Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
283 KB
Nội dung
Hãy biết lắng nghe và quan sát ÔN TẬP LÝ THUYẾT VẬT LÝ 10 NÂNG CAO HỌC KÌ II - 2011 Câu 01 : Hệ kín là gì ? Định nghĩa và công thức động lượng, ý nghĩa đơn vị và tên gọi từng đại lượng ? 1) Hệ kín : Mọi hệ vật gọi là hệ kín nếu chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau mà không có tác dụng của những lực từ bên ngoài hệ, hoặc nếu có thì các lực này phải triệt tiêu lẫn nhau. 2) Động lượng • Động lượng của một vật là đại lượng đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. • Động lượng là một đại lượng vectơ được ký hiệu là : p , Công thức : p = m. v • Động lượng của một hệ là tổng vectơ các động lượng của các vật trong hệ. • Đơn vị động lượng trong hệ SI là s mkg. Câu 02 : Định luật bảo toàn động lượng ? Dạng khác của định luật II Newton ? Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực ? 1) Định luật bảo toàn động lượng : Vectơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn p = p ’ 2) Dạng khác của định luật II Newton : Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian bằng xung lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy : PFt. t PP F 0 =∆⇒ ∆ − = 3) Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng, thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như thế được gọi là chuyển động bằng phản lực. Câu 03 : Công - công suất và hiệu suất : Định nghĩa – công thức, ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong hệ SI ? A. A. CÔNG : CÔNG : 1) Định nghĩa : Công là đại lượng đo bằng tích của độ lớn của lực và hình chiếu của độ dời của điểm đặt trên phương của lực. 2) Công thức : A = F.s.cosα Trong đó : • A : Công do lực thực hiện ( J ) • F : độ lớn lực thực hiện ( N ) • s.cosα : hình chiếu độ dời trên phương của lực ( m ) B. B. CÔNG SUẤT : CÔNG SUẤT : 1) Định nghĩa : Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy. 2) Công thức : t A P = Trong đó : • P : Công suất ( W ) • A : Công do lực thực hiện ( J) Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 1 Hãy biết lắng nghe và quan sát • t : thời gian cần để thực hiện công ấy ( s ) 3) Biểu thức khác của công suất : P = t A = t sF. = F.v • Trong đó : Nếu v là vận tốc trung bình thì P sẽ là công suất trung bình, nếu v là vận tốc tức thời thì P sẽ là công suất tức thời. C. C. HIỆU SUẤT : HIỆU SUẤT : Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động, nó có giá trị luôn nhỏ hơn 1. Kí hiệu : H , Công thức : 'A H A = Câu 04 : Định nghĩa, công thức và đặc điểm của động năng ? Định lí động năng ? 1) Định nghĩa Động năng của một vật là năng lượng do chuyển động mà có. Động năng bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Kí hiệu Wđ , Công thức : 2 2 mv W d = Trong đó : • W đ : Động năng của vật (J) • m : Khối lượng của vật (kg) • v : Vận tốc của vật (m/s ) 2) Đặc điểm • Động năng là đại lượng vô hướng và luôn luôn dương. • Vận tốc có tính chất tương đối nên động năng cũng có tính tương đối. • Công thức xác định động năng 2 2 mv W d = cũng đúng cho vật chuyển động tịnh tiến. 3) Định lí động năng : Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật. A ngoại lực = W d2 – W d1 Câu 05 : Trình bày công của trọng lức và lực thế ? 1) Công của trọng lực : Công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối. Vậy trong lực là lực thế. 2) Lực thế : • Công của những lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối. Những lực có tính chất như thế gọi là lực thế. • Thí dụ : Trọng lực, lực vạn vật hấp dẫn, lực đàn hồi, lực tĩnh điện … Câu 06 : Định nghĩa thế năng – Đặc điểm và công thức thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi ? 1) Thế năng : Thế năng là năng lượng dự trữ của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ thống qua lực thế 2) Đặc điểm thế năng trọng trường • Thế năng phụ thuộc độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng • Thế năng trong trọng trường phụ thuộc vị trí tương đối giữa vật và Trái Đất và được xác định sai kém một hằng số công tùy theo cách chọn gốc thế năng. • Trong trường hợp vật không thể coi như một chất điểm, thế năng trọng trường sẽ được tính bằng : Wt = m.g.hC với hC là toạ độ trong tâm C trên trục z (Chọn gốc thế năng tại gốc tọa độ) Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 2 Hãy biết lắng nghe và quan sát • Đơn vị thế năng là Jun, kí hiệu J. 3) Công thức thế năng trọng trường : W t = m.g.h Trong đó : W t : thế năng của vật (J) m : khối lượng của vật (kg) g : gia tốc trọng trường ( m/s 2 ) h : độ cao của vật (m) ( khoảng cách từ vật đến nơi chọn làm gốc thế năng) 4) Công thức thế năng đàn hồi : W đh = 2 2 kx ( Thế năng đàn hồi ) • Trong đó : + x 1 > x 2 : giảm biến dạng, A 12 > 0 : Công phát động , thế năng của vật giảm. + x 1 < x 2 : tăng biến dạng, A 12 < 0 : Công cản, thế năng của vật tăng. • Công của lực đàn hồi bằng hiệu thế năng tại vị trí đầu và vị trí cuối, tức là bằng độ giảm thế năng. 5) Đặc điểm thế năng đàn hồi : • Thế năng đàn hồi được xác định sai kém một hằng số cộng tùy theo cách chọn gốc thế năng. • Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi. • Đơn vị thế năng là Jun. Ký hiệu : W t Câu 07 : Định nghĩa cơ năng – Định luật bảo toàn cơ năng 1) Cơ năng : Là năng lượng cơ học của một vật được tính bằng tổng động năng và thế năng của vật đó. Công thức : W = W đ + W t 2) Định luật bảo toàn cơ năng : Cơ năng của một vật chỉ chịu tác dụng của những lực thế luôn được bảo toàn. Câu 08 : Trình bày định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đối với hệ kín ? Mối quan hệ giữa công và năng lượng? Hiệu suất của máy ? 1) Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : Nếu một hệ đã mất (hoặc nhận) một phần năng lượng, dù dưới dạng sinh công hay các dạng khác, thì nhất định có một hay nhiều hệ khác đã nhận (hoặc mất) cùng một lượng năng lượng đó, sao cho năng lượng tổng cộng được bảo toàn. 2) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đối với hệ kín : Năng lượng của một hệ kín được bảo toàn 3) Mối quan hệ giữa công và năng lượng : Quá trình chuyển hoá năng lượng thường thể hiện bằng công sinh ra. Công này có giá trị bằng năng lượng đã biến đổi. 4) Hiệu suất của máy : Hiệu suất của máy được đo bằng tỉ số giữa phần năng lượng có ích và năng lượng toàn phần được máy sử dụng khi hoạt động, nó có giá trị luôn nhỏ hơn 1. 5) Ký hiệu : H, Công thức : W W H ' = Câu 09 : Thế nào là va chạm đàn hồi ? Thế nào là va chạm không đàn hồi ? 1) Va chạm đàn hồi : Hai vật va chạm mà sau đó trở về hình dạng ban đầu, thế năng của chúng trong trường lực ngoài coi như không đổi, động năng bị giảm do biến dạng được khôi phục và trở về giá trị ban đầu thì gọi là va chạm đàn hồi. 2) Va chạm không đàn hồi : Hai vật va chạm mà sau đó không trở về hình dạng ban đầu, chúng dính vào nhau và chuyển động với cùng một vận tốc, một phần động năng của vật chuyển hoá thành dạng năng lượng khác thì gọi là va chạm không đàn hồi hay va chạm mềm. Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 3 Hãy biết lắng nghe và quan sát 3) Viết công thức va chạm đàn hồi trực diện • Xét hai quả cầu có khối lượng m 1 và m 2 đang chuyển động với vận tốc v 1 và v 2 đến va chạm trực diện với nhau, sau va chạm vận tốc của chúng lần lượt là v 1’ và v 2’ . 21 22121 1 2)( ' mm vmvmm v + +− = và 21 11212 2 2)( ' mm vmvmm v + +− = • Lưu ý : + Nếu hai quả cầu có khối lượng bằng nhau : v 1 ’ = v 2 và v 2 ’ = v 1 + Nếu hai quả cầu có khối lượng rất chênh lệch : v 1 ’ = 0 và v 2 ’ = -v 2 Câu 10 : Trình bày ba định luật Kêple ? 1) Định luật 1 : Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỹ đạo elip mà Mặt Trời là một tiêu điểm 2) Định luật 2 : Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh bất kỳ quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau. 3) Định luật 3 : Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kỳ quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời. Công thức : 3 3 3 3 3 2 3 2 3 1 3 1 T a T a T a == … hay đối với hai hành tinh bất kỳ : 3 2 1 3 2 1 = T T a a Câu 11 : Định nghĩa và công thức khối lượng riêng của vật ? 1) Khối lượng riêng : Khối lượng riêng của chất lỏng ( hay chất rắn) là một đại lượng vật lý được đo bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. Khối lượng riêng kí hiệu là ρ 2) Công thức khối lượng riêng : ρ = V m Trong đó : m : Khối lượng của chất lỏng (kg) V : Thể tích của khối chất lỏng (m 3 ) ρ : Khối lượng riêng của khối chất lỏng (kg/m 3 ) Câu 12 : Nêu định nghĩa và công thức tính áp suất chất lỏng ? Sự thay đổi áp suất chất lỏng theo độ sâu ? Nguyên lí Pascal ? 1) Áp suất : Chất lỏng có đặc tính là nén lên các vật nằm trong nó. Lực mà chất lỏng nén lên vật có phương vuông góc với bề mặt của vật. Công thức : S F p = Trong đó : + F : Lực chất lỏng nén lên mặt vật nhúng trong nó (N) + S : Diện tích của bề mặt vật nhúng vào trong chất lỏng + p : Áp suất của chất lỏng. 2) Sự thay đổi áp suất theo độ sâu : Áp suất tuyệt đối p ở độ sâu h lớn hơn áp suất khí quyển, hiệu của chúng bằng Dgh. Công thức : p = pa + ρgh 3) Nguyên lí Paxcan : • Nguyên lí : “ Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình”. Công thức : p = p ng + ρ gh Câu 13 : Trình bày sự chuyển động của chất lỏng lí tưởng ? Nêu đường dòng và ống dòng ? 1) Chuyển động của chất lỏng lí tưởng : Chia thành hai loại : + Chảy ổn định ( hay chảy thanh dòng) + Chảy không ổn định ( hay chảy cuộn xoáy) • Chuyển động của chất lỏng lí tưởng thoả mãn các điều kiện : Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 4 Hãy biết lắng nghe và quan sát + Chất lỏng không nhớt, tức là bỏ qua ma sát trong lòng chất lỏng. + Sự chảy là ổn định hay thành lớp, thành dòng. + Chất lỏng không chịu nén, tức là khối lượng riêng của chất lỏng không đổi. 2) Đường dòng – ống dòng • Vận tốc của phần tử chất lỏng tại một điểm có phương tiếp tuyến với đường dòng tại điểm đó và chiều hướng theo dòng chảy. • Tại các điểm khác nhau trên đường dòng , vận tốc của chất lỏng có thể khác nhau nhưng tại một điểm nhất định trên đường dòng thì vận tốc của chất lỏng không đổi. • Ống dòng là một phần của chất lỏng chuyển động có mặt biên tạo bởi các đường dòng Câu 14 : Trình bày hệ thức giữa vận tốc và tiết diện trong một ống đồng ? Định luật Becnuli ? 1) Hệ thức giữa vận tốc và tiết diện trong một ống đồng • “ Trong một ống dòng, vận tốc của chất lỏng tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện của ống.” Hệ thức : 1 2 2 1 S S v v = hay v 1 S 1 = v 2 S 2 = A • Lưu lượng chất lỏng A có giá trị như nhau ở mọi điểm. • Sau khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống là không đổi. 2) Định luật Becnuli • “ Trong sự chảy ổn định ,tổng áp suất động và áp suất tĩnh không đổi dọc theo ống ( nằm ngang ). Công thức : p + 2 1 ρv 2 = hằng số • Với : + ρ : Khối lượng riêng + P : Áp suất tĩnh + 2 1 ρv 2 : Áp suất động. ( Áp suất động : Do vận tốc của chất lỏng gây ra , đơn vị Pa) Câu 15 : Nêu tính chất và cấu trúc phân tử của chất khí ? 1) Tính chất của chất khí : + Bành trướng : Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa + Chịu nén : Khi tăng áp suất tác dụng lên một lượng khí thì thể tích của nó giảm đáng kể + Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng 2) Cấu trúc phân tử chất khí : Mỗi chất khí được cấu tạo từ những phân tử giống hệt nhau. Mỗi phân tử có thể bao gồm một hay nhiều nguyên tử. Câu 16 : Hãy nêu các định nghĩa : Lượng Chất, Mol, số Avôgađrô, Khối lượng mol của một chất , Thể tích mol của một chất khí ? • Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy. Đơn vị của lượng chất là mol. • 1 mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 g cacbon 12 • Số phân tử hay nguyên tử chừa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng 1 giá trí gọi là số Avôgađrô : NA = 6,02.10 23 mol -1 • Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol chất ấy ( khối lượng nguyên tử hay khối lượng phân tử ). Thí dụ : Khối lượng mol H 2 bằng 2 g/mol • Thể tích mol của một chất khí được đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy. Ở điều kiện chẩn thể tích mol chất khí bằng 22,4 lít/mol Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 5 Hãy biết lắng nghe và quan sát Câu 17 : Trình bày thuyết động học phân tử chất khí và Thuyết động học phân tử của vật chất ? 1) Thuyết động học phân tử chất khí : • Chất khí được cấu tạo bởi các hạt phân tử rất nhỏ. Phần lớn phân tử được coi là chất điểm. • Các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động các phân tử càng lớn. Hướng vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử phân bố đều trong không gian • Khi chuyển động các phân tử va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. Giửa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. 2) Thuyết động học phân tử của vật chất : • Vật chất được cấu tạo từ những phân tử (hoặc nguyên tử), các hạt phân tử (nguyên tử) chuyển động nhiệt không ngừng • Nếu chất khí bị giảm thể tích và nhiệt độ thì các phân tử lại gần nhau hơn và chuyển động chậm dần, xuất hiện những liên kết các phân tử với nhau trong một cấu trúc nhất định. Chất khí mất đi tính bành trướng và trở thành chất lỏng hoặc chất rắn • Trong chất lỏng và chất rắn vẫn có chuyển động nhiệt, là sự dao động của các phân tử ( nguyên tử ) quanh một vị trí cân bằng. Câu 18 : Định luật Bôilơ Mariôt (Boyle Mariotte) : Phát biểu, công thức , tên gọi, đơn vị ? Vẽ đường đẳng nhiệt ? 1) Phát biểu : “Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số “ 2) Công thức : p.V = hằng số Hay p 1 V 1 = p 2 V 2 hay 1 2 2 1 V V p p = Trong đó : (SI) p 1 : áp suất của khối lượng khí ở trạng thái 1 (N/m 2 ). P 2 : áp suất của khối lượng khí ở trạng thái 2 (N/m 2 ). V 1 : thể tích của khối lượng khí ở trạng thái 1 (m 3 ). V 2 : thể tích của khối lượng khí ở trạng thái 2 (m 3 ). 3) Đường đẳng nhiệt : Câu 19 : Định luật Saclơ (Charles) : Phát biểu, công thức, tên gọi, đơn vị và đường đẳng tích ? 1) Phát biểu : Áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi thì phụ thuộc vào nhiệt độ của khí như sau : p = p o (1+ γt) Trong đó : p o : áp suất của khối lượng khí ở 0 0 C. P : áp suất của khối lượng khí ở t 0 C. 273 1 = γ : hệ số tăng áp đẳng tích, nó có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, 2) Đường đẳng tích : Câu 20 : Định nghĩa khí lí tưởng – Nhiệt độ và nhiệt độ tuyệt đối ? Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 6 P V 1 V 2 ( V 1 < V 2 ) O T ( 0 K) Đường đẳng nhiệt Đường đẳng tích Hãy biết lắng nghe và quan sát • Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng hai định luật Bôilơ – Mariôt và Saclơ • Nhiệt độ đo trong nhiệt giai Kelvin gọi là nhiệt độ tuyệt đối. T 0 K = t 0 C + 273 hay T P = const • Nhiệt độ T là đại lượng tỉ lệ thuận với áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi ở áp suất thấp. Câu 21 : Định luật Gay - Lussac : Phát biểu, công thức, tên gọi , đơn vị và đường đẳng áp ? 1) Phát biểu : Thể tích của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí : T V = const ⇒ 2 1 2 1 T T V V = 2) Trong đó : V 1 : thể tích của khối lượng khí ở trạng thái 1 (m 3 ). V 2 : thể tích của khối lượng khí ở trạng thái 2 (m 3 ). T 1 : nhiệt độ của khối lượng khí ở trạng thái 1 ( 0 K ). T 2 : nhiệt độ của khối lượng khí ở trạng thái 2 ( 0 K ). 3) Đường đẳng áp : Câu 22 : Thiết lập phương trình trạng thái khí lí tưởng ? Thiết lập phương trình Mendekêep – Clapêrôn ? Thiết lập phương trình trạng thái khí lí tưởng Ta có : p 1 V 1 = p 2 ’V 2 Mà : 2 1 2 2 ' T T p p = ⇒ p 2 ’ = p 2 . 2 1 T T ⇒ p 1 V 1 = 2 12 . T Tp .V 2 ⇒ 2 22 1 11 T Vp T Vp = hay T pV = const Thiết lập phương trình Mendekêep – Clapêrôn Số mol của một lượng khí có khối lượng m là : n = µ m Thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn là : V 0 = n.0,0224 Áp suất của khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn : p 0 = 1 atm = 1,013.10 5 (N/m 2 ) T 0 (t 0 ) = 273 0 K Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng cho khối khí trên ta có : 0 00 . T Vp T Vp = = 273 0224,0 10.013,1 5 n T Vp. = n.8,31 ⇒ T Vp. = n.R ⇒ p.V = nRT ⇒ RT m Vp µ = . Trong đó : R = 8,31 (J/mol.K) : Hằng số chung của các chất khí Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 7 V Ñöôøng ñaúng aùp O T ( 0 K) Hãy biết lắng nghe và quan sát Câu 23 : So sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình ? So sánh vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể ? So sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình Được cấu tạo từ tinh thể, các hạt bên trong tinh thể tạo thành mạng tinh thể. Cấu trúc bên trong chất rắn kết tinh có tính trật tự xa. Tinh thể có tính dị hướng Chất rắn vô dịnh hình không có cấu tạo tinh thể. Cấu trúc của nó có tính trật tự gần. So sánh vật rắn đơn tinh thể và vật rắn đa tinh thể Vật rắn đơn tinh thể Vật rắn đa tinh thể Một vật rắn được cấu tạo chỉ từ một tinh thể được gọi là vật rắn đơn tinh thể Là vật rắn được cấu tạo từ nhiều tinh thể Câu 24 : Tinh thể là gì ? Mạng tinh thể là gì ? 1) Tinh thể : Các vật rắn dạng hình học xác được gọi là tinh thể 2) Mạng tinh thể : Các hạt được sắp xếp theo một trật tự xác định, hợp thành mạng tinh thể . Câu 25 : Trình bày chuyển động nhiệt của chất rắn kết tinh và đồng thời nêu tính dị hướng của chất rắn kết tinh ? 1) Chuyển động nhiệt của chất kết tinh • Chuyển động nhiệt của chất rắn kết tinh là dao động của các hạt quanh một vị trí xác định của mạng • Chuyển động nhiệt của chất rắn vô định hình là dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng tạm thời. • Khi nhiệt độ tăng thì dao động mạnh lên. 2) Tính dị hướng : Tính dị hướng ở một vật thể hiện ở chổ tính chất vật lý theo các phương khác nhau ở vật đó là không như nhau. Câu 26 : So sánh biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo ? Biến dạng đàn hồi Biến dạng dẻo Nếu ngoại lực thôi tác dụng, vật tự lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật được gọi là biến dạng đàn hồi. Nếu ngoại lực thôi tác dụng, vật không tự lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật được gọi là biến dạng dẻo ( biến dạng còn dư ) Câu 27 : Trình bày ứng suất kéo pháp tuyến và định luật Húc ? 1) Ứng suất kéo pháp tuyến là lực kéo ứng với 1 đơn vị diện tích vuông góc với lực. S F n = σ Trong đó : F : Lực kéo vuông góc với tiết diên dây (N) S : Diện tích tiết diện dây (m 2 ) σ n : Ứng suất kéo pháp tuyến (N/m 2 ) (Pa) Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 8 Hãy biết lắng nghe và quan sát 2) Định luật Húc : “ Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tương đối và ứng suất làm biến dạng tỉ lệ với nhau” S F l l ~ 0 ∆ hay 0 . l l E S F ∆ = ⇒ F = E. 0 l S ∆l ⇒ F = K.∆l Trong đó : E : Suất đàn hồi hay suất Iâng (Young) k : hệ số đàn hồi ( Độ cứng : N/m) : 0 l S Ek = Câu 28 : Định nghĩa và viết công thức sự nở dài ( tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong công thức theo hệ SI ?) • Sự nở dài : + Khi nhiệt độ của vật rắn tăng lên nói chung kích thước của vật rắn tăng lên. Đó là sự nở vì nhiệt + Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo một phương đã chọn + Thí dụ : Sự tăng chiều dài của thanh ray xe lửa khi trời nóng nên người ta tạo chỗ hở ở giữa 2 đầu thanh ray. • Công thức sự nở dài : l = l 0 + ∆ l mà ∆ l = α.l o. t ⇒ l = l 0 (1 + α.t) Trong đó : l 0 : Chiều dài của thanh ở 0 0 C l : Chiều dài của thanh ở nhiệt độ t 0 C ∆l : Độ nở dài của thanh α : Hệ số nở dài của thanh (K -1 hay độ -1 ) : Phụ thuộc vào bản chất của chất làm thanh. Câu 29 : Định nghĩa và viết công thức sự nở khối ( tên gọi và đơn vị của từng đại lượng trong công thức theo hệ SI ?) • Sự nở thể tích : Khi tăng nhiệt độ thì kích thước của vật rắn theo các phương đều tăng lên theo định luật của sự nở dài nên thể tích của vật tăng lên, đó là sự nở thể tích hay sự nở khối • Công thức sự nở khối V =V 0 + ∆V mà ∆V = βV o .t ⇒ V = V 0 (1 + β t) Trong đó : V 0 : Thể tích của vật ở 0 0 C V : Thể tích của vật ở nhiệt độ t 0 C ∆l : Độ nở thể tích của vật β : Hệ số nở khối của vật , β = 3α Câu 30 : Trình bày cấu trúc và chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng Khi nhiệt độ và áp suất ngoài xác định thì khối lỏng có thể tích xác định . Dưới tác dụng của trọng lực , khối chất lỏng có dạng của bình đựng, còn khi không có lực nào tác dụng thì khối chất lỏng có dạng hình cầu • Cấu trúc của chất lỏng : Chất lỏng có cấu trúc trật tự gần. Cấu trúc này không cố định. • Chuyển động nhiệt : Các phân tử tạo thành khối lỏng dao động quanh vị trí cân bằng và vị trí cân bằng này thỉnh thoảng dịch chuyển . Chuyển động nhiệt ở chất lỏng tương tự như ở chất rắn vô định hình song ở chất lỏng thời gian cư trú ngắn hơn rất nhiều. • Thời gian cư trú : Là thời gian một phân tử dao động quanh một vị trí cân bằng tạm thời. Khoảng thời gian này có độ lớn trung bình vào bậc 10 -11 . Nhiệt độ càng cao thời gian cư trú Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 9 Hãy biết lắng nghe và quan sát cáng ngắn. Ở nhiệt độ không cao, chất lỏng có cấu trúc gần với chất rắn vô định hình → Thời gian cư trú ở chất rắn vô định hình thì lớn hơn rất nhiều . Câu 31 : Thế nào là lực căng mặt ngoài ? Công thức tính lực căng mặt ngoài ? Lực căng mặt ngoài : “Lực căng mặt ngoài đặt lên đường giới hạn của mặt ngoài và vuông góc với nó, có phương tiếp tuyến với mặt ngoài của khối chất lỏng và có chiều sao cho lực có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt ngoài của chất lỏng” Công thức tính lực căng mặt ngoài: Độ lớn lực căng mặt ngoài F tỉ lệ với độ dài l của đường giới hạn mặt ngoài của khối chất lỏng : F = σ.l Trong đó : σ : hệ số căng mặt ngoài ( Suất căng mặt ngoài của chất lỏng ) F :Lực căng mặt ngoài (N) l : Độ dài đường giới hạn mặt ngoài Câu 32 : Giải thích và cho thí dụ về sự dính ướt và không dính ướt Giải thích : + Khi lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt. Thí dụ : Nhỏ một giọt nước lên mặt thủy tinh thì nước “chảy loan ra” → Nước và Thuỷ tinh được coi là dính ướt hoàn toàn. + Ngược lại, nếu lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xảy ra hiện tượng không dính ướt. Thí dụ : Nhỏ một giọt thuỷ ngân lên mặt thủy tinh thì thủy ngân “thu về dạng hình cầu” → thủy ngân và thuỷ tinh được coi là không dính ướt hoàn toàn. Câu 33 : Nêu định nghĩa hiện tượng mao dẫn và công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng mao dẫn Hiện tượng mao dẫn : Hiện tượng mao dấn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của chất lỏng trong các ống rất nhỏ, trong các vách hẹp , khe hẹp, … so với mực chất lỏng trong bình . Công thức tính độ chênh lệch chất lỏng trong ống ρ.g.h 4σ h = Trong dĩ : σ : hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng (N/m). ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m 3 ). g : Gia tốc trọng trường (m/s 2 ). d : Đường kính ống mao dẫn (m). h : Độ dâng lên hay hạ xuống của chất lỏng (m). Câu 34 : Sự hoá hơi là gì ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố gì ? Trình bày nhiệt hoá hơi ? S? hĩa hoi Sự hóa hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, có thể xảy ra dưới 2 hình thức : bay hơi và sôi. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố sau dây : • Diện tích bề mặt thoáng của chất lỏng • Nhiệt độ • Gió trên bề mặt thoáng Nhiệt hóa hơi (nhiệt hóa hơi riêng) Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 10 [...]... tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tương đối và điểm sương trong không khí ? Độ ẩm tuyệt đối (a): Của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1 m3 không khí Độ ẩm cực đại (A): Của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy.3) Ð? ?m tuong d?i Độ ẩm tỉ đối (hay độ... hiện công và truyền nhiệt Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học : Nhiệt lượng truyền cho hệ làm tăng nội năng của hệ và biến thành công mà hệ sinh ra Công thức : Q = ∆U + A Với ∆U = U2 – U1 Trong đó : Q, ∆U, A là các giá trị đại số : Q > 0 : Hệ nhận nhiệt lượng Q < 0 : Hệ giải phóng nhiệt lượng ∆U > 0 : Nội năng của hệ tăng ∆U < 0 : Nội năng của hệ giảm A > 0 : Hệ sinh công A < 0 : Hệ nhận công Ngày... khí và không thể hóa lỏng khí đó bằng cách nén Câu 36 : Định nghĩa và nêu tính chất của sự sôi ? Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra không chỉ ở mặt thoáng khối lỏng mà còn từ trong lòng khối lỏng - Dưới áp suất ngoài xác định, chất lỏng sôi ở nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt thoáng khối lỏng - Trong quá trình sôi, nhiệt độ của khối lỏng không đổi... nhận công Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 11 Hãy biết lắng nghe và quan sát Câu 39 : Nội năng và công của khí lí tưởng ? Nội năng của khí lí tưởng : Nội năng của khí lí tưởng chỉ bao gồm tổng động năng của chuyển động hỗn loạn của phân tử có trong khí đó U = f(T) Công của khí lí tưởng : Công của khí bằng tích của áp suất khí với độ biến thiên của thể tích khí A = p.∆V = p(V2 – V1) Câu 40 :... thành công mà hệ sinh ra Áp dụng cho quá trình đẳng tích của khí lí tưởng : ∆V = 0 → A = 0 và Q = ∆U “Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí” Áp dụng cho quá trình đẳng áp của khí lí tưởng : Q = ∆U + A ; A = p∆V “Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà... nhiệt của khí lí tưởng : ∆U = 0 → Q = A “Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công mà khí sinh ra” Áp dụng cho chu trình của khí lí tưởng : ∆U = 0 → Q = A “Nhiệt lượng mà hệ nhận được (trừ đi nhả ra ) trong cả chu trình chuyển hết thành công trong chu trình đó” Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay … 12 ... hơi riêng được dùng vào : • Phá vỡ liên kết của các nguyên tử trong khối chất lỏng Câu 35 : Nêu tính chất của áp suất hơi bão hòa và nhiệt độ tới hạn? Áp suất hơi bão hòa : - Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi - Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa p bh phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi bão hòa tăng - Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của... bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy.3) Ð? ?m tuong d?i Độ ẩm tỉ đối (hay độ ẩm tương đối): f = a A Điểm sương : Nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở thành bão hòa gọi là điểm sương Câu 38 : Nội năng – Cách biến đổi nội năng ? Nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học Nội năng là một dạng năng lượng bên trong của hệ, nó chỉ phụ thuộc vào trạng . Hãy biết lắng nghe và quan sát ÔN TẬP LÝ THUYẾT VẬT LÝ 10 NÂNG CAO HỌC KÌ II - 2011 Câu 01 : Hệ kín là gì ? Định nghĩa và công thức động lượng, ý nghĩa đơn vị và tên gọi từng đại. bằng phản lực. Câu 03 : Công - công suất và hiệu suất : Định nghĩa – công thức, ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong hệ SI ? A. A. CÔNG : CÔNG : 1) Định nghĩa : Công là đại lượng đo bằng. : 1) Định nghĩa : Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công A và thời gian t cần để thực hiện công ấy. 2) Công thức : t A P = Trong đó : • P : Công suất ( W ) • A : Công do lực thực hiện