PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 8 Bài 8- Nước Mỹ 1. Hình . Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên *Nội dung Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX. Mĩ cũng là nước đi đầu về khoa học-kỹ thuật và công nghệ thế giới, thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả lĩnh vực. Trong ảnh là tàu con thoi của Mĩ được phóng lên vũ trụ năm 1981, khẳng định sự phát triển trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật của nước Mĩ. Ngày 12-8-1981, đúng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, cơ quan nghiên cứu hàng không và vũ trụ của Mĩ (NASA) đã phóng tàu con thoi đầu tiên mang tên Cô-lum-bi-a cùng với hai nhà du hành vũ trụ. Tàu con thoi là tàu vũ trụ đầu tiên có thể thu hồi và sử dụng lại thiết bị cho các chuyến bay sau. Đó là con tàu hàng không vũ trụ thực sự, nặng hơn 2000 tấn, cất cánh như một tên lửa (thẳng đứng) và phần chính của nó (O-rơ-bít-ta) là một loại máy có cánh tam giác, nặng khoảng 100 tấn được đặt lên quĩ đạo ở một độ cao (từ 160 tới 110km) quanh trái đất. O-rơ- bít-ta sau đó lượn trở về khí quyển để rồi hạ cánh xuống đường băng như một chiếc máy bay. Tàu con thoi này có thể chở được 30 tấn và một đội bay từ 4 đến 7 phi công vũ trụ, trong đó có hai người lái. Sau con tàu thứ nhất Cô-lum-bi-a, tháng 4-1983, con tàu thứ hai Cha-len-gơ đã được phóng lên. Con tàu thứ ba Đi-xca-vơ-ri và thứ tư At-lan-tích cũng lần lượt được phóng lên vũ trụ vào các năm 1984 và 1985. Theo một tài liệu của Trung Quốc, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1991 trên thế giới đã có 3 824 vệ tinh nhân tạo được phóng lên vũ trụ, trong đó 24 061 là của Liên Xô (chiếm 65%) và 11 120 là của Mĩ (chiếm 29%). Điều này cho thấy, cùng với Liên Xô, Mĩ là một trong những nước đi đầu trên thế giới về lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, vũ trụ. Tàu con thoi Discovery rời khỏi Trung tâm vũ trụ Kennedy ở mũi Canaveral (Ảnh: AP, TTO) Phóng tàu con thoi Atlantis - Phóng Columbia trong phi vụ STS-1 *Phương pháp sử dụng Đây là bức ảnh chụp tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên vũ trụ. GV sử dụng bức ảnh này để minh hoạ khi giảng dạy mục II- Sự phát triển về khoa học,kỹ thuật Mĩ sau chiến tranh. Trước khi khai thác kênh hình, GV cho HS quan sát bức ảnh, Gợi mở câu hỏi để phát triển tư duy, suy nghĩ của các em: - Nhìn vào bức ảnh tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên, các em biết được điều gì về lĩnh vực khoa học-kỹ thuật của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Tàu con thoi được phóng lên vũ trụ vào thời gian nào và trọng lượng của nó ? Sau khi đã tập trung cả lớp chú ý quan sát vào bức ảnh, GV tiến hành khai thác như nội dung ở trên. Cả thế giới thán phục trình độ khoa học kỹ thuật của Mỹ khi nước này thành công trong việc đưa người lên mặt trăng vào năm 1969. Ảnh: ancestry.com. Chiến tranh lạnh Thuật ngữ do Ba-rút, tác giả kế hoạch nguyên tử của Mĩ ở Liên hợp quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mĩ ngày 26/7/1945 Đó là cuộc “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện chính sách đối đầu của các nước đế quốc đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước đế quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp như chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng, lập các liên minh quân sự, bao vây để “ngăn chặn”rồi “tiêu diệt” các nước XHCN và lực lượng cách mạng trên thế giới. Trong quan hệ đối ngoại chúng theo đuổi các chính sách “ngoại giao trên thế mạnh”, tăng cường sức ép kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại ngầm… nhằm chống lại các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. “Chiến tranh lạnh” đã làm thế giới thường xuyên căng thẳng “bên miệng hố chiến tranh”. Do sự đấu tranh bền bì của Liên Xô (cũ) và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới, ngay từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, chính sách “Chiến tranh lạnh” đã dần dần bị phá sản. Tháng 12/1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa 2 người đứng đầu nhà nước Liên Xô và Mĩ tại đảo Man-ta, Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Goóc-ba-chốp đã cùng tuyên bố chấm dứt thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Thế giới chuyển từ tình trạng “đối đầu” sang “đối thoại”, giảm bớt tình hình căng thẳng. (Theo: Phan Ngọc Liên CB), Sổ tay kiến thức lịch sử, Phần lịch sử thế giới, NXB Giáo dục, H2004) 2. Thời đại mới đã đến: Mĩ vẫn là cường quốc kinh tế số một, nhưng không còn điều khiển được cả cỗ máy kinh tế thế giới Mĩ vẫn còn nhiều “cái nhất” Theo chuyên gia kinh tế J.Sa-mu-en-sơn, không ai nghi ngờ về sự giàu có và vị thế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới. Xếp về quy mô, hiện kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 2,5 lần nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản, hơn kinh tế Đức 6 lần và gấp 8 lần kinh tế Trung Quốc. Đồng USD vẫn giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, chiếm khoảng 2/3 khối lượng dự trữ ngoại tệ của các chính phủ. Thị trường vốn và các ngân hàng đầu tư của Mỹ vẫn giữ vị trí quan trọng. Năm 2003, các công ty và các chính phủ các nước trên thế giới đã bán ra trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán ghi nợ khác trị giá trên 5300 tỷ USD. 58% số tiền này được đầu tư từ Mỹ vào 5 tập đoàn tài chính hàng dầu thế giới. Trong khi đó, tình hình kinh tế Mỹ đã bắt đầu có dấu hiệu đáng mừng. Nhà trắng đã tuyên bố kinh tế Mỹ dự tính sẽ tăng trưởng vững chắc ở mức 3,55% trong năm 2005, điề này sẽ giúp khắc phục mức độ thâm hụt ngân sách kỷ lục của năm 2004. Chính quyền của Tổng thống Bu-sơ cũng đã hứa sẽ giảm mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong năm tài khoá 2004 là 413 tỉ USD xuống còn một nửa trong vòng 5 năm tới khi cam kết sẽ tập trung kiềm chế mức lạm phát cao hiện nay thông qua chính sách phát triển kinh tế và việc giảm thiểu các khoả chi từ ngân sách, đặc biệt là chi tiêu cho các hoạt động quân sự quốc phòng. Ảnh hưởng kinh tế bắt đầu mờ nhạt. Không thể phủ nhận sức mạnh, nhưng liệu chỉ với sức mạnh kinh tế thôi có đủ giúp Mỹ duy trì “tiếng nói” trong các vấn đề kinh tế toàn cầu? Theo Sa-mu-en-sơn, nhà kinh tế học, khả năng lãnh đạo là khả năng khởi xướng và thực hiện được các mục tiêu đề ra bằng cách áp đặt nguyện vọng của mình hay làm cho người khác nghe theo. Trước kia, Mỹ đã thực hiện điều này một cách dễ dàng. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ sử dụng chương trình viện trợ Mác-san để giúp các nước châu Âu tái thiết đất nước và đã tạo dựng được tiếng nói trong các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, tình hình này bây giờ đang thay đổi. Trong chính sách đối ngoại của mình, chính quyền Bu-sơ có vẻ vẫn theo đuổi chủ nghĩa đơn phương. Nhưng trong các vấn đề kinh tế, ảnh hưởng của Mỹ đã bắt đầu nhạt dần và thật trớ trêu, sự suy giảm này một phần lại bắt đầu từ thành công trong những ý tưởng của Mỹ. Cổ xuý cho “toàn cầu hoá” thậm trí ngay từ trước khi thuật ngữ này trở nên phổ biến, Mỹ vô tình đã tự làm yếu đi vai trò lãnh đạo của mình. Trong một thế giới hoàn toàn thịnh vượng và toàn cầu hoá, những trung tâm mới của kinh tế và quyền lực trổi dậy. Không chỉ châu Âu, Nhật Bản mà cả Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ nay cũng đang vươn lên. Chiếc bánh quyền lực đang dần được chia sẻ. Theo nhiều cách, vai trò lãnh đạo của Mỹ đã mờ nhạt đi. Các chuyên gia kinh tế nhận định nước Mỹ đang tỏ ra bất lực trước nhiều vấn đề kinh tế, ít nhất là trong 3 vấn đề chủ chốt : Đầu tiên là dầu mỏ. Năm 2004, giá dầu mỏ đột ngột leo thang làm tiêu tan công cuộc phục hồi kinh tế toàn cầu. Với Mỹ, nhu cầu tiêu thụ dầu khổng lồ càng đè nặng thêm áp lực giá. Cho đến năm 1974, nước này vẫn là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới .Nguồn cung lớn nên giá càng rẻ. Giờ phải nhập khẩu để đáp ứng 60% nhu cầu dầu của mình – chiếm 1/4 sản lượng thế giới – trong khi chỉ chiếm chưa tới 5% dân số thế giới . Hai là thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đang tăng vọt. Năm 2004, thâm hut sẽ đạt mức kỷ lục là 663 tỉ USD, tương đương với 5,7% GDP. Người Mỹ tiêu dùng ở nước ngoài nhiều hơn họ kiếm được, thâm hụt tài khoản vãng lai đã xảy ra trong 21/22 năm qua. Ngược lại, người nước ngoài đã dùng số USD kiếm được để mua số lượng khổng lồ các cổ phiếu, trái phiếu và mua lại các công ty Mỹ. Cuối năm 2003, đầu tư thuần nước ngoài vào Mỹ đã đạt 2400 tỉ USD. Cuối cùng là đàm phán thương mại toàn cầu. Đến cuối thập niên 1990, “Mỹ và Châu Âu chiếm thế thượng phong trong thương mại quốc tế” nhưng điều này khó có thể tiếp diễn. Vòng đàm phán hiện nay đã sụp đổ sau thất bại Can-cun, Mê-xi-cô tháng 9/2003. Các nước đang phát triển, đứng đầu là Bra-xin và Ấn Độ đã từ chối khi cho rằng kế hoạch cắt giảm bảo hộ nông nghiệp của Mỹ và châu Âu là không thoả đáng đối với các nước khác. (Theo: Báo quốc tế. Số 3, năm 2005) 3. Nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Bu-sơ Tương lai của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Bu-sơ được đánh giá là sáng sủa hơn. Song, báo Busineessweek cho rằng, Mỹ vẫn phải đối lập với 5 thách thức. * Đồng USD giảm giá: Giá trị của đồng USD ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hu hút vốn đằu tư nước ngoài của Mỹ, nguồn tài chính cần thiết cho đầu tư ở cả hai lĩnh vực công cộng và tư nhân, cũng như bù đắp khoản thâm hụt ngân sách liên bang. Hiện nay nhà đằu tư và các ngân hàng trung ương nước ngoài ngày càng ngần ngại sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Bên cạnh đó, USD giảm giá cũng làm mất niềm tin của người tiêu dùng Mỹ. * Giá dầu bất ổn đinh: Giá dầu cứ tăng 10 USD/thùng, GDP của Mỹ giảm 0,5%. Nếu giá giàu lên đến 80 USD trên thùng, hoạt động kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng sẽ sụp đổ và kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm tới. Tuy nhiên, giá dầu vẫn có thể giảm còn 25USD/thùng do nhu cầu thế giới giảm, mùa đông không quá lạnh hoặc tình hình căng thẳng ở Trung Đông và I-rắc được giải quyết. * Lạm phát: dầu và USD có một điểm chung là ảnh hưởng đến lạm phát. Do sự bất thường của giá dầu và USD nên các nhà kinh tế dự báo lạm phát có thể giao đọng trong biên độ rộng từ 1,2 đến 4,4%. * Nhu cầu nhà ở: Nếu lãi suất tăng nhanh hơn dự đoán, thị trường nhà ở sẽ bị tác động tiêu cực. Với mức lãi suất như hiện nay, dân Mỹ có thể kham nổi việc vay tiền mùa nhà. Việc tăng lãi suất cũng làm giảm nhu cầu nội địa do người tiêu dùng giảm chi tiêu, dành tiền gửi tiết kiệm. * Nguy cơ khủng bố cũng là mối đe doạ đối với tăng trưởng kinh tế của Mĩ trong năm 2005. (Theo: Báo Quốc tế, số 3-2005) 4. Thảm kịch của Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam “Dính líu” Dường như tất cả được bắt đầu khi Tổng thống Mĩ Tru-man kí quyết định chính thức viện trợ quân sự cho thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương ngày 8/5/1950. Theo đó, phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) gồm hơn 20 người đã được cử đến Sài Gòn chỉ hơn một tháng sau đó, vào ngày 26/6/1950. Đây được coi như một mốc đánh dấu sự “dính líu” của Mĩ vào Việt Nam. Phí tổn che đậy Mĩ đã huy động hơn 6 triệu lượt người Mĩ, trong đó có 4659000 lượt người dưới 20 tuổi, 40% các nhà khoa học vật lí, 260 trường đại học, 22000 xí nghiệp lớn với 5,5 triệu công nhân phục vụ chiến tranh. Riêng năm 1968, mỗi ngày Mĩ chi cho cuộc chiến 100 triệu USD, gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến tranh chống nghèo đói ở Mĩ, gấp 4 lần chi phí cho chương trình nghiên cứu vũ trụ của Mĩ và bằng một nửa số tiền mà Mĩ đã viện trợ cho nước ngoài trong 20 năm (từ 1941-2960). Đặc biệt, trong hai năm 1962-1963, Mĩ bắt đầu triển khai chiến lược xây dựng lực lượng quân sự từng bước một, đưa số “cố vấn” quân sự Mĩ vào Miền Nam Việt Nam lên tới 18000 người. Sự “dính líu” tăng lên này của Chính phủ Mĩ vào lúc ấy không được phần đông các công dân Mĩ biết đến. “Sự trở về” bi đát Hàng nghìn lính Mĩ, trong khoảng thời gian 10 năm, đã được huấn luyện và được lệnh giết du kích Việt Nam, họ cũng giết cả những người đàn ông, đàn bà và trẻ con là những người ủng hộ Việt cộng, những người mà Mĩ cho là đang được cứu khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa cộng sản. Trong tổng số trên 6 triệu người phục vụ trong quân đội Mĩ thời kì chiến tranh, thì gần 3 triệu người được đưa sang Việt Nam. Riêng tổn thất về con người: tính từ giữa năm 1961 đến 1974, đã có tổng số 57259 người Mĩ mất mạng ở Việt Nam. Trong đó có 8000 lính là người da đen và 37000 nhiều chưa đầy 21 tuổi (chiếm 64%). Riêng năm 1970, gần 70% số người Mĩ bị thương vong là những lính quân dịch trẻ do bị đẩy vào các công việc trái với ý muốn của họ. Lầu Năm góc ước tính có khoảng trên 103000 lính Mĩ chết ở Việt Nam vì lí do gọi là “không gắn liền” với cố gắng chiến tranh, kể cả những người chết vì tai nạn máy bay và tai nạn xe cộ, hay những người bị các lính Mĩ khác giết hoặc tự sát…. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Mĩ, có 3731 người Mĩ phục vụ ở Việt Nam đã chết vì đạn của những người Mĩ khác. Hàng chục nghìn lính Mĩ khi trở về đều biết rõ điều gì đã xảy ra ở đó. Họ trở về một nước Mĩ vô ơn buộc họ phải sống dưới bóng tối của cuộc chiến tranh mà Mĩ đã thua. Ngừơi ta ước tính đến 700000 tù binh chiến đấu và không chiến đấu tiếp tục bị quấy rầy vì những vấn đề về thể chất, tinh thần và xã hội giáo dục. (Theo:Báo Quốc tế Số 17+18, năm 2005) Tàu con thoi Columbia vỡ vụn, 7 phi hành gia tử nạn Tàu vũ trụ của Mỹ gặp nạn ngay sau khi bay vào khí quyển trái đất tối 1/2 (giờ Hà Nội). NASA mất liên lạc với phi hành đoàn vài phút trước khi Columbia chuẩn bị đáp xuống sân bay vũ trụ Kennedy (Florida). Trong số 7 nhà du hành, có công dân Israel lần đầu tiên bay vào vũ trụ, đại tá Ilan Ramon. Tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng thứ bảy (giờ duyên hải miền Đông nước Mỹ). Theo các quan chức cao cấp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), các trục trặc bắt đầu bộc lộ 7 phút trước thảm kịch: đầu tiên là rối loạn các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất, sau đó là giảm áp lực ở càng bánh xe trái và sự nóng lên đột biết của thân tàu. Vào lúc Trung tâm điều khiển chuyến bay thảo luận với chỉ huy trưởng Columbia về các sự cố thì tàu mất liên lạc hoàn toàn với mặt đất. Khi đó nó đang ở độ cao 64 km và đang bay trên bầu trời bang Texas với tốc độ 20 nghìn km/giờ, nhanh gấp 18 lần so với tốc độ âm thanh. Một phát ngôn viên của NASA khẳng định rằng Columbia đã vỡ làm nhiều phần và bốc cháy trong khi chuẩn bị hạ cánh. Mảnh vỡ của nó bay cách xa Dallas (Texas) khoảng 160 km về phía nam, sang một số bang khác. Một số người chờ đợi tàu con thoi hạ cánh cho biết là họ nghe thấy những tiếng nổ “rất lớn”. Nhà Trắng bác bỏ khả năng khủng bố dính vào vụ này vì nó nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không. Hàng trăm người gồm binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hộ đã toả khắp khu vực miền đông Texas để tìm các nạn nhân và mảnh vỡ của Columbia. Nghe tin dữ, Tổng thống Bush tức tốc từ Trại Tàu Columbia vỡ vụn và bốc cháy trên bầu trời Dallas (Texas). Columbia rời bệ phóng hôm 16/1. Đại tá Ilan Ramon. David trở về Nhà Trắng. Phát biểu trên truyền hình, ông Bush buồn rầu: “Chúng ta đã mất Columbia. Đó là một nỗi buồn vô hạn đối với đất nước". Trước đó, ông Bush gọi điện chia buồn tới gia đình 7 phi hành gia, và Thủ tướng Israel Ariel Sharon. Trong một buổi họp báo, Giám đốc NASA Sean O'Keefe tuyên bố hôm 1/2 là “một ngày bi thảm” đối với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ. Ông Sean coi 7 phi hành gia là những con người “kỳ diệu”, và nguyện sẽ làm hết sức để giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Columbia bắt đầu hành trình thứ 28 lên quỹ đạo ngày 16/1. Nó trở về trái đất sau 16 ngày bay vòng quanh quỹ đạo để các nhà du hành thực hiện hơn 80 thí nghiệm khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, vật lý và công nghệ. Trong lịch sử 42 năm đưa người lên vũ trụ, NASA chưa từng mất cả một phi hành đoàn khi hạ cánh. Lần gần đây nhất, năm 1986, tàu con thoi Challenger đã nổ tung ngay sau khi rời bệ phóng, mang theo cả 7 phi hành gia. Columbia là tàu con thoi “già” nhất của NASA. Những chuyến bay đầu tiên của thế hệ tàu này bắt đầu năm 1981. Ilan Ramon (48 tuổi) là phi công chiến đấu của Israel, và từng bay 4.000 giờ từ năm 1974. Anh được huấn luyện tại NASA từ năm 1998 để chuẩn bị cho hành trình lên quỹ đạo trên tàu Columbia. Sưutầmm Kalpana Chawla (41 tuổi), nữ công dân Mỹ gốc Ấn Độ, là 1 trong số 7 phi hành gia trên Columbia. Toàn bộ thành viên phi hành đoàn Columbia. . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 8 Bài 8- Nước Mỹ 1. Hình . Tàu con thoi của Mĩ đang được. Đi-xca-vơ-ri và thứ tư At-lan-tích cũng lần lượt được phóng lên vũ trụ vào các năm 1 98 4 và 1 98 5. Theo một tài liệu của Trung Quốc, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 199 1 trên thế giới đã có 3 82 4. vực. Trong ảnh là tàu con thoi của Mĩ được phóng lên vũ trụ năm 1 98 1, khẳng định sự phát triển trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật của nước Mĩ. Ngày 12 -8- 1 98 1, đúng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên vào