1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ BD HSG PHÂN NHIỆT

8 717 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO PHẦN NHIỆT HỌC THCS KIẾN THỨC CƠ BẢN Ơ điều kiện thường, vật chất tồn tại ở ba trạng thái: rắn – lỏng – khí. Vật chất có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái. Muốn vật chất thay đổi trạng thái, ta phải làm tăng hoặc giảm nhiệt năng của vật. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên mà chưa chuyển thể được tính bởi công thức: Q = m.c. ∆ t = m.c (t 2 - t 1 ) Đa số các chất chỉ chuyển thể khi đạt đến một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt chuyển thể. Trong suốt qúa trình chuyển thể, nhiệt độ của khối chất không thay đổi. Nhiệt lượng vật cần thu vào (toả ra) để chuyển thể ở nhiệt độ chuyển thể được tính bởi công thức: Q = m.λ Nhiệt lượng có thể được truyền qua ba hình thức: +Dẫn nhiệt :là hình thức truyền nhiệt từ phần này sang phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác . +Đối lưu :là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí , đó cũng là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng hoặc chất khí. +Bức xạ nhiệt :là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng . Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. - Nhiệt lượng luôn được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn cho đến khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau. CHỦ ĐỀ 1: BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT Nhiệt lượng toả ra bằng với nhiệt lượng thu vào: Q toả = Q thu Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn m (kg) nhiên liệu: Q = q . m (J) CHỦ ĐỀ 2: BÀI TẬP VỀ HIỆU SUẤT Dạng 1: Tính hiệu suất của động cơ ôtô biết ôtô chạy được quãng đường s (km) với lực kéo trung bình là F (N) tiêu thụ hết m (kg) xăng. công thức: Q A H = . Cách giải: Trước hết tính công mà ôtô thực hiện được: A = F . s (J) Tính nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra: Q = q . m Từ đó tính được hiệu suất của ôtô: Q A H = Dạng 2: Bếp dầu đun nóng m (kg) nước tiêu thụ hết m’ (kg) dầu. Tính hiệu suất Công thức: = 1 Q H Q Cách giải: Trước hết tính nhiệt lượng Q 1 cung cấp cho nước: Q = c.m.(t 2 – t 1 ) = c.m.∆t (J) Tính nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy tỏa ra: Q = q.m Từ đó tính được hiệu suất của bếp: = 1 Q H Q BÀI TẬP VẬN DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH NHIỆT HỌC Bài1: Nhiệt độ bình thường của thân thể người là 36,6 0 C. Tuy nhiên ta không thấy lạnh khi nhiệt độ của không khí là 25 0 C và cảm thấy rất nóng khi nhiệt độ không khí là 36 0 C. Còn trong nước thì ngược lại, khi ở nhiệt độ 36 0 C con người cảm thấy bình thường, còn khi ở 25 0 C người ta cảm thấy lạnh. Giải thích nghịch lí này như thế nào? Bài 2: Sự truyền nhiệt chỉ thực hiện được từ một vật nóng hơn sang một vật lạnh hơn. Nhưng một chậu nước để trong phòng có nhiệt độ bằng nhiệt độ của không khí xung quanh, lẽ ra nó không thể bay hơi được vì không nhận được sự truyền nhiệt từ không khí vào nước. Tuy vậy, trên thực tế , nước vẫn cứ bay hơi. Hãy giải thích điều như là vô lí đó. Bài 3: Ai cũng biết rằng giấy rất dễ cháy.Nhưnng có thể đun sôi nước trong một cái cốc bằng giấy, nếu đưa cốc này vào ngọn lửa của bếp đèn dầu đang cháy. Hãy giải thích nghịch lí đó. Bài 4: Về mùa hè, ở nhiều xứ nóng người ta thường mặc quần áo dài hoặc quấn quanh người bằng những tấm vải lớn. Còn ở nước ta lại thường mặc quần áo mỏng, ngắn. Vì sao vậy? Bài 5: Tại sao trong tủ lạnh, ngăn làm đá được đặt trên cùng, còn trong các ấm điện, dây đun lại được đặt gần sát đáy? Bài 6: Một quả cầu kim loại được treo vào một lực kế nhạy và nhúng trong một cốc nước. Nếu đun nóng đều cốc nước và quả cầu thì số chỉ lực kế tăng hay giảm? Biết rằng khi nhiệt độ tăng như nhau thì nước nở nhiều hơn kim loại. Giải: Số chỉ của lực kế: F = P - F A. Gọi thể tích của quả cầu là V 1 , trọng lượng riêng của nước và kim loại là d n và d k ta có: F = P – V.d n = P - dk P d n = P.(1 - dk dn ) Khi t 0 tăng, nước nở vì nhiệt nhiều hơn kim loại nên d n giảm nhiều hơn d k do đó d n /d k giảm đi còn P không đôỉ nên số chỉ của lực kế sẽ tăng lên. BÀI TẬP VỀ TRAO ĐỔI NHIỆT Phương pháp: Xác định các chất thu nhiệt, các chất tỏa nhiệt. Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt để thiết lập các phương trình cần thiết. Bài 1. Người ta thả một thỏi đồng nặng 0, 4kg ở nhiệt độ 80 0 c vào 0, 25kg nước ở o t = 18 0 c. Hãy xác định nhiệt độ cân bằng. Cho c 1 = 400 j/kgk c 2 = 4200 j/kgk Giải . Gọi nhiệt độ khi cân bằng của hỗn hợp là t. Ta có phương trình cân bằng nhiệt của hỗn hợp như sau )18(.)80.(. 2211 −=− tcmtcm Thay số vào ta có t = 26,2 0 C Bai 2: Người ta thả vào 0,2kg nước ở nhiệt độ 20 0 C một cục sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 10 0 C và một miếng đồng có khối lượng 400g ở 25 0 C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp và nêu rõ quá trình trao đổi nhiệt giữa các thành phần trong hỗn hợp đó. Cho c 1 = 4200 j/kgk c 2 = 460 j/kgk , c 3 = 380 j/kgk Giải . Gọi nhiệt độ khi cân bằng của hỗn hợp là t. Ta có phương trình cân bằng nhiệt của hỗn hợp như sau m 1 .c 1. (20 – t) + m 3 .c 3. (25 – t) = m 2 .c 2. (t – 10) Thay số vào ta có t = 20,31 0 C Bài 3: Để có M = 500g nước ở nhiệt độ t = 18 0 C để pha thuốc rửa ảnh, người ta đẵ lấy nước cất ở t 1 = 60 0 C trộn với nước cất đang ở nhiệt độ t 2 = 4 0 C. Hoỉ đẵ dùng bao nhiêu nước nóng và bao nhiêu nước lạnh? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với vỏ bình. Giải: Gọi khối lượng nước nóng phỉa dùng là m 1 , KL nước lạnh phải dùng là m 2 . M = m 1 + m 2 = 0,5 (1) áp dụng pt: Q tỏa = Q thu ta được: m 2 = 3m 1 (2) Giải hệ ta được: m 1 = 0,125kg m 2 = 0,375kg Bài 4: Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò, người ta đốt trong nó một cục sắt có khối lượng m = 0,3kg rồi thả nhanh vàotrong bình chứa m 1 = 4kg nước có nhiệt độ ban đầu là t 1 = 8 0 C. Nhiệt độ cuối cùng trong bình là t 2 = 16 0 C. Hãy xác định nhiệt độ của lò. Bỏ qua trao đổi nhiệt với vỏ bình. Nhiệt dung riêng của sắt là c = 460J/kg.K. Đs: 990 0 C Bài 5: Một cục đồng khối lượng m 1 = 0,5kg được nung nóng đến nhiệt độ t 1 = 917 0 C rồi thả vào một chậu chứa m 2 = 27,5kg nước đang ở nhiệt độ t 2 = 15,5 0 C. Khi cân bằng nhiệt độ thì nhiệt độ của cả chậu là t = 17 0 C. Hãy xác định nhiệt dung riêng của đồng. Nhiệt dung riêng của nước c 2 = 4200J/kg.K. Bỏ qua trao đổi nhiệt với chậu nước. Đs: c = 385j/kg.K Bài 6: Để có thể làm sôi m = 2kg nước có nhiệt độ ban đầu t 1 = 10 0 C chứa trong một chiếc nồi bằng nhôm có khối lượng m 1 chưa biết, người ta đẵ cấp một nhiệt lượng Q = 779 760J. Hãy xác định khối lượng của nồi. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c 1 = 880J/Kg.K. Xem như không có nhiệt lượng hao phí. Bài 7: Một nhiệt lượng kế khối lượng m 1 = 100g, chứa m 2 = 500g nước cùng ở nhiệt độ t 1 = 15 0 C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột nhôm và thiếc được nung nóng tới t 2 = 100 0 C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 17 0 C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, nhôm, thiếc lần lượt là : c 1 = 460J/kg.K ; c 2 = 4200J/kg.K ; c 3 = 900J/kg.K ; c 4 =230J/kg.K. Giải : ta có pt : m 3 + m 4 = m = 0,115 (1) (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (t – t 1 ) = (m 3 .c 3 + m 4 .c 4 ) . (t 2 – t) (2) Giải hệ pt ta được: m 3 = 25g m 4 = 125g Bài 8 : Có hai bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m 1 = 2kg nước ở t 1 = 40 0 C. Bình 2 chứa m 2 = 1kg nước ở t 2 = 20 0 C. Người ta trút một lượng nước m , từ bình 1 sang bình 2. Sau khi ở bình 2 nhiệt độ đẵ ổn định, lại trút lượng nước m , từ bình 2 trở lại bình 1. nhiệt độ cân bằng ở bình 1 lúc này là t , 1 = 38 0 C. Tính khối lượng nước m , trút trong mỗi lần và nhiệt độ cân bằng t , 2 ở bình 2. Giải: Lần trút thứ nhất: m ’ .c . (t 1 – t’ 2 ) = m 2 .c . (t’ 2 – t 2 ) (1) Lần trút thứ hai: m ’ .c . (t’ 1 – t’ 2 ) = (m 1 - m’).c . (t 1 – t’ 1 ) (2) Giải hệ ta được: t’ 2 = 24 0 C m’ = 0,25kg Bài 9 : Có hai bình, mỗi bình đựng một chất lỏng nào đó. Một HS lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trút vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng ở bình 1 sau mỗi lần trút : 20 0 C, 35 0 C, rồi bỏ sót mất 1 lần không ghi, rồi 50 0 C. Hãy tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt ở lần bị bỏ sót không ghi, và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 trút vào. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 đều như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Giải: t 0 của bình 1 tăng dần chứng tỏ nhiệt độ mỗi ca chất lỏng trút vào cao hơn t 0 của bình 1 và mỗi ca chất lỏng trút vào lại truyền cho bình 1 một nhiệt lượng. Gọi q 1 là nhiệt dung tổng cộng của bình 1 và các chất lỏng sau lần trút thứ nhất (ở 20 0 C) q 2 là nhiệt dung của mỗi ca CL trút vào, t 2 là nhiệt độ mỗi ca CL đó và t x là t 0 bị bỏ sót ko ghi Ta có pt cân bằng nhiệt ứng với 3 lần trútcuối: q 1 . (35 – 20) = q 2 . (t 2 – 35) (1) ( q 1 + q 2 ). (t x – 35) = q 2 . (t 2 – t x ) (2) ( q 1 +2 q 2 ). (50 - t x ) = q 2 . (t 2 – 50) (3) Từ (1)  q 1 = 15 352 −t q 2 (4) Đưa (4) vào (2) và (3) ta có hệ: ( 15 352 −t + 1). q 2 . (t x – 35) = q 2 . (t 2 – t x ) ( 15 352 −t + 2). q 2 . (50 - t x )= q 2 . (t 2 – 50) (t 2 – 20). (t x – 35) = 15 (t 2 – t x ) (5) (t 2 – 5). (50 - t x ) = 15 (t 2 – 50) (6) t 2 . t x – 35t 2 – 20t x + 700 = 15t 2 – 15t x 50t 2 – t 2 . t x – 250 + 5t x = 15t 2 – 750 t 2 . t x – 50t 2 – 5t x + 700 = 0 – t 2 . t x + 35t 2 + 5t x + 500 = 0 0 - 15t 2 + 0 + 1200 = 0 t 2 = 80 0 C t x = 44 0 C Bài 10 : a) Một hệ gồm có n vật có khối lượng m 1 , m 2 ,… m n ở nhiệt độ ban đầu t 1 , t 2 , ….t n , làm bằng các chất có nhiệt dung riêng c 1 , c 2 , …… c n , trao đổi nhiệt với nhau.Tính nhiệt độ chung của hệ khi có cân bằng nhiệt. b) Ap dụng : Thả 300g sắt ở nhiệt độ 10 0 C và 400g đồng ở 25 0 C vào 200g nước ở 20 0 C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt, đồng, nước lần lượt là 460, 400 và 4200J/kg.K. Giải: a) Giả sử trong hệ có k vật đầu tiên tỏa nhiệt, (n –k) vật còn lại thu nhiệt thì pt cân bằng nhiệt của hệ là: m 1 .c 1 (t 1 – t) + m 2 .c 2 (t 2 – t) + + m k .c k (t k – t) = m k+1 .c k+1 (t – t k+1 ) + + m n .c n. ( t – t n ) Giải ra ta có : t = m 1 .c 1 t 1 + m 2 .c 2 t 2 + m n .c n. t n m 1 .c 1 + m 2 .c 2 + + m n .c n Biểu thức trên cho thấy kết quả không phụ thuộc vào giá trị của k b) áp dụng : t = 19 0 C Bài 11: Một thau nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 20 0 C. a) Thả vào thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến 21,2 0 C. tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết NDR của nhôm, nước, đồng lần lượt là: c 1 = 880J/kg.K; c 2 = 4200J/kg.K; c 3 = 380J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường b) Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng tỏa ra môI trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò. c) nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 0 0 C nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc lượng nước đá còn sót lại nếu không tan hết. Biết NNC của nước đá là = 3,4.10 5 J/kg. Giải: a. PT: m 3 .c 3 (t ’ – t 2 ) = (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (t 2 – t 1 ) t’ = (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (t 2 – t 1 ) + m 3 .c 3. t 2 = 160,78 0 C m 3 .c 3 b. Do có tỏa nhiệt ra môi trường nên: Q 3 = 10% ( Q 1 + Q 2 ) + ( Q 1 + Q 2 ) = 1,1 ( Q 1 + Q 2 ) m 3 .c 3. (t’ - t 2 ) = 1,1. (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (t 2 – t 1 ) t’ = 1,1. (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (t 2 – t 1 ) - t 2 = 174,74 0 C m 3 .c 3 c. NL thỏi đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở 0 0 C Q = ƒ.m = = 34000J NL cả hệ tỏa ra khi giảm đến 0 0 C Q’ = (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 + m 3 c 3 ) . (21,2 – 0) = 0,5. 880 = 189019J Do NL nước đá cần để tan hoàn toàn < Q của hệ thống tỏa ra nên nước đá tan hết và cả hệ thống nâng lên đến t’’ Q = Q’ – Q =m 1 .c 1 + (m 2 + m) c 2 + m 3 c 3. . t’’ t’’ = Q = 16,6 0 C m 1 .c 1 + (m 2 + m) c 2 + m 3 c 3 BÀI TẬP VỀ NSTN CỦA NHIÊN LIỆU VÀ HIỆU SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT Bài 1: Dùng bếp dầu đun sôi 2,2 lít nước ở 25 0 C dựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra khi bị đốt cháy làm nóng ấm và nước trong ấm, NDR của nước và nhôm theo thứ tự lần lượt là 4200J/kg.K và 880J/kg.K, NSTN của dầu hỏa là 44.10 6 J/kg. Hãy tính lượng dầu cần dùng? Giải: Q = (m 1 .c 1 + m 2 .c 2 ) . (100 - 25) = 726 000J Q = Q 1 /H = 2 420 000J m = Q/q = 0,055kg = 55g Bài 2: Để có nước sôi các nhà thám hiểm đẵ phải đun nóng chảy 1kg băng có nhiệt độ ban đầu t 1 = - 10 0 C và đẵ dùng hết 4kg củi khô. Hãy tính hiệu suất của bếp, biết rằng NSTN của củi là q = 10 7 J/kg. Giải: Q 1 = m 1 .c 1 (0 – t 1 )+ m 1 .£ + m 1 .c 2 (100 – 0) = 781 000J Q = q 0 . m 0 = 4. 10 7 J H = Q 1 = 781000 = 1,95% Q 4.10 7 Bài 3:Một ôtô chạy với vận tốc v = 54km/h thì công suất máy phải sinh ra là P = 45kW. Hiệu suất của máy là H = 30%. Hỏi cứ đi 100km thì xe tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng? Xăng có khối lượng riêng D = 700kg/m 3 và NSTN q = 4,6.10 7 J/kg. Giải: A = P.t = P. S/v Q = A/H = P.S / H.v (1) Q = q.m = q. D.V (2) P.S / H.V = q.D.V V = P.S ü 0,031m 3 = 31 lít H.v.q.D Bài 4: Một động cơ nhiệt hiệu suất H = 16%, công suất trung bình P =15kW, mỗi ngày làm việc 6 h. Hỏi với số xăng dự trữ là 3500lít, động cơ làm việc được bao nhiêu ngày? Cho biết khối lượng riêng và NSTN của xăng ở bài trên. Giải: m = D.V = 2450kg Q = q.m = 1,127.10 11 J A = H.Q ü 0,18.10 11 J t = A/P = 0,18.10 11 / 15 000 = 1,202 . 10 6 s = 55,6 ngày. Bài 5: Một ôtô được trang bị một động cơ tuabin hơi có công suất 125 sức ngựa và hiệu suất 0,18. Hỏi cần bao nhiêu củi để ôtô đi được quãng đường 1km với vận tốc 18km/h, và với công suất tối đa của động cơ. NSTN của củi là 3.10 6 cal/kg. 1 sức ngựa bằng 736W, còn 1cal = 4,186J. Giải: v = 18km/h = 5m/s t = s/v = 200s P i = 125.736 = 92 000W P = P i / H = 92 000/ 0,18 = 511 111W Q = P.t = 102 222 222J m = Q/q = 8,14kg Bài 6: a) Tính lượng dầu cần để đun sôi 2 lít nước ở 20 0 C đựng trong một ấm bằng nhôm có khối lượng 200g. Biết NDR của nước và ấm nhôm là c 1 =4200J/kg.K; c 2 = 880J/kg.K, NSTN của dầu là q = 44.10 6 J/kg và hiệu suất của bếp là 30%. b) Cần đun thêm bao lâu nữa thì nước hóa hơi hoàn toàn. Biết bếp dầu cung cấp nhiệt một cách đều đặn và kể từ lúc đun cho đến lúc sôi mất thời gian 15 phút. Biết nhiệt hóa hơi của nước L = 2,3.10 6 J/kg. Giải: Q 1 = = m 1 .c 1 (100 – t 1 ) Q 2= = m 2 .c 2 (100 – t 1 ) Q = Q 1 + Q 2 = 686 080J H = Q i / Q’  Q’ = Q i / H = 2286 933J Khối lượng dầu cần dùng: m = Q /q = 0,05197kg = 51,97g b. Q 3 = L. m 1 = 4 600 000J Để cung cấp một NL Q 3 = 4600kJ cần một thời gian là: t = Q 3 / Q . 15 ph = 100,57 ph = 1h 41ph. 1 nội năng sự truyền nhiệt Bài 1: một quả cầu bằng đồng khối lượng 1kg, được nung nóng đến nhiệt độ 100 0 C và một quả cầu nhôm khối lượng 0,5 kg, được nung nóng đến 50 0 C. Rồi thả vào một nhiệt lượng kế bằng sắt khối lượng 1kg, đựng 2kg nước ở 40 0 C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hệ khi cân bằng. Bài 2: Có n chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau ,khối lượng lần lượt là:m 1 ,m 2 ,m 3 m n .ở nhiệt độ ban đầu t 1 ,t 2 , t n .Nhiệt dung riêng lần lượt là:c 1 ,c 2 c n .Đem trộn n chất lỏng trên với nhau.Tính nhiệt độ của hệ khi có cân bằng nhiệt xảy ra.( bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường). Bài 3: Một cái nồi nhôm chứa nước ở t 1 =24 0 C.Cả nồi và nước có khối lượng là 3 kg ,người ta đổ thêm vào đó 1 lít nước sôi thì nhiệt độ của hệ khi cân bằng là 45 0 C. Hỏi phải đổ thêm bao nhiêu nước sôi nữa thì nhiệt độ của nước trong nồi là 60 0 C.(bỏ qua sự mất nhiệt cho môi trường). Bài 4: Một miếng đồng có nhiệt độ ban đầu là 0 0 C,tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng đồng để thể tích của nó tăng thêm 1cm 3 biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 0 C thì thể tích của miếng đồng tăng thêm 5.10 5 lần thể tích ban đầu của nó. lấy KLR và NDR của đồng là : D 0 =8900kg/m 3 , C= 400j/kg độ. Bài 5: Để sử lí hạt giống ,một đội sản xuất dùng chảo gang có khối lượng 20kg,để đun sôi 120lít nước ở 25 0 C. Hiệu suất của bếp là 25%.Hãy tính xem muốn đun sôi 30 chảo nước như thế thì phải dự trù một lượng than bùn tối thiểu là bao nhiêu ? Biết q=1,4.10 7 j/kg; c 1 =460j/kg.K; C 2 =4200j/kgđộ. Bài 6:. Đun một ấm nước bằng bếp dầu hiệu suất 50%, mỗi phút đốt cháy hết 60/44 gam dầu. Sự tỏa nhiệt của ấm ra không khí như sau: Nếu thử tắt bếp 1 phút thì nhiệt độ của nước giảm bớt 0,5 0 C. ấm có khối lượng m 1 =100g, NDR là C 1 =600 0 j/kg độ, Nước có m 2 =500g, C 2 = 4200j/kgđộ, t 1 =20 0 C a. Tìm thời gian để đun sôi nước. b. Tính khối lượng dầu hỏa cần dùng. Bài 7: Người ta trộn hai chất lỏng có NDR, khối lượng ,nhiệt độ ban đầu lần lượt là:m 1 ,C 1 ,t 1;; m 2 ,C 2 ,t 2 . Tính tỉ số khối lượng của 2 chất lỏng trong các trường hợp sau: a. Độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ 2 gấp đôi độ biến thiên nhiệt độ của chất lỏng thứ 1sau khi có cân bằng nhiệt xảy ra b. Hiệu nhiệt độ ban đầu của 2 chất lỏng so với hiệu giữa nhiệt độ cân bằng và nhiệt độ đầu của chất lỏng thu nhiệt bằng tỉ số b a Bài 8: Dùng một bếp dầu đun 1 lít nước đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 300g,thì sau 10 phút nước sôi .Nếu dùng bếp và ấm trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì bao lâu nước sôi. Biết nhiệt do bếp cung cấp đều đặn,NDR của nước và nhôm lần lượt là: C=1=4200j/kgđộ, c 2 =880j/kgđộ. Bài 9: Có2 bình, mỗi bình đựng một chất lỏng nào đó. Một học sinh múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trút vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ ở bình 1 sau mỗi lần trút: 20 0 C,35 0 C,bỏ xót, 50 0 C. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bỏ xót và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 là như nhau, bỏ qua sự mất nhiệt cho môi trường. . truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí , đó cũng là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng hoặc chất khí. +Bức xạ nhiệt :là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng . Bức xạ nhiệt. không. - Nhiệt lượng luôn được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn cho đến khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau. CHỦ ĐỀ 1: BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT Nhiệt lượng toả ra bằng với nhiệt. ở nhiệt độ t 2 = 15,5 0 C. Khi cân bằng nhiệt độ thì nhiệt độ của cả chậu là t = 17 0 C. Hãy xác định nhiệt dung riêng của đồng. Nhiệt dung riêng của nước c 2 = 4200J/kg.K. Bỏ qua trao đổi nhiệt

Ngày đăng: 29/05/2015, 16:00

Xem thêm: CHUYÊN ĐỀ BD HSG PHÂN NHIỆT

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w