1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các câu trắc nghiệm vật lí

9 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 28,54 KB

Nội dung

I. Hãy chọn phương án đúng. Câu 1. Một người kéo gàu A 10kg lên cao 6m trong 1 phút. Người thứ hai kéo gàu B 14kg lên cao 5m trong 30 giây. Hãy so sánh công suất của hai người. A. Công suất của A lớn hơn. B. Công suất của B lớn hơn. C. Công suất của A và của B bằng nhau. D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này. Câu 2. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng? A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. D. Chỉ có thế năng, không có động năng. Câu 4. Vì sao quả bóng bay dù buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại; B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại; C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài; D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng D. Sự hòa tan của muối vào nước Câu 6. Sắp xếp theo thứ tự từ dẫn nhiệt tốt đến dẫn nhiệt kém các chất sau là: A.Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí B.Nước, thuỷ ngân, đồng, không khí C.Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng D.Thuỷ ngân, đồng, không khí, nước Câu 7. Những hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu? A. Đun nước trong ấm B.Sự tạo thành gió C.sự thông khí trong lò D.Sự truyền nhiệt ra bên ngoài thành bóng bởi đốt nóng bóng đèn dây tóc Câu 8. Vật A truyền nhiệt cho vật B khi: A. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B B. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A C. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B D.Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A Câu 9. Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra. C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. Câu 10. Một cây thước có nhiệt năng là 10 J. Sau khi cọ xát vào tóc thì nhiệt năng của thước là 15 J. Vậy nhiệt lượng của thước là A. 10J B. 5J. C. 15J D. 0J Câu 11. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Câu 12. Một đoàn tàu khi vào ga , người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động chậm lại rồi dừng hẳn .Năng lượng đã chuyển hóa như thế nào? A. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu B. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu đồng thời một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng C.Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng D. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu đồng thời một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng Câu 13. Động cơ của những vật nào sau đây không phải là động cơ đốt trong. A. Ô tô B. Tàu hoả C. Tên lửa D. Máy hơi nước Câu 14. Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt là đúng ? A. Hiệu suất cho biết có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra được biến thành công có ích B. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu C. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm. D. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra II. Giải các bài tập sau: Câu 21. Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu được. b. Tính nhiệt dung riêng của chì. c. Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng? __________________ PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT ***********&*********** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN VẬT LÍ LỚP 8 NĂM HỌC 2012 – 2013 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIÊM ( 3 điểm mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1. Đặt cây bút chì đứng ở đầu một tờ giấy dài, mỏng. Cách nào trong các cách sau đây có thể rút tờ giấy ra mà không làm đổ cây bút chì. A. Giật thật nhanh tờ giấy một cách khéo léo. B. Rút thật nhẹ tờ giấy. C. Rút tờ giấy ra với tốc độ bình thường. D. Vừa rút vừa quay tờ giấy. Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, áp suất tác dụng lên mặt sàn là nhỏ nhất? A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng co một chân nhưng cúi gập xuống. C. Người đứng co một chân. D. Người đứng co một chân nhưng tay cầm thêm quả tạ. Câu 3. Tai sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn. C. Khi lặn sâu lực cản rất lớn. D. Khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động. Câu 4. Hai lực cân bằng cùng đặt vào một vật là hai lực: A. cùng độ lớn, cùng phương, cùng chiều. B. cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều. C. cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn. D. khác phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Câu 5. Trên đế giầy, dép có các rãnh, mục đích để: A. giảm trọng lượng. B. tiết kiệm vật liệu. C. giảm ma sát. D. tăng ma sát. Câu 6. Hai quả cầu có thể tích bằng nhau, một bằng nhôm, một bằng thép. Hỏi khi nhúng ngập trong nước, quả cầu nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn? A. Quả cầu bằng thép. B. Cả hai quả cầu đều chịu lực đẩy Ác si mét như nhau. C. Quả cầu bằng nhôm. D. Cả hai quả cầu đều không chịu lực đẩy Ác si mét. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Bài 1. (1,5 đểm)Tại sao khi trời mưa, đường mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Bài 2. ( 3 điểm ) Một vật có trọng lượng riêng là 26000 N/m 3 dạng hình cầu, nhúng ngập vào trong nước thì nặng 150N. Hỏi: a. Vật chịu tác dụng của những lực nào? Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên vật đó. b. Ngoài không khí vật đó nặng bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m 3 . Bài 3.(2,5 điểm ) Hai bình thông nhaucó tiết diện S 1 = 12 cm 2 và S 2 = 240cm 2 chứa nước và được đậy bằng hai pít tông P 1 và P 2 (Hình 1) có khối lượng không đáng kể. Biết nước có trọng lượng riêng bằng 10000N/m 2 . a. Đặt lên pit tông P 1 một vật m có khối lượng 420g. Hỏi pit tông P 2 bị đẩy lên cao thêm bao nhiêu? b. Để hai pit tông vẫn ngang bằng nhau, phải đặt lên pit tông P 2 một vật có khối lương bao nhiêu? Đề mẫu số 01: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 Môn Vật lý 8 (thời gian: 45 phút) Câu 1: Có thể phát biểu như thế naò về vận tốc ? A.Vận tốc được xác định bởi độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian B. Vận tốc được tính bởi công thức v =s/t C. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. Câu 2: Một xe chuyển động với vận tốc trung bình 36 km/h trong 45 phút.Trong 45 phút tiếp theo xe chuyển động với vận tốc trung bình là 42 km/h.Vận tốc trung bình của xe trong suốt đoạn đường là: A. 30km/h B. 40 km/h C. 45 km/h D. Khác với A, B, C. Câu 3: Lực là đại lượng véctơ. Điều này có nghĩa là lực có các phần tử nào kể sau: A. Gốc (điểm đặt?) B. Phương và chiều C. Cường độ (độ lớn) D. Các phần tử A, B, C Câu 4: Tàu chở dầu có trọng lượng 20000N và có phần vỏ tàu chìm dưới nước là 9m (coi vỏ tàu như vách thẳng đứng). Tàu trở một trọng lượng dầu gấp đôi trọng lượng tàu.Độ sâu tối thiểu của cảng là bao nhiêu để tàu chở dầu có thể cập bến cảng. A. 18m B. 27m C. 31m D. Khác với A, B, C Câu 6: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới lực đẩy Ac-si-met: A. Độ sâu chất lỏng mà vật được chìm tới B. Khối lượng riêng của chất lỏng C. Áp suất khí quyển trên mặt chất lỏng D. Cả ba yếu tố A, B, C Câu 7: Khi nâng tạ có trọng lượng 2500N lên cao 2m thì công nhỏ nhất sẽ thực hiện là trị số nào: A. 50 kJ B. 5kJ C. 2500 J D. 500 J Câu 8: Để có công sinh ra phải có điều kiện nào? A. Có lực tác dụng vào vật B. Vật phải chuyển động C. Có lực tác dụng làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với lực D. Một điều kiện khác với A, B, C. Câu 9: Cách làm nào kể sau đã dựa vào áp suất khí quyển A. Uống nước trong cốc bằng ống hút B. Lấy thuốc vào xilanh để tiêm C. Hút xăng từ bình chứa của xe vào vòi Đề mẫu số 02: Đềthihọckì1lớp8 Môn Vật lý lớp 8 ( 45 phút) I/ Phần trắc nghiệm : (4.0 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động và đứng yên? A. Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc. B. Chuyển động là sự thay đồi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc. C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích. D. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36km. B Ô tô chuyển động trong một giờ. C Trong mỗi giờ, ô tô đi được 36km. D. Ô tô đi 1km trong 36h Câu 3: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A/ Đột ngột rẽ sang trái. B/ Đột ngột rẽ sang phải. C/ Đột ngột giảm vận tốc. D/ Đột ngột tăng vận tốc. Câu 4: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực? A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ. B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật. C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật. D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 5: Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Kết quả nào sau đây là đúng? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. C. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi. D. Vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ biến đổi Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về bình thông nhau? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất chất lỏng. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao. Câu 7: Trong công thức tính lực đẩy Ác-si-mét F = d.V . Các đại lượng d và V là gì ? A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật. B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật. D. Một câu trả lời khác. Câu 8: Một vật nằm trong một chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật? A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si- mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới còn lực đẩy Ác- si-mét có chiều từ dưới lên trên. B. Vật nằm trong chất lỏng chiụ tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si- mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng và cùng chiều từ trên xuống dưới. C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực P. D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác- si-mét. II. Phần tự luận (6.0 điểm) Câu 9: (1.5 điểm) Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ là gì ? Câu 10: (2.5 điểm) Một ô tô đi đoạn đường đầu dài 120m hết 30s, đoạn đường sau dài 60m hết 30s. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và cả hai đoạn đường ? Câu 11: (1.0 điểm) Lực đẩy Ác-si-mét là gì ? Câu 12: (1.0 điểm) Một người đứng trên sàn nhà, tác dụng một lực lên mặt sàn là 600N, diện tích tiếp xúc hai bàn chân là 0,04m 2 . Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn ? I. Hãy chọn phương án đúng Câu1. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên B. Ô tô đứng yên C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây? A. Mặt Trời B. Một ngôi sao C. Mặt Trăng D. Trái Đất Câu 3. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây? A. Bờ sông B. Dòng nước C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước D. Ca nô Câu 4. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây? A. 36 m/s B. 36 000 m/s C. 10 m/s B. 100 m/s Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà nội đến Hải phòng. B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga. C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích. D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Câu 6. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi B. Chỉ có thể tăng dần C. Chỉ có thể giảm dần D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần Câu 7. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình 1 là đúng A. Hai lực này là hai lực cân bằng. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Câu 8. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp. B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn. C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải nghiêng, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. . tóc Câu 8. Vật A truyền nhiệt cho vật B khi: A. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B B. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A C. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B D.Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật. KỲ 1 MÔN VẬT LÍ LỚP 8 NĂM HỌC 2012 – 2013 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIÊM ( 3 điểm mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1. Đặt cây bút chì đứng ở đầu một tờ giấy dài, mỏng. Cách nào trong các cách sau. khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc. C. Vật được coi là đứng yên nếu nó không nhúc nhích. D. Vật được coi là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không thay đổi. Câu

Ngày đăng: 28/05/2015, 12:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w