MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Tên đề tài: II. Lý do chọn đề tài: B. PHẦN NỘI DUNG: I. Những vấn đề chung: 1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. 2. Lý do và mục tiêu đổi mới phần củng cố cuối bài bằng hình thức trò chơi. 3. Vai trò ứng dụng của bộ môn lịch sử trong trường THCS. II. Một số nhận xét về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử 6. Bậc THCS. 1. Tình hình thực tế và thực trạng giáo dục ở địa phương: - Về học sinh - Về giáo viên - Về cơ sở vật chất III. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học bộ môn lịch sử theo chương trình đổi mới. 1. Lịch sử: IV. Những giải pháp V. Ý kiến đề xuất: C. KẾT LUẬN D. Phần trình bày giáo án minh hoạ Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. TÊN ĐỀ TÀI: Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức hoạt động trò chơi. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm học 2007 – 2008 là năm học thứ bảy Bộ GD&ĐT có chủ trương áp dụng đại trà SGK mới bậc THCS. Nhằm để đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Trong hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại không có phương pháp nào là vạn năng, giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng tiết học trên từng cơ sở phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp với nhau và chọn phương pháp chủ đạo cho mỗi tiết học cụ thể. Kiểu dạy học tích cực theo hướng học sinh làm trung tâm. Trong đó, thầy chọn kiến thức cơ bản và tổ chức điều khiển, học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức là xu thế dạy học hiện đại nhằm đảm bảo thu nhận kiến thức mới, có khả năng phát hiện và giải quyết tình huống có vấn đề một cách năng động và sáng tạo để giáo dục theo kịp sự phát triển về khoa học và sự bùng nổ về thông tin trong giai đoạn hiện nay, đưa ngành giáo dục nước nhà ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua gần một học kỳ thực hiện việc giảng dạy phần củng cố bằng hình thức trò chơi. Từ tình hình thực tế của nhà trường, đối tượng học sinh đa số là người dân tộc thiểu số. Chúng ta nhận thấy rằng, đổi mới phương pháp là nhằm cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động hoạt động học tập, phát huy sự tìm tòi sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Đó là vấn đề mà tất cả các giáo viên giảng dạy của chúng ta đang quan tâm. Từ tình hình thực tế giáo dục của huyện nhà, điều kiện học tập chưa đảm bảo, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh chưa quan tâm đầu tư nhiều cho việc học tập của con em. Đặc biệt, điều kiện cơ sở vật chất còn tạm bợ, đồ dùng học tập còn thiếu thốn chưa đảm bảo cho việc dạy và học. Bên cạnh đó chất lượng học sinh còn yếu, chưa đồng đều. Nên khi tổ chức thực hiện giảng dạy là một vấn đề hết sức khó khăn và còn nhiều bất cập. Từ ý kiến cá nhân và tập thể tổ xã hội trường THCS – BTCX Trà Mai chúng tôi chọn chuyên đề này, là để nêu ra một số nhận xét ban đầu về việc thay đổi phần củng cố cuối bài bằng hình thức tổ chức trò chơi. Qua chuyên đề này, để các đồng chí trao đổi thảo luận đóng góp thêm một vài vấn đề khi sử dụng giảng dạy bộ môn lịch sử 6. mong các đồng chí góp ý thảo luận đưa ra những giải pháp thích hợp, để cùng nhau tiếp thu tổ chức dạy và học ngày càng có hiệu quả cao hơn và đây cũng lần đầu tiên báo cáo chuyên đề này chắc không tránh khỏi sự thiếu sót về việc thực hiện nội dung cũng như các vấn đề khác. Mong các đồng chí xây dựng. Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 2 B. PHẦN NỘI DUNG: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học: - Nghị quyết TW4 khoá VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới phương pháp dạy học ở tất các các cấp học, bậc học”, Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996) nhận định “phương pháp giáo dục đạo tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Tuy rằng trong Trường THCS đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự học chiếm lĩnh tri thức mới nhưng chủ yếu là trong các đợt thao giảng, thi dạy giỏi. Những nguyên nhân thường gặp: - Học sinh vẫn còn quen lối học thụ động, gây khó khăn cho việc áp dụng lối dạy hoạt động. - Nhiều giáo viên còn lúng túng, khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực. - Việc kiểm tra thi cử vẫn theo lối củ, chưa khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo. - Nhiều giáo viên chưa giác ngộ ý nghĩa việc đổi mới phương pháp dạy học trong mục tiêu đào tạo lớp người mới, năng động, sáng tạo phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nên chưa từ bỏ thói quen dạy học theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở thụ động. 2. Lý do và mục tiêu đổi mới phần củng cố cuối bài bằng hình thức trò chơi. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Nghị quyết TW4 khóa VII đã xác định “khuyến khích, tự học” phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học bảo đảm điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp, từng bộ môn, bồi dưỡng những phương pháp tự học, tự rèn, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp bằng hình thức trò chơi là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 3 Để thực hiện được vấn đề nêu trên, việc thay đổi phương pháp dạy học là vấn đề hết sức cần thiết. Nhằm giúp đỡ học sinh củng cố và phát triển những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, nắm và hiểu biết thêm một số kiến thức mới. 3. Vai trò và ứng dụng của bộ môn Lịch Sử trong trường THCS: Với hệ thống các môn học trong nhà trường, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác, có hệ thống về lịch sử dân tộc và một số kiến thức chung về lịch sử loài người, về các công trình văn hoá. Học sinh nhận thức đúng đắn về sự xuất hiện của loài người trên trái đất cũng như sự xuất hiện của con người trên đất nước ta. Bác Hồ chúng ta đã từng nói rằng: “ Dân ta phải biết Sử ta.Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nhưng hiện nay việc hiểu biết về kiến thức Lịch Sử về dân tộc của học sinh còn quá ít, nhiều học sinh hầu như còn mơ hồ về lịch sử của dân tộc. Việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh đối với bộ môn lịch sử. II. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 6. BẬC TRUNG HỌC SƠ SỞ: 1. Tình hình thực tế và thực trạng giáo dục ở một số trường vùng cao của huyện Nam Trà My. a) Về học sinh: Trên 90% học sinh là con em người dân tộc thiểu số, có cuộc sống kinh tế, văn hoá còn thấp, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng phổ thông còn rất hạn chế, chất lượng tuyển sinh vào lớp 6 bậc THCS rất yếu, khả năng tiếp thu kiến thức mới còn rất chậm, ý thức về học tập chưa cao thường hay bỏ học giữa chừng. Bên cạnh đó cha mẹ, các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em,… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em ở trường, các em đến lớp còn nhút nhát, ít phát biểu xây dựng bài, khả năng diễn dạt còn yếu. Trình độ tiếp thu của các em không đồng đều nên tổ chức một tiết học theo phương pháp đổi mới phần củng cố bằng hình thức trò chơi là vấn đề hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, phong tục tập quán của địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học. b) Về giáo viên: - Đa số giáo viên đều có tuổi đời và tuổi nghề trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn ít. Chưa hiểu và nói được tiếng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa hiểu hết các phong tục tập quán của nhân dân địa phương. - Thói quen dạy học theo phương pháp truyền thống củ vẫn còn tồn tại nên học sinh còn thụ động, chưa phát huy được tính tích cực. Bên cạnh, khi thiết kế Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 4 tiết dạy còn sợ cháy giáo án, không phù hợp với từng đối tượng học sinh. Không an tâm khi học sinh thực hành, sợ học sinh gây ồn ào khó đạt hiệu quả. Khi học sinh thảo luận, phương tiện dạy học còn thiếu. Đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều tranh, ảnh,… c) Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất còn tạm bợ, chưa đảm bảo cho việc dạy và học. Phòng học không đảm bảo, không có phòng thí nghiệm nên việc dạy thực hành ở một số tiết còn gặp nhiều khó khăn. * Thuận lợi chung: - SGK Lịch sử 6 thể hiện được kênh chữ, kênh hình rõ ràng, đẹp, kiến thức dựng con đường dễ hiểu, phần mở đầu của bài học luôn nêu tình huống có vấn đề phong phú, hấp dẫn có tác dụng kích thích tính tích cực đến việc suy nghĩ, tìm tòi gây hứng thú trong học tập của học sinh. Phần tổng kết chương trình bao gồm nhiều hệ thống câu hỏi với dung lượng phần lớn nhiều hình thức dự đoán, khái quát hoá, trắc nghiệm,… 1. Lịch sử: a) Ưu điểm: - Lượng kiến thức được giản hoá dưới những hình thức khác nhau nhưng đảm bảo tính liên tục của tiến trình lịch sử. - Không đóng khung lịch sử trong một phạm vi không gian nhất định mà mở rộng ra cả nước nhằm tạo cho học sinh có nhận thức bao quát hơn, đầy đủ hơn về buổi đầu của lịch sử nước ta. Điều này cũng tạo cơ sở để dạy - học bài học lịch sử địa phương đầu tiên. b) Khó khăn, vướng mắc: - Sự hiểu biết về từ ngữ phổ thông của học sinh còn hạn chế, nên khi giáo viên giảng các em khó hiểu, chậm hiểu. - Đại đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số nên việc tiếp nhận kiến thức còn rất chậm. Do đó, thời gian dành cho dạy - học lý thuyết chiếm nhiều dẫn đến thời gian dành cho việc củng cố quá ít. - Thảo luận nhóm chưa đồng bộ, các em còn nhút nhát, ít phát biểu. - Cơ sở vật chất khó thực hiện thảo luận nhóm. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: - Vận dụng tối đa và có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có ở trường, tránh tình trạng dạy chay, lý thuyết rập khuôn không gây hứng thú và không kích thích được động cơ học tập của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 5 - Thường xuyên dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện phương pháp đổi mới. - Trong quá trình dạy cần lồng ghép các hoạt động vui chơi tạo không khí học tập sôi nỗi, tránh tình trạng gò ép với những kiến thức nhất định trong sách. - Vận dụng linh hoạt cách soạn giáo án, xác định mục tiêu bài học. Thông qua bài học cần cho học sinh hiểu gì? Biết gì? Kỹ năng ra sao? Giáo dục như thế nào? V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp củng cố cuối bài bằng hình thức hoạt động trò chơi. Chúng tôi cần đề xuất một số nội dung sau: - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng bộ môn để học sinh có điều kiện thực hành thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình đổi mới. - Thường xuyên mở các chuyên đề ở các trường có bậc học THCS, giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng có tiếng nói chung về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. C. KẾT LUẬN - Từ đầu năm học đến nay, việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo phương pháp đổi mới phần củng cố cuối bài bằng hình thức trò chơi, nhìn chung phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập, giáo viên chỉ là người chỉ đạo tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Trình tự hợp lý các thao tác hành động của giáo viên và học sinh trong bài lên lớp. - Vậy việc chuyển đổi phương pháp dạy học là một chủ trương đúng đắn. Nhưng trong quá trình thực hiện chắc chắn còn gặp nhiều điều bất cập và khó khăn nhất định. Nên chúng ta cần phải có thời gian để nhận định và đánh giá một vấn đề. Đây cũng là một trong những phương pháp củng cố bài học hay để giúp chúng ta nâng cao chất lượng dạy và học. Trên đây là một số nhận xét của tập thể tổ Xã hội - Trường THCS – BTCX Trà Mai về phương pháp củng cố cuối bài bằng hình thức tổ chức trò chơi. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô, các đồng nghiệp, các đồng chí cán bộ quản lý trường học góp ý bổ sung, xây dựng thêm để thực hiện có hiệu quả và hoàn chỉnh hơn. Để cùng nhau tham khảo và tổ chức dạy học ngày càng tốt hơn đối với học sinh trên địa bàn. Xin chân thành cảm ơn! Đổi mới phương pháp dạy học phần củng cố cuối bài bằng hình thức thức hoạt động trò chơi. 6 . kiến thức mới. 3. Vai trò và ứng dụng của bộ môn Lịch Sử trong trường THCS: Với hệ thống các môn học trong nhà trường, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác,. rằng trong Trường THCS đã xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự học chiếm lĩnh tri thức mới nhưng chủ yếu là trong. kịp sự phát triển về khoa học và sự bùng nổ về thông tin trong giai đoạn hiện nay, đưa ngành giáo dục nước nhà ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua gần một học kỳ thực