1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi thuyết trình văn học

1 553 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 24,5 KB

Nội dung

CÂU HỎI THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC Năm học: 2010-2011 Câu 1: Ý nghĩa của truyện: Giải thích cội nguồn dân tộc đề cao nguồn gốc giống nòi. Truyện đề cao tinh thần đoàn kết gắn bó đùm bọc giữa các dân tộc. Người việt, dù ở miền xuôi hay miền ngược đều có chung một mẹ. Câu 2: Hai chữ “Đồng bào” có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh cái bọc trăm trứng cho ta hiểu hơn hai chữ đồng bào. Đây là hình ảnh đậm màu sắc huyền thoại, có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc cùng sinh ra trong một bào thai. Câu 3: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” gắn với nước Văn Lang có chủ quyền, có quốc hiệu, có kinh đô, có tổ chức nhà nước (dù ở mức sơ khai). Câu 4: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” có những chi tiết là lạ sau: - Nguồn gốc, dung mạo: Lạc Long Quân và Âu cơ đều là con thần (Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông). Cả hai đều đẹp đẽ “như thần”. Đây là những chi tiết mang tính lý tưởng hóa nhằm giải thích và đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam. - Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân: diệt Ngư tinh…Mộc tinh, dạy dân cách…ăn ở. Thực chất đây là những chi tiết nói về sự nghiệp mở nước của cha ông ta thời xưa. - Cuộc sinh nở kỳ lạ: Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Chi tiết này so sánh hai chữ đồng bào. Mọi người dân đều có chung nguồn cội tổ tiên. Câu 5: Ngoài truyện con Rồng cháu Tiên còn có một số truyện của các dân tộc khác ở Việt nam nói về nguồn gốc của dân tộc mình như: “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường, Quả bầu mẹ của người Khơ mú. Câu 6: Nhan đề của văn bản có ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc giống nòi theo quan niệm của người Việt cổ. Người Việt là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ tức là con cháu của các thần. Theo quan niệm Phương Đông, Rồng đứng đầu tứ linh (Long, ly, quy, phượng). Rồng còn là biểu tượng của vua chúa, nói lên sự tôn quý là biểu hiện của sự đẹp đẽ, hào hùng. Tiên thường dùng để nói về người đàn bà xinh đẹp tuyệt trần, có nhiều phép lạ, hay giúp đỡ người. Chính tên truyện đã nói lên sự cao cả, đẹp đẽ lạ thường và sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Vì tất cả chúng ta đều là con của bố Rồng mẹ Tiên. . CÂU HỎI THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC Năm học: 2010-2011 Câu 1: Ý nghĩa của truyện: Giải thích cội nguồn dân tộc đề cao nguồn gốc giống. trong một bào thai. Câu 3: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” gắn với nước Văn Lang có chủ quyền, có quốc hiệu, có kinh đô, có tổ chức nhà nước (dù ở mức sơ khai). Câu 4: Truyền thuyết “Con Rồng. gốc của dân tộc mình như: “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường, Quả bầu mẹ của người Khơ mú. Câu 6: Nhan đề của văn bản có ý nghĩa: Giải thích nguồn gốc giống nòi theo quan niệm của người Việt cổ. Người

Ngày đăng: 27/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w