Nhận diện các rủi ro có thể có trong công nghiệp nêu phương pháp nhận diện, biện pháp phòng chống, giảm thiểu”

35 1.4K 2
Nhận diện các rủi ro có thể có trong công nghiệp  nêu phương pháp nhận diện, biện pháp phòng chống, giảm thiểu”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân thì công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng. “ Công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hóa nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế cùng nhau tham gia hoạt động đan xen nhau theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vần đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan của lịch sử nước nhà. Nền kinh tế tri thức đặt ra cho đất nước, các doanh nghiệp những cơ hội mới những thách thức trong kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển của đất nước cũng tạo nên cơ hội cho các ngành nghề trong xã hội phát triển. Vấn đề là quá trình ra quyết định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải tránh các rủi ro tiềm ẩn như thế nào. Các ngành nghề trong xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đều có những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên cho tới nay ngành công nghệp nước ta, các vấn đề về rủi ro và quản trị về rủi ro chưa được nghiên cứu một cách hệ thống về lý thuyế cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết đó để quản trị rủi ro trong việc phát triển của ngành. Vì thế cần phải có một nghiên cứu tổng quan nhận diện và đưa ra biện pháp phòng chống nhằm đưa ra các định hướng trong quản trị rủi ro, nhằm giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi rủi ro sảy ra. Mặt khác ngành công nghiệp là một ngành tạo tiền đề phát triển nền kinh tế do vậy nhóm chọn đề tài “ Nhận diện các rủi ro có thể có trong công nghiệp. Nêu phương pháp nhận diện, biện pháp phòng chống, giảm thiểu” qua đó góp được phần nào sức lực vào sự phát triển của ngành nói riêng và của đất nước nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tạo cơ sở khoa học cho các nhận thức về rủi ro và quản rủi ro, góp phần hoàn thiện các phương pháp đưa ra các quyết định ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, nhà nước khi lập dự án đầu tư, xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất 1.3 Đối tượng nghiên cứu Những rủi ro trong ngành công nghiệp nói chung và các ngành thuộc ngành công nghiệp nói riêng. 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các vấn đề lý luận thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro, đề xuất các định nghĩa về rủi ro theo quan điểm của nhóm. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để xác định mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhóm đã sử dụng phương pháp hệ thống hóa để tổng quan lý thuyết và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro. Để đưa ra những đánh giá rủi ro và kiến nghị quản trị rủi ro cho ngành công nghiệp nhóm đã áp dụng hệ thống hóa phân loại phương pháp đã được xác lập sau khi đã tiến hành phân tích những rủi ro ngành công nghiệp gặp phải. NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1. Các khái niện cơ bản về rủi ro Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: • Trường phái truyền thống Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm.Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến.Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến.Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. • Trường phái hiện đại Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.  Có thể phân biệt rủi ro theo các tiêu thức sau: - Rủi ro tĩnh và rủi ro động. - Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt - Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Rủi ro động và rủi ro tĩnh: Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự luôn thay đổi, đặc biệt là trong nền kinh tế. Đó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể sẽ mang đến sự tổn thất ( sự thay đổi về thị hiếu khách hàng có thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không, sự thay đổi về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không, sự thay đổi đó có quá nhanh hay không? ) Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan đến sự xuất hiện tổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường liên quan đến các đối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự. Ngoài ra theo tác giả Allan William cho rằng “ rủi ro là sự bất chắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi “. Diễn giải một cách cụ thể hơn, các tác giả C.Arthur Williams, Jr. Michael, L.Smith trong cuốn “ Risk management and insurance “ – Quản trị rủi ro và bảo hiểm - có viết : “ rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của các kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro là bất định. Nguy cơ rủi rỏ phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất mà không thế đoán định trước “. Như vậy dù định nghĩa rủi ro theo cách nào đi chăng nữa thì bản chất của rủi ro cũng là những thiệt hại gắn liền với khả năng nắm bắt thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại theo quan điểm của nhóm, rủi ro là thiệt hại trong sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp không thể nắm bắt thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin để đưa ra những quyết định phòng ngừa hoặc giảm đến mức thấp nhất thiệt hại đó. II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Khái niệm, vị trí và vai trò của ngành công nghiệp. Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến, sửa chữa. Sản phẩm của công nghiệp là toàn bộ công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội. Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Tóm lại, công nghiệp là một phạm trù kinh tế với nhiều hình thức phát triển ở mức độ khác nhau: công nghiệp gia đình, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, công nghiệp hiện đại, công nghiệp tư bản chủ nghĩa , công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển sản xuất công nghiệp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội đã khẳng định vai trò chủ đạo và từng bước phát huy vai trò chủ đọa của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của ngành công nghiệp : vai trò chủ đạo là sự ảnh hưởng quyết định của công nghiệp đến việc phát triển lực lượng sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân đồng thời công nghiệp có khả năng tạo ra những hình mẫu để các ngành kinh tế khác phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa. - Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội: + Tạo ra các TLSX, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. + Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế và nần cao trình độ văn hóa cho xã hội. + Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. + Củng cố an ninh quốc phòng - Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế một nước. Liên hệ hóa quá trình công nghiệp hóa Việt Nam. 2. Cơ cấu ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp hợp lý có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng với 29 ngành thuộc 3 nhóm ngành (công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất - phân phối điện khí đốt, nước), trong cơ cấu công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, bên cạnh đó hoạt động công nghiệp lại chỉ tập trung ở một số khu vực có nhiều thuận lợi về tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Cơ cấu công nghiệp thường thay đổi phụ thuộc vào: các yếu tố KTXH, khoa học kỹ thuật, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và hợp tác quốc tế, • Các loại cơ cấu trong CN + Cơ cấu CN theo ngành + Cơ cấu CN theo lãnh thổ + Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế. 3. THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA. Trong những năm gần đây, nhất là trong quá trình đổi mới, khu vực công nghiệp phải đương đầu với những khó khăn gay gắt. Do những khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ về chính sách cơ cấu và chính sách đầu tư, đến nay công nghiệp nước ta có trên 4584 xí nghiệp nhưng trình độ công nghệ chỉ đạt từ 60 % - 70 % mức trung bình của thế giới. Thậm chí có loại chỉ bằng 15- 20 %. Nhiều loại thiết bị sử dụng đã làm cho mức hao phí nguyên liệu gấp 2 đến 3 lần mức trung bình của thế giới. nét nổi bật là thiết bị cũ, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu bảo dưỡng và sửa chữa nên thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn các xí nghiệp chỉ mới hoạt động 50 %- 60% công suất máy. Trình độ sử dụng tài sản thấp phổ biến là làm việc 1 ca ( 36 %). Do chưa ý thức đầy đủ về giá thành và chất lượng, nhất là chưa có quan điểm rõ ràng việc nâng cao đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và quy trình sản xuất nên giấ thành sản phẩm thường cao, chất lượng kém, mẫu mã xấu, vì thế sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường. Nhiều xí nghiệp đòi hỏi được HĐH nhưng lại gặp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Sự phát triển quá lớn về lượng của các xí nghiệp công nghiệp địa phương càng làm gay gắt thêm tình trạng mất cân đối của nền kinh tế và gây lãng phí lớn trong sử dụng vốn đầu tư, tài nguyên, nguyên vật liệu. Hiện nay bình quân mỗi tỉnh, thành phố có 60 %- 70 % xí nghiệp công nghiệp, quá khả năng cho phép của một địa phương. Tuy nhiên cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi sang cơ chế quản lý kinh tế theo đường lối Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra, nhiều cơ sở kinh tế, nhất là các xí nghiệp quốc doanh trung ương đang thích ứng dần với môi trường kinh doanh mới, bước đầu duy trì, ổn định và phát triển sản xuất. Điểm nổi bật là hầu hết các xí nghiệp dần dần gắn sản xuất với thị trường, chú ý đầu tư chiều sâu, đổi mới mặt hàng, quan tâm đến chi phí giá thành. III. Các rủi ro có thể có trong công nghiệp . Rủi ro hệ thống. Còn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội. Rủi ro cụ thể. Cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty trong ngành hoặc đầu tư hơn của ngành. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng. Rủi ro đầu tư khác. Rủi ro đầu tư cũng có thể tăng lên nếu không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư. Gặp chuyên viên tư vấn tài chính thường xuyên để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp giảm rủi ro này. Sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ khỏi thiệt hại. Vd: các công ty trong ngành đi đầu tu nhưng không xem xét và tìm hiểu kỹ trước khi đi đầu tư có thể gây thiệt hại, như đầu tư mua thuyền của công ty vinasin Việt Nam là một công ty đứng đầu về đóng tàu trong nước do không tìm hiểu kỹ đầu tư không đúng dẫn đến thua lỗ và nợ nhiều. Rủi ro thị trường: là do thị trường "đông lạnh", không có kẻ mua, người bán, thường là không có người mua. Tiêu biểu nhất của rủi ro thị trường là bất động sản. Một miếng đất, một căn nhà muốn bán được trong lúc thị trường bình thường cũng đã mất cả tháng; Huống hồ trong thị trường "nguội", có khi cả năm vẫn chưa bán được nhà. Chắc hẳn bạn còn nhớ đầu thập niên 90, thị trường địa ốc ở California bị đông lạnh, một căn nhà muốn bán thì phải mất đến 6 tháng mới may ra bán được. Vd: sản phẩm sản xuất ra nhưng không có người mua, bất động sản ít nhộn nhịp gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xi măng, sắt thép chẳng hạn. Biến động thị trường : Biến động thị trường là sự tăng và giảm giá trị của các khoản đầu tư hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định. Thường bị bóp méo bởi các nhà đầu tư và phương tiện truyền thông khi giá xuống thấp, sự biến động được hoan nghênh khi nó làm giá trị đầu tư tăng. Vd: một số công ty trong ngành đi đầu tư vào một dự án, dự án được đánh giá là khả thi và có khả năng sinh lời cao nhưng do biến động thị trường khiến ngành các công ty này đầu tư giảm hiệu quả do đó khả năng sinh lời giảm xuống. Rủi ro lạm phát : là rủi ro khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm ngoài ra lạm phát hay còn gọi là vật giá leo thang, trong một lúc thời điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên giá. Đồng tiền không còn đủ giá trị để mua những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Rủi ro lạm phát thường đi liền với những món tiền đầu tư vào quỹ tiết kiệm, và CD với một số tiền lời quá khiêm nhượng. Là vì, quĩ tiết kiệm và CD có phân lời quá thấp, nhiều khi không vượt quá chỉ số lạm phát. Khi nói đến lạm phát, ai cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ: Nếu công ty trong ngành là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, các công ty giấu tiền dưới gối nằm, các công ty này vẫn là đối tượng của rủi ro lạm phát. Giá của những gì mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các bước để giảm ảnh hưởng của lạm phát. Không ai tránh được ảnh hưởng của lạm phát. An sinh xã hội và một số tiền lương hưu cổ truyền tạo ra những điều chỉnh của chi phí sinh hoạt. Nếu bạn may mắn, tiền lương của bạn sẽ tăng như mức độ lạm phát, nhưng tình huống này không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ, nếu lương của bạn tăng 3% một năm và lạm phát tăng 4%, tiêu chuẩn sống của bạn bị giảm 1%. Lạm phát gây nhiều thiệt hại nhất cho người về hưu và những người sống với thu nhập cố định. Thông thường, họ phụ thuộc vào thu nhập đầu tư nhiều hơn là những người vẫn nhận tiền lương định kỳ. Rủi ro môi trường: Sự thay đổi của môi trường hoạt động Rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín. Rủi ro mất vốn: Các công ty trong ngàng công nghiệp khi mua chứng khoán của một công ty khác là một phần chủ nhân của công ty ấy. Các công ty này cũng cùng chung số phận với tất cả các chủ nhân của công ty. Nếu công ty "ăn nên làm ra" thì được chia số lợi nhuận của công ty. Còn ngược lại công ty làm ăn thua lỗ, thì số tiền vốn đầu tư vào đó cũng xuống theo. Theo luật đầu tư chứng khoán, các công ty chỉ mất tối đa bằng với số tiền mua cổ phiếu của công ty mà thôi. [...]... hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn phát sinh rủi ro, đối tượng phát sinh rủi ro Các câu hỏi cần được trả lời chi tiết theo các vấn đề sau + Hiện nay ngành công nghiệp đang gặp phải các loại rủi ro nào? + Số lần xuất hiện rủi ro đó trong khoảng một thời gian nhất định? + Kết quả đạt được? + Rủi ro chưa xuất hiện nhưng có thể xuất hiện? Lý do? - Phương pháp lưu đồ: phương pháp này được coi là phương pháp. .. thiệt hại phát sinh do rủi ro Tuy vậy, trong nhận thức của các nhà lãnh đạo đầu ngành đây vẫn là hành động đơn lẻ, không nằm trong tổng thể các phương pháp có đối tượng cụ thể có thể nhận dạng và đề ra các quyết định đối phó tận gốc với rủi ro Bản thân ngành công nghiệp là một ngành “ hot “ có tốc độ phát triển mạnh những bên cạnh đó thì rủi ro rình rập cũng không ít, ngành công nghiệp nước ta là một... lại tỷ lệ nghịch với nhau, kỳ vọng lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng nhiều và ngược lại Trong đó, rủi ro do yếu tố pháp lý chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm rủi ro kinh doanh Rủi ro do các yếu tố khác (thiên tai, địch họa…) thì khó phòng ngừa, nhưng rủi ro pháp lý thì hoàn toàn có thể Vì vậy, rủi ro từ hợp đồng cần được nhìn nhận một cách toàn diện; đối chiếu với thực tiễn đàm phán ký kết và thực hiện... với các hoạt động có thể vô tình hoặc cố ý gây ra những thiệt hại trong quá trình sản xuất ( lỗi do người lao động bỏ qua các bước vận hành hoặc quy trình, lỗi do thời gian, Phân tích báo cáo tài chính, tổng hợp báo cáo toàn ngành trong năm của quốc gia Phương pháp phân tích hợp đồng: Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê: Phân tích chuỗi rủi ro: V Các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro trong. .. phương pháp để nhận diện rủi ro Trước khi tham gia vào một ngành công nghiệp nào đó các nhà quản trị sẽ xây dựng các lưu đồ, từ đó nhà quản trị sẽ nhận biết các rủi ro để tránh gặp phải ở từng giai đoạn khác nhau Để đánh giá mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra, các nhà quản trị có thể đánh giá qua tần suất xuất hiện rủi ro trong một khoảng thợi gian nhất định và mức độ nghiêm trọng của rủi ro đó Ví dụ,... nước về các công trình phúc lợi, phối hợp các bộ phận chức năng trong nội bộ ngành hài hòa ăn khớp, để phát triển đất nước giàu mạnh • Rủi ro kinh tế, xã hội, và ngoại tệ: tìm hiểu thông tin chính sác kịp thời, đề ra các biện pháp phù hợp với mọi sự biến động để giảm thiểu rủi ro • Rủi ro do nguồn lực: Để giảm được rủi ro này vươn tới mục tiêu, các doanh nghiệp trong ngành cần nỗ lực hoàn thiện công. .. giữa các quốc gia: ngành công ngiệp chiếm cơ cấu cao trong cơ cấu các ngành không những thế còn là ngành sản xuất ra công cụ lao động cho các ngành khác do đó, việc cạnh tranh về các sản phẩm do ngành công nghiệp tạo ra là rất lớn và thường xuyên Do vậy nếu không bắt sẽ bị loại khỏi vòng sản xuất, cung cấp IV Các phương pháp nhận dạng rủi ro trong công nghiệp - Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và... tới sự phát sinh của rủi ro, góp phần cho doanh nghiệp hiểu nguyên nhân chính Bằng việc thực hiện phương pháp này, các nhà quản lí có thể tìm ra các nguyên nhân gốc rễ gây ra các sự kiện từ đó đánh giá và tìm kiếm biện pháp phù hợp để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các thiệt hại lớn - Phương pháp phân tích các lỗi tiềm ẩn do con người: rủi ro liên quan đến yếu tố con người cũng là một trong những lĩnh vực... lý nhằm giảm “mức độ nghiêm trọng” của vấn đề KẾT LU Ậ N Từ trước đến nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong xã hội nói trung và ngành công nghiệp nói riêng, rủi ro và quản trị rủi ro chưa được tìm hiểu một cách có hệ thống , nghiên cứu để tập hợp thành lý luận cụ thể mặc dù trong thực tiễn cũng đã có những yêu cầu cụ thể của nhà nước, của các cơ quan quản lý ngành và các nhà... trong bao bì tiệt trùng Trong những trường hợp khác, nhà quản lý dự án có thể chủ động ngăn ngừa để sự rủi ro không trở thành cuộc khủng hoảng Ví dụ, nếu bạn sợ rằng một thành viên chủ chốt của dự án có thể rời công ty, bạn nên làm một số việc sau đây để loại bớt rủi ro hay giảm thiểu những hậu quả bất lợi:  Các biện pháp để phòng tránh và giảm thiểu rỉ ro khác: • Tạo động lực cho nguồn nhân lực trong . các tiêu thức sau: - Rủi ro tĩnh và rủi ro động. - Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt - Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Rủi ro động và rủi ro tĩnh: Rủi ro động là những rủi ro liên quan đến sự. lương định kỳ. Rủi ro môi trường: Sự thay đổi của môi trường hoạt động Rủi ro công nghệ, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín. Rủi ro mất vốn: Các công ty trong ngàng công nghiệp khi mua. Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê: Phân tích chuỗi rủi ro: V. Các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro trong ngành công nghiệp. • Rủi ro hệ thống : có thể được giảm nhẹ bằng chiến

Ngày đăng: 29/05/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan