạnh trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo vươn lên thoát khỏi diện nghèo. Nhà nước tiếp tục hỗ trợ về vốn tín dụng, tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, tạo cơ hội làm ăn và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phù hợp.
Thực hiện bỏ dần bao cấp bất hợp lý trong XĐGN; chyển sang những phương pháp, phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường. Sửa đổi chính sách trợ giá trợ cước và chính sách cung cấp (miễn phí) cho miền núi để hạn chế thất thoát và tăng thêm tác dụng thiết thực của các biện pháp này. Áp dụng phương thức trợ giúp lãi suất đối với vốn tín dụng cho người nghèo; mở cộng diện tín dụng được bảo lãnh thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh chính sách xã hội, như chính sách khám chữa bệnh, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách cho vay vốn.
4. Tăng đầu tư để rút ngắn tình trạng cách biệt.
Tăng cường đầu tư từ Ngân sách nhà nước vào các địa bàn khó khăn nhất (các xã đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, vùng biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc), tập trung trước hết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, cấp điện, nước sạch, trạm y tế; hỗ trợ các xã nghèo phát triển sản xuất, dịch vụ, tiếp cận thị trường.
5. Thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội cho các nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương. dễ bị tổn thương.
Thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội về phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro; hoàn thiện hệ thống mạng lưới an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc và khẩn cấp của các nhóm này để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái nghèo.
Thực hiện tốt việc trợ giúp các nhóm trên tiếp cận các dịch vụ công thiết yếu, nhất là dịch vụ giáo dục và y tế, chăm sóc sức khoẻ; mở rộng diện cấp thẻ bảo hiểm y tế thay cho phương thức trợ giúp theo kiểu “thực thanh thực chi” hiện nay; thực hiện nhất quán chủ trương miễn, giảm học phí cho con em các nhóm này. Tăng đáng kể mức đầu tư cho nâng cao năng lực, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình xã hội hoá XĐGN có hiệu quả; huy động các nguồn lực trong xã hội cho công tác XĐGN.
Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động XĐGN để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện. Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền; phát hiện và sử lý nghiêm các trường hợp làm thất thoát kinh phí, nhất là ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của các tâng lớp dân cư cho công tác XĐGN.
III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI . TỚI .
1. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng kinh tế và Xóa đói giảm nghèo.
2. Nâng cao năng lực của các ngành, các cấp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo.
3. Để giám sát, đánh giá CPRGS có hiệu quả thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và giảm nghèo, công tác giám sát đánh giá cần thực hiện một số việc sau:
- Triển khai nội dung, yêu cầu và phương pháp đánh giá CPRGS và MDGS tới mọi cấp, ngành, nhất là ở địa phương.
- Xây dựng cơ chế tổ chức thu thập thông tin,phân tích và đánh giá liên bộ, liên ngành về thực hiện CPRGS và MDGS .
4. Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm. Để đẩy nhanh tiến độ lông ghép ở tất cả các địa phương cần phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành đặc biệt là của ban chỉ đạo được toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo.
5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác xây dựng, giám sát và đáng giá thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện tham gia của cộng đồng và công tác xây dựng và giám sát kế hoạch sẽ tạo điều kiện để kế hoạch khả thi hơn, đầu tư sẽ hiệu quả hơn và sẽ huy động tối đa nguồn lực tại chỗ.
KẾT LUẬN
TTKT và XĐGN có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để xóa đói giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.
Trong những năm qua nước ta đã thực hiện tốt vấn đề tăng trưởng và XĐGN. Thực hiện nhất quán chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội. Kinh tế nước ta tăng trưởng cao và tương đối ổn định. XĐGN đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, quy mô nghèo đói giảm đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, “đói nghèo” là một thực trạng mà nước nào, thời nào cũng có. Nó vẫn là một vấn đề xã hội đòi hỏi tất cả quốc gia trên thế giới phải cùng nhau quan tâm và giải quyết. Việt Nam mặc dù XĐGN đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cho tới nay vẫn là một nước nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Đã có nhiều chương trình cho XĐGN được triển khai và thực hiện từ lâu, nhưng do nguồn lực còn hạn chế, các chương trình chưa thực sự được đồng bộ, kết hợp và thực hiện lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác nên hiệu quả đem lại chưa cao; tỷ lệ nghèo, chênh lệch nghèo còn lớn, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra.
XĐGN lâu bền phải được kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, được làm từ Trung Ương tới địa phương. Trước mắt làm sao phải đẩy nhanh được tốc độ, nâng cao được chất lượng tăng trưởng hơn nữa nhằm tạo ra những nguồn lực cần thiết cho XĐGN. Đồng thời tăng trưởng phải đi liền với XĐGN và giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy để giải quyết được các yêu cầu trên, điều quan trọng đối với Chính phủ mỗi quốc gia là phải nhận thức đúng đắn và giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu TTKT nhanh với giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là XĐGN.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Phát triển GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng.
Nxb Lao động-xã hội, Hà Nôi, 2005 2. Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, vấn đề XĐGN ở Việt Nam.
GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng. 3. Đói nghèo, thực trạng và giải pháp Bộ LĐTB&XH. 4. Việt Nam tấn công nghèo đói-Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000,2001. 5. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và XĐGN (2001-2010).
6. Những định hướng chiến lược của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội,2004. 7. Các hành động để xóa đói giảm nghèo - WB
8. Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.
Nguyễn thị Hằng 9. Việt nam tăng trưởng và giảm nghèo – Báo cáo thường niên 2003-2004. 10. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnVI, VIII, IX.
Nxb chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 11. Tạp chí Con số sự kiện - Số 11/03 (363),Số 4/05 (380),Số 1/05 (365),Số 2+3/03,Số 1/02,Số 1+2/00
12. Tạp chí kinh tế phát triển - số 91+95/05, Số 85/04, Số 80/04. 13. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế - Số 322, Tháng 2/2005.
14. Thời Báo Kinh tế Việt Nam số 175, ngày 2/9/2005.
15.Tài liệu Hôi thảo “ Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay-Kinh nghiệm của các nước ASEAN” - Tháng 8/2000).