Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại GA ĐT

3 273 0
Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại GA ĐT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TIẾT GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ (Theo công văn số 970/SGD&ĐT, ngày 19 tháng 10 năm 2009) I. Yêu cầu đánh giá tiết giáo án điện tử Việc chuẩn bị giáo án cho một tiết dạy là một khâu trong quá trình dạy học. Giúp cho giáo viên chủ động trong giờ lên lớp, đảm bảo các yêu cầu của kế hoạch dạy học. Tiết giáo án điện tử cũng đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một tiết giáo án truyền thống. - Đảm bảo tính chính xác khoa học (khoa học bộ môn) - Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm - Liên hệ với thực tế ( có tính giáo dục) - Trình bày ngắn gọn, rõ ràng thể hiện được việc làm của thầy và trò Ngoài ra còn có yêu cầu sau: + Tính đa phương tiện (multimedia), sự kết hợp của các phương tiện khác nhau nhằm thu hút người học (gồm hình ảnh, âm thanh, hình ảnh đồ họa, phim minh họa…) + Tiện sử dụng II. Tiêu chuẩn đánh giá một tiết giáo án điện tử 1. Tiêu chuẩn 1.1. Tính chính xác khoa học 2 điểm 1.2. Tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ được trọng tâm 2 điểm 1.3. Tính đa phương tiện (multimedia) 4 điểm 1.4. Trình bày rõ ràng, dễ sử dụng 2 điểm 2. Cách xếp loại 2.1. Loại tốt Tổng điểm là 9 điểm đến 10 điểm 2.2. Loại khá Tổng điểm là 6,5 điểm đến 8,5 điểm 2.3. Loại trung bình Tổng điểm là 5 điểm đến là 6 điểm 2.4. Loại yếu Tổng điểm dưới 5 điểm B. CÁC YÊU CẦU - TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DỰ THI A. Các yêu cầu: 1. Giáo án điện tử phải đầy đủ ba phần: Giáo án nền (Word), Phần thuyết minh (Word) và bài giảng điện tử. * Nếu giáo án có sử dụng chương trình khác powerpoint, violet thì phải nộp thêm chương trình để chạy giáo án đó. 2. Giáo án nền và phần thuyết minh phải được viết in thêm một bộ ra trên giấy và đóng thành tập hoặc để chung trong bộ hồ sơ. 3. Giáo án nền phải soạn đầy đủ tất cả các cột mục như đã quy định từ trước đến nay. B. Tiêu chí đánh giá: B1: Mục tiêu: Phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình với đối tượng dạy học. B2: Nội dung của bài dạy: Phù hợp với chương trình sách giáo khoa và mục tiêu bài dạy tính chính xác, tính giáo dục, tính nổi bật của nội dung trọng tâm. B3. Phương pháp dạy học: Được thể hiện phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, phát huy được tính tích cực của người học, khả năng phối hợp các phương pháp, khả năng bao quát, tính vận dụng các phương pháp. B4. Năng lực ứng dụng CNTT vào bài dạy: ( Khả năng khai thác CNTT, mức độ hợp lý và hiệu quả của các ứng dụng trong bài dạy, mức độ thành thạo kĩ thuật…) 1. Bài giảng điện tử ( được chuyển ý tưởng qua giáo án nền) dùng các ứng dụng hỗ trợ như hoạt hình, âm thanh, các tư liệu để minh họa, nhấn mạnh, nhằm kích thích được sự tập trung, thu hút sự chú ý hứng thú, tích cực suy nghĩ của học sinh (tăng phần trực quan) nhằm giảm bớt “hoạt động” của giáo viên mà học sinh dễ hiểu bài nỗi bật những kiến thức trọng tâm, cần thiết, quan trọng rèn luyện được kỹ năng học tập bộ môn cho học sinh. 2. Khi dạy trên lớp, vẫn phải đảm bảo việc thể hiện đầy đủ tất cả các tựa, tiểu tựa của bài học. Đồng thời cũng phải thể hiện được những kiến thức chính yếu quan trọng. 3. Khi đến mục cũng cố, bài dảng thể hiện được hệ thống kiến thức (khuyến khích ghi ở dạng sơ đồ hóa), đặc biệt là những nội dung cần nhớ, cần khắc sâu. 4. Phải tính toán sao cho có đủ thời gian để học sinh ghi bài từ những nội dung thể hiện trong bài giảng điện tử. 5. Khi soạn bài giảng điện tử, chỉ nên dùng màu nền đơn sắc là màu trắng hoặc màu rất nhạt (chữ có màu phù hợp) hay màu xanh dương đậm (chữ màu trắng). Không nên sử dụng những hình nền mặc định quá rườm rà, màu mè, phức tạp. Các hiệu ứng phải phù hợp với từng phần, từng mục. Thời gian xuất hiện, âm thanh vừa phải đúng thời lượng cần thiết. Không được chèn vào các trang trình chiếu những hình ảnh không thuộc hoặc không có ý nghĩa minh họa cho nội dung bài học. 6. Màu chữ phải dễ đọc, không chói mắt và phù hợp với màu nền. Lưu ý việc dùng màu cũng cần phải phù hợp với nội dung khoa học theo quy định riêng của bộ môn. 7. Bài soạn phải được đóng gói ( đúng yêu cầu hướng dẫn của công văn ) dễ sử dụng. Thể hiện được năng lực diễn đạt, đặt câu hỏi, tính chính xác và logic của hệ thống câu hỏi. Thứ tự các slide, đường dẫn phù hợp. Phải có sự thống nhất trong việc thiết kế các hiệu ứng chuyển trang, hiệu ứng xuất hiện chữ/hình. Chỉ sử dụng những hiệu ứng đơn giản với tốc độ xuất hiện hợp lý (không quá nhanh hay quá chậm). TÓM LẠI: GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ KHÔNG XA RỜI GIÁO ÁN WORD CÁC HIỆU ỨNG NHẰM HỔ TRỢ CHO BÀI GIẢNG SINH ĐỘNG THU HÚT, DỄ HIỂU, HẠN CHẾ ĐƯỢC “HOẠT ĐỘNG” CỦA GIÁO VIÊN. CẦN PHẢI CHÚ Ý ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ, TRÁNH PHÔ TRƯƠNG HÌNH THỨC, PHẢI ĐẢM BẢO ĐƯỢC CÁC TIÊU CHÍ CỦA MỘT TIẾT DẠY TỐT (NHƯ CÁC MỤC NÊU TRONG MẪU PHIẾU DỰ GIỜ) . A. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TIẾT GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ (Theo công văn số 970/SGD& ;ĐT, ngày 19 tháng 10 năm 2009) I. Yêu cầu đánh giá tiết giáo án điện tử Việc chuẩn bị giáo án cho một tiết. hình ảnh, âm thanh, hình ảnh đồ họa, phim minh họa…) + Tiện sử dụng II. Tiêu chuẩn đánh giá một tiết giáo án điện tử 1. Tiêu chuẩn 1.1. Tính chính xác khoa học 2 điểm 1.2. Tính hệ thống, đủ nội. YÊU CẦU - TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ DỰ THI A. Các yêu cầu: 1. Giáo án điện tử phải đầy đủ ba phần: Giáo án nền (Word), Phần thuyết minh (Word) và bài giảng điện tử. * Nếu giáo án có

Ngày đăng: 28/05/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan