1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN, XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC TIÊU CHUẨN Y TẾ VÀ SỨC KHỎE CHO MỌI HOẠT ĐỘNG DÂN SINH KINH TẾ CÓ TÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

24 572 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 696,5 KB

Nội dung

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH” BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN, XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC TIÊU CHUẨN Y TẾ VÀ SỨC KHỎE CHO MỌI HOẠT ĐỘNG DÂN SINH KINH TẾ CÓ TÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CHUYÊN ĐỀ SỐ 42) T Ỉ N H H À T Ĩ N H HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH CÁC BẢNG ii DANH SÁCH CÁC HÌNH iii MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN HÀ TĨNH 5 1.1.HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG 5 1.1.1.Hiện trạng môi trường nước mặt 5 1.1.2.Hiện trạng môi trường không khí 6 1.1.3.Hiện trạng môi trường chất thải rắn 6 1.2.HIỆN TRẠNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI 8 CHƯƠNG 2.XÂY DỰNG HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN 10 1.3.HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN ĐANG HIỆN HÀNH 10 1.3.1.Tiêu chuẩn nhà tiêu 10 1.3.2.Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm 10 1.4.ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG THÊM CÁC TIÊU CHUẨN MỚI 14 1.4.1.Tiêu chuẩn bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng 14 1.4.2.Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 i DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của các cơ sở SX 6 Bảng 1.2. Dự tính khối lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 7 Bảng 2.3.Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất 14 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ tại bệnh viện 15 Bảng 2.5. Tiêu chuẩn trung tâm y tế dự phòng 18 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn vệ sinh tuyến đường vỉa hè 20 ii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Diến biến hàm lượng Nitrat trên các sông và hồ chính, năm 2007 đến tháng 10/2008 5 Hình 1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh 8 iii MỞ ĐẦU Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ Tĩnh, nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Trong thời gian vừa qua ngành y tế Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đặc biệt là trong ngành y tế. Từ năm 2001 đến tháng 11/2010 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục triển khai công tác phòng chống các loại dịch bệnh và bệnh truyển nhiễm. Trong đó đặc biệt chú trọng một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như: Tiêu chảy cấp nguy hiểm, Cúm A(H5N1), H1N1, Sốt xuất huyết. Hàng năm được Bộ Y tế, Cục YTDP, Cục Môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương chỉ đạo sát sao công tác phòng chống các loại dịch bệnh, đồng thời triển khai tập huấn và cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng nhanh công tác phòng chống dịch. Trong quá trình triển khai đối phó với dịch bệnh của ngành y tế Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn, do thiếu năng lực cũng như điều kiện cơ sở vật chất và đặc biệt là y thức của người dân. Người dân vẫn chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt là tại các khu đông dân. Đã có những tiêu chuẩn được thiết lập về vấn đề vệ sinh môi trường, tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều thiếu sót. Trước tình hình đó xây dựng và hoàn thiện, thiết lập tiêu chuẩn y tế về vệ sinh môi trường và tiêu chuẩn y tế về sức khoe cho các khu đông dân là hết sức cần thiết, và là một nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu 4 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN HÀ TĨNH 1.1. HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt Qua đánh giá diễn biến hàm lượng BOD5 và Nitrat tại các sông chính và hồ cho thấy, chất lượng nước mặt có sự khác nhau. Đối với sông Nghèn có mức độ ô nhiễm bởi hàm lượng BOD5 cao nhất, sông Cày, sông Rào Cái và sông Quyền mức độ ô nhiễm tương đối cao tuy nhiên các giá trị đo được đang nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng nước mặt tại các con sông này đang chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Đối với các hồ đập mục đích sử dụng là cấp nước thuỷ lợi, giá trị đo được đang nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đối với hồ mục đích sử dụng là cấp nước sinh hoạt đang có nguy cơ ô nhiễm bởi các hoạt động sản xuất, chăn nuôi ở khu vực thượng nguồn các hồ này, điều này thể hiện ở hàm lượng BOD5 tại hồ Bộc Nguyên, hồ Thiên Tượng cao hơn giá trị tiêu chuẩn cho phép. Hình 1.1. Diến biến hàm lượng Nitrat trên các sông và hồ chính, năm 2007 đến tháng 10/2008 Dựa vào kết quả đánh giá chất lượng nước dưới đất tại các vị trí quan trắc cho thấy, chất lượng nước dưới đất nhìn chung chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên đã có ảnh hưởng bởi hình thức sinh hoạt của con người thể hiện ở một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép như: Coliform vượt từ 1 ữ 21,3 lần; Mangan vượt từ 1,2 ữ 6,3 lần; Nitrat vượt 1,05 - 3,27 lần. Mặt khác, do tác động của các yếu tố tự nhiên nên một số chỉ tiêu đặc trưng cho nguồn nước dưới đất như: SO 4 , Fe, độ cứng tại một số vị trí quan trắc có biến động lớn giữa các quý trong Nguồn:[Báo các hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008] Cét B - TCVN 5942:1995 Cét A - TCVN 5942:1995 5 năm. Điều này thể hiện rõ nét tại các vị trí quan trắc như: thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Nghèn và xã Thạch Kim. Bảng 1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của các cơ sở SX TT Vị trí quan trắc Hàm lượng COD (mg/l) Hàm lượng BOD (mg/l) Hàm lượng Colifrom (MPN/100ml) 1 Công ty CP XNK thuỷ sản Hà Tĩnh 365 - 610 262 - 423 5.200 - 240.000 2 Bãi rác Thạch Yên 178 - 672 126 - 394 11.500 - 93.000 3 Công ty Bia Sài Gòn Hà Tĩnh 230 - 1.470 158 - 1.067 750 - 43.000 4 Công ty TNHH Trường An 155 - 736 105 - 525 900 - 110.000 5 Cơ sở Giết mổ gia súc TT Tân Giang 154 - 584 105,6 - 547 4.300 - 9.500 6 Công ty CP XNK Thuỷ sản nam Hà Tĩnh 234 - 780 164 - 384 430 - 12.300 TCVN 5945 : 2005 (cột B) 80 50 5.000 Nguồn: [Trung tâm QT&KTMT Hà Tĩnh] 1.1.2. Hiện trạng môi trường không khí Chất lượng môi trường không khí đang chịu nhiều tác động bởi các nguồn gây ô nhiễm như đã được đề cập, trong đó nguồn gây ô nhiễm bởi hoạt động sản xuất gạch nói chung và gạch tuynel nói riêng đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại Hà Tĩnh. Trong năm 2008, giá trị trung bình hàm lượng CO có chiều hướng giảm so với năm 2007. Tại 3 vị trí quan trắc là XN Gạch ngói Thuận Lộc, Cầu Họ và Vĩnh Thạch mức giảm đã nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, tại XN Gạch ngói Sơn Bình tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Riêng tại XN Gạch ngói Phù Việt hàm lượng CO lại có chiều hướng tăng, giá trị trung bình đo được của 3 quý năm 2008 (921,67µg/m 3 ) gần sát với giá trị giới hạn của tiêu chuẩn. 1.1.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn Chất thải rắn có khối lượng tăng dần theo từng năm, theo tốc độ đô thị hoá và được phản ánh qua bảng số liệu sau: 6 Bảng 1.2. Dự tính khối lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Loại chất thải rắn Đơn vị 2006 2007 Tổng lượng chất thải rắn sinh họat đô thị Tấn 28.477 37.183 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Tấn 146.485 164.078 Nguồn:[Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008] Ghi chú: Định mức chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị là 0,65 kg/người/ngày. Định mức chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn là 0,4 kg/người/ngày Qua điều tra khảo sát hiện trạng công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn tại các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cho thấy công tác quản lý thu gom CTR còn nhiều vấn đề tồn tại. Lượng chất thải rắn thu gom được còn quá ít so với thực tế, chất thải công nghiệp thu gom tại các nhà máy, KCN đạt 75-80%, tuy nhiên chất thải rắn từ các nhà máy nhỏ lẻ, các làng nghề hầu như chưa được thu gom xử lý, chất thải rắn thu gom được hầu hết được chôn lấp tự nhiên hoặc đổ bừa bãi lấn chiếm sang các khu vực xung quanh. Các bãi rác còn rất tạm bợ, ý thức người dân và cơ sở kinh doanh còn chưa cao nên chất thải được đổ xả bừa bãi, các bãi chôn lấp hiện tại hầu hết đều gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh. Đối với khu vực xẩy ra hiện tượng đổ rác bừa bãi có tác động rất lớn đến môi trường nước mặt trong khu vực. Rác thải phân huỷ tạo ra các chất hữu cơ làm cho nguồn nước biến đổi màu và tạo mùi khó chịu; thuỷ sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn. Một vấn đề nữa hiện nay đang còn tồn tại, đó là một lượng hoá chất bảo vệ thực vật lớn chưa được tiêu huỷ. Qua kiểm kê, điều tra tổng lượng hoá chất độc hại và các chất POP nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 9.826 kg các loại hoá chất, thuốc BVTV dạng bột và hạt. Có khoảng 1.518,7kg thuốc BVTV trong đó có 76,8kg là chất Hexachlorobenzen (Gamatox) thuộc POP nay đang được bảo quản tại kho Chi cục Bảo vệ thực vật, số lượng còn lại đang được chôn lấp tại các huyện, thị. Lượng thuốc BVTV này bao gồm cả thuốc dự trữ, thuốc tồn đọng trong quá trình kinh doanh, thuốc thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra trên thị trường. Ngoài ra, các kho thuốc trừ sâu (DDT, 666) tồn đọng từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại tại 11 điểm trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý. Cho đến nay, tại xã Thạch Lưu - huyện Thạch Hà, xã Vĩnh Lộc - huyện Can Lộc đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện xử lý theo phương pháp chôn lấp cố định bằng hố chôn bê tông mác cao, đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho nhân dân xóm Chiến Thắng (xã Vĩnh Lộc) với kinh phí gần 1 tỷ đồng. 7 1.2. HIỆN TRẠNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI Hiện nay chưa có số liệu thống kê số người mắc bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Mặt khác, do các nguồn gây ô nhiễm tác động đến môi trường sống trên phạm vi hẹp nên công tác khám bệnh tại các vùng này chưa được chú trọng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy một số vùng có nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm bởi hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và xăng dầu, tình hình sức khoẻ người dân ở đây có những hiện tượng bất thường như: người mắc bệnh hiểm nghèo chiếm tỷ lệ cao so với các vùng, địa phương khác; số trẻ khuyết tật bẩm sinh cũng tăng cao, gây nên tâm lý hoang mang cho người dân sinh sống trên những địa bàn này. Thực tế, sức khoẻ người dân đang bị tác động bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề. Tỷ lệ sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn tỉnh đang còn thấp, người dân nông thôn đang sử dụng nguồn nước dưới đất, nước sông, suối cho ăn uống và sinh hoạt là chủ yếu. Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển đồng nghĩa với các nguồn gây ô nhiễm càng tăng đối với nguồn nước cấp sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Hình 1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh Nguồn:[laodong.com] Bên cạnh đó, các nguồn ô nhiễm tự nhiên cũng là tác nhân tiềm tàng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân. Trong đó, độc tố Asen tương đối phổ biến trong nguồn nước dưới đất, nhất là nguồn nước ở khu vực dọc ven sông La, khu vực ven biển huyện Lộc Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân. Độc tố Asen có thể gây ra các bệnh như: biến đổi sắc tố da, gây lở loét da và các bệnh hiểm nghèo như: ung thư da, ung thư nội tạng nếu sử dụng nguồn nước nhiễm Asen trong thời gian dài. Vấn đề này cần được cảnh báo với người dân khi sử dụng nguồn nước này vào ăn uống và sinh hoạt. Qua thực tế cho thấy sức khoẻ người dân đang chịu ảnh hưởng đáng kể bởi ô nhiễm không khí đô thị, trong đó bụi là tác nhân chính. Ngoài ra, tại một số ngành sản xuất đặc thù như: chế biến khoảng sản, xây dựng, sản xuất đồ mộc, các lò đúc sản sinh 8 ra bụi và các chất độc hại khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng như người dân trong khu vực. Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh như sau: - Sự tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với các loại bụi hô hấp, hơi khí độc như: CO, SO 2 , NO x , NH 3 và các dung môi hữu cơ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phế quản và có thể xuất hiện những bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng gây nhiễm độc cấp tính là suy nhược, chóng mặt, gây co giật - Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn quốc hơn 4%, viêm họng 3% và viêm phổi 3%. Đặc biệt, những hộ dân sống ở thành phố trên 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phổ, viêm phế quản, các bệnh về mắt và da cao hơn những hộ dân sống dưới 3 năm là 72,6% so với 43%. - Ngoài ra, ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - nguyên nhân là chậm phát triển hệ thần kinh, trí não ở trẻ. Việc thu gom chất thải rắn đang còn kém nên hàng ngày hàng giờ đang có hàng tấn rác thải thải ra môi trường một cách tùy tiện làm mất cảnh quan môi trường và đặc biệt gây nên mùi hôi thối. Theo đánh giá sơ bộ hàm lượng các chất độc hại từ các khu đổ rác không được xử lý đều quá giới hạn cho phép như H 2 S, SO 2 , và các chủng vi khuẩn lây bệnh như tiêu chảy, đau mắt hột đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của người dân. Một vấn đề cần phải đề cập đến đó là các vật dụng bằng polime đang được sử dụng rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích đáng kể nhưng bên cạnh đó lại có ảnh hưởng đến môi trường rất lớn điều này cũng là do ý thức của người sử dụng. Đó là việc vứt bừa bãi các túi nilong xuống kênh mương làm tích tụ nước ở trong túi nilon, tạo điều kiện tốt cho muỗi phát triển và có thể dẫn đến các đại dịch như sốt xuất huyết, sốt rét, 9 [...]... 2 X Y DỰNG HOÀN THIỆN, THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN Y TẾ VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CHO CÁC KHU ĐÔNG DÂN 1.3 HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHUẨN ĐANG HIỆN HÀNH 1.3.1 Tiêu chuẩn nhà tiêu Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu ban hành kèm theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ng y 11/03/2005 của Bộ trưởng bộ y tế Tiêu chuẩn n y quy định những điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh đối với các loại nhà tiêu, đảm bảo sức. .. sức khỏe cho con người Tuy nhiên trong tiêu chuẩn n y chưa đưa ra được khái niệm thế nào là nhà tiêu? thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh? Và một số các hệ thống liên quan đến nhà tiêu Trong y u cầu các tiêu chuẩn vệ sinh đối với các nhà tiêu thì tập trung vào các vấn đề về thiết kế, vật liệu kích thước, kỹ thuật x y dựng và độ bền tuy nhiên chưa đề cập đến vị trí an toàn cho việc x y dựng nhà tiêu Đ y là... bệnh sẽ g y ra những hậu quả khôn lường Vì v y x y dựng các tiêu chuẩn y tế về vệ sinh môi trường và các tiêu chuẩn y tế về sức khỏe là rất cần thiết Một hệ thống tiêu chuẩn hoàn chỉnh sẽ là tiền đề cho công tác quản lý được tốt hơn Phòng hơn tránh luôn là mục tiêu lâu dài mà chúng ta cần phải thực hiện Rõ ràng điểu n y là không khó nếu tự mỗi cá nhân trong mỗi tập thể lớn ý thức được vấn đề n y 21 22... lượng nước, công trình vệ sinh và bảo vệ môi trường 2 21 100% các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra, hướng dẫn xử lý và 1 báo cáo kịp thời lên Sở Y tế, Bộ Y tế cơ quan hữu quan 22 Kiểm tra, giám sát, phân loại sức khỏe bệnh tật cho các học sinh tại các 2 19 1 0.5 2 trường học 23 Tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh 0.5 nghề nghiệp và phòng chống các tai nạn thươn tích... LIỆU THAM KHẢO 1 Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008 2 Quyết định 633/QĐ-BYT ng y 23 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế 3 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/ 2002/ BYT/QĐ ng y 18/04/2002 4 Bản dự thảo Quy chuẩn quốc gia 2010 về Nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh 5 Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008 6 Báo cáo công tác chỉ... phòng 18 STT Các tiêu chí đánh giá vệ sinh trung tam y tế dự phòng Điểm 1 Nhà x y cấp I, II Kiến trúc theo tiêu chuẩn x y dựng, đảm bảo cơ cấu, 0.5 d y chuyền hoạt động hợp lý 2 Cơ sở kiên cố, đủ ánh sáng, thông khí tốt, độ ẩm thích hợp 1 3 Có chế độ bảo dưỡng m y, thiết bị 0.5 4 Đảm bảo an toàn về điện, nước ổn định 1 5 Có kho bảo quản vật tư, hoá chất, d y chuyền lạnh 1 6 Có môi trường c y xanh, cảnh... cáo số liệu, tài liệu phục vụ x y dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh 10 Báo cáo về Biến đổi khí hậu của IPPC 11 Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, Cục khí tượng th y văn và biến đổi khí hậu 12 Biến đổi khí hậu Việt Nam và khu vực, GS.TS Nguyễn Đức Ngữ 13 http://www.hatinh.gov.vn 14 http://www.tainguyenmoitruong.com.vn 15.http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/viVN/61/158/45/83/83/60820/Default.as... vấn đề môi trường tại các khu đông dân còn chưa cao Sự thiếu ý thức từ những hành động nhỏ cùng với việc thiếu hiểu biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân dân đến l y lan dịch bệnh trên diện rộng Việc quản lý không sát sao các vấn đề vệ sinh môi trường tại các bệnh viện, các tuyến phố nơi tập trung mật độ dân số cao là những nơi nh y cảm trong quá trình phát triển các. .. bào, lá c y, vỏ trái c y, thức ăn thừa - Khái niệm ống thống hơi: Là ông thoát khí từ bể hoặc hố chứa phân ra môi trường bên ngoài Ngoài ra trong bản dự thảo n y thì đã có cách phân loại khác với Nhà tiêu rõ ràng hơn, đ y đủ hơn Và quy định chặt chẽ hơn đối với việc giám sát và kiểm tra đối với quá trình thực hiện các y u cầu về vệ sinh trong x y dựng, sử dụng và bảo quản 1.3.2 Tiêu chuẩn vệ sinh an... điều hành năm 2010, định hướng nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp triển khai kế hoạch năm 2011, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh 7 Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ x y dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh 8 Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế giai đoạn 2006 – 2010, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 – 2015 9 Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ x y dựng kế hoạch hành động . các quý trong Nguồn:[Báo các hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008] Cét B - TCVN 5 942: 1995 Cét A - TCVN 5 942: 1995 5 năm. Điều này thể hiện rõ nét tại các vị trí quan trắc như: thị. TẾ VÀ SỨC KHỎE CHO MỌI HOẠT ĐỘNG DÂN SINH KINH TẾ CÓ TÍNH ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CHUYÊN ĐỀ SỐ 42) T Ỉ N H H À T Ĩ N H HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH CÁC BẢNG ii DANH SÁCH. BOD (mg/l) Hàm lượng Colifrom (MPN/100ml) 1 Công ty CP XNK thuỷ sản Hà Tĩnh 365 - 610 262 - 423 5.200 - 240.000 2 Bãi rác Thạch Yên 178 - 672 126 - 394 11.500 - 93.000 3 Công ty Bia Sài

Ngày đăng: 28/05/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w