Đề thi và đáp án môn chuyên ngành Xây dựng thi công chức tỉnh Thừa Thiên Huế 2013 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Xây dựng Câu 1 (2 điểm) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân trong hoạt động xây dựng như thế nào? Có 8 ý, + Mỗi ý được 0,2 điểm; + Riêng ý 2 có 10 ý nhỏ, nêu đủ 10 ý nhỏ được 0,6 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm Ý I. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này. Ý II. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực: 1.Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 3. Thiết kế quy hoạch xây dựng; 4. Thiết kế xây dựng công trình; 5. Khảo sát xây dựng công trình; 6. Thi công xây dựng công trình; 7. Giám sát thi công xây dựng công trình; 8. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; 9. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; 10. Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận. Ý III. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Ý IV. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ý V. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể. Ý VI. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức. Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Ý VII. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép. Ý VIII. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc. Câu 2 (2 điểm) : Hãy nêu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ? Có 13 ý, nêu đủ 13 ý được 2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm. 1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. 2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có). 3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. 4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình. 5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác. 6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng. 7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng. 8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường. 9. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố. 10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. 11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. 12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. 13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Câu 3 (2 điểm): Thiết kế cơ sở là gì? Trình bày các nội dung phần thuyết minh thiết kế cơ sở và phần bản vẽ thiết kế cơ sở quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ? Có 3 ý: Ý I được 0,5 điểm; Ý II: có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm Ý III: có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm Ý I. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Ý II. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: 1. Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; 2. Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 3. Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; 4. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; 5. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; 6 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Ý III. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: 1. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; 2. Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 3. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; 4. Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Câu 4 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) về nhà ở và công sở ? Có 7 ý, nêu đủ 7 ý được 2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,3 điểm. 1. Xây dựng các chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; 3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh; 4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá cho thuê nhà ở công vụ, bảng giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, bảng giá cho thuê, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh; 5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại các Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 và số 21/CP ngày 16 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở; thực hiện chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công theo quy định của pháp luật; 6. Tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo phân cấp; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh. Câu 5 ( 2 điểm): Trình bày trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ? Có 2 ý: Ý I, có 8 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm; Ý II, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm Ý I. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng 1. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. 2. Lập và phê duyệt biện pháp thi công. 3. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công. 4. Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng. 5. Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình trong các trường hợp quy định tại Nghị định này. 6. Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 của Nghị định này. 7. Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng. 8. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình theo quy định. Ý II. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình 1. Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác. 2. Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng. 3. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng, đề cương đã được chủ đầu tư chấp thuận và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 4. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng. . tư xây dựng công trình; 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; 3. Thi t kế quy hoạch xây dựng; 4. Thi t kế xây dựng công trình; 5. Khảo sát xây dựng công trình; 6. Thi công xây dựng công. xây dựng công trình; tổng thầu thi t kế, cung cấp thi t bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thi t kế, cung cấp thi t bị công nghệ và. hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng 1. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. 2. Lập và phê duyệt biện pháp thi công. 3. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo