Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
776 KB
Nội dung
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CÀ MAU I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương”. Theo PGS – TS Nguyễn Cảnh Minh và Đỗ Hồng Thái thì: muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương” trong Tiếng Việt. “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước. địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể, là những đơn vị chính của một quốc gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp .v.v Với nghĩa khái quát, trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng đất khác. Ví dụ: Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long .v.v Nhưng cũng có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô được xem là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp .v.v Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. Giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ đặc biệt. Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gần với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi không gian địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có nhu cầu tìm hiểu về cuộc sống và những hoạt động của chính mình ở những khoảng thời gian và những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới. -Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông trong tỉnh. Thông qua việc học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực hành. Việc học lịch sử địa phương tỉnh nhà còn bồi dưỡng cho các em học sinh những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết vào thực tiễn đang đòi hỏi ở địa phương. Từ hoạt động thực tiễn đó, các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương tỉnh nhà, song vẫn tuân theo qui luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Hoạt động học tập nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh nhà sẽ như nhịp cầu nối tình cảm của nhà trường với nhân dân địa phương trong tỉnh, cũng là biện pháp để khai thác sức sáng tạo tiềm tàng của nhân dân địa phương. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau chúng ta sẽ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lòng tự hào chân chính về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ giữ gìn di sản văn hoá, di tích lịch sử .v.v Lịch sử địa phương Cà Mau nếu được chúng ta tổ chức giảng dạy tốt ở các trường phổ thông trong tỉnh là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Giảng dạy lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh của tỉnh nhà. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ tỉnh ta lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việc Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Cà Mau chúng ta từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh Cách mạng mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương tỉnh ta đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống, gây cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa phương cũng là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử. II- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: 1-Một số yêu cầu về nội dung và phương pháp: Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông là thể hiện mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, “Cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”. Đúng như vậy, việc giảng dạy lịch sử địa phương Cà Mau trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế – xã hội, các giai đoạn phát triển của lịch sử. Tài liệu lịch sử địa phương Cà Mau này sẽ giúp học sinh hiểu và giải thích được những nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện tượng lịch sử. Điều này rất quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh. Dạy học lịch sử địa phương Cà Mau là chúng ta phải làm sao làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở địa phương mình. Dạy học lịch sử địa phương Cà Mau nếu được tổ chức, chỉ đạo tốt sẽ góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương tỉnh nhà của học sinh. Cho nên những thành tựu trong chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương Cà Mau chúng ta phải làm cho học sinh thấy rõ nó cũng có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự hy sinh anh dũng của con em địa phương chúng ta trong sự nghiệp giữ nước đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ tỉnh nhà hiện tại và mai sau. Lịch sử địa phương giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, qua giảng dạy phải làm cho học sinh xác định nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương mình. Việc giảng dạy lịch sử địa phương Cà Mau phải làm sao cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội”, thấy được vai trò của con người tác động thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con người Phải chỉ ra cho học sinh hiểu rõ rằng, chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “Làm chủ thiên nhiên – làm chủ con người – làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con người. Dạy học lịch sử địa phương của tỉnh nhà chính là việc cụ thể hoá một cách sinh động, chi tiết những tri thức lịch sử dân tộc. Do đó những sự kiện, hiện tượng lịch sử không thể tách rời vị trí không gian cụ thể, nhưng những vị trí không gian đó có sự “thay đổi” theo cơ cấu đơn vị hành chính địa phương (chủ yếu do tỉnh ta thời gian qua đã có nhiều thay đổi do việc nhập, tách tỉnh, huyện, xã.v.v ) Chính vì vậy khi trình bày những sự kiện, hiện tượng lịch sử, cần chú ý xác định rõ vị trí không gian, địa danh lịch sử ở thời điểm sự kiện xảy ra và ở vị trí không gian hiện tại để học sinh dễ theo dõi, hình dung, tái tạo lịch sử một cách chính xác. Như vậy sẽ có những sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với các đơn vị hành chính, nhưng cũng có sự kiện, hiện tượng không hẳn như vậy. Chẳng hạn, một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh, thường liên quan tới nhiều địa phương (xét theo khung giới hành chính) khác nhau. Để giúp học sinh nắm vững vấn đề này không thể thiếu đồ dùng trực quan (có thể là bản đồ, sơ đồ, sa bàn .v.v ). Khi dạy học lịch sử địa phương tỉnh nhà, giáo viên sẽ có ý kiến nhận xét, đánh giá về vai trò của cá nhân, quần chúng trong lịch sử, về sự đóng góp của địa phương tỉnh ta với toàn quốc, về mối quan hệ giữa các địa phương trong quá trình phát triển của lịch sử.v.v Thực tế của việc dạy học cho thấy không ít giáo viên dù đã nắm vững quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhưng khi vận dụng vào các trường hợp cụ thể thường lúng túng. Việc đánh giá vai trò của cá nhân và quần chúng không thể áp đặt chủ quan, càng không thể vận dụng một cách máy móc, giáo điều quan điểm Mácxit – Lêninnít. Lịch sử địa phương của tỉnh nhà chúng ta thường rất cụ thể và đòi hỏi khách quan, vì vậy khi nêu tên các nhân vật lịch sử ở địa phương trong tỉnh không đòi hỏi ở họ sự tiêu biểu toàn diện mà có thể là về một lĩnh vực hoạt động nào đó. Có những nhân vật có tác dụng tích cực ở một thời kỳ lịch sử này, sau lại giảm đi ở một thời kỳ khác và ngược lại (nhất là trong thời bình cũng không ít cán bộ do nhiều nguyên nhân đã bị thoái hoá biến chất ). Lại có những nhân vật có những đóng góp, cống hiến to lớn trong một thời kỳ, nhưng sau đó lại mang tác dụng tiêu cực, thậm chí có quan điểm sai lầm, phản động, hoặc không lành mạnh đối với địa phương.v.v Đây là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải thận trọng, tỉ mỉ, khi cần thiết cần trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo địa phương để có nhận xét thỏa đáng. Vì thế, chúng ta không thể dùng ý chí chủ quan để phủ nhận sạch trơn những công lao của các nhân vật lịch sử, cần đánh giá đúng những cống hiến về từng mặt ở từng thời điểm lịch sử cụ thể. Việc nêu tên những người đã khuất đã khó, song việc lựa chọn để nêu tên những người còn sống ở địa phương càng khó hơn. Cần phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của các tổ chức quần chúng nhân dân, mặt khác phải có quan điểm khoa học khi xem xét sự cống hiến, vai trò của họ đối với địa phương, so với người đương thời, đặc biệt là những người đi trước. Theo chương trình lịch sử bậc phổ thông trung học thì nội dung ngoài phần lịch sử thế giới, chủ yếu là phần lịch sử Việt nam. Riêng phần lịch sử Việt nam nội dung chủ yếu là lịch sử dân tộc từ thời kỳ nguyên thuỷ tới nay; trong đó chương trình lịch sử cách mạng Việt Nam bao gồm những vấn đề quan trọng như : -Phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm trước thành lập Đảng (1925-1930). -Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930). -Phong trào cách mạng (1930- 1931) và cuộc đấu tranh hồi phục lực lượng cách mạng. -Cuộc vận động dân chủ (1936-1939). -Cuộc vận động cách mạng Tháng Tám (1939-1945) và Cách mạng Tháng Tám thành công (19.8.1945). -Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946). -Những năm đầu kháng chiến toàn quốc (1946-1950). -Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến và kháng chiến thắng lợi (1951-1954). -Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới (1954-1975). -Cách mạng XHCN ở Miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền nam (1954-1965). -Nhân dân hai miền Nam-Bắc trực tiếp đương đầu với Đế quốc Mỹ xâm lược (1965- 1973). -Cuộc đấu tranh giành toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đi đến thắng lợi hoàn toàn (1973-1975). -Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN (1975-1991). Trong khi đó thì lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau không thể tách rời với lịch sử của dân tộc, ngược lại khi giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn này thì giáo viên không thể bỏ qua sự liên hệ với thực tiễn lịch sử của địa phương Cà Mau. Chính vì vậy với chương trình lịch sử địa phương Cà Mau đòi hỏi phải dạy cho học sinh những nội dung chuyên về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, trong xây dựng CNXH; về lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Đảng, của Bác Hồ trong tổ chức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc; về sự tin tưởng vào con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, yêu dân tộc Việt Nam anh hùng, trong đó có nhân dân Cà Mau thân yêu. Khi giáo viên trình bày nội dung những sự kiện của lịch sử cách mạng dân tộc qua quá trình lịch sử bậc trung học (cấp THCS, THPT), nhất thiết phải làm sống lại quá khứ hào hùng của lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau vào những thời kỳ này. -Như vậy ngoài những bài lịch sử địa phương Cà Mau theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành được áp dụng thực hiện từ năm 2000-2001 như : ở lớp 6 tiết 33 (Tham quan hoặc giới thiệu một di tích lịch sử gần nhất ở địa phương); ở lớp 7 tiết 33; ở lớp 8 tiết 65, 66; ở lớp 9 tiết 64, 65, 66; ở lớp 11 tiết 33. Chúng ta tái hiện lịch sử cách mạng nói chung có thể minh hoạ bằng thực tiễn của địa phương Cà Mau. Thật vậy, trong suốt quá trình lịch sử dân tộc bậc trung học với mỗi sự kiện, hiện tượng đều có liên quan mật thiết với địa phương. Chính vì vậy và cũng thông qua đó chúng ta tổ chức dạy và học lịch sử đạt yêu cầu tạo hình ảnh một sự vật cụ thể, vừa tạo biểu tượng về không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự kiện lịch sử và những nhân chứng lịch sử, vừa liên hệ thực tế với nội dung đó bằng những vấn đề thuộc về lịch sử cách mạng địa phương Cà Mau. Trong nhà trường dạy cho học sinh học lịch sử là để các em hình dung rõ ràng các giải thích đúng, có cơ sở khoa học về lịch sử, biến cố lịch sử. Như chúng ta biết là các sự kiện, hiện tượng lịch sử không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên là mà nó có nguyên nhân và tuân theo những qui luật nhất định. Do đó, khi dạy lịch sử người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm được bản chất các sự kiện lịch sử rút ra từ các bài học lịch sử. Để thực hiện được những yêu cầu này ngoài những phương pháp đặc trưng bộ môn thì việc gắn với những sự kiện lịch sử địa phương Cà Mau là hết sức quan trọng. Điều quan trọng là giáo viên không áp đặt những kết luận có sẵn trong sách giáo khoa mà cần tổ chức bài học thành những vấn đề học tập, tìm hiểu sự kiện lịch sử có liên quan ở địa phương tỉnh nhà. Từ đó giúp học sinh độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng của mình, có thể học sinh đánh giá, nêu ra nhiều ý kiến khác nhau xuất phát từ sự hiểu biết những sự kiện đó ở địa phương khác nhau trong tỉnh. Chính việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận với các tư liệu lịch sử địa phương của mình sẽ giúp cho chúng ta giáo dục tốt hơn về truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh và cũng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Lịch sử là những sự kiện đã đi qua nhưng không biến mất mà vẫn còn để lại dấu vết của nó qua ký ức của nhân loại, của các nhân chứng lịch sử, qua những thành tựu văn hoá vật chất, qua các hiện tượng lịch sử, qua các bia, đền, tượng đài, các công trình văn hóa, qua sách báo, qua tranh ảnh, qua các ngành nghề truyền thống địa phương Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày đúng đắn về lịch sử. để thực hiện tốt yêu cầu trên và tổ chức dạy lịch sử địa phương cho học sinh, không có hình thức nào hữu hiệu bằng việc chúng ta tổ chức cho : -Các nhân chứng lịch sử, các nhân vật lịch sử đến kể lại cho học sinh các vấn đề có liên quan đến các sự kiện lịch sử cách mạng địa phương. -Tổ chức cho học sinh đi học tập ở hiện trường, ở các bảo tàng lịch sử địa phương, ở các nhà truyền thống cách mạng địa phương (xã, huyện, tỉnh). -Tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử địa phương. -Tổ chức sưu tầm các sử liệu, tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến lịch sử địa phương. -Tổ chức cho học sinh đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà tưởng niệm, các bia ghi công, các tượng đài, các anh hùng liệt sĩ ở địa phương (xã, huyện, tỉnh). -Tổ chức học sinh đi viếng các nhân vật gắn liền với lịch sử địa phương, các anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Vì vậy trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề xuất một vài hoạt động ngoại khoá trong việc dạy và học lịch sử địa phương sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo. 2-Tổ chức thông qua hoạt động tham quan học tập: Trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của giáo dục - đào tạo nói riêng thì hình thức giáo dục ngoài nhà trường là một nhu cầu hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập, đặc biệt là hoạt động tham quan học tập lịch sử cách mạng địa phương. Thực tế đã qua, các hoạt động trên đã và đang được khơi dậy mạnh mẽ trong các nhà trường. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng, nội dung hiệu quả giáo dục, phương pháp quản lý, tổ chức là những vấn đề được quan tâm và đặt ra ở các nhà trường phổ thông. Vì vậy cần phải được quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động này theo chương trình cụ thể, có kế hoạch, phương pháp tổ chức và nội dung cụ thể bao gồm : 1-Tham quan các di tích lịch sử, lịch sử văn hoá, di tích văn hóa, văn hoá cổ, di tích lịch sử cách mạng ở địa phương trong hai thời kỳ kháng chiến trên địa bàn trường (xã, huyện, tỉnh). 2-Thăm và đặt hoa, dâng hương đài tưởng niệm lịch sử các nghĩa trang liệt sĩ hoặc các anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên, địa phương mang tên tại địa phương (xã, huyện, thị, tỉnh). 3-Tham quan bảo tàng cách mạng Cà Mau, các nhà truyền thống cách mạng địa phương. 4-Tham quan các khu căn cứ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến trong tỉnh. 5-Thăm giao lưu với các đơn vị quân đội ở địa phương, đặc biệt là các đơn vị anh hùng trong thời kỳ kháng chiến. 6-Thăm các cá nhân anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân chứng lịch sử, các gia đình anh hùng liệt sĩ ở địa phương. 7-Tham quan Hòn khoai, đài tưởng niệm các liệt sĩ, mộ các liệt sĩ khởi nghĩa Hòn khoai. 8-Tổ chức cho học sinh gặp gỡ giao lưu, trao đổi về truyền thống cách mạng địa phương, nghe phát biểu giáo huấn về yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ngành quân sự, công an, văn hoá thông tin, các tổ chức đoàn thể các cấp ở địa phương (xã, huyện, tỉnh). 9- Tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống, tham gia các hoạt động, các cuộc vận động, các phong traò ở địa phương như : phong trào đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc, thăm nom các gia đình liệt sỹ, thương binh, những Bà mẹ Việt nam anh hùng. 10-Tổ chức cho học sinh gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, nghe kể chuyện chiến đấu, chuyện lịch sử, chuyện sản xuất với các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các nghệ nhân và những người tiêu biểu khác trong phong trào xây dựng, sản xuất và bảo vệ tổ quốc ở địa phương. 3-Tổ chức học tập thông qua các cuộc thảo luận, hái hoa học tập. Trong quá trình tổ chức học tập lịch sử địa phương cho học sinh, căn cứ vào mục đích và yêu cầu của từng nội dung mà chúng ta có những hình thức dạy học khác nhau. Trong cuộc sống và hoạt động bản thân của học sinh cũng thường đặt ra những câu hỏi vì sao ? Tại sao ? Nguyên nhân nào ? Do đâu ? Làm thế nào ? Quan hệ ra sao ? Như thế nào ? ở đâu ? Do ai ? Căn cứ vào những vốn hiểu biết đã được trang bị, các em sẽ tìm kiếm những câu trả lời thích hợp. Chúng ta biết rằng quá trình nhận thức của con người luôn đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ cảm tính đến lý tính, từ kinh nghiệm đến lý luận. Đó chính là những nấc thang giúp cho học sinh đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Mặt khác vì học sinh luôn luôn phải đáp ứng những vấn đề của cuộc sống, của hiện thực khách quan mà các học sinh này chưa sáng tỏ trên cơ sở của mối liên hệ với những vấn đề đã biết, đã nắm vững. Đối với việc tổ chức học tập lịch sử địa phương cho học sinh thì với việc tổ chức hình thức thảo luận, trao đổi đàm thoại, hái hoa học tập sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách thiết thực, gắn bó với cuộc sống hiện tại và tương lai của học sinh. Qua đó học sinh sẽ hình thành và phát triển tư duy độc lập sáng tạo. Biết diễn đạt được tư tưởng, biết khái quát, lập luận trên cơ sở những hiểu biết của mình về lịch sử cách mạng địa phương. Từ đó chúng ta có thể đánh giá được kết quả lĩnh hội về lĩnh vực giáo dục này mà có những điều chỉnh và bổ sung. Vì vậy hình thức tổ chức hoạt động thảo luận, trao đổi, đàm thọai, hái hoa học tập trong học sinh là một trong những hình thức cần thiết và quan trọng trong việc dạy lịch sử địa phương cho học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động nêu trên nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục, khi tổ chức chúng ta cần lưu ý: a-Đối với các buổi thảo luận, dạ hội lịch sử: -Vấn đề được đưa ra thảo luận cần liên hệ gắn bó với những ngày lễ kỷ niệm lớn của địa phương, của cả nước, gắn với các chủ điểm giáo dục hàng tháng, liên hệ đến nội dung của bài học lịch sử hoặc các bộ môn khoa học xã hội khác. -Đề tài phải nằm trong nội dung lịch sử của địa phương, là một chủ đề riêng hoặc chủ đề tổng hợp, có thể có nhiều tài liệu để học sinh tham khảo hoặc đi thực tế điều tra khảo sát. Thí dụ: nhân ngày 13/12 hàng năm là ngày truyền thống của tỉnh Cà Mau thì nên chọn ngay đề tài về cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12/1940 hoặc chọn đề tài nói về nhà giáo- nhà báo- nhà văn- nhà thơ Phan Ngọc Hiển, người tổ chức thắng lợi khởi nghĩa Hòn Khoai. Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 03/2 có thể chọn đề tài sự thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Cà Mau hoặc đề tài về các chiến sĩ cộng sản kiên trung ở Cà Mau. Nhân kỷ niệm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) nên chọn đề tài về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 tại Cà Mau. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 có thể chọn đề tài về truyền thống đấu tranh vẻ vang của lực lượng vũ trang Cà Mau hoặc các chiến thắng vang dội của lực lượng vũ trang Cà Mau trong thời kỳ chống Mỹ ( Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là). b-Đối với các buổi thi theo hệ thống câu hỏi: Người chủ trì cũng phải xác định mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của cuộc thi phần thảo luận nêu trên. Tuy nhiên về hình thức và tính chất thì có khác hơn so với buổi thảo luận, ở đây giáo viên nêu sẵn một hệ thống câu hỏi có chủ đích và trình tự nêu ra để học sinh thi đua trả lời theo các hình thức chia tổ, đội hoặc nhóm để thi với nhau, có thể trong đội hoặc đội bạn bổ sung cho câu trả lời hoàn chỉnh hoặc các câu hỏi độc lập xung quanh một chủ đề giáo dục cho trước để học sinh hái hoa hoặc bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời theo yêu cầu câu hỏi đặt ra. Cũng có thể có câu hỏi dưới dạng học sinh tự nêu vấn đề có liên quan với chủ đề để tự trình bày hoặc cho đội bạn trả lời. Do đó, trong hình thức trên vấn đề thiết lập mối quan hệ giáo dục và lĩnh hội không phải chủ yếu giữa giáo viên và học sinh mà còn có mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. Đương nhiên trong bất kỳ hình thức giáo dục nào thì giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo. 4-Tổ chức học tập thông qua hình thức kể chuyện. Kể chuyện lịch sử là hình thức giáo dục, trong đó người trình bày dùng lời nói để truyền đạt các nội dung theo chủ đề nhất định. Qua đó học sinh tiếp thu một cách có ý thức. Đây là phương pháp giáo dục cổ truyền được sử dụng phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Riêng với việc học tập lịch sử địa phương thì phương pháp này giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi vì qua phương pháp này học sinh có thể lĩnh hội tri thức được giáo dục có hệ thống theo yêu cầu của nội dung cơ bản cần giáo dục. Mặt khác còn được báo cáo viên mở rộng có giới hạn những tri thức cần thiết khác. Rõ ràng là trong thời gian nhất định, chỉ dựa vào chủ yếu là lời nói của giáo viên hoặc báo cáo viên, học sinh có thể lĩnh hội được một khối lượng kiến thức theo yêu cầu. Đồng thời với hình thức và phương pháp này giáo viên hoặc báo cáo viên sẽ chủ động về mặt thời gian, chủ động trình bày nội dung cần giáo dục một cách có hệ thống theo một lôgic chặt chẽ hướng vào những yêu cầu thiết thực nhất trong giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh. Khác với các bộ môn khoa học xã hội khác trong nhà trường phổ thông, đối với bộ môn lịch sử địa phương thì hiệu quả thực sự của việc giáo dục là ở chỗ trên cơ sở học sinh hiểu và nắm chắc được các kiến thức cơ bản và thiết thực, học sinh biết vận dụng vào việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cho nên việc lựa chọn nội dung để kể chuyện là một yêu cầu hết sức cần thiết. Do đó, đề tài thuyết trình bao giờ cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, phải nêu được bản chất sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của chúng với nhau hoặc với các sự vật, hiện tượng khác, tránh lan man, quá chi tiết để giúp học sinh tư duy năng động và sáng tạo. Về hình thức có thể tổ chức cho học sinh nghe kể chuyện về lịch sử địa phương thông qua các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, sinh hoạt dưới cờ Tùy theo điều kiện và cơ sở vật chất của nhà trường hoặc nơi tổ chức kể chuyện lịch sử cho học sinh mà có thể bố trí số lượng cho học sinh. Thí dụ: Nhân ngày truyền thống tỉnh Cà Mau có thể chọn đề tài Nhà giáo Phan Ngọc Hiển và khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940. Địa điểm có thể là dưới sân cờ, ở trong hội trường, ở trong lớp học hoặc ở thực địa nơi có liên quan đến sự kiện trên. Kiến thức cơ bản cần đạt là nội dung và trong đề tài này khi thuyết trình báo cáo viên phải bám sát vào nội dung đó để giúp học sinh hiểu và nắm vững. Trên cơ sở đó báo cáo viên sẽ giúp học sinh có thể xác định được con đường thực hiện lý tưởng cách mạng của nhà giáo cộng sản Phan Ngọc Hiển và những đồng đội của Ông đã chấp nhận hy sinh cho độc lập dân tộc, cho quê hương đất nước. Đồng thời qua đó giúp học sinh hiểu đúng đắn con đường mà Đảng ta, cả dân tộc ta trong đó có những con người ưu tú của quê hương đã chọn là đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ, làm kẻ mất nước Bằng vào ngần ấy sự kiện làm cho các em tự hào với những người con của quê hương, với khởi nghĩa Hòn khoai, với những cống hiến của địa phương cho cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. III-CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Gồm có 5 chương và 21 bài cụ thể như sau: Chương I: Cà Mau vùng đất con người. Bài 1: Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau. Bài 2: Cà Mau-thiên nhiên của con người. Chương II: Cà Mau trong thời kỳ 1930-1945: Bài 3: Sự hình thành chi bộ đầu tiên Cà Mau. Bài 4: Đại hội thành lập Quận ủy Cà Mau tiến tới thành lập Tỉnh ủy Cà Mau. Bài 5: Khởi nghĩa Hòn khoai 13/12/1940. Bài 6: Cách mạng tháng 8 ở Cà Mau. . LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CÀ MAU I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm Lịch sử địa phương . Theo PGS –. rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử ở địa phương với lịch sử của dân tộc và rộng lớn là lịch sử thế giới. -Dạy và học lịch sử địa phương Cà Mau có ý nghĩa quan trọng trong việc góp. hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, “Cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung”. Đúng như vậy, việc giảng dạy lịch sử địa phương Cà Mau trong chương trình lịch sử dân