1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lí địa phương Cà Mau

55 246 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 570 KB

Nội dung

ĐỊA LÝ CÀ MAU I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Việc giảng dạy địa lý địa phương tỉnh Cà Mau trong nhà trường phổ thông trong tỉnh phải đạt được những yêu cầu mục đích sau: 1-Giúp cho học sinh bổ sung và nâng cao những kiến thức về tự nhiên, dân cư và kinh tế – xã hội trong phạm vi của địa phương cấp tỉnh mà trong sách giáo khoa địa lý theo chương trình của bộ GD-ĐT chưa có điều kiện đưa vào. 2-Giúp cho học sinh có được các kiến thức về địa lý địa phương của tỉnh nhà qua việc học tập trên lớp, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương, tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước. 3-Học sinh học tập, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh nhà bước đầu còn tập cho học sinh làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu khoa học về địa lý địa phương. Những kết luận rút ra từ thực tiễn địa phương, những biện pháp đề xuất đúng đắn có thể có qua học tập, qua nghiên cứu của giáo viên và học sinh về địa lý địa phương. Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là cơ sở để nhà trường, để giáo viên, học sinh đóng góp vốn hiểu biết của mình về địa lý địa phương tỉnh nhà trong sản xuất, trong quản lý xã hội và cũng qua đó phát hiện được tư duy khoa học, tư duy địa lý cho học sinh phổ thông trong các nhà trường ở tỉnh Cà Mau. 4-Cũng thông qua việc học tập địa lý địa phương tỉnh Cà Mau sẽ giúp cho học sinh phát triển được năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức của mình vào hoàn cảnh, điều kiện của địa phương tỉnh nhà. Mặt khác thông qua học tập, khảo sát, nghiên cứu về địa lý tỉnh nhà còn giúp cho nhà trường bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nghiên cứu, học tập phù hợp với trình độ của các em như các phương pháp khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ Từ đó giúp cho học sinh bồi dưỡng thề giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những kỹ năng thực tiễn. II- NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Địa lý địa phương tỉnh Cà Mau là một bộ phận của địa lý cả nước, nó giúp chúng ta tìm hiểu thực trạng tiềm năng cụ thể và đánh giá kiểm chứng lại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh nhà so với điều kiện chung của cả nước. Địa lý địa phương có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau và tuỳ theo từng mục đích nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ phú hợp với những yêu cầu khác nhau. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến yêu cầu về nội dung với mục đích là giảng dạy và học tập trong các trường phổ thông trong tỉnh, đồng thời phải gắn liền với phân phối chương trình địa lý địa phương và thời gian qui định của Bộ Giáo Dục và đào tạo vừa mới ban hành được áp dụng thực hiện từ năm học 2000 – 2001 như : ở lớp 6 tiết 66; ở lớp 9 tiết 32 (các bài 23,24,25) tiết 33 (các bài 26,27) chính vì vậy yêu cầu về nội dung đối với học địa lý địa phương là: các em phải có khả năng nhận biết, phân tích được một số hiện tượng địa lý trong tỉnh nhà hoặc nơi các em đang sinh sống. -Các em phải hiểu biết môi trường thiên nhiên chung quanh và có khả năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. -Các em biết ứng dụng những kiến thức địa lý chung mà chương trình môn địa lý đã trang bị, đồng thời biết đối chiếu so sánh với địa phương của tỉnh nhà kể cả việc đọc các loại bản đồ địa lý địa phương. Xuất phát từ những yêu cầu về nội dung nêu trên, chúng tôi xác định nội dung giảng dạy cụ thể gồm 03 phần chính là điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và kinh tế. 1-Điều kiện tự nhiên: Để tìm hiểu các điều kiện tự nhiên trong tỉnh, chúng ta thấy nó có thể tồn tại những hệ thống cấp thấp hơn so với cả nước như các hệ thống khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, động thực vật Do đó yêu cầu là phải định vị các hệ thống đó chỉ trong tỉnh Cà Mau và xác định các mối quan hệ với nhau trên cơ sở tất cả các phần tạo nên thể tổng hợp địa lý tự nhiên của tỉnh nhà. a-Về địa chất: Đặc điểm địa chất có ảnh hưởng quyết định đến diện mạo của một lãnh thổ ở địa phương nên phần này không thể thiếu được vì thế mà yêu cầu học sinh nắm được lớp vỏ địa chất cùng với những đặc điểm và lịch sử hình thành, phát triển của nó ở tỉnh Cà Mau. b-Về địa hình: Địa hình là nơi học sinh đang sinh sống, trên đó diễn ra tất cả hoạt động của con người. Địa hình có một vị trí quan trọng trong cấu trúc cảnh quan tự nhiên, nó được coi là biểu hiện cơ bản và tổng hợp của điều kiện tự nhiên địa phương tỉnh nhà. Do đó phần này yêu cầu học sinh nắm được nguồn gốc, quá trình phát sinh và phát triển cuả địa hình tỉnh nhà. Từ đó ứng dụng hiểu biết vào sản xuất, xây dựng, thiết kế các công trình thuỷ lợi, giao thông cũng như việc bảo vệ và sử dụng đất đai trên phạm vi tỉnh ta. c-Về khí hậu: Chúng ta biết rằng khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng nhất của địa lý tự nhiên. Tuy nhiên trên phạm vi lãnh thổ của một tỉnh như tỉnh Cà Mau thì chúng ta chỉ yêu cầu học sinh nắm được những nhân tố chi phối đặc điểm khí hậu của tỉnh nhà. Trong đó nêu lên các nhân tố như: vị trí địa lý, bức xạ mặt trời, khí quyển, ảnh hưởng của địa hình, lớp phủ thực vật Từ đó cho học sinh ứng dụng hiểu biết vào đánh giá tác động xấu, tốt của khí hậu, thời tiết đến sản xuất và đời sống trong phạm vi cả tỉnh hoặc nơi học sinh sinh sống. d-Thủy văn: Thủy văn thể hiện mức độ tổng hợp cao các yếu tố địa lý tự nhiên trong môi trường và trên phạm vi lãnh thổ. Vì vậy yêu cầu cơ bản là học sinh nắm được mạng lưới thủy văn tỉnh nhà chủ yếu là mạng lưới sông, rạch, biển, bờ biển, nước ngầm Từ đó cho học sinh ứng dụng hiểu biết vào đánh giá giá trị kinh tế cuả sông ngòi, kênh rạch tỉnh nhà, vấn đề sử dụng, bảo vệ và cải tạo. e-Thổ nhưỡng: Như chúng ta biết ngoài mối quan hệ với môi trường tự nhiên thổ nhưỡng là đối tượng lao động của con người dùng cho sản xuất nông nghiệp . Vì vậy yêu cầu cơ bản là học sinh nắm được mối quan hệ giữa thổ nhưỡng với tự nhiên địa phương, điều kiện hình thành đất, các loại đất chính và sự phân bố của chúng Qua đó học sinh ứng dụng hiểu biết vào đánh giá, sử dụng và bảo vệ đất ở tỉnh nhà. f-Động thực vật: Thực vật rừng tràm, rừng đước, rừng sát cùng với giới động vật có ý nghĩa kinh tế rất to lớn đối với tỉnh nhà và có mối quan hệ mật thiết với môi trường địa lý địa phương của cả tỉnh. Vì vậy yêu cầu học sinh phải nắm được sự phân bố và những đặc trưng chủ yếu. Từ đó giúp học sinh đánh giá được tiềm năng, triển vọng, hướng sử dụng và bảo vệ rừng, bảo vệ những động vật quí hiếm cuả địa phương tỉnh nhà hoặc khu vực nơi học sinh cư trú. 2-Về địa lý dân cư Cà Mau: Dân cư vừa là lực lượng sản xuất vừa là nguồn tiêu thụ của cải vật chất là đại diện cuả nền văn hóa và là cơ sở của tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương. Do đó yêu cầu học sinh nắm được những nội dung chính sau: -Số dân, động lực tăng dân số và sự phân bố dân cư. -Cấu trúc dân số. -Nguồn lao động và việc sử dụng nguồn lao động. -Quần cư và phương hướng điều khiển dân số tỉnh nhà. Qua đó giúp học sinh thấy rõ sự phát triển và sự phân bố dân cư lao động của địa phương tỉnh Cà Mau chúng ta, sức sản xuất và sức tiêu thụ chủ yếu là điều khiển tăng gia dân số, sử dụng lao động và giải quyết vấn đề lao động của tỉnh nhà. 3-Về địa lý kinh tế: Khi nói đến địa lý kinh tế địa phương là chúng ta đề cập đến thể tổng hợp kinh tế tỉnh nhà theo các cấu trúc ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và du lịch cụ thể từng nhóm ngành cần đạt về nội dung như: a-Đối với nông lâm ngư nghiệp: -Yêu cầu cung cấp cho học sinh nắm được cơ cấu và sự phân bố những cây trồng vật nuôi chính của tỉnh nhà với mỗi loại cần nêu được: mục đích phương hướng phát triển, diện tích sản lượng sự phân bố, tỷ trọng so sánh (nếu có giữa tỉnh nhà với vùng và tỉnh lân cận). b-Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: -Bên cạnh đặc điểm và phát triển các ngành công nghiệp hiện tại, chúng ta cũng cần cung cấp cho học sinh hiểu biết về các ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương tỉnh ta, về sử dụng lực lượng lao động địa phương trong các ngành nghề, sự biến động của sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã qua, hiện tại, sắp tới. c-Đối với giao thông vận tải, thương mại-dịch vụ và du lịch: Về giao thông cần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về những đặc điểm chung của giao thông vận tải thủy bộ của tỉnh nhà, các loại hình, khả năng, phương hướng phát triển giao thông vận tải địa phương. Về thương mại và du lịch đề cập đến các nội dung như: Đặc điểm tính chất của ngành Thương mại và Dịch dụ tỉnh nhà. Trong đó cần lưu ý vị trí, thế mạnh, cơ cấu phân bổ sản xuất và định hướng, phát triển của địa lý kinh tế thương mại và dịch vụ của tỉnh nhà. Qua đó giúp học sinh ứng dụng hiểu biết vào khai thác tài nguyên và lao động để tham gia phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch tỉnh nhà. III-CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU: Cũng như môn lịch sử, chương trình môn địa lý ở trường phổ thông được xây dựng theo kiểu đồng tâm có nâng cao dần từ THCS lên THPT. Phần địa lý Việt Nam được dạy tương đối hoàn chỉnh ở cấp trung học cơ sở gồm hai phần địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế. Ở cấp trung học phố thông học sinh sẽ được học lại phần địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng trong chương trình địa lý Việt Nam của cả bậc trung học phố thông thì nội dung tìm hiểu địa phương, liên hệ với thực tế, khảo sát địa phương, nghiên cứu địa lý địa phương là một bộ phận kiến thức không thể thiếu được ở cả cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Việc đưa những nội dung này tích hợp vào các bài giảng chính khóa như thế nào ở tất cả các khối lớp của bậc trung học phổ thông là hết sức cần thiết. -Căn cứ vào giáo trình địa lý địa phương của PGS – TS Lê Huỳnh và PGS – TS Nguyễn Minh Tuệ cùng với hướng dẫn của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo thì việc học tập, tìm hiểu, khảo sát và dạy địa lý địa phương là một nguyên tắc trong giảng dạy, học tập địa lý. Việc tìm hiểu tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội ở chung quanh làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức địa lý trong sách giáo khoa, gắn việc học tập địa lý với cuộc sống ở địa phương và với việc giáo dục hướng nghiệp. Ngoài nội dung địa lý địa phương được dạy thành bài theo một hệ thống nhất định, phù hợp với cấu trúc chương trình của từng lớp, từng cấp học theo phân phối chương trình của Bộ thì việc dạy địa lý địa phương còn được tiến hành dưới dạng kết hợp hay liên hệ với thực tiễn trong từng phần của nội dung bài giảng theo chương trình chính khoá của môn địa lý, hoặc bằng hình thức dạy học ngoài lớp như thực hành ngoài trời, tham gia, du lịch, cấm trại, khảo sát địa lý địa phương và ở mức độ cao hơn là nghiên cứu địa lý địa phương. Môn địa lý nói chung và địa lý địa phương nói riêng cũng như một số môn học khác trong chương trình ở nhà trường có hai hình thức dạy học: trên lớp và ngoài trời. Đặc biệt, do đặc điểm của môn địa lý có liên quan chặt chẽ với thiên nhiên, với các hoạt động sản xuất của con người, nên việc dạy ngoài lớp mang lại hiệu quả rất lớn về mặt giáo dục và giáo dưỡng. 1-Dạy địa lý địa phương Cà Mau ở trên lớp: a-Hình thức dạy trên lớp thông qua các tiết giảng về địa lý địa phương đã được qui định trong chương trình: Để các giờ dạy địa lý địa phương trên lớp đạt hiệu quả, những tài liệu sử dụng phải được nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo tính khoa học. Điều này rất cần thiết, vì thông qua giờ dạy địa lý địa phương học sinh nắm vững một cách cụ thể nơi mình đang sinh sống, học tập, hiểu được những thuận lợi, khó khăn của quê hương và có thái độ đúng đắn trước thực tế đó. Những giờ trên lớp về địa lý địa phương tỉnh Cà Mau trong chương trình phổ thông rất ít (5 bài trong chương trình lớp 9, ở các lớp khác chỉ có giờ tổng kết việc khảo sát địa lý địa phương). Song người giáo viên cần phải trình bày được những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên nói chung và của từng thành phần tự nhiên, những đặc trưng về dân cư kinh tế – xã hội , đặc điểm phát triển kinh tế và từng ngành kinh tế của địa phương tỉnh nhà. Kết hợp với những hoạt động thực hành, tham quan, khảo sát địa phương, giờ học trên lớp phải hệ thống hóa được những điều mà học sinh đã biết một cách rời rạc, lẻ tẻ để khái quát thành những vấn đề mang tính quy luật, giúp các em hiểu sâu sắc hơn bản chất các sự vật - Địa lý địa phương – hiện tượng địa lý ở địa phương mình. Dựa vào hệ thống câu hỏi ở chương trình III sách giáo khoa Địa lý 9 NXBGD năm 2000 và các bài học cụ thể trong tập tài liệu này giáo viên xây dựng một đề cương bài giảng theo các bước sau: -Vị trí, giới hạn diện tích lịch sử phát triển lãnh thổ và đánh giá ý nghĩa của các yếu tố trên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trong tỉnh: +Đánh giá điều kiện tự nhiên: Phân tích từng yếu tố (địa chất, địa hình, khoáng sản, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng, động thực vật, các khu vực tự nhiên), nêu ý nghĩa kinh tế và khả năng khai thác các yếu tố đó. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn chính của điều kiện tự nhiên, phương hướng và triển vọng khai thác, sử dụng chúng vào mục đích phát triển kinh tế tỉnh nhà. Để dạy tốt hai phần trên, giáo viên nên sử dụng bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính (Việt Nam và tỉnh Cà Mau), các sưu tập về mẫu đất đá, khoáng sản, tiêu bản thực vật có ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế, các loại tranh ảnh về tự nhiên và các cảnh quan điển hình trong tỉnh. +Những vấn đề về dân cư, kết cấu dân cư phân bổ dân cư và các hình thái cư trú: ở phần nầy, giáo viên trước hết cần nêu lên vai trò ý nghĩa của dân số trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, sau đó phân tích các khía cạnh của dân cư, đánh giá chung về sự phát triển dân số của tỉnh nhà so với của cả nước, phương hướng điều khiển dân số. Giáo viên cần làm rõ cấu trúc dân số theo độ tuổi, đặc biệt là nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở địa phương. Để minh họa cho bài giảng, giáo viên có thể sử dụng bản đồ dân cư (Việt Nam và tỉnh Cà Mau), xây dựng một số biểu đồ, bảng thống kê từ việc tìm hiểu địa phương, sưu tầm một số tranh ảnh về các dân tộc Khơme, Hoa (nếu có), các điểm dân cư nông thôn và đô thị tiêu biểu. *Về kinh tế: Phân tích các mặt: +Đặc điểm chung về phát triển kinh tế của tỉnh. +Sự chuyển biến trong cơ cấu và phân bố các ngành kinh tế quan trọng, sự phân hóa của chúng theo lãnh thổ. +Các chính sách kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh nhà trong tương lai. +Công nghiệp: Cần phân biệt các Xí nghiệp công nghiệp Trung ương với các Xí nghiệp công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp. Giáo viên cần làm rõ tình hình phát triển, các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quan trọng, sự phân bố theo lãnh thổ. Đặc biệt nên giới thiệu cho học sinh các sản phẩm truyền thống của tỉnh nhà. +Nông nghiệp: Những biến đổi về cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp, những cây trồng và vật nuôi chủ yếu, các vùng chuyên canh. Đây là vấn đề hiện nay đang được quan tâm ở tỉnh ta, vì vào ngày 27/7/2000 vừa qua UBND tỉnh Cà Mau đã có Quyết định số 14/2000/ QĐ-UB về việc điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Cà Mau. +Giao thông vận tải: Nêu đặc điểm chung, tổng chiều dài các loại đường và chức năng của nó, các đầu mối giao thông quan trọng, khối lượng hàng hoá, người vận chuyển và luân chuyển trong tỉnh. +Thương mại – dịch vụ: Nêu tính chất, đặc điểm và sự phân bố không gian của hoạt động thương mại, dịch vụ và xu hướng phát triển của tỉnh ta. Ở phần này giáo viên nên kết hợp sử dụng bản đồ kinh tế chung của tỉnh với xây dựng các biểu đồ, bảng thống kê và tình hình phát triển các ngành kinh tế, tranh ảnh minh hoạ. Kết luận: Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội đối với sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. Vị trí kinh tế (Tỉnh nhà) so với các tỉnh xung quanh và toàn quốc. b-Sử dụng tài liệu địa lý địa phương tỉnh Cà Mau này trong bài giảng địa lý: Việc sử dụng tài liệu địa lý địa phương Cà Mau này có thể tiến hành bằng hai cách: kết hợp trong khi giảng đối với những bài có nội dung gắn với nội dung của tài liệu địa lý địa phương Cà Mau và gắn thực tiễn địa phương vào nội dung bài giảng. Sử dụng hai hình thức trên vào việc giảng dạy địa lý sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao vì khi bài giảng có nhiều tài liệu thực tế ở địa phương tỉnh ta, nhất là gần với học sinh cư trú thì sẽ sống động, dễ hiểu với học sinh. Những kiến thức địa lý địa phương Cà Mau sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm địa lý, bổ sung và cụ thể hoá những kiến thức tiếp thu trên lớp, đặc biệt có thể gây cho học sinh sự hứng thú, lòng ham mê hiểu biết, muốn đóng góp sức mình vào việc làm cho địa phương tỉnh, huyện, xã mình giàu có, tiến bộ. Ngay trong các bài giảng về địa lý các Châu, sự liên hệ và so sánh theo nguyên tắc trên sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc mô tả những miền đất xa lạ, những vần đề kinh tế mới mẻ, làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh được dễ dàng. Để gắn những kiến thức địa lý địa phương Cà Mau vào nội dung bài giảng được tốt, giáo viên phải xuất phát từ những kiến thức cụ thể như sách giáo khoa và nội dung khoa học của bài giảng, nếu không sẽ dẫn đến sự liên hệ với địa lý địa phương Cà Mau một cách gượng ép, chủ quan, thiếu khoa học và không tác dụng. 2-Dạy địa lý địa phương Cà Mau ở ngoài lớp: Song song với việc dạy trên lớp, có thể dạy địa lý địa phương Cà Mau ở ngoài lớp với các hình thức thực hành ngoài trời (hay ở trong trường), tham quan, cắm trại. Đề giúp học sinh có những hiểu biết cụ thể về quê hương mình và gây được sự say mê hứng thú cho các em qua môn học địa lý địa phương, giáo viên nên hướng việc dạy ngoài trời vào một số nội dung sau: -Tìm hiểu các đặc điểm về tự nhiên , môi trường ở địa phương nơi trường đóng, hoặc nơi học sinh cư trú -Tìm hiểu các vấn đề về sử dụng và bảo vệ đất, rừng, nước sạch và môi trường ở địa phương. -Tìm hiểu các vấn đề về dân cư và những khía cạnh xã hội ở địa phương: phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, sản xuất, tình hình phát triển dân số -Tìm hiểu sự hoạt động của các ngành kinh tế chủ yếu ở địa phương. Sau đây là một số hình thức dạy địa lý địa phương Cà Mau ở ngoài lớp: a-Xây dựng một số bài thực hành ở vườn địa lý hoặc ngoài thực địa: Một số bài học về địa lý tự nhiên đại cương và Việt Nam có thể cho học sinh thực hành ở vườn trường (đo nhiệt độ, ẩm, gió ) hay tập quan sát, theo dõi các hiện tượng, sự vật, sự việc địa lý ngoài thực địa để giúp các em hiểu sâu hơn nội dung bài giảng của giáo viên, thông qua các bài thực hành, học sinh còn hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên của địa phương. Ngoài ra còn tạo cho các em thói quen quan sát để tìm hiểu, nắm vững kiến thức, cách phân tích, nhận xét và nếu có điều kiện tổng hợp, đánh giá, rút ra những kết luận cần thiết cho việc lao động sản xuất trên quê hương mình. b-Tổ chức đi tham quan ở các địa phương trong tỉnh: Hình thức tham quan có tác dụng nhiều mặt về giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ, trao đổi học vấn Để đạt được những mục đích trên, người giáo viên cần phải xác định rõ nội dung kế hoạch và phương pháp tiến hành đợt tham quan. -Nội dung tham quan phải phù hợp với yêu cầu tìm hiểu địa lý địa phương, ngoài ra còn nhằm gây hứng thú cho học sinh. -Phương pháp tiến hành phải tuỳ thuộc vào nội dung, nếu yêu cầu của chuyến tham quan là minh họa, bổ sung cho bài giảng về địa lý địa phương tỉnh nhà thì phải thực hiện sau khi giảng dạy xong phần lý thuyết. Thí dụ: Tham quan thực tế sản xuất nông nghiệp ở một xã (hay một huyện). Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp của một địa phương không thể không nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, nhất là đánh giá các điều kiện đó. Vì thế trước khi tham quan, học sinh phải được giới thiệu những đặc điểm về tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai ) và những đặc điểm dân cư, xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Học sinh cũng cần được giới thiệu trước một số vấn đề có liên quan đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương như: ý nghĩa và vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của huyện (hoặc tỉnh), những đặc điểm về điều kiện tự nhiên , kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp (cơ cấu, phân bố), các ngành sản xuất chính (cây trồng, vật nuôi), diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp hàng năm và đánh giá hiệu quả Những khả năng và những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Sau buổi tham quan, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thảo luận, trao đổi những thu hoạch. Cuối cùng giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp những tài liệu đã sưu tầm, chuẩn bị báo cáo tổng kết vấn đề mà cuộc tham quan đã đặt ra. c-Khảo sát địa lý địa phương Cà Mau: Trong việc dạy học địa lý ở nhà trường phổ thông, khảo sát địa lý địa phương có một ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với việc dạy và học địa lý địa phương. Chính vì vậy, khảo sát địa lý địa phương đã được qui định cụ thể và dành một số tiết nhất định trong chương trình lớp 6 (2 tiết) Khảo sát địa lý địa phương Cà Mau hay tìm hiểu địa lý địa phương Cà Mau là một phần của chương trình nhưng dạy dưới hình thức ngoài lớp. Nó không phải là những bài trên lớp có hệ thống mà chỉ là một hoạt động được thực hiện trong chương trình của mỗi khối lớp trong năm học. Công tác khảo sát địa lý địa phương tỉnh nhà được tiến hành dưới sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của giáo viên , chính vì vậy kết quả phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, trình độ hiểu biết địa lý địa phương của giáo viên, vào khả năng hướng dẫn, động viên làm cho học sinh thích thú với công tác khảo sát. *Nội dung của công tác khảo sát địa lý địa phương trong tỉnh: +Khảo sát những hiện tượng và quá trình địa lý cụ thể xảy ra ở môi trường xung quanh trường đóng. Từ những mẫu hình sống động, học sinh sẽ có những biểu tượng, khái niệm rõ ràng về tự nhiên, dân cư, kinh tế của địa phương mình. Từ đó có thể suy ra những hiện tượng và quá trình tương tự về địa lý xảy ra ở xa hơn, trên mọi miền đất nước cũng như trên thế giới. +Đối với học sinh phổ thông trung học, cùng với việc khảo sát địa lý địa phương của huyện, tỉnh một cách hệ thống là việc liên hệ những kiến thức được học ở trường với cuộc sống xung quanh và vận dụng chúng vào thực tiễn * Hình thức tiến hành khảo sát địa lý địa phương trong tỉnh: +Tổ chức các buổi khảo sát tập trung cho tất cả học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. +Tổ chức các hoạt động độc lập của nhóm, tổ, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. *Các phương pháp tiến hành khảo sát địa lý địa phương: Trong quá trình khảo sát địa lý địa phương tỉnh nhà có thể áp dụng một số phương pháp sau: +Phương pháp đi thực địa. +Phương pháp điều tra, tìm hiểu qua nhân dân địa phương. +Phương pháp nghe báo cáo . +Phương pháp phân tích, sử dụng tài liệu (tài liệu, số liệu, bảng biểu thống kê, bản đồ, tranh ảnh ). Do học sinh ở các khối lớp có trình độ nhận thức khác nhau, nên khi đề ra các yêu cầu khảo sát cũng cần phải chọn lọc, sao cho phù hợp với khả năng và với hiểu biết của học sinh. Thí dụ: đối Với các lớp ở trung học cơ sở, giáo viên nên cho các đề tài khảo sát về địa lý tự nhiên địa phương, chú ý đến các sự vật, hiện tượng cụ thể. Đối với học sinh phổ thông trung học, nên chọn các đề tài địa lý, kinh tế – xã hội, những đề tài có mối quan hệ tự nhiên và kinh tế. Sau khi hoàn thành việc khảo sát địa lý địa phương, giáo viên cần giúp học sinh rút ra kết luận, viết báo cáo hay chuẩn bị hội thảo. d-Nghiên cứu địa lý địa phương: Việc nghiên cứu địa lý địa phương đối với học sinh phổ thông nhằm tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với tự nhiên, với môi trường xung quanh mình, với các hoạt động sản xuất . Qua đó giúp các em nhận thức rõ các khái niệm, các quy luật địa lý đã đựợc học tập trên lớp. Nghiên cứu địa lý địa phương được coi như một bộ phận của giáo dục hướng nghiệp, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn khoa học cơ sở khác (như sinh vật, hoá học, lịch sử ). Nghiên cứu địa lý địa phương có giá trị giáo dục rất lớn, làm cho học sinh hiểu biết về quê hương và có thái độ đúng đắn về những vấn đề mà quê hương đang đặt ra cần giải quyết. e-Các hoạt động khác trong dạy và học địa lý địa phương của tỉnh nhà: +Tổ chức những buổi sinh hoạt khoa học về những vấn đề của địa lý địa phương: đây là một hình thức cuốn hút những học sinh đứng ngoài tổ chức nghiên cứu địa lý địa phương, thu hút các em vào một hoạt động bổ ích, lý thú. Hoạt động này nhất thiết phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo của giáo viên nhằm đạt được mục đích đề ra. Các sinh hoạt này có thể tổ chức mỗi học kỳ một lần. +Tổ chức dạ hội địa lý địa phương : các dạ hội địa lý nói chung và dạ hội địa lý địa phương nói riêng làm cho các em dễ dàng tiếp thu bài trên lớp và yêu thích môn địa lý. Trong chương trình buổi dạ hội có thể tổ chức hái hoa trả lời các câu hỏi chuẩn bị trước nhằm giúp học sinh nắm vững địa lý, lịch sử, hoạt động kinh tế địa phương. Thí dụ như các câu hỏi về ý nghĩa các địa danh, các sự kiện lịch sử, các sản vật nổi tiếng của địa phương, số dân của địa phương và những ngành nghề truyền thống của nhân dân ở địa phương. +Xây dựng góc địa lý địa phương : Góc địa lý địa phương là nơi trưng bày có chọn lọc những mẫu đất, hoa lá, côn trùng, mẫu khảo cổ, những tài liệu thu thập được, các sổ tay ghi chép, các sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Góc địa lý địa phương có một tầm quan trọng rất lớn trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh trong nhà trường. Những hiện vật trưng bày ở đây có thể dùng làm tài liệu để chứng minh cũng như so sánh khi học về các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế của các địa phương khác ở trong nước hay ở các nước khác. Trên cơ sở của các tài liệu trực quan trưng bày trong góc địa lý ở địa phương giúp học sinh có những nhận thức từ cụ thể đến tư duy trừu tượng và có thể vận dụng vào thực tiễn. Những hiện vật của góc địa lý địa phương còn góp phần giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương cho học sinh và có ý thức xây dựng quê hương, bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ của cải vật chất do cha mẹ, bà con xóm giềng tạo ra. Sự hình thành góc địa lý địa phương cần theo một thứ tự và mục đích nhất định. Nên trình bày các hiện vật và tài liệu địa lý tự nhiên trước rồi tiếp đến kinh tế và lịch sử địa phương. Mục đích của việc trình bày cần hướng người xem tìm hiểu ngày càng sâu về quê hương. Cần kết hợp giữa trình bày hiện vật với các biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh Góc địa lý địa phương là một công cụ hữu ích để giáo dục tư tưởng cho học sinh và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh về mọi mặt. IV-CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG CÀ MAU Gồm có ba chương và 20 bài cụ thể như sau: CHƯƠNG I : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH CÀ MAU. Bài 1 : Vị trí lãnh thổ và Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau. Bài 2 : Lịch sử thành tạo và địa hình Cà Mau. Bài 3 : Khí hậu tỉnh Cà Mau. Bài 4 : Biển, sông, rạch, nước ngầm ở Cà Mau. Bài 5 : Đất trồng ở Cà Mau. Bài 6 : Thực vật - Động vật ở Cà Mau. Bài 7 : Các cảnh quan tự nhiên ở Cà Mau. Bài 8 : Đặc điểm chung thiên nhiên Cà Mau. CHƯƠNG II : ĐỊA LÝ DÂN CƯ CÀ MAU. Bài 9 : Dân số – Phân bố dân số – Gia tăng dân số. Bài 10 : Kết cấu dân số – Dân tộc ở Cà Mau. CHƯƠNG III : ĐỊA LÝ KINH TẾ CÀ MAU. Bài 11: Đặc điểm chung của nền kinh tế Cà Mau. Bài 12 : Địa lý nông nghiệp Cà Mau. Bài 13 : Ngành trồng trọt ở Cà Mau. Bài 14 : Ngành chăn nuôi ở Cà Mau. Bài 15 : Địa lý ngư nghiệp ở Cà Mau. Bài 16 : Địa lý Lâm nghiệp ở Cà Mau . Bài 17 : Địa lý công nghiệp Cà Mau. Bài 18 : Địa lý giao thông vận tải ở Cà Mau. Bài 19 : Địa lý thương mại và dịch vụ Cà Mau. Bài 20 : Các vùng kinh tế Cà Mau . KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO. ___________________________ CHƯƠNG I ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH CÀ MAU Bài 1 VỊ TRÍ LÃNH THỔ VÀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU I- VỊ TRÍ LÃNH THỔ. -Cà Mau là tỉnh cực nam tổ quốc, được tái lập ngày 01/01/1997, tách ra từ tỉnh Minh Hải. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền có diện tích 5.211 km2, bằng 1,58% diện tích cả nước; 13,1% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Điểm cực Nam :8o 33’ vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An, Ngọc Hiển), điểm cực Bắc : 9 o 33’ Bắc (thuộc xã Biển Bạch, Thới Bình). Theo đường chim bay, từ Bắc tới Nam : 100 km. Điểm cực Đông: 105 o 24’ độ kinh đông (xã Tân Thuận, Đầm Dơi), điểm cực Tây: 104 o 43’ đông (xã Đất Mũi, Ngọc Hiển). Từ Tây sang Đông: 68 km. Vùng biển chủ quyền gần 100 ngàn km2, trong đó có nhiều đảo: Hòn đá Bạc (Trần Văn Thời), Hòn Chuối, Hòn Buông (Cái Nước), thuộc Biển Tây; Hòn Khoai (Ngọc Hiển) thuộc Biển Đông. Hòn Khoai là một cụm đảo gồm 4 đảo: Đảo Đồi mồi, Hòn Sao, Hòn Gò và lớn nhất là Hòn Khoai. Cụm đảo cách đất liền khoảng 18 km, với diện tích xấp xỉ 5 km2. Cà Mau tiếp giáp với các tỉnh: Kiên giang ở phía Bắc (63 km), Bạc Liêu ở phía Đông (75 km). Còn tiếp giáp 2 biển: phía Tây giáp Biển Tây (Vịnh Thái lan), phía Đông nam và Nam giáp Biển Đông. Bờ biển dài 251 km. Với vị trí giáp biển 2 mặt, Cà Mau như một bán đảo nằm ở vĩ độ địa lý thấp, tính cận xích đạo trong thiên nhiên khá đặc trưng. Tuy vậy, do cách các trung tâm kinh tế lớn quá xa (Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, Cần Thơ 180 km) Cà mau sẽ có ít cơ hội được hưởng sức lan toả của các trung tâm trên. II-BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU Toàn tỉnh đến cuối năm 2000 có một thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện, 82 xã, phường, thị trấn, 616 khóm, ấp. ( Xem phụ lục kèm theo ) Câu hỏi: 1-Giới thiệu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (phần đất nổi) của tỉnh Cà Mau ? 2-Xếp theo thứ thự giảm dần về diện tích, dân số của các huyện, thành phố trong tỉnh ? 3-Thực hành cho học sinh tìm hiểu và giới thiệu vế vị trí địa lý, giới hạn diện tích, dân số trong huyện, xã nơi học sinh cư trú. TÊN HUYỆN, THÀNH PHỐ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG TỈNH (ĐẾN CUỐI NĂM 2000) *Thành phố Cà Mau : có 8 phường và 7 xã gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Xã Tắc Vân, Xã Tân Thành, Xã Định Bình, Xã Hoà Thành, Xã Hoà Tân, Xã Lý Văn Lâm, Xã An Xuyên. *Huyện Thới Bình : có 1 thị trấn và 9 xã gồm: Thị Trấn Thới Bình, Xã Tân Lộc, Xã Tân Lộc Bắc, Xã Tân Lộc Đông, Xã Biển Bạch, Xã Biển Bạch Đông, Xã Tân Phú, Xã Hồ Thị Kỷ, Xã Trí Phải, Xã Thới Bình. *Huyện U Minh : có 1 thị trấn và 5 xã gồm: Thị Trấn U Minh, Xã Khánh an, Xã Nguyễn Phích, Xã Khánh Lâm, Xã Khánh Hoà, Xã Khánh Tiến. *Huyện Trần Văn Thời : có 2 thị trấn và 9 xã gồm: Thị Trấn Sông Đốc, Thị Trấn Trần Văn Thời, Xã Khánh Bình, Xã Lợi An, Xã Khánh Hải, Xã Khánh Bình Đông, Xã Khánh Hưng, Xã Khánh Bình Tây, Xã Khánh Bình Tây Bắc, Xã Trần Hợi, xã Phong Lạc. *Huyện Cái Nước : có 2 thị trấn và 12 xã gồm: Thị Trấn Cái Nước, Thị Trấn Cái Đôi Vàm , Xã Phú Hưng, Xã Lương Thế Trân, Xã Tân Hưng, Xã Tân Hưng Đông, Xã Tân Hưng Tây, xã Đông Thới, Xã Trần Thới, Xã Phú Mỹ, Xã Phú Tân, Xã Hưng Mỹ, Xã Việt Khái, Xã Việt Thắng. *Huyện Đầm Dơi : có 1 thị trấn và 12 xã gồm: Thị Trấn Đầm Dơi, Xã Tân Duyệt, Xã Tân Đức, Xã Nguyễn Huân, Xã Tạ An Khương, Xã Tạ An Khương Nam, Xã Tạ An Khương Đông, Xã Trần Phán, Xã Quách Phẩm, Xã Quách Phẩm Bắc, Xã Tân Thuận, Xã Tân Tiến, Xã Thanh Tùng. *Huyện Ngọc Hiển : có 1 thị trấn và 12 xã gồm: Thị Trấn Năm Căn, Xã Đất Mới, Xã Hàm Rồng, Xã Hàng Vịnh, Xã Hiệp Tùng, Xã Tam Giang, Xã Tam Giang Đông, Xã Tam Giang Tây, Xã Tân Ân, Xã Viên An, Xã Viên An Đông, Xã Tân Ân Tây, Xã Đất Mũi. Toàn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố, 66 xã, 8 phường, 8 thị trấn. (Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau – 1997) Bài 2 LỊCH SỬ THÀNH TẠO VÀ ĐỊA HÌNH CÀ MAU Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, lịch sử thành tạo Cà Mau gắn liền với lịch sử thành tạo khu vực. Nhiều tài liệu nghiên cứu địa chất Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận: cách đây khoảng 6 triệu năm, vào chu kỳ tạo sơn Tân sinh, toàn khu vực đã chìm xuống biển, hình thành các bồn nhận trầm tích Nêôgan và đệ tứ. Khu vực lại được nổi lên vào thời kỳ tiền băng hà Hôlôxen (mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120 m), lục địa Châu á rộng tới Xumatơra (Inđônêxia). Thời kỳ băng tan (cách đây 17 đến 20 ngàn năm) mực nước biển dâng lên tới độ cao cực đại (khoảng 5 ngàn năm trước), mực nước biển cao hơn hiện nay từ 4 đến 5 m. Toàn bộ khu vực lại chìm dưới biển. Cùng với sự sụp võng của tầng phù sa cổ, Pleistoxen và đóng góp to lớn trong sự bồi đắp của biển và sông Mê Kông, tầng vật liệu giàu sét Hôlôxen càng dầy lên. Sự sụp võng không đều của tầng Pleistoxen làm thành tạo Hôlôxen càng dày khi tiến về phía Nam. Khu vực Bạc Liêu, Cà Mau lớp trầm tích này dày hàng trăm mét. Thời kỳ sau đó là biển thoái; mực nước hạ thấp dần, các lớp trầm tích mới có nguồn gốc khác nhau hình thành, phủ lên trầm tích biển (trầm tích sông, trầm tích sông biển, trầm tích lòng sông cổ, trầm tích đầm lầy – Biển, trầm tích than bùn ) Cách đây khoảng 2.500 năm, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long đã được nổi lên và được phủ các cánh rừng ngập mặn hoặc ngập lợ. Riêng đồng bằng rìa châu thổ (vùng bán đảo Cà Mau) vẫn tiếp tục nhận sự bồi tụ của các dòng phù sa ven bờ, vừa mở rộng đồng bằng, vừa nâng cao bề mặt. Với thềm lục địa mở rộng, biển nông và bãi biển thoải, dòng Biển Đông –Bắc ổn định vận chuyển vật liệu bồi tụ, mở rộng nhanh vùng Đất mũi Cà Mau . Đoạn từ Đất mũi đến Bảy Háp mỗi năm bồi mở thêm 40 đến 50 m. Đất bãi bồi rộng cả chục ngàn hecta. Bên cạnh đó, cũng còn những đoạn bờ biển đang diễn ra quá trình sụp lở. Đoạn bờ biển sụp lở quan trọng nhất là từ Gành Hào tới Hố Gùi: 33,4 m/ năm ; Nam Hố Gùi tới Bắc Vàm Sấy: 22,6 m/ năm. Trung bình mỗi năm diện tích đất lở của tỉnh lên tới hàng trăm hecta. Nằm xa đới bồi tụ trực tiếp và thường xuyên của sông Cửu long nên Cà Mau có địa hình thấp. Phần lớn lãnh thổ Cà Mau thuộc đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,5 m – 1,5 m. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối liền với Hồng Dân, Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau , quan hệ với địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng trũng treo nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của các dòng sông Ông Đốc, sông Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven Biển Tây. Con người thông qua hoạt động sản xuất cũng tác động rất lớn tới địa hình tự nhiên của tỉnh. Hàng trăm km kinh mương, đường xá với hàng triệu mét khối đất được đào trong nhiều thế hệ đã làm thay đổi đáng kể hình dạng bề mặt đồng bằng. Bộ phận đảo ở Biển Tây và Biển Đông tuy diện tích nhỏ (xấp xỉ 0,1% diện tích đất liền của tỉnh). Đây là những mảnh sót của tầng nham cổ sụt võng. Nhiều tài liệu ghi nhận tuổi . ngư nghiệp ở Cà Mau. Bài 16 : Địa lý Lâm nghiệp ở Cà Mau . Bài 17 : Địa lý công nghiệp Cà Mau. Bài 18 : Địa lý giao thông vận tải ở Cà Mau. Bài 19 : Địa lý thương mại và dịch vụ Cà Mau. Bài 20. với địa lý địa phương Cà Mau một cách gượng ép, chủ quan, thiếu khoa học và không tác dụng. 2-Dạy địa lý địa phương Cà Mau ở ngoài lớp: Song song với việc dạy trên lớp, có thể dạy địa lý địa phương. khảo sát địa lý địa phương đã được qui định cụ thể và dành một số tiết nhất định trong chương trình lớp 6 (2 tiết) Khảo sát địa lý địa phương Cà Mau hay tìm hiểu địa lý địa phương Cà Mau là một

Ngày đăng: 27/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w