1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Khái niệm lực lượng sản xuất

8 2,4K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 56,5 KB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển cảu lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. Vậy sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài luận này. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí thuyết 1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ những lực lượng, năng lực của toàn xã hội (toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất) để con người tiến hành quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và toàn xã hội. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động (như năng lực, kỹ năng, tri thức, … của người lao động) và tư liệu sản xuất nhất định (như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ của quá trình sản xuất…) Trong toàn bộ lực lương sản xuất thì con người là yếu tố quyết định nhất vì con người là yếu tố chủ thể của mọi quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất là yếu tố khách Page | 1 thể. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội thì vai trò của yếu tố con người ngày càng tăng lên. Ngày nay khoa học cũng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bởi khoa học là cơ sở của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ khoa học đã thâm nhập vào mọi yếu tố của lực lượng sản xuất. Nó vừa là ngành sản xuất riêng vừa xâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành một yếu tố động nhất. Trình độ phát triển sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của con người và tư liệu sản xuất. 1.2 Khái niệm quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất. Quan hệ sản xuất về lĩnh vực đời sống vật chất xã hội do đó nó mang tính khách quan. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm. Ba mặt trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất; nó là cơ sở mở đường cho hai quan hệ sản xuất kia, quyết định đến tính chất của hai quan hệ sản xuất đó. Đồng thời hai quan hệ sản xuất này cũng tác động trở lại quan hệ sản xuất sở hữu, nếu chúng phù hợp quan hệ sản xuất sở hữu thì làm quan hệ sở hữu có nội dung kinh tế thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển và ngược lại. 1.3 Phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là cách thức con người khai thác những của cải vật chất cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Phương Page | 2 thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xă hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xă hội loài người từ thấp đến cao. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. 1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Điểm thống nhất thể hiện ở chỗ chúng là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất; lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất đó. Biện chứng ở chỗ lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất mới tồn tại và phát triển được; thực trạng của lực lượng sản xuất như thế nào yêu cầu phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó thì mới tồn tại và phát triển. Quan hệ sản xuất tác động lại lực lượng sản xuất theo hai hướng. Nhóm phù hợp với lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sả xuất phát triển, nhóm không phù hợp thì cản trở, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, luôn luôn vận động và biến đổi trong quá trình lịch sử, nhất là công cụ lao động; quan hệ sản xuất có tính chất tương đối ổn định, bền vững, chậm thay đổi. Đến một lúc nào đó, lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có; quan hệ sản xuất từ chỗ là Page | 3 hình thức cần thiết, phù hợp cho sự phát triển của lực lượng sản xuất lại trở thành hình thức kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ để thiết lập một quan hệ sản xuất mới cao hơn, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thiết lập quan hệ sản xuất mới đó thông qua cuộc cách mạng xã hội. Khi một quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất được thiết lập thì một phương thức sản xuất mới ra đời và cứ như thế, lịch sử loài người là lịch sử thay thế thay thế và kế tiếp nhau của các hình thức sản xuất. Phương thức sản xuất sau cao hơn phương thức sản xuất trước. Như vậy, mâu thuẫn và sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động và phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. 2. Sự vận dụng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất ở nước ta 2.1 Quá trình vân dụng trong thực tế của nước ta trước năm 1986 Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên nền kinh tế lại càng rơi vào kiệt quệ. Đảng và Nhà nước đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra được những chính sách nhằm khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển văn hóa – xã hội… Sau cuộc cải cách ruộng đất, kinh tế nước ta đã có bước chuyển biến đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, ăn đủ no, mặc đủ ấm, quan trọng nhất là chúng ta đã xây dựng được một nền công nghiệp nặng vô cùng hùng hậu làm nền tảng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta như: Xí nghiệp gang thép Thái Nguyên, nhà máy xe đạp Hà Nội, nhà máy Pin Văn Điển… Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chính trị tư tưởng đê xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hóa sản xuất Page | 4 cũng như sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội oẳ nước ta. Song trong thực tế cách làm này không mang lại kết quả như mong muốn vì nó trái với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, và nó đã để lại những hậu quả xấu đối với những người sản xuất và nền kinh tế quốc doanh. Đây cũng là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền, đặc lợi. Nền kinh tế thủ công phổ biến, mới bắt đầu xuất hiện một số ngành sản xuất tự động. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn trong trình độ rất thấp. Vì thế cần tìm mọi cách để đưa lực lượng sản xuất đi lên, nên cần công nghiệp hóa nền kinh tế nước ta. 2.2 Quá trình vân dụng trong thực tế của nước ta sau năm 1986 tới nay Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra chính sách phát triển kinh tế cũng như xác định con đường chính trị của nước ta. Nước ta tiếp tục đi theo con đường của Liên Xô (cũ) là tiến lên chế độ Cộng sản chủ nghĩa mà thời đoạn đầu tiên là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng vì nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nên lực lượng sản xuất thì yếu kém, quan hệ sản xuất thì lỗi thời lạc hậu, nền kinh tế nước ta đứng sau rất xa so với thế giới. chính vì thế, Đảng ta chủ trương chính sách “đi tắt đón đầu” để nhanh chóng theo kịp các nước khác trên thế giới cùng tiến lên Cộng sản chủ nghĩa như nước ta thời kì đó. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là rất đúng đắn, bởi đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội mà nhất loạt xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất như trước Đại hội VI. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lực lượng sản xuất. Mở ra nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy Page | 5 sản xuất phát triển. Ngay trong nội hàm nền kinh tế nhiều thành phần đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn như có những thành phần kinh tế vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng tư bản chủ nghĩa; nền kinh tế quốc doanh, tập thể mang tính chất xã hội chủ nghĩa nhưng chưa thích nghi được với cơ chế thị trường nên làm ăn kém hiệu quả, vì vậy ở đây diễn ra cuộc đấu tranh “định hướng” gay gắt. bởi thế, để thực hiện sự định hướng Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần thì sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước giữ vai trò quyết định. Để thực hiện chính sách phát triển đất nước bằng con đường “đi tắt đón đầu”, nước ta đã đề ra và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mà trong thời kì hiện nay thì mục tiêu cụ thể là nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Trong thời kỳ quá độ đi lên Xã hội chủ nghĩa, nước ta vẫn đnag là một nước đang phát triển và kém khá xa so với những thành tựu mà thế giới đạt được. Tuy nhiên, nhờ chính sách phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, việc áp dụng khá tốt các thành tựu khoa học – công nghệ và ứng dụng những thành tựu của thế giới trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng thì nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Ở nước ta hiện nay phát triển kinh tế tập trung ở hai lực lượng chính là lực lượng sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước và lực lượng sản xuất ngoài quốc doanh. Kiểu quan hệ sản xuất – quan hệ sở hữu này hay quan hệ sở hữu khác tùy thuộc vào tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay có trình độ lực lượng sản xuất còn thấp lại không đồng đều giữa các ngành, các vùng. Do vậy, tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chưa thể đặt vấn đề xóa ngay mọi hình thức bóc lột. chỉ đến khi trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với chế độ sở hữu tư nhân về tư Page | 6 liệu sản xuất, thì khi ấy mới có điều kiện chin muồi thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xã hội không còn bóc lột. Chúng ta không thể thủ tiêu chế độ sở hữu ngay lập tức mà chỉ có thể thực hiện dần dần,và chỉ khi nào đã tạo được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa cao với năng xuất lao động rất cao thì khi đó mới xóa bỏ được chế độ tư hữu. Điểm nổi bật lên là nền kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, vì vậy khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng đó là phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ cảu lực lượng sản xuất của nước ta hiện nay. Cùng với đó là không ngừng đổi mới chính trị, củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. III. KẾT LUẬN Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta đã vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vĩ mô và quy mô, đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giào dục và Đào tạo, giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Page | 7 Mác – Lê-nin”, NXB. Chính trị Quốc gia, 2009 2. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình “Triết học Mác – Lê-nin”, NXB. Chính trị quốc gia, 2004 3. PGS. TS. Trần Văn Phòng – PGS. TS. An Như Hải – PGS. TS. Đỗ Thị Thạch, “Hỏi – đáp Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin”, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2011 4. Bạch Đăng Minh, “Những nội dung cơ bản của triết học Mác – Lê-nin”, NXB. Chính trị quốc gia, 1997 5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh “ hỏi – đáp về Triết học”, Hà Nội – 1995 6. http://www.wattpad.com/226000 7. http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=3894 8. http://www.doko.vn/luan-van/Van-dung-quy-luat-ve-su-phu-hop-cua-quan- he-san-xuat-voi-tinh-chat-va-trinh-do-phat-trien-cua-luc-luong-san-xuat-vao- qua-trinh-pha-53597 Page | 8 . cấu thành lực lượng sản xuất đem lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở. xuất; lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất đó. Biện chứng ở chỗ lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, . triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ để thiết lập một quan hệ sản xuất mới cao hơn, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự

Ngày đăng: 28/05/2015, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w